Từ thi văn lý tưởng tuổi trẻ VN thời kỳ hậu Nguyễn Thái Học
Ðặng Thị Thanh Chi
Tản Đà là một thi sĩ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Có sách đã cho rằng ông là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cũ, từ năm 1913 đến 1932, nhưng cũng có người cho ông là “chiếc cầu bắc giữa hai giòng thơ cũ và thơ mới”. Thế nào là thơ cũ, thơ
mới và tại sao lại có thơ cũ và thơ mới.
Nương theo giòng lịch sử thi ca của Việt Nam, vào thời 1932 trở về trước, các thi sĩ của nước ta như Tản Đà, Hùynh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Hanh, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, lệ thuộc nhiều vào khuôn sáo của thơ Đường luật,
bằng trắc, vần luật, điếu, đối của thất ngôn luật v.v Tất cả phải theo một quy luật cứng ngắc, bó buộc. Do đó ý thức cùng tư tưởng diễn đạt qua thi phẩm đều phải nằm trong khuôn mẫu lễ giáo của nền quốc giáo lúc bấy giờ là Nho học. Thế mà sau 19 năm, thi ca Việt Nam chịu ảnh hưởng to tát là ngần ấy của nền cổ thi Trung Hoa, và được tất cả quốc dân sùng mộ, bỗng chốc đã chuyển hướng sâu xa do sự chuyển mình của tầng lớp thi nhân trẻ vào đầu thập niên 30. Những người này đã đứng lên đòi canh tân tư tưởng, xóa bỏ nền tảng văn hóa cũ, vốn lệ thuộc quá nhiều vào Trung Hoa để khởi đầu một khuynh hướng thơ mới.
Những thi nhân tiêu biểu cho nền thơ mới này gồm có Phan Khôi (người đã một thời chịu nhiều ảnh hưởng của 2 nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, và sau đó đã nổi tiếng là một trong những nhà thơ tranh đấu mạnh mẽ trong Nhân Văn Giai Phẩm), Lưu Trọng Lư, Thế Lữ , Vũ Đình Liên, Chế Lan Viên, Bích Khê v.v. Những thi nhân này đã ấp ủ ý hướng duy tân, đi tìm một mảnh đãt mới cho thế hệ trẻ.
Họ đã tiên phong cất lên tiếng nói chất vấn những lề thói, phong cách sáng tác một cách máy móc, rập khuôn theo văn hoá Trung Hoa của các nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh. Chính từ những thi sĩ trẻ này, với một ý muốn duy tân, thay đổi hình thức sinh hoạt từ tư tưởng đến lối hành xử, sáng tác, đã phản ảnh một sự chuyển hướng sâu xa, dữ dội trong tâm thức của giới cầm bút thuộc thế hệ trẻ của thời đại.
Dĩ nhiên, như nhà thơ Phan Khôi 27 tuổi đã đau lòng thốt lên: “Thay đổi một chế độ xã hội còn dễ hơn thay đổi một khuynh hướng trong con người”. Sự chuyển hướng tâm thức và muốn được tự do để sáng tác theo ý muốn, và không chịu bất cứ sự trói buộc nào của xã hội còn nặng tính Khổng Nho thời bấy giờ, những nhà thơ trẻ này đã phải trải qua nhiều khó khăn, bênh vực, thuyết phục, và tranh đấu không ngừng để cuối cùng được nhìn thấy ánh sáng thật sự bao la của quyền tự do sáng tác từ mặt hình thức đến nội dung. Từ đó, trong kho tàng văn hóa của nước nhà về mặt văn đàn, chúng ta đã có được những Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tãt Tố v.v. và về mặt thi ca, chúng ta đã có Phan Khôi, Vũ Đình Liên, Leiba, Đông Hồ, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ v.v.
Ngày hôm nay, những người trẻ có dịp ôn lại văn hoá nước nhà, chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc rằng động cơ nào đã thúc đẩy những thi sĩ trẻ tuổi vào thập niên 30 có những chuyển hướng sâu xa như thế trong tâm thức. Đặc biệt là điều gì đã
khiến họ kiên trì tranh đấu cho quyền tự do sáng tác theo khuynh hướng mới, đưa đến sự sụp đổ nền tảng thơ cũ đã ngự trị rất lâu trong nền văn học thi ca nước nhà?
Để trả lời cho hiện tượng này, có lẽ có nhiều sự giải thích khác nhaụ Tuy nhiên, theo thiển ý của chúng tôi, những chuyển biến văn hóa đều không ít thì nhiều khởi đầu bằng, hoặc có liên hệ đến bối cảnh lịch sử vào thời kỳ đó. Nói một cách chính xác hơn, tác phẩm nghệ thuật thường chuyên chở những dấu ấn của lịch sử trong một giai đoạn nhất định. Vì thế, để có thể hiểu được tâm trạng của những người cầm bút thuộc thế hệ trẻ vào thời kỳ đó, chúng ta cần tìm hiểu qua trạng thái xã hội và bối cảnh chính trị lúc bấy giờ.
Ngẫm lại ta thấy là nền “thi ca mới” chỉ xuất hiện sau năm 1932, tuy có sách cho rằng đã được ”thai nghén” từ những năm 1917, nhưng chính thức được ”trình làng” vào ngày 10 tháng 3 năm 1932.
Trong thời kỳ từ năm 1922 đến 1926, những khó khăn, thất bại liên tục của các phong trào Duy Tân, của cụ Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của cụ Phan Chu Trinh, phong trào Văn Thân của cụ Huỳnh Thúc Kháng và cuộc kháng chiến chống pháp bất thành của cụ Đề Thám v.v, đã làm cho hầu hết quốc dân mang tâm trạng âu lo, tiêu cực. Giới sĩ phu cũng không khá hơn, họ chán nản và không còn nghĩ đến cách mạng. Những bậc túc nho thì vùi đầu tìm quên trong khảo cứu,
viết lách, dịch thuật. Một số người trẻ cũng buông xuôi, mất phương hướng đối với tương lai còn quá mịt mù vô vọng. Nhưng có lẽ chính từ tình trạng quá tiêu cực, bi thảm này mà mầm hy vọng đã nẩy sinh. Chính trong bối cảnh lịch sử đen tối và
tuyệt vọng này, tưởng như không còn một lối thoát nào cho dân tộc, cuộc nổi dậy ở Yên Bái vào năm 1930 đã mang đến một luồng gió mới cho công cuộc chống Pháp. Nó không chỉ gây nên một sinh khí mới trong quần chúng mà còn mở ra một hình thái đấu tranh mới. Đó là đoạn tuyệt với tinh thần chiến đấu cho một triều đại, để tiến lên đấu tranh cho một lý tưởng. Người đã mở đầu cho hình thái đấu tranh mới này là một thanh niên chỉ mới 23 tuổi, thủ lãnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một
đảng phái của người quốc gia được thành lập đầu tiên vào năm 1927. Vào giai đoạn này, ngoài Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có hai đảng khác nữa là Việt
Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng nhưng lại là một bộ phận của cộng sản quốc tế.
Tuy còn yếu kém về mặt tổ chức và cuộc cách mạng Yên Bái bất thành, nhưng câu nói của vị anh hùng trẻ tuổi hy sinh vì lý tưởng độc lập cho quốc gia lúc chỉ mới 26 tuổi; cái tuổi mà đa số chúng ta ngày nay, chỉ mới bắt đầu đi tìm một định hướng cho tương lai cuộc đời mình, thì người thanh niên kia đã biết mục tiêu cao cả của đời sống đó là “không thành công thì thành nhân”. Lời nói cuối cùng của người đảng trưởng kiêu hùng này lúc bước lên máy chém, đã thốt nên 4 chữ, diễn tả trọn vẹn tâm tình tha thiết của mình đối với vận mệnh quốc gia: “Việt Nam Vạn Tuế”, trước khi chấp nhận án lệnh chém đầu trong lứa tuổi còn quá trẻ. Cái chết của Nguyễn Thái Học đã không làm cho giới trẻ Việt Nam vào lúc đó nhụt chí mà trái lại, nó biến thành tiếng gọi giục giã hàng hàng lớp lớp thanh niên lên đường. Từ đó đã xuất hiện nhiều đảng phái mới, với nhiều người trẻ khác đã noi gương Nguyễn Thái Học dấn thân cho quê hương. Ngày nay khi nhắc đến gương can đảm này, tuổi trẻ chúng ta phải cúi đầu ngưỡng phục và tự vấn lương tâm mình.
Nhắc đến bối cảnh chính trị và xã hội của lịch sử thời thập niên 20 để viện giải sự xuất hiện của nền thi ca mới trong văn hoá nước nhà vào thập niên 30, do những nhà thơ trẻ khởi xướng, để chúng ta thấy rằng, dù trong phạm vi văn hóa, hay đấu tranh cách mạng, người trẻ Việt Nam đã sống trọn vẹn với lý tưởng phục vụ trong sáng, không bao giờ vắng mặt và luôn luôn hiện hữu trong lòng dân tộc. Nếu những nhà thơ trẻ đã vì bất mãn trước những hủ tục của thời Tống Nho, (đàn ông để tóc dài để giữ chữ hiếu với cha mẹ, quan niệm về trinh tiết, về hôn nhân, nam trọng nữ khinh, trai năm thê bẩy thiếp, gái chính chuyên một chồng, quan niệm về học vấn (gái không cần và không nên học cao v.v) và những ràng buộc nô lệ do thói quen sùng bái văn hóa Khổng Mạnh của Trung Quốc, và những suy tư còn gò bó
ép mình trong những ý tưởng trung với vua, phục vụ thiển cận cho một triều đại, chứ không phải trung với nước, hiếu với nhà và phục vụ cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, nên họ đã mạnh dạn đứng lên đòi hỏi một sự canh tân ngay trong tư tưởng của giới sĩ phu nước nhà, đã phần nào nói lên nguyện vọng muốn được độc lập của họ, dù là trong phạm vi tư tưởng của giới cầm bút. Thi nhân trẻ thời ấy muốn được thoát ly khỏi sự ràng buộc niêm luật thơ Đường, và muốn được tự do hoàn toàn trong ý tưởng, từ nội dung lẫn hình thức. Đây phải chăng là bước khởi đầu của lý tưởng canh tân, như một quyển sách nào đó đã viết về thời kỳ thi ca này rằng “những văn nhân thế hệ 1932 ra sức đả phá những gì cũ kỹ, phong tục lễ giáo
Khổng Mạnh ràng buộc, lập thành mặt trận tân tiến chống đối cựu học, thì ở lãnh vực thi ca, các thi nhân thế hệ trẻ đã không ngừng đập đổ những khuôn sáo cũ kỹ của thời xa xưa, đưa thi ca đến một hình thức mới, hòa hợp với tư tưởng mới, tình cảm mới, nếp sống mới trong thế hệ mới”. Điều này cho chúng ta thấy là ngay vào thời đó, ý thức canh tân của người trẻ Việt Nam rất mạnh, họ nhìn ra những vấn đề bế tắc của nước nhà, dù trong phạm vi văn hoá hay chính trị, và thao thức, kiên
trì đi tìm “cái mới” để thay thế cho “cái cũ” không còn thích hợp nữa.
Có phải do chính lý tưởng canh tân ấy đã thôi thúc, Nguyễn Thái Học, người sinh viên cao đẳng thương mại, một ngành chẳng có liên hệ nhiều đến chính trị, đã đứng lên huy động toàn dân, tổ chức một đảng phái với đường lối chủ trương cải cách
quốc gia, chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái, để canh tân xứ sở, thành lập nhiều chi bộ bí mật khắp từ Bắc chí Nam, thu phục rất đông sĩ phu, nhân sĩ, và cả dân lao động, công nhân … cùng tham gia tranh đấu chống thực dân chăng?
Có phải cũng do chính lý tưởng canh tân, thay cái xấu cũ bằng cái mới tốt hơn mà nhà thơ trẻ Lưu Trọng Lư, hai năm sau biến cố Yên Bái, đã vượt mọi khó khăn, vươn mình tới dẫn đầu thế hệ trẻ tìm một luồng sinh lực mới cho tâm hồn, phá vỡ thành trì phong kiến ràng buộc xã hội lúc bấy giờ hay chăng? Và cũng chính từ tiếng nói thôi thúc của lý tưởng, mà Trần Dần, Phùng Quán, Bùi Quang Đoài, Hoàng Cầm, những nhà thơ nổi tiếng của cuộc đấu tranh Nhân Văn-Giai Phẩm đã bất chấp biết bao trù dập, bắt bớ, thủ tiêu để cương quyết chống lại đường lối của đảng Cộng sản và vạch ra những sai trái của chế độ vào thời 1956. Và 41 năm sau, có phải cũng chính cái lương tâm thức tỉnh của lớp người trẻ trước những bất công, đàn áp của chế độ, mà cuối tháng 12 năm trước, tuổi trẻ VN đã cương quyết đứng lên dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại 300 công an mưu toan cưỡng chiếm đãt đai ruộng vườn của dân để bán lại cho công ty Đại Hàn khai phá nhằm xây sân golf tại làng Kim Nổ chăng? Và cũng chính vì lý tưởng phục vụ, yêu thương đồng bào này mà giới trẻ Việt Nam ở Bắc Mỹ đã đồng loạt cùng nhau biểu tình phản đối trước các hãng giầy Nike vì họ đã ô nhục nhân phẩm và hành hạ bất công những công nhân VN ở trong nước và hiện nay họ vẫn đang tranh đấu không ngừng cho quyền lợi của người lao động ở Việt Nam với các đại công ty và chính quyền Hoa Kỳ !!! Điều này cho chúng ta thấy rằng vào thời nào cũng thế, chính tình dân tộc thiêng liêng đã khiến người trẻ luôn luôn đứng lên tự nhận trách nhiệm của mình trước lịch sử. Từ 13 vị anh hùng Yên Bái, với những Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, v.v. và đặc biệt, Phó Đức Chính, khi bước lên đoạn đầu đài Yên Bái, đã yêu cầu giặc Pháp cho anh được nằm ngửa để xem lưỡi máy chém nó xuống thế nào và đã dõng dạc hô đủ 4 tiếng ”Việt Nam Vạn Tuế”; đến những thi nhân của thế hệ trẻ cương quyết cải cách tư tưởng ý thức hệ để bảo vệ chủ quyền văn hoá của họ vì lý
tưởng cao cả của tuổi trẻ; đến những thanh thiếu niên làng Kim Nổ gần đây ở trong nước đã thể hiện khí phách hiên ngang của nòi giống Việt trước những bất công xã hội ngày nay, và giới trẻ hải ngoại cũng đã không quên những đồng bào ruột thịt
ở quê nhà và tranh đấu với những tài phiệt ngoại quốc đang bóc lột sức lực người dân Việt Nam.
Ngày hôm nay, sau 43 năm cai trị miền Bắc và 22 năm cai trị miền Nam với chủ nghĩa CS độc tài, nhà cầm quyền VN đã dìm dân tộc Việt xuống cảnh tận cùng của lạc hậu, đói nghèọ Nạn tham ô, lạm quyền, và giai cấp sứ quân đỏ đã mang đến bao nhiêu tai họa, bất công cho đồng bào ta, tài nguyên, nhân lực của đãt nước rơi vào sự xâu xé khai thác của tài phiệt ngoại quốc, và đồng thời còn gây nên những xáo trộn xã hội, suy đồi đạo đức dân tộc với những tệ đoan tác hại sâu xa đến những thế hệ mai saụ Hịch Cần Vương của Tôn Thất Thuyết có 1 câu tha thiết :
“Thế nước gặp lúc này, ta khoanh tay mà nhìn sao được …”, Tuổi trẻ chúng ta ngày hôm nay, chắc chắn sẽ không chỉ ”khoanh tay mà nhìn”, chúng ta chắcchắn sẽ không làm gián đoạn cái truyền thống bất khuất hiên ngang của người trẻ Việt Nam tự bao nhiêu đời. Người trẻ chúng ta ngày hôm nay sẽ phải sống 1 cuộc sống có ý nghĩa, có lý tưởng phục vụ, để xứng đáng trước tấm gương hy sinh của bao nhiêu người đã vì ta mà nằm xuống.
Ngày hôm nay trên xứ người, chúng ta vẫn luôn luôn hy vọng rằng sẽ không thiếu những người trẻ Việt Nam ”cố lý tha hương”, ”bẩy thước thân nam tử, bốn bể chí tang bồng”, sẽ còn tiếp tục tìm đến bên nhau, vượt qua mọi khoảng cách địa cầu, để chia xẻ trách nhiệm và bổn phận của mình trước vấn nạn đất nước.