TRỞ LẠI HỒ SƠ “NGŨ PHỤNG”
Thy HàoTRƯƠNG DUY HY
Thư đề ngày 12-07-2000 của anh Trần Gia Phụng tại Toronto (Canada) gởi cho tôi, thì mãi đến cuối tháng tôi mới tiếp được. Tiếp được, nhưng không thể đáp ứng yêu cầu của anh ấy “chờ thư trả lời của tôi” vì vừa bị bệnh lại vừa bận viết vài loạt bài về tham luận đề tài “Văn hóa Quảng Nam, những vấn đề giá trị đặc trưng cần nghiên cứu và truyền thống văn hóa Quảng Nam” (Quảng Nam, truyền thống hiếu học và thành đạt). Dĩ nhiên là có nhiều đề tài nhưng tôi chọn các đề tài trên và việc phải hoàn tất vào trung tuần tháng 11.2000. Do đó, không có thời gian trả lời một cách đầy đủ cho anh Phụng. Tôi cũng nghĩ, không trả lời đầy đủ lại dễ gây ngộ nhận cho anh ấy và nhất là bà con Quảng Nam hiện sinh sống tại hải ngoại sẽ hiểu gì về nhân cách của một người cầm bút trung thực với tư tưởng của chính mình.
Sự kiện anh Phụng công bố bài viết của anh ấy trên báo để khắp nơi đều biết, biết về những sai lầm của tôi (!) khi đưa “Ngũ Phụng Tề Phi” lên báo để ca tụng con em ưu tú Quảng Nam thành đạt trong học hành và thi cử dưới triều Thành Thái X (1989)!
Trước hết, tôi khẳng định – đây là việc làm rất có “lương tâm” của anh Phụng và hơn thế nữa, khoa học thường đòi hỏi như vậy ” hay nói ngược lại” làm như thế mới là khoa học. Vì vậy, tôi xin công bố thư nầy lên đúng vào tờ báo và cột báo mà trước đây đã đăng bài của anh Phụng đặt vấn đề nầy. Bởi như thư riêng của anh Phụng “rất tâm tình và cởi mỡ với tôi” là “…”Tuy nhiên, về chuyên môn, vẫn có những điểm cần bàn thảo lại. Nhân đó, tôi viết bài nầy gởi anh đọc. Gọi là cẩn án sử học cho vui mà thôi. Anh em trong nhà lâu lâu ghẹo nhau một tí, như anh đã ghẹo tôi. Phải không ông bạn già?”
Do các sự kiện viện dẫn trên đây, tôi cảm nhận việc trao đổi nầy chẳng có gì là gay cấn có ảnh hưởng đến uy tín giữa ngòi bút của anh Phụng và tôi. Có điều, những điều anh Phụng đặt vấn đề “kể cả trong thư” chiết tính ra có khoảng hơn mười mục chứ không ít. Do vậy, tôi xin lần lượt trả lời những vấn đề ấy theo thứ tự từ trong nội dung thơ và cả trong nội dung bài báo “Trở Lại Hồ Sơ Ngũ Phụng”. Tôi xin trả lời trong tinh thần rất tỉnh táo, bởi tôi đã uống liên tiếp mấy ngày nay, đều đặn mỗi ngày 2 viên Tanakan + 2 viên Duxil do anh bạn cùng lớp, học băng ngày trước ở trường Pétrus Ký Sài Gòn (Bs Lê Ngọc Dũng) điều trị.
Và đây, tôi xin trả lời:
1.- Anh Phụng viết trong thư “…Những nhân vật anh dẫn chứng như cụ Nguyễn Xương Thái, cụ Phạm Phú Hưu, cụ Trần Ðình Nam thì như anh biết, tôi còn lạ gì. Khi các cụ còn sống, có thể tôi tiếp xúc với các cụ còn nhiều hơn anh”.
Ðây là điều anh quá chủ quan và không kiểm chứng trước khi vạch chỗ thân và sơ giữa anh và tôi với các cụ nhiều uy tín nầy tại Quảng Nam Ðà Nẵng trước đây. Thật vậy, nếu anh có dịp gặp anh Phạm Phú Minh (hay có thể hỏi anh Phạm Phú Minh), con của cụ Phạm Phú Hưu về chỗ thâm tình giữa tôi và cụ. Anh hoàn toàn không biết rằng, tôi và cụ cùng dạy chung một trường suốt bốn năm ròng tại Hội An và ngày Phạm Phú Quốc bị bắt, cụ bị cô lập tại phòng cụ trên lầu trường Diên Hồng, bên dưới có cảnh sát chìm (mặc áo quần civil ngồi ngay ở thang lầu canh gác cụ) thì chỉ có anh Nguyễn ánh Anh (tức anh Gấm cùng dạy Diên Hồng và là Hiệu trưởng trường Sào Nam Duy Xuyên) và tôi hằng ngày có đến thăm cụ. Ðiều nầy, hiện nay anh Nguyễn ánh Anh cùng gia đình đang sinh sống tại Hoa Kỳ có thể xác nhận. Anh cũng không ngờ rằng chính cụ Phạm Phú Hưu là người đầu tiên viết lời tựa cuốn Danh sĩ Tú Qùy Quảng Nam của tôi năm 1973 mà ba anh (cụ Trần Gia Thoại) có nói với anh là sẽ ấn hành nhưng không kịp trước 1975 ấy (nay thì bị tịch thu năm 1984, nên tôi mới viết lại sau nầy, không có bài tựa của cụ) Thật đáng tiếc! Giữa tôi và cụ có thể nói là “bạn vong niên”. Tấm hình cụ và tôi ghi lại trong thời điểm ấy hiện anh Minh ở Hoa Kỳ đang giữ. (tôi biếu anh trước khi anh rời Việt Nam theo diện H.O).
Còn đối với Bác sĩ Trần đình Nam, tôi vẫn thường họp tại nhà luật sư Lộ với bác sĩ Nam, nhưng thực tình,bấy giờ tôi chưa có vấn đề cần tiếp cận nên không gọi là thân được. Tôi lấy làm lạ, theo thư anh nói thì sinh tiền, cụ Nam có nhờ anh viết hồi ký cho cụ, có nghĩa là anh được cụ Nam trao rất nhều tài liệu có liên hệ cuộc đời và sự nghiệp của cụ, và dĩ nhiên, với trường hợp như thế thì anh rõ cụ Trần Ðình Nam biết bao. Vậy mà khi cụ qua đời, điếu văn đọc trước linh cửu của cụ (có tôi đi theo thân phụ anh Phụng tham dự tại tư thất cụ Nam cuối đường Phan Ðình Phùng Ðà Nẵng hồi đó) không phải là văn tế do anh Phụng chấp bút mà lại do anh Võ Văn Dật chấp bút theo lời yêu cầu của cụ Thị Hội Trưởng Thị Hội Cổ Học Ðà Nẵng Trần Gia Thoại. (hẳn nhiên là tôi biết rõ việc nầy vì lúc bấy giờ tôi ở cương vị Tổng Thư Ký cho Thị Hội Cổ Học Ðà Nẵng, quý anh Phan Du và nhà văn Nguyễn Văn Xuân…là các thành viên của Hội). Tôi phải xem đây là việc lạ rất khó tin!
Riêng với cụ Nguyễn Xương Thái, tôi gặp cụ nhiều lần. Ngoài lần thứ nhất, gặp cụ trong lúc tôi mặc quân phục, cụ có ý bất bình, nhưng sau đó khi cụ được tôi trình bày khoảng 400 sáng tác của Tú Qùy, cụ hiểu được tôi, thương tôi và do đó tôi thường tới lui nhà cụ (cư trú tại khuôn viên hỏa xa Ðà Nẵng trên đường Trần Cao Vân ngày nay). Ðó là chưa kể những buổi tôi gặp gỡ cụ khi tôi dạy ở Hội An, Duy Xuyên, Ðại Lộc…từng cụng ly với cụ tại nhà anh Phan Thiệp (lúc ấy cùng dạy với tôi tại trường Diên Hồng Hội An trước năm 1960, về sau là dân biểu Quốc hội ố phái đối lập chính phủ) để mừng anh Thiệp sinh một đứa con trai duy nhất là đứa út, sau sáu cô con gái trước đó. Và nếu anh đã tiếp xúc nhiều với cụ như thế, hẳn anh phải rõ cả việc cụ Thái “thường đi ăn giỗ” mà chính ba anh hay kể cho tôi nghe. Gặp cụ Thái hồi ấy, tôi ghi được nhiều chuyện và cả chuyện bài báo của cụ Huỳnh viết. (Thực ra, tôi nghe cụ Hưu nói trước đó nhiều năm, nên lúc gặp cụ Thái ố cụ là trợ lý đắc lực của cụ Huỳnh nên tôi đến để kiểm chứng đó thôi). Và một lần nữa, xin khẳng định với anh, tôi đến tiếp xúc với cụ Thái nhiều lần chứ không phải chỉ một lần. Có lần tôi hỏi về thi ca Tú Quỳ, có lần tôi hỏi một vài thắc mắc trong sách PTDT của ông Nguyễn Văn Xuân…
Tóm lại, sự kiện trung thực như thế nầy, quả thật tôi mới là người thân ố ít nhất hai cụ mà anh Phụng viết trong thư gởi tôi ố nhằm mục đích khẳng định tính trung thực của tư liệu tham khảo.
2.-“Ðôi khi thấy anh viết theo kiểu ký sự hơn là sử học”
– Dù ký sự hay sử học cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc ố trước hết ố phải có sự thật, phải dựa vào sự thật. Nội dung bài Ngũ Phụng Tề Phi, ngoài những tư liệu thông qua dân gian, gia đình, các sáng tác của người đã viết, tường thuật và nhất là đìền dã, nhất là ghi hình tại chỗ (tôi sẽ dẫn chứng bằng hình sau). Hẳn bạn đọc sẽ không nghi ngờ gì về nội dung bài Ngũ Phụng Tề Phi của tôi đã viết. Nội dung đó chỉ nhằm có một mục đích duy nhất: khuyến học, mong muốn học sinh ngày nay lấy đó làm gương. Những tấm gương con nhà nghèo, rất nghèo, bần cố nông, rất bần cố nông…nhưng do hiếu học đã trở thành những trí thức có học vị cao trong xã hội. Chứ tôi chưa đề cập đến học thành đạt xong, họ đã làm được cái gì? Hai vấn đề sẽ giải quyết hai hướng. Ai không biết trong dân gian có câu: “ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”. Thực tế mà nói có ai dại gì đem thằng khùng thằng điên làm tiêu biểu để mọi người trọng vọng đâu, mà có điên theo ấy à! Ngay như bậc thánh nhân Khổng Tử còn cho rằng không phải thánh nhân là không có những khuyết điểm. Vậy với lớp hậuthế chúng ta, điều cần và đáng làm là – trước hết – ta phải định tâm, một “cái tâm trong sáng” với cái nhìn “không vụ lợi” dù là lợi vật chất hay lợi tinh thần rồi mới chấp bút.
Thành thử, tôi quan niệm viết theo lối ký sự hay lối sử học đều là tốt cả, nếu nội dung của bài viết mang tính nhân bản, không đả kích quá khứ khi chưa nắm đầy đủ vấn đề. Y tôi còn muốn nói, lòng của người viết không phải là lòng của tên Ê-rô-xtrat đốt đèn, khôngphải tên sát nhân giết chết Lincoln, Gandhi và gần đây, tên giết chết Lennon trong nhóm Beattle.
3.-“Khi tôi tỏ ý nghi ngờ về xuất xứ của bốn chữ “Ngũ Phụng Tề Phi” với ông cụ, (tức thân sinh của anh Phụng – CT của người viết bài nầy), ông cụ trả lời như sau: “Ba viết giai thoại văn chương, chứ đâu có viết lịch sử Ngũ Phụng, mà văn chương thì rộng rãi, không nhất thiết phải gò bó theo sử học”.
Nếu phải chấp nhận ý kiến của cụ Trần Gia Thoại (thân phụ của anh Phụng) thì nội dung của bài viết Ngũ Phụng Tề Phi của tôi cũng chẳng có gì phải thắc mắc. Nhân đây, tôi cũng xin nói ngay một việc mà tôi định sẽ nói sau, cho nó hợp lúc: Anh Phụng thắc mắc tôi nêu tên cụ Cả Liêu, con Cử nhân Trương Hoài Phát…đều không ghi xuất xứ cụ thể? Tôi xin thưa rằng, ông Cả Liêu ấy chính là thân phụ tôi, người đã từng cấp cho tôi cả chục roi mây khi tôi ham chơi hơn ham học, với lời dạy dỗ theo từng nhịp roi lên mông tôi: “Phải học như Ngũ Phụng Tề Phi, như Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ…” rồi tôi và anh chị em tôi cứ mãi phải nghe lời kể lại của thầy (tôi gọi thân phụ tôi bằng thầy) về sự tích Ngũ Phụng Quảng Nam đến nỗi thuộc lòng, cũng như thuộc lòng cả thơ của Tú Qùy Giảng Hòa…
Kết quả của lối giáo dục nầy của thầy tôi, khiến lúc tôi tiếp xúc với văn học nước nhà qua những bài vở của các thầy cô dạy văn, đã như nung nấu trong lòng tôi về một ý nguyện: phải tìm lại những lịch sử văn học ngày càng mai một ấy, và tự cho đó là bổn phận của mình đối với tiền nhân, trách nhiệm đối với các thế hệ kế thừa, dù tôi phải sống trong hoàn cảnh nào, trong chức vụ gì đối với xã hội trước đây ố kể từ ngày tôi rời ghế nhà trường.
Tôi không dám đứng vào địa vị của anh Phụng đối với thân phụ của anh. Riêng tôi, tôi rất tin “tin tuyệt đối” vào những lời răn dạy của thầy tôi qua từng nhịp roi ngày nào để khẳng định rằng, thầy tôi dạy và bảo tôi những điều ấy phải là những điều đúng. Do đó, trải qua hơn 40 năm ròng, vượt qua ba lần suýt tử nạn vì mìn bẩy chiến tranh, hai lần suýt rớt trực thăng cũng vì chiến tranh, để làm sống lại một Tú Quỳ, nhà thơ trào phúng nổi tiếng của quê hương, và nay, tôi đã hoàn tất một tác phẩm khá dài “Tác giả và tác phẩm văn học Quảng Nam Ðà Nẵng từ giữa thế kỷ XIX đến tháng 8.1945” và tác phẩm “Những người con hiếu học Quảng Nam: Ngũ Phụng Tề Phi, Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, ông Nghè Nhị khoa, Cử nhân bất túc Tiến sĩ hữu dư” với những chứng minh đáng tin cậy rút từ “Hà Ðình Thi Văn Tập”, “Mỗi Hoài Ngâm Thảo” bằng chính thủ bút của cụ Hà Ðình, hoặc tác phẩm “Quảng Nam Xưa và Nay” của Cử nhân Hồ Ngận (bản đánh máy). Và tôi được biết, thứ nam của cụ Ngận là ông Hồ Hoàng Thanh chuẩn bị, có thể sẽ in ấn phổ biến trong thời gian tới.
Vậy, việc tôi tiếp thu lời dạy của thầy tôi – người sinh ra tôi – đối với anh Phụng có “sợ chưa đủ khả tín” thì đó là việc của anh. Riêng tôi, nó rất “xác tín 100%”.
Anh Phụng viết: “huyện là đơn vị hành chánh có bổn phận tổ chức cuộc vinh quy của tân khoa chứ không phải chức năng của tỉnh” (trích dẫn chính lời viết của tôi và bạn Phạm Ngô Minh trong sách “Khoa bảng Quảng Nam…”) nhưng tiếp đó, anh Phụng lại viết: “Xét cho cùng, trong 5 đại tân khoa khóa Mậu Tuất (1898) hết 4 người thuộc huyện Diên Phước (2 tiến sĩ Phạm Liệu, Phạm Tuấn và 2 Phó bảng Ngô Trân, Dương Hiển Tiến) và một người thuộc Quế sơn, phủ Thăng bình (tiến sĩ Phan Quang). Vậy cuộc vinh quy của 4 đại tân khoa do huyện Diên Phước tổ chức cùng một lúc chắc chắn rất rầm rộ, vì đây là lần duy nhất trong lịch sử huyện nầy đón một lần 4 đại tân khoa. Riêng việc nầy cũng gây ấn tượng sâu sắc chẳng những nơi dân chúng huyện Diên Phước mà có thể cả toàn tỉnh Quảng Nam nữa”.
Vậy thì thắc mắc nầy của anh Phụng về bài viết của tôi được chính anh Phụng gỉải đáp một cách rành rẽ rồi. Chính vì điểm đặc biệt nầy mà tỉnh cũng cảm thấy cần phải chia vui với “Ngũ Phụng” cũng chẳng phải là việc phạm vào “quốc pháp” đến nổi không thể nào xảy ra như thế được (như ý anh Phụng ở đoạn trên).
6.-Anh Phụng viết: “Cần chú ý là ông Phạm Liệu về sau nhờ lập công đi tố cáo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916 nên được thăng lên tới Thượng Thư Bộ Binh tức một quan chức lớn trong triều đình”.
– Quả thật câu nầy không liên can gì đến Ngũ Phụng và cũng sự thật, thông tin nầy “thất thiệt”! Bởi cách đây mấy năm, ông Ngô Văn Minh (hiện đang chuẩn bị làm luận án ra trường với học vị Tiến sĩ), ông có sưu tầm được thủ bút của tên Phán Trứ báo cáo với Tòa Khâm về vụ khởi nghĩa chứ Phạm Liệu không hề hay biết vụ khởi nghĩa đó, mà chỉ biết trong đêm khởi nghĩa thất bại, vua Duy Tân bị bắt là lúc Phạm Liệu được lệnh của Tổng Ðốc Quảng Ngãi “thiét quân luật” và cũng chính lúc đó mới có việc tên quân thuộc hạ xin phép Phạm Liệu về quê, khiến Phạm Liệu biết rõ hơn về cuộc khởi nghĩa nầy. Vậy cho nên không phải Phạm Liệu tố cáo kịp thời như thế.(Bạn Phạm Ngô Minh, người cùng viết tác phẩm “Khoa bảng Quảng Nam” với người viết bài nầy đã đọc được và có ý xin ông Ngô Văn Minh tư liệu ấy để dẫn chứng, nhưng ông Ngô Văn Minh hứa sau khi làm luận án tiến sĩ xong sẽ cho. Nỗi khó khăn nầy, tôi tin các thông tin ấy sẽ đến với độc giả nay mai cụ thể hơn).
Nhân tiện tôi thiễn nghĩ, việc xét về nhân cách, đạo đức tiền nhân quả thật phải khá thận trọng, chứ không nên viết một việc xảy ra, lại một lần cải chí h cái sai sót của mình một cách vô tội vạ, trong bài viết trước đó (nếu có tác hại).
Tôi còn nhớ câu “Anh bắn vào quá khứ bằng một viên đạn súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh một quả đạn đại bác! Nói cho vui, mà tôi đã từng ở đơn vị đại bác, thành thử tôi biết sức tàn phá của một quả đạn đại bác so với một viên đạn súng lục thật quá xa cách, xa cách từ trời xanh đến vực sâu!
Xét cho cùng, người viết sử dù cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi những thiếu sót, cho nên, tốt hơn hết, điều còn hồ nghi hãy cố gắng tìm hiểu, chờ đợi tìm hiểu để tránh sai sót đáng tiếc vậy.
Ngày nay, người viết sử đã từng ngày tìm lại cội nguồn với lịch sử trung thực của nó để công bố cho trong và ngoài nước được biết. Do vậy, sự cẩn trọng của người viết sử là điều tối cần.
7.-Anh Phụng viết: “Trong ngành hành chánh, nhà Nguyễn có luật “hồi tị” (tránh đi). Luật nầy được đặt ra từ 1831 thời vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) càng ngày càng thêm khó. Ðến năm 1886 vua Ðồng Khánh (trị vì 1885-1888) định rằng: “Trong cùng một bộ hay cùng một tỉnh, đều là người quê quán cùng một hạt, hoặc là một nơi có bốn người làm việc mà đến ba người là quê quán cùng một hạt thì cũng cho hồi tị…”
Rồi anh suy luận: “Ðấy là trong ngành quan lại, huống gì là trong hội đồng chấm thi, mà lại là thi Hội hay thi Ðình…làm sao mà có chuyện 8 người Quảng Nam trong 10 người chấm thi?”
– Cứ theo Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ thì “hồi tị” là: Những quan chức được vua phê chuẩn cho sung vào các chức vụ tại trường thi, nếu ai biết mình có thân bằng quyến thuộc dự thi trong khoa mình sẽ chấm, thì phải đệ đơn xin “hồi tị”, xin được miễn thi hành chỉ dụ của vua. (Ðây là trường hợp tránh thiên vị khi chấm bài). Nếu vị nào vô tình hay cố ý không đệ tấu thì khi có kẻ phát giác sẽ bị tội. Nội dung chỉ có vậy. Còn nếu muốn suy luận, thì có thể suy luận ngược lại để cho mình là có lý là: trường hợp cùng làm chung một việc tại một bộ nào đó chẳng hạn, nó có tính cách lâu dài nên vua mới chỉ dụ cụ thể như thế, chứ việc chấm thi chỉ xảy ra trong thời gian quá ngắn, xong mỗi người về một nhiệm sở của mình, kẻ vào Nam người ra Bắc ố dù rằng họ sinh trưởng tại một tỉnh ố thì chẳng ảnh hưởng gì đến luật “hồi tị”, bởi mỗi cá nhân họ không có thân bằng quyến thuộc dự thi ở khóa ấy. Mặt khác, thi Ðình, số sĩ tử từ Cà Mau đến Nam Quan hẳn không thể chỉ có 4 người là 2 quan độc quyển và 2 quan duyệt quyển mà đủ chấm. Nhưng chính 4 quan nầy là trụ cột của Hội Ðồng nên cụ Cao Xuân Dục mới ghi lại tôn danh, còn những vị quan khác chỉ là quan giám khảo nên không nhắc hết tên là chuyện đương nhiên. Do đó, số quan chấm thi có thể là 8 quan của Quảng Nam là điều có thể xảy ra.
8.-Anh Phụng viết: “Theo ông TDH, cả 5 người Quảng Nam đều đáng đỗ Tiến sĩ, nếu thế thì 2 người đậu Phó bảng phải là đậu Phó bảng hạng cao, vì đủ điểm Tiến sĩ mà bị hạ xuống Phó bảng. Ðường nầy, ông Dương Hiển Tiến đậu Phó bảng hạng chót. Ðậu chót Phó bảng thì làm sao gọi là đáng đỗ Tiến sĩ?”
– Cứ theo lý luận của anh Phụng, thoạt nghe qua thì có lý thật, vì cụ Tiến đỗ chót Phó bảng cơ mà! Tôi không nghĩ thế, hẳn bên trong có một “sự cố” mà kẻ bên ngoài trường thi khó biết được. Ðiều này cũng thường xảy ra trong sinh hoạt của con người trong xã hội ở mọi lãnh vực. Chính vì lẽ đó mà phối hợp giữa sự chỉ trích của cụ Huỳnh Thúc Kháng (theo lời thuật lại của các cụ Hưu và Thái) với sự quan tâm của Tổng đốc Quảng Nam và Ðốc học Trần ÐìnhPhong vinh tặng 4 chữ “Ngũ Phụng Tề Phi”, chứ không gọi “Tam Phụng Tế Phi” và “Nhị Phụng…”
Cho nên việc cụ Dương Hiển Tiến thi cử nhân trước thi Hội những 7, 8 năm với vị thứ cử nhân của cụ là 9/27, không phải là hạng tồi, cộng thêm với công đèn sách 7 năm nữa…thì, chắc chắn phải có điều gì đó khiến cụ Huỳnh Thúc Kháng mới có lời phàn nàn như đã nói, trong bài “Ngũ Phụng Tề Phi” của tôi trước đây.
9.-Anh Phụng viết trên báo: “Theo ông TDH, Ðào Tấn tặng 2 Phó bảng Ngô Chuẩn và Dương Hiển Tiến bài tứ tuyệt:
Giang sơn thanh tục vị tài đa (1)
Tam quế tề khai nhất dạng hoa (2)
Cánh hữu Quảng hàn cung tại khách (3)
Du tương thế bút tả Hằng Nga.
(Bài tôi trình bày trong Ngũ Phụng có khác mấy từ nầy: (1) Dị tài đa. (2) Nhất dạng ba. (3) Cung đọi khách), TDH dẫn chứng đã nói ngược với ý ông”.
-Hồi sinh tiền, cụ Trần Gia Thoại có lần vừa cười vừa nói với tôi: “Nghĩ cho cùng, cụ Ðào Tấn thiếu gì chữ, vậy mà tiếc 16 câu, không chịu làm thêm hai bài nữa để tặng riêng cho mỗi vị đại khoa tỉnh mình một bài thì thú vị biết mấy! Do đó, thật sự – xem lại bài viết của tôi -tôi chỉ trung thực đem lại, hay nói đúng hơn, nhắc lại một sự kiện có thực là tôi đã nghe, đã đọc được và nhất là tiếp cận được với người thuộc hàng cha chú mình tâm đắc, giải thích những điều chính những vị đó đã sáng tác, chứ hoàn toàn không phải ý kiến của tôi. Mặc dù vậy, rõ ràng, có điều anh Phụng cho rằng: “bài thơ nầy do ông TDH dẫn chứng đã nói nguợc với ý ông”.- Theo tôi, hoàn toàn tôi không dẫn chứng ngược với ý tôi. Nội dung 2 câu đầu Ðào Tấn xác nhận theo kết quả của triều đình niêm yết về khoa thi Mậu Tuất thì rõ ràng 3 tiến sĩ. Ba vị nầy như tiên ông được vào nguyệt điện (Trần Gia Thoại), còn 2 câu sau Ðào Tấn nhắc rằng còn 2 Phó bảng không được vào nguyệt điện, phải đứng ngoài điện (chắc là dư thời gian) lấy bút mực vẽ Hằng Nga (Trần Gia Thoại). Những lý giải nầy của cụ Thoại, tôi nghĩ là đúng và kính trọng cụ không vì tình cảm mình là “thuộc hạ” của cụ, ngày cụ làm Thị Hội Trưởng Thị Hội Cổ Học Ðà Nẵng đâu, mà kính trọng cụ vì cụ cũng rất kính trọng tiền nhân, và những lời lẽ cụ thường trao đổi với tôi trước 1973 vẫn như còn văng vẳng bên tai tôi ố lời lẽ nghiêm túc, lời lẽ dạy bảo chí tình của bậc cha, chú tôi dành cho tôi.
10.-Ðây là phần, tôi muốn gút những điều cốt lõi để trả lời dứt điểm bài báo của anh Phụng:
Anh Phụng viết rất nhiều chỗ trong bài như:
a/”Dầu viện dẫn các tư liệu của những người lớn tuổi đã từng chứng kiến việc tiếp rước 5 đại tân khoa, chứng liệu của ông TDH cũng không có tính thuyết phục, vì không giải thích được vì đâu phát sinh danh xưng “Ngũ Phụng Tề Phi”.(Anh Phụng cho là không có Ngũ Phụng Tề Phi).
b/ Nếu quả thực quan Thượng thư Bộ binh Phạm Liệu được tặng cờ hay biển “Ngũ Phụng” khi mới tốt nghiệp thì chắc chắn tác giả Cao Xuân Dục (1842-1923) không thể không viết về chuyện “Ngũ Phụng”. Thế mà tác giả Cao Xuân Dục hoàn toàn không nói gì về việc triều đình hay Tổng đốc Ðào Tấn ban cờ hay biển “Ngũ Phụng” cho Phạm Liệu. Ðiều nầy có nghĩa là câu chuyện nầy hoàn toàn không xảy ra.
(Lại thêm một lần anh Phụng khẳng định không có Ngũ Phụng Tề Phi một cách chắc nịch).
c/ Sau khi trích một đoạn trong “Lô Giang tiểu sử” và bài ký “Khán Hoa Ðình” là 2 đoạn văn xem như “tạm gọi là chí cốt” để phản biện, rồi anh tóm lược rằng: “Hai bài trên đây là tài liệu viết duy nhất của một người trong cuộc tiếp rước các tân khoa năm 1896 cho đến nay được tìm thấy. Qua tài liệu nầy, rõ ràng là không có chuyện vua ban cờ xí, cũng không có chuyện Ðào Tấn vinh danh các vị tân khoa là “Ngũ Phụng Tề Phi”. (Tiếp một lần nữa, anh Phụng quả quyết không có Ngũ Phụng Tề Phi).
d/Cuối cùng, đây là cú “Tống tiễn linh” có tầm cỡ “thực sự chí cốt” có giá trị hỗ trợ cao nhất cho các mục (a), (b), (c) trên, đánh sụp thần tượng “Ngũ Phụng Tề Phi” mà anh Phụng cho rằng chỉ có người viết “Ngũ Phụng” bịa ra đó thôi, dĩ nhiên người bịa ra đó, không nói, người đọc cũng phải hiểu là tôi: Thy Hảo Trương Duy Hy.
Cú “Tống Tiễn Linh” nầy như sau: “Cuối cùng, việc vinh danh “Ngũ Phụng Tề Phi”, nếu thực sự có xảy ra (tức là nó chưa hề xảy ra ố TDH nhấn mạnh) là một vinh dự lớn cho con cháu của các vị đại khoa năm Mậu Tuất (1898), thế nào cũng đuợc chính các đương sự hay con cháu ghi vào gia phả dể làm rạng danh gia tộc, nhưng không gia phả nào của một trong năm gia đình các đại khoa năm Mậu Tuất ghi lại. (Anh Phụng khẵng định lần thứ tư nầy không có Ngũ Phụng Tê Phi).
Với 4 điều khẳng định trên của anh Phụng, tôi xin trả lời như sau:
a/Tôi sưu tầm được là cụm từ “Ngũ Phụng Tề Phi” của Tổng đốc Ðào Tấn và Ðốc học Trần Ðình Phong mừng 5 vị đại khoa năm Mậu Tuất chứ không phải của vua Thành Thái ban, chỉ một điều xưa nay chưa ai tìm ra được sự tích “Ngũ Phụng” đó. Ðến lúc tôi dược người bạn vong niên trích trong sách “Những câu chuyện Việt sử” của anh Phụng xuất bản tại Toronto ố Canada, một đoạn (họ không cho tôi mượn trọn cuốn mà tự họ đi trích cho tôi. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do hành động nầy của ông bạn tôi vì ông ta là cán bộ hưu trí). Do vậy, tôi thấy có lý nên đã trích đưa vào bài viết và có ghi xuất xứ của Trần Gia Phụng, nguyên giáo viên sử trường Phan Châu Trinh Ðà Nẵng đàng hoàng. Mặt khác, thân phụ tôi là cụ Cả Liêu (ở Hội An trước 1945 ai mà không biết) là người đã cùng các nho sinh Hội An chạy lên Vĩnh Ðiện xem đám rước, làm gì thầy tôi lại đoán mò, nói bậy! (Tôi tin thầy tôi hơn tin lời ngoa truyền).
b/Ðối với chúng ta ngày nay, những sự tích như “Ngũ Phụng” là điều đòi hỏi sự tìm tòi đến mệt mới biết, chứ các cụ xua, điển tích là cái vốn phải có của các cụ, nếu không làm sao thi đỗ. Vì thế, những việc ấy đối với các vị có danh phận, có học vị, cho đến các thí sinh chẳng có gì là quan trọng, cái quan trọng là chỗ đón rước, cung cách đón rước. Mặt khác, việc gì có liên hệ đến mình thì mình mới quan tâm, mới ghi nhớ, đó vốn là bản tính con người. Cho nên các vị ấy không ghi cũng là thường tình. Ðiều quan trọng là chính các gia đình của những vị “Ngũ Phụng” nầy cũng không ghi gì thì mới đúng là “ngoa truyền”.
c/Cũng theo cách giải thích của tôi ở (c).
d/Tôi nghĩ, phản biện được điểm nầy của anh Phụng mà để anh không tài nào phản biện lại mới là quan trọng, mới xác nhận được rằng, mọi vấn dề đặt ra trên của anh Phụng khẳng định bài viết của tôi “sai từ đầu đến cuối” kể cũng tội cho thằng tôi thật. Thế nhưng tôi đâu có sai!
*Trước hết, nói về gia phả. Tôi xin hỏi anh Phụng: Anh đã đọc gia phả của Phan Quang, Phạm Liệu, Phạm Tuấn chưa? Anh đã đọc phổ hệ họ Lê tại số nhà 101 – ngôi nhà cổ nổi tiếng của Hội An do ông Lê Chương phụng tự – đường Nguyễn Thái Học (phía dưới Chùa Cầu) và phổ hệ tộc Trương Ðôn Hậu tại kiệt Sica thị xã Hội An chưa? Và anh đã tiếp xúc với bà Tham Xước, mẹ cô Gia Lai dạy triết trường Phan Châu Trinh với anh chưa? (bà Tham Xước là trưởng nữ của cụ Phạm Liệu mới qua đời tại Ðà Năng). Ðấy là những nơi bốn chữ “Ngũ Phụng Tề Phi” được cẩn trong phổ hệ và trân trọng đặt nơi từ đường với tiểu sử của những con Phụng Quảng Nam. Nếu anh chỉ đọc tiểu sử (theo tài liệu chết) mà không đến tận những nơi ấy xin “chiêm ngưỡng” một cách trực tiếp thì sao anh dám bảo là con cháu những vị dó không ghi lại? Hóa ra anh cho con cháu họ là người thế nào? Tôi sẵn sàng hướng dẫn anh đến từng từ đường của họ để anh tường lãm (tư liệu sống) khi có dịp anh về thăm quê hương.
*Tôi nghĩ, “tư liệu chết” ấy, thật ra làm gì bằng “tư liệu sống” ố sống vạn đợi, bởi nó không sợ lụt lội, gió mưa, nó không sợ cháy nhà thờ (chỉ sợ động đất!) vì nó được tạc vào bia đá! Người xưa thường bảo:
“Khôn viết văn tế. Dại viết văn bia”
Bởi viết văn tế, đọc xong, tang chủ đốt ngay nên chẳng lưu lại bút tích để người đời phê phán, thành người chấp bút muốn viết tâng bốc kẻ chết đến tận trời xanh cũng chẳng ai cười vì “tử là tận”; chứ văn bia, khi đã tạc vào đó rồi thì mọi người đều có thể dễ dàng bình phẩm. Vậy mà văn bia ấy đã ghi bốn đại tự “Ngũ Phụng Tề Phi”. Ðó là bốn chữ “Ngũ Phụng Tề Phi” được viết tại nhà thờ và mộ phần cụ Phan Quang, cố tiến sĩ đứng trong hàng Ngũ Phụng Tề Phi:
-Tại nhà thờ, chữ Ngũ Phụng Tề Phi được khắc trên bình phong trước khi bước lên sân vào nhà thờ.
-Tại mộ cố tiến sĩ Phan Quang thì trước khi vào mộ, có hai trụ vôi. Giữa hai trụ vôi cao ngang đầu, thợ xây mộ có xây một vòng cung từ cột bên nầy sang cột bên kia. Giữa vòng cung nầy cẩn bốn đại tự Ngũ Phụng Tề Phi bằng chữ Hán. (Xin xem hình do tôi ghi lại trong buổi điền dã viếng mộ cụ và mộ nhà văn Phan Du cách đó khoảng 100 mét).
Gộp lại các tiểu mục khẳng định không có Ngũ Phụng Tề Phi Quảng Nam theo dánh giá của anh Phụng từmục (a) đên (d), tôi xin thưa rằng, tôi biết anh Phụng có học cử nhân sử ở Huế và tôi không có ý gì phê phán việc học hành của anh; còn tôi, tôi học trước anh khoảng ba, bốn năm gì đó và tôi lại học băng tại trường Pétrus Ký Sài Gòn, nên tôi tiếp xúc, làm việc cùng trường với cụ Hưu là lúc anh Phụng còn đang đi học, nên không biết cũng phải.
Có điều, anh nêu nhiều điểm sai của tôi mà chỉ dựa toàn “tài liệu chết”. Và nếu anh bảo rằng phải tin vào sách, thì chẳng lẽ sách anh đọc, anh học mới là hoàn toàn đúng, còn sách người khác đọc là sai hay sao? Và chẳng lẽ anh tin vào sách một cách triệt để như anh trình bày trên mà bác bỏ tất cả sự kiện hiển nhiên được khắc vào bia đá lưu truyền muôn đời hay sao?
Do đó, sự trình bày của tôi, thiết tưởng chỉ cần 2 tấm hình nơi từ đường và mộ của cụ Phan Quang tưởng cũng đã dạy cho chính bản thân tôi một kinh nghiệm đáng giá ngàn vàng, vì lẽ, nếu tôi không dựa vào những “tư liệu sống” ấy, không bỏ công điền dã mà cũng chỉ tin tưởng một cách mù quáng vào “tư liệu chết” của những “sử gia” ngồi nhà tưởng tượng…thì làm gì tôi lên tiếng nổi để trả lời những điều anh chỉ trích, xem như hầu hết các sự kiện tôi nêu ra trong bài “Ngũ Phụng Tề Phi” đều là thiếu tính thuyết phục!
Giờ thì tôi có quyền khẳng định về mình ‘dù tôi không là “sử gia” ‘rằng, việc tôi ghi lại truyền thống hiếu học của tiền nhân Quảng Nam qua “Ngũ Phụng Tề Phi” với mục đích trong sáng, là để làm gương cho con em địa phương mình noi theo mà học hành tốt hơn, xứng đáng là con hiếu cháu ngoan, thì dù tôi có “gia cố” hoặc “hư cấu” một đôi tình tiết để thêm vào cho sáng tác của mình có ảnh hưởng tốt đến tâm hồn giới trẻ, thiết tưởng có bị cú “tống tiễn linh” tôi vẫn vui vẻ. Huống hồ, việc tôi đã làm hoàn toàn có cơ sở và cơ sở đó thật là chính xác./
Nhà thờ Cố Tiến sĩ PHAN QUANG – “Con Phụng thứ nhì trong 5 con Phụng Quảng Nam”.
Nhà thờ nầy được con cháu tôn tạo lại trên nền cũ, sau khi thống nhất đất nước. (Ảnh DUY HY, ngày 10-5-1998).
Ngoài gia phả ghi rõ Cố tiến sĩ Phan Quang đỗ khoa thi Hội 1898 được liệt vào hàng “Ngũ Phụng Tề Phi”, Co`n có bức bình phong nầy với bốn chữ “Ngũ Phụng Tề Phi” trình với đời.
( Ghi chú của Tác giả TRƯƠNG DUY HY)
“Tôi tin tưởng rằng với bằng chứng ‘sống’ nầy, anh TRẦN GIA PHỤNG thừa khả năng hóa giải những điều anh cáo buộc tôi phải có bằng chứng, hoặ hóa giải cụm từ anh cho rằng điểm nào tôi viết ra cũng ‘THIẾU TÍNH THUYẾT PHỤC’.
Và nội dung 2 tấm hình nầy mới thực sự có tính thuyết phục những gì tôi nói ” CÓ NGŨ PHỤNG TỀ PHI” Quảng Nam, còn anh dẫn chứng cả lô, cố tình thuyết phục rằng anh bảo “KHÔNG CÓ NGŨ PHỤNG TỀ PHI” lại chính là hoàn toàn không thuyết phục bởi anh chỉ ngồi một chỗ đọc sách, tra cứu sách và hễ sách thiếu sót tất nhiên anh trở thành nhà sử học thiếu thực tế. Còn tôi, tôi chẳng phải là nhà sử học. Tôi viết về truyền thống hiếu học và thành đạt của tiền nhân Quảng Nam bằng sưu tầm trong sách vở, trong dân gian, trong các tộc họ có liên quan, điền dã, trực tiếp tìm thêm những thông tin mà các sử gia e “lấm chân”, ngồi một chỗ, không xông xáo và bằng tấm lòng trong sáng của tôi, nhằm mục đích lưu lại cho lớp trẻ kế thừa những gương sáng…
Hình 2: Mộ nầy được xây năm Cố Tiến sĩ PHAN QUANG qua đời (năm Kỷ Mão 1939), vì không bị bom đạn nên gia đình cố tiến sĩ chỉ trùng tu chút ít chung quanh cho khang trang. Riêng cột trụ và 4 đại tự cẩn nổi vẫn giữ lại – theo gia đình cho biết – lưu lại kỷ niệm lúc ban đầu. Nhạc sĩ TRƯƠNG ÐÌNH QUANG (mặc áo trắng), đứng cạnh là tác giả bài nầy – Thy Hảo Trương Duy Hy. (Anh Duy Hy, ngày 10-5-1998).