Viếng thăm Ngũ Hành Sơn Ðà nẵng

Nguyễn Qúy Ðại, Munich Germany

Hành sơn đâu kém bồng lai
Còn non nước đó, mến hoài nước non
Kỳ sơn bày sẳn Năm hòn
Ngắm tranh thiên tạo lòng còn say sưa

Ðà nẵng thân yêu kỷ niệm một thời tuổi học trò , với biển Thanh bình , Mỹ Khê và sông Hàng tha thuớc chảy qua. Tôi rời Ðà nẵng hơn ba mươi năm chưa có dip về thăm lạ mái trường xưa Phan châu Trinh, để nhìn thấy nhiều thắng cảnh đẹp, tìm lại kỷ niệm xưa. Tình cờ tôi đọc cuốn sách DuMont Kunst reisefuehrer của tác gỉa Annaliese Wulf viết về du lịch Việt nam dày 548 trang có nhiều hình ảnh. Trong đó có viết về Ngũ Hành Sơn với tựa Die Berge der Fünnf Elemente. Tôi mua cho các con đọc để biết về Quê hương Việt nam. Các tác giả Tây phương đến Việt nam nghiên cưú, đôi khi dựa vào Sử cận đại các nhà viết Sử dưới chế độ CS với khuynh hướng Duy vật sử quan, viết không đúng sự thật. Tôi đọc qua trước nhận thấy không liên quan đến chính trị chuyên về du lịch. Tìm tài liệu đọc thêm trong khả năng giới hạn, viết đóng góp với độc giả để chúng ta có thể bổ túc nhiều ý kiến, hiểu biết, khách quan để Xứ quảng chúng ta có tài liệu phong phú hơn .

Qua Sử liệu. từ đời Vua Trần nhân Tông (1279-1293) gã Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế mân cưới năm (1306) Chế Mân dâng tặng Ðại Việt làm sính lễ hai Châu Ô và Lý. Hai châu nầy được vua Trần anh Tông (1293-1314) đổi tên thành Thuận Châu và Hóa châu (nam Quảng Trị Thừa thiên và bắc Quảng Nam) Những di dân người Việt đã khai khẩn miền đất hứa. Ngũ hành Sơn tìm thấy từ đó.

Theo sách vở văn chương vào thời vua Gia long thường viết là Ngũ hành Sơn Nhưng người ta thường gọi là núi Cẩm thạch hay Chùa non nuớc. Hằng ngày ( trước 1975 thường có các chuyến xe đò Ðànẳng- Non nước nằm ở trên chợ Hàng.) Non nước có phi trường cho phi cơ Trực thăng đáp, và cũng là căn cứ của lính Lôi hổ đóng quân ) Những thôn xóm nhỏ, sống dưới chân núi không đông lắm nhưng ngưới ta sống với nghề thủ công nghệ điêu khắc, chạm trổ. Họ lấy đá cẩm thạch từ trong núi ra điêu khác những tượng Phật, Chúa..và các món nử trang vòng đeo tay đủ màu sắc rất đẹp và hấp dẩn. Về xây cất người ta lấy đá xay nhỏ để tô phần trước nhà cầu thang gọi là đá mài Non Nước

Khách hành hương xa gần đến Ðà nẳng đều không bỏ cơ hội để đến viếng thăm cảnh chùa Non nước, Nếu xe chạy từ đường Ðộc lập qua khỏi trường Trung học Sao Mai , Bảo viện Chàm đến Trưng nữ Vương chạy dài đến ngỏ tư Quân đoàn quẹ trái qua cầu Ðèo lách ( hay gọi là cầu Trịnh minh Thế) qua khỏi cầu chạy một khỏang đường rẽ phải chạy thẳng sẽ đến núi Ngũ Hành Sơn

Sau một thời gian dài chiến tranh với nhà Tây sơn .Vua Gia long thống nhất sơn hà (1802), Chùa chiền xả tắc được tu bổ. Ngũ hành Sơn từ đó được mọi người chú ý đến và trỡ thành một địa danh du lịch

Như trong sách luận ngữ viết (Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy nghiã là: Người Nhân yêu núi, người Trí thì ưa nước.) Non nước danh lam họp với tất cả mọi người. Ðến thăm thắng cảnh nơi đây sẽ bỏ được tất cả muộn phiền có cảm giác sống với thế giới thần tiên thoát vòng tục lụy. Phong cảnh đẹp với mây bay gió thoảng, nhìn ra biển xa một màu xanh xanh , những làng sóng nhẹ tung tăng chạy vào bờ cát trắng vổ vào những gành đá cheo leo. Nử sỉ Ngọc anh đã viết. Nghe nói hành sơn cảnh tuyệt vời

Cõi trần dạo bước thử xem chơi
Năm hòn chót vót cây chen đá
Bốn mặt mông mênh nước lộn trời
Bãi cát trắng phau cơn gió buị
Chòm rêu xanh ngắt bóng trăng khơi
Ngự thi nét bút còn như vẽ
Dâu bể bao phen đã đổi đời

Ngũ Hành sơn nằm trên địa dư thuộc làng Hòa quế quận Ðiện bàn tỉnh Quảng nam (từ năm 01-01-1997 Ngũ hành sơn được đổi tên thành một quận của thị xã Ðá nẳng là Quận Ngủ hành Sơn rộng 36,5 Km2)

Năm ngọn (Ngũ hành) núi có nhiều tảng đá nhìn như những con voi đi ra hướng biển màu sắc thay đổi theo thời tiết của thời gian từ màu lục sang màu xám hay đen ,nếu khách hành hương một lần thăm viếng khó có thể phân biệt được sự thay đổi màu sắc thiên nhiên nầy. Ngũ hành sơn nằm giửa vùng cát trắng và mịn từ biển Mỹ khê khéo dài đến bán đảo Tiên sa. Ðược chia ra 5 phần sau:

Kim sơn (Metall – metal) phiá tây

Mộc sơn (Holz – wood) phiá đông nam

Thuỷ sơn (wasse – warte)phiá đông bắc

Hõa sơn (Feuer – fire) phiá tây nam

Thổ sơn (Erde – earth) chính giửa

Kim sơn là ngọn núi nhỏ , chạy dài từ đông sang tây đến sông Trường có bến đò với tên gọi là Bến ngự vì ngày xưa qua các thời Vua chúa thường cập bến nơi đây để đi hành hương ngọan cảnh . Riêng Thổ sơn còn tìm thấy những nét về văn minh người Chàm được điêu khắc vào đá.Truyền thuyết nói Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chàm đồn trú nơi đây dùng như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển các tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn. Cảnh đẹp hửu tình có thể nói là núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha cảnh đẹp thiên nhiên có nhiều Chùa được xây cất lâu đời ,có động Thạch nhủ đẹp thơ mộng trong động có hai Thạch nhủ ,nhưng chỉ có một cái nhỏ nước lấy ly hứng uống rất ngọt và mát lạnh. Nơi nầy có hai chùa đẹp chùa Tam thai và chùa Linh ứng,

Chùa Linh ứng hướng ra biển Ngày xưa dưới thời vua Minh mạng1825 chùa nầy được gọi Ứng chân tự đến đời vua Thành thái 1891 đổi thành Linh ứng tự, có tượng lớn nhất Ðức Quan thế Âm bồ tác. Chùa Linh Ứng đào tạo những Danh sư như cố Hoà thượng Thích trí Hữu .Ngài đã từ nơi đây vào Sàigon hành đạo, xây dựng nên ngôi chùa Linh ứng tự (1948) sau nầy đổi thành Chùa Ấn Quang taị đường Sư vạn Hạnh quận 10. Sài gòn .

Thượng tọa Thich bảo Lạc bào huynh Thượng tọa Thich như Ðiển trù trì chuà Viên giác Hannover Germany đã xuất gia tại ngôi chùa nầy vào năm 1958 hiện trù trì chuà Pháp Bảo Sydney Úc châu )

Ðứng ở trên vị trí chùa Linh ứng có thể nhìn được nhiều hướng vọng hải đài,và thưởng thưc được một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Hoạ sĩ tài danh cũng không thể vẽ được vẽ đẹp thiên nhiên nầy. Mai sơn Nguyễn thượng Hiền viếng thăm viết để lại những vần thơ tuyệt tác

Ngộ nhập hồng trần trấp ngũ niên
Bồng lai hồi thủ tứ mang nhiên
Như kim đáo đắc Tàng chân động
Tảo thạch niêm hoa lễ chúng tiên

Linh ứng đài cao ấn thúy vi
Tàng chân động cổ thạch đài hi
Thu phong độc ỷ tùng quan vọng
Bất kiến thiên nhai hải hạc phi

Ấm bãi tùng giao tọa thúy vi
Tiên ông tằng thử tức trần ky
Cổ nhân tung tích quân hưu vấn
Nhất phiến nhàn vân vạn lý phi

Huỳnh thúc Kháng dịch lại ra quốc ngữ. Bài thơ viết lại cảnh đẹp nầy qua một lần viếng thăm Chùa và Non Nước đã làm rung động con tim thi nhân

Hai mươi năm lẻ xuống trần gian
Ngoảnh lại bồng lai gấm dở dang
Kià động Tàng chân nay được đến
Dâng hoa quét lá lễ tiên ban

Linh ứng đền xây giửa núi sâu
Tàng chân động cổ đá thưa rêu
Gío thu tựa cửa tùng quang ngắm
Hạc biển bay mà chả thấy đâu

Non cao mấy chén rượu tùng say
Xa tục tiên ông ở chốn nầy
Tung tích người xưa ôi chớ hỏi
Chòm mây muôn dặm tự do bay

 

Chùa Linh ứng nằm ở phía đông nếu khách hành hương muốn lên thăm phải bước lên khoảng 108 thang cấp .Muốn đến chùa Tam thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những cấp thang dài 156 bậc .Hai ngôi chùa nầy nằm trên góc độ khác nhau, nhưng có những con đường quanh co giáp nối tiếp chúng ta có thể đi tới thăm các hang động thiên nhiên. Sau chùa Linh ứng có động Tàng chân từ nơi đây đi về phía tây có hai cửa hang gọi là: Vân nguyệt cốc có động Vân thông có lỗ hổng lớn tứ trên đưa ánh sáng mặt trời và Thiên long cốc .Âm phủ huyệt nằm ở phía nam Thủy sơn khách hành hương vào thăm hang động nầy thấy thiếu ánh sáng mặt trời. Càng đi vào sâu càng tối tăm hơn.nên gọi cho cái tên là Âm phủ có người nói rằng nếu đem những trái bưởi có đánh dấu bỏ vào đó mấy ngày sau sẽ thấy trôi ra biển có thể động nầy ăn thông ra biển ( có lẽ trong thời gian trước đây còn thiếu dụng cụ nên chưa có người thám hiểm đến tận cùng hang động đó đi về đâu )?

Chùa Tam Thai được trùng tu từ năm 1946 và năm 1975. Nghe đồn rằng trước đó có tượng Phật bọc bằng vàng nhưng đã mất ( không biết ai lấy) chĩ còn lại tượng đá Phật Quan Âm.Từ chùa Tam Thai đi qua Ðộng Thiên Phước Ðại, nơi dừng chân các Vua Chúa ngày xưa đến đây thăm viếng.

Thời gian đi qua trong nhiều giai đoạn của lịch sử đổi thay, nhưng nhìn lại Tháp Phổ đông được xây dựng bằng gạch xưa của người Chiêm Thành và đá cẩm thạch vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt .Về phía bắc hướng sau chùa Tam Thai có động Linh Nham đứng ở đó có thể trông bao quát được. còn lưu lại tấm bia Vọng Giang Ðài. Bích khê nữ sĩ cũng đã ghi lại những vần thơ .

Lại chơi Hòn Non Nước
Chẳng mọc cánh mà bay
Bạn bè thôi bỏ hết
Ngất ngưởng Vọng Hải Ðài
Ngó lên trờI xanh ngắt
Cheo leo quán song Ngân
Phải chăng chàng Lý Bạch
Ngồi chuốc chén đêm nay ?
Tuyệt thay Hòn Non Nước
Hồn Thôi Hiệu ở đâu ?
Kim , Mộc, Hõa ,Thổ lạy
Trên dướI đất trời chầu
Vàng sao ngời mắt sáng
Sương châu rỏ giọt sa.
Gọi sắc cõ thơm dậy
Lần khuất khi rừng hoa
Gôi hồn đại hải lại
Nhập khói động Huyền Không
Ðiểu thú về hết thảy
Phụng hoàng múa theo công,
Rồng xuống kheo năm vẻ
Bạch viên ngoạm trái đào
Ta nay lên Ngọc Ðiện
Chỉ nhượng Phật Như Lai
Lượn theo thế biển rừng
Xếp lại hình đá cỏ
Ðộng hoá mây năm vầng
Ðại bàng bay thẵng tớI
Ngòi Nhược Thủy bao quanh
Suối Thiên Thai chảy đứng
Rắn bẩy đầu đến khoanh,
Bẩy lần Ðài Vọng Hải,
Ta sẽ ngồi nhập định,
Bốn mươi chín ngày đêm,
Mặt trờI luôn sáng tạo,
Thần trí mở kho tàng
Tượng trưngvầy cao đạo
Trổ chín phẩm văn chương.
Ta bước xuống long sàng
Viết trên hai tảng đá
Bài Hậu Ngũ Hành Sơn
Ngó trời cười sang sảng.
Trỡ lại giữa bạn bè,
vỗ hai bàn tay trắng

hay trong bài

Chàng ơi đêm đã ướt
Mắt sao trên sườn cong
Long lanh ngời sáng mướt
Là gấm hay là nhung
Dệt lên đá linh lung
Những hình điêu khắc nối
Sặc sở với uốn ngà
Cánh dơi nghe phất phới
Tiên đồng bước giữa hoa
Mục đồng lưng trâu cởi
Thổi sáo bên rừng mai.

..

Non bồng Tiên cảnh được mô tả qua thi văn hấp dẫn. Khoa học ngày nay tiến bộ đã lên được cung Trăng, đã khám phá ra chị Hằng không còn đẹp như ngưới ta mơ và tưởng tượng. Nhưng núi Ngủ Hành Sơn sẽ dành cho Khách hành hương Thi nhân những say đắm với hang động, gió trăng. Những thay đổi huyền ảo tạo cho cảnh đẹp thêm thơ mộng đem lại cho du khách tưởng mình đang sống một thế giới xa lạ thần tiên Ngũ Hành Sơn còn nhiều hang động (1) đẹp như một thi nhân Hoàng quy viết

 

Trên đỉnh Ngũ Hành
Bốn bể trời đất chon von
Vẫy tay gọi gió non cơn tuổi xanh
Lỡ chơi một trận Ngũ Hành
Ngủ say dưới động quên mình lãng du
Chiếu hoa một dãi sương mù
Triền non vang vọng thiên thu bẻ bàng
Mời em xuống ngựa xe loan
Theo ta lên động huyền không về trờ

 

(1).Ðộng tàng Chân, Thiên phước,Huyền không động,Vân thông động,Vân nguyệt cốc đông,Âm phủ động,Linh nham động..

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button