Tình Xuân Lặng Lẽ
TRẦN YÊN HÒA
Trời mấy tuần nay trở lạnh, và mưa nữa, mưa dầm dề, mưa lâm râm, mưa sụt sùi. Mưa làn trời đất buồn thiu và lòng người cũng vậy. Nam thức dậy sớm, anh nghe tiếng mưa rơi rơi lợp đợp trên mái tôn và gió xoáy thốc vào bức tường che chắn phòng Nam ở. Nam thấy giấc ngủ vẫn còn đọng lại trên người, đôi mắt trĩu xuống. Cái lạnh đọng lại nơi cái mền đang đắÔp trên người, anh quấn mền chung quanh rồi úp mặt vào gối nhắm mắt lại. Một hình ảnh chập chùng hiện lên trong tâm trí, cái thư mời của trung tâm dịch vụ hạnh phúc, hay đúng ra là cái giấy báo tin, mời ông đến tóa ánàlúc 8 giờ 30 để xét vụ li dị, cái bản đồ ngoằn ngoèo một nơi chốn anh chưa đặt chân tới, “ông đi Free 22 xuống exità đúng số, ông vào parking đậu xe, rồi vào trình giấy tờ, đây bản đồ và lời hướng dẫn gởi cho ông, ông cứ vậy mà làm, ông đừng lo, xứ Mỹ li dị là chuyện thường tình.”
Nam quay trở mình trong cái mền dầy. Ước gì không có chuyện, ngủ luôn một giấc đến trưa mới dậy thì khỏe bao nhiêu. Sao lại ra tòa hôm nay đúng vào ngày mưa bảo thế nầy. Nhưng thôi, chuyện tòa án không phải lớp học tư muốn trễ, sớm thế nào cũng được, điều anh đã nahn từ mười lăm năm bây giờ là đoạn kết. Đến đoạn kết mà bỏ cuộc sao?
Anh nhổm dậy và cất mình ra khỏi giường. 6:30. Dù lạnh cũng phải tắm miếng đã rồi đi đâu thì đi. Anh vẫn có thói quen tắm buổi sáng trước khi đi làm, nên dù lạnh thế nào, anh cũng tắm. Và dĩ nhiên anh biết, một chốc nữa anh sẽ gặp Hạnh Dung ở tòa.
Ba mươi lăm năm cưới nhau, trên danh nghĩa là vợ chồng, nhung hai người đâu có sống gần nhau được bao lâu chung sống, năm năm đi hành quân từ rừng nầy qua núi nọ, thỉnh thoảng đơn vị dưỡng quân, chạy ghé xẹt về nhà một đêm, rồi tất tả trở về đơn vị. Đời lính, đúng là lính xa nhà. Rồi anh đi tù bảy năm, rồi mười mấy năm trên kinh tế mới, vợ chồng chỉ gặp nhau trong khoảnh khắc hạn hẹp. Anh chưa bao giờ được làm chủ gia đình đúng nghĩa của nó. Anh lêu bêu ở Sài Gòn và lang thang ở Mỹ. Ở Mỹ mười lăm năm cũng mỗi người mỗi nơi. Lỗi lầm của anh hay của Hạnh Dung. Anh không nghĩ đó chuyện đó nữa, chỉ biết, không thể sống chung, không nhìn chung về một hướng, thì thà xa nhau còn hơn là sống trong sự lạnh lùng.
Hôm qua, Hạnh Dung gọi điện thạoi đến và hẹn anh ở một tiệm ăn Thái, tiệm ăn có những món ăn mà Dung thích, có một loại ớt cay đến xé lưởi. Đó là ý thích của nàng Nam đã biết khi còn sống bên nhau. Không có ớt cay là Dung không ăn được, hình như có một cái gì đó nhờn nhợn trong miệng nàng, lâu dần, nó trở thành thói quen.
Quán Thái về đêm khoảng sau 9 giờ rất vắng khách, Dung mặc áo len màu hồng nhạt, quần jean bó sát người, trông Dung trẻ ra và đp hẳn. Cung đã hơn sáu tháng hai người không gặp nhau. Sau ngày đám cưới đứa con gái đầu lòng, anh gọi điện thoại tới thăm, Dung nói bận, thế là từ đó đến nay cũng đã 6 tháng trôi qua. Đến hôm nay Dung được báo tin ra tòa, có lẽ nàng muốn nói một điều gì đó với anh, khi còn là vợ chồng, vì còn ràng buộc tấm giấy hôn thú, chứ đến khi, ông tòa đã ký vào bản ly hôn, thì mọi việc coi như đã xong, cuộc đời đã khép lại, riêng một đời nhau.
Nam hỏi:
“ Em khỏe không?”
“ Em khỏe”
Nam nói giọng lo lắng:
“Anh thấy em ốm lắm”
Dung cười nhẹ:
“ Ở Mỹ mập đâu có tốt”
“ Nhưng cũng đừng ốm quá.”
Câu nói rớt vào khoảng không, anh thấy mình có vẽ hơi đóng kịch, nếu lo cho nhau thì lo đã mấy mươi năm. Từ ngày anh đi tù, Dung một mình tự lo lấy thân, tự kiếm lấy cái ăn và nuôi con, anh không tham dự vào, bây giờ câu nói đó cũng chỉ là một sự vuốt ve không đúng lúc, nó có vẽ đãi bôi.
Hai người dừng lại ở đó khi người phục vụ mang đồ ăn ra, Dung thích đồ biển và tôm rim, anh thích canh chua và cá kho mặn. Kể cả món ăn, hai người cũng không hợp nhau, nhưng bây giờ, anh chìu Dung môt lần rồi thôi, khi hai người còn hôn thú là còn vợ chồng, đến khi hết đi, chỉ là bạn, còn lý do gì nữa để chìu nhau đây.
Anh lấy bát cơm của Dung và sới cơm cho nàng. Dung ăn lặng lẽ. Tự nhiên Nam thấy một nỗi buồn ụp đến. Cảnh nầy xãy ra được bao nhiêu lần trong đời sống vợ chồng ba mươi lăm năm. Hai người ngồi ăn với nhau và các con nữa. Hình như là ít lắm. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi thật bọt bèo.
Đang ăn, Dung ngẫn lên rồi nói:
“ Ngày mốt em có đi không?”
Nam biết Dung nói đến chuyện ly hôn của hai người, anh đáp:
“ Tùy em, em muốn đến cũng được.”
Rồi anh nói tiếp:
“ Nếu lúc trước em chịu ký vào đơn ly hôn thì hai đưa mình đâu cần ra tòa, nhung nay thì anh phải ra, còn em thì muốn thế nào cũng được, bởi vì anh đứng đơn.”
“ Em cũng muốn đến đó.”
Hai người lại tiếp tục ăn lặng lẽ. Trong lòng mỗi người tự dưng nghẹn lại. Dù không sống với nhau nhiều nhưng ba mươi năm đâu phải là ngắn, hai người luôn luôn dõi theo cuộc sống của ngườ kia.
Dung nói rất buồn:
“ Hồi đó, chuyện của Hoa làm làm em không ngủ được mấy tháng, em ốm o gầy mòn, xanh xao?”
Nam nói:
“ Anh xin lổi, anh cứ nghĩ đó là chuyện qua đường.”
“ Em không nghĩ là qua đường, khi mất niềm tin rồi thì mọi chuyện đều chấm hết.”
“ Lúc đó anh còn xốc nổi lắm.”
Chuyện cũ là một cuốn phim quay dở, lộn xộn đủ mọi hình ảnh nhập nhòe, mà phần lớn là do Nam, anh đóng vai nam diễn viên dỡ một cách tệ hại, làm hư cả một cuốn phim. Nam nghĩ vậy.
Bây giờ thì đến lúc diễn tới màn kết cục, có than thở hay nhận tội cũng chỉ là một hình thức để cho mỗi người cảm nhận mình được vuốt ve tự ái.
Hạnh Dung nói:
“ Em muốn đi đến đó để nhận biết được khi mình cưới nhau hạnh phúc bao nhiêu và khi li dị nhau đau buồn bao nhiêu, hay hai cảm giác đó cũng như vậy thôi.