Tinh thần Phật giáo trong thi ca Việt
Thái Tú Hạp
Qua những sử liệu nghiên cứu đã minh chứng Đạo Phật là Đạo Từ Bi Giác Ngộ, là con đường dẫn đến Không Tánh Tự Chứng viên mãn và siêu việt.
Đạo Phật không xuất thế và cũng không nhập thế: Đạo Phật vẫn liên tục chuyển thế trong từng giây phút trôi qua trên khắp mặt địa cầu và ngay cả trong toàn thể vũ trụ bao lạ Đạo Phật ngoài phạm trù ý nghĩa là một tôn giáo Giác Ngộ, thức tỉnh đang tỏa rộng và phát triển trên thế giớị Đạo Phật còn là một triết học tối thượng, một di sản tinh thần vô giá của nhân loại.
Đối với Dân Tộc Việt Nam, Đạo Phật đã tạo nhiều nhân duyên khai mở từ những năm đầu của kỷ nguyên Tây lịch. Từ đó dòng suối Từ Bi đã thẩm
thấu vi diệu trong tâm hồn người dân Việt, và đã gắn liền chứng nhập sâu lắng hòa hợp với tinh thần Dân Tộc Việt Nam đầy Trí Tuệ và Nhân Ái khoan dung.
Cuộc tồn sinh qua nghìn năm thử lửa, hàng trăm năm triền miên chinh chiến với ngoại thù, những thăng trầm theo mệnh nước nổi trôi u uẩn, nhưng Dân Tộc chúng ta vẫn kiên cường chịu đựng, vượt qua mọi hận thù vây khốn, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm đầy chính khí của tiền nhân, bảo tồn và phát huy
nét đẹp văn hóa đặc thù của Dân Tộc trong những nỗ lực khai triển tư tưởng triết lý đạo học uyên bác phong phú của Đông Phương. Trong những tư tưởng
cao siêu này, Đạo Phật vẫn là tôn giáo hàng đầu được tiếp thu ảnh hưởng một cách sâu xa và đại chúng nhất.
Việt Nam, trong quá khứ lịch sử đã từng ghi nhận các nhà cai trị đời Lý – Trần hiểu rõ hơn tính chất Từ Bi, Nhân Bản của Đạo Phật tạo dựng nên những thời kỳ đất nước hùng cường thịnh trị kéo dài đến hàng mấy trăm năm. Nền văn hóa sâu sắc này được gọi là Văn Hóa Phật Giáo, tiêu biểu của sự vượt thoát khỏi những nỗi thống khổ của cuộc sống, đưa con người thăng hoa đến sự An Lạc, chẳng khác như đóa sen vượt lên bùn lầy để tỏa ngát hương thơm dưới ánh mặt trời vi diệụ Các vị thiền sư, ngoài vị thế là những bậc chân tu, hoằng dương đạo pháp. Tuy nhiên, khi đất nước lâm nguy cũng phải xuống núi tham gia chính sự, hợp tác giúp đỡ tận tình các nhà lãnh đạo cùng nhau gìn giữ bờ cõi, trong ý niệm “lấy lòng Từ Bi hóa giải hận thù”, đem lại cho dân chúng an cư lạc nghiệp, vui hưởng cảnh thái bình. Kho tàng Văn Học Thiền Việt Nam đã lưu lại cho chúng ta những bài thơ súc tích thâm sâu về Tánh Không, Sinh Tử, Giác Ngộ, Chân Như, Vô Ngã, Vô Thường, Bồ Đề, Đạo Hạnh… như những viên ngọc quý vượt qua không và thời gian. Đã gợi hứng thăng hoa cho những dòng thi ca giá trị của nền Văn Học Dân Tộc. Chúng ta có thể đan cử một số các tài danh Thiền Sư tiêu biểu như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Huệ Sinh, Ngộ Ấn, Mãn Giác, Không Lộ, Hương Hải, Đạo Hạnh và Chân Nguyên.
Đến những thời kỳ rực rỡ những áng văn chương tuyệt tác của nhân gian như Kim Vân Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc… Chúng ta khám phá và cảm nhận cái tài tình đa dạng của các thi tài lỗi lạc Việt Nam không thua kém những thi hào, thi bá trên thế giới như Lý Bạch, Vương Duy, Tô Đông Pha, Tagore, Homère, Milton, Byron, Shakespearẹ.. Qua hai tác phẩm Kim Vân Kiều và Chiêu Hồn, Cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã thể hiện kiến thức uyên bác về Đạo Phật. Tất cả trầm luân của kiếp nhân sinh đều do nghiệp lực tác thành:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Thời đừng trách lẫn trời gần trời xạ..
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Cụ Nguyễn Du đã thể hiện thái độ tâm thức tuệ giác của người theo Đạo Phật một cách mênh mông vô lượng.
Không phải chỉ có cụ Nguyễn Du mới liễu ngộ tâm thức Chân Như, mà đến những nhà thơ khác trong suốt cuộc hành trình phát huy Văn Hóa Dân Tộc cũng đã chịu ảnh hưởng sâu đậm đến triết lý Đạo Phật.
Một nhân vật văn võ song toàn, siêu quần của lịch sử chính trị, quân sự và văn học Việt Nam: Cụ Nguyễn Trãi, tự là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, cháu của dũng tướng Trần Nguyên Đán, đậu Thái Học. Sinh năm 1400. đã từ bỏ gia đình yên ấm quyết tìm vào rừng núi Lam Sơn giúp Lê Lợi đuổi giặc Minh cứu dân cứu nước. Cụ sáng tác rất nhiều thơ văn khí khái như Bình Ngô Đại Cáo, nhưng cũng có rất nhiều sáng tác mang nội dung Đạo Phật, như Cảnh
Chùa Tiên Du:
Chiều về cột mái chèo con
Phăng phăng cất bước lên non thăm chùa
Mây vần chiếu lạnh giường xưa
Hoa rơi để lại hương đưa suối hiền
Ngày tàn vượn hú triền miên
Núi trơ sỏi đá, trúc nghiêng bóng dài
Bỗng nhiên ý nở tâm đài
Lời chưa nói kịp, phôi phai mất rồị
(Võ Đình dịch)
Qua đến những bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan… hương sen Đạo Phật vẫn còn trinh nguyên thơm ngát trong những dòng thơ của các thi nhân lỗi lạc nàỵ
Như dòng Cửu Long khởi đi từ đỉnh núi cao Tây Tạng ngút ngàn, như trên đỉnh Trúc Lâm, Linh Thứu thăm thẳm non caọ Dòng thi ca Việt Nam như lưu lượng tràn đầy cuồn cuộn đổ về biển khơi thắm mát hồn Dân Tộc. Có khi là những dòng thác trong, nhìn được bóng cá vẫy đuôi trùng trùng duyên khởi, có khi là những cánh bèo trôi giạt xa xót cả lòng nhau nơi viễn xứ. Nhưng cho dù ở phương vị nơi chốn và hoàn cảnh nào, với thơ chỉ có một tấm lòng ân nghĩa thủy chung. Thơ tự nó là thanh khiết bao dung, tha thứ và mang nội dung sứ điệp kêu gọi hòa bình. Đừng bao giờ bắt thơ mang khẩu hiệu, hận thù, ươm máu nhân sinh. Trong những nhà thơ thời tiền chiến sáng tác thơ ảnh hưởng Phật Giáo, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều tình ý và hình ảnh Chốn Thiền Môn trong thơ Nguyễn Nhược Pháp. Với thi phẩm Chùa Hương đã vẽ nên mối tình ngây thơ vụng dại dễ thương thánh hóa:
Hôm nay đi Chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi sương…
…Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa nhẹ lướt
Em thấy một văn nhân
Thuyền đi bến Đục qua
Mỗi lúc gặp người ra
Thẹn thùng em không nói:
Nam Mô A Di Đà.
Em đi, chàng theo sau
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu
Me bảo Đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau
Em ử Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau
Chàng cũng cho như thế
Ra ta hợp tâm đầụ..
Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mộng vàng
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp tin rồi hai người sẽ lấy nhau, lấy nhau là hạnh phúc, là hết chuyện và thiên ký sự tình yêu đến đây không còn tiếp nữạ
Khi đề cập đến thế giới Thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, chúng ta không thể không nói đến các thi tập nổi tiếng của ông như Thơ Say, Mây, Vân Muội
(kịch thơ), Trương Chi Hồng Điệp, Hoa Đăng, Rừng Phong, và Thi Tuyển Vũ Hoàng Chương. Như nhà thơ Trần Tuấn Kiệt nhận định Thơ Vũ Hoàng Chương qua cuốn 1 ôThi Ca Việt Nam Hiện Đạiọ xuất bản tại Sài Gòn năm 1965 …Cõi thơ Vũ Hoàng Chương lãng đãng những sương khói, một Niết Bàn riêng tư, thi nhân sống đắm chìm mộng mơ trong đó… nào có nghĩa gì đâu ở giữa thực tại trần gian nàỵ.
Khác với thi sĩ Đinh Hùng, những nhận định về tác giả và tác phẩm đối với nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã đổi khác, hoàn toàn hiện thực trong đời sống bùng vỡ tâm thức cùng với Quê Hương Dân Tộc bằng những chuyển hướng chính đáng ý nghĩa từ tiểu ngã đến đại ngã của ông qua bài thơ Lửa Từ Bi:
Lửa! Lửa cháy ngát tòa sen
Tám chín phương nhục thể trần tâm
Hiện thành thơ quỳ cả xuống
Hai vầng sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc
Chấp tay đón một mặt trời mới mọc
Ánh Đạo Vàng phơi phới
Dâng bừng lên, dâng lên…
Ôi ngọn lửa huyền vi
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi Vô Minh
Hướng về Cực Lạc
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo với lời kinh
Tụng cho nhân loại Hòa Bình
Trước sau bền vững tình huynh đệ này
Thổn thức nghe lòng trái đất
Mong thành quả Phúc về cây
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đồng loại chúng con
Nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình thương hiện Tháp Chín Tầng Xây
Thần Trí và Hùng Lực của truyền thống kẻ sĩ Việt
Nam như ngọn lửa luôn luôn thắp lên âm ỉ trong tâm
hồn cho dù ở trong mọi hoàn cảnh khổ nhục, băng
tuyết nào trên quê hương hay dặm ngàn đất khách.
Thiền Sư Nhất Hạnh đã hơn một lần gọi dậy Tình
Thương, kêu gào Hòa Bình ộ..Không bao giờ tách rời
lý tưởng từ bi cứu khổ của Đạo Phật ra khỏi
những đấu tranh gian khổ hàng ngày của Dân Tộc
Việt Namọ (Lời Bụt Cất Lên Từ Vùng Đất Đau
Thương của Morgan Gibson)
…Sáng hôm nay
Tới đây
Bãi cỏ xanh
Bỗng dưng hiện bóng hình em ngày trước
Bàn tay gió
Dáng vẫy gọi
Một chồi non xanh mướt
Nụ hoa nào
Hạt sỏi nào
Ngọn lá nào
Cũng thuyết pháp Hoa Kinh…
Thiền Sư mở cửa soi tâm, dặn lòng tỉnh thức:
…Mở cửa nhìn pháp thân
Đời mầu nhiệm không cùng
Lòng dặn lòng tỉnh thức
Dòng nước tâm trong ngần.
Người con Phật phải chăng lúc nào cũng chân thành
khơi sáng Tuệ Tâm, lấy Đạo Pháp làm nguồn vui sống
thanh thản, lấy thơ dung chứa tình thương xoa dịu
đớn đau cuộc đời, trong gần mười thi tập được
xuất bản nơi hải ngoại, hầu hết nội dung của thế
giới thi ca Tuệ Nga là một ánh trăng hiền dịu xanh
mát, thuần khiết trong tâm hồn thế nhân đầy trầm
luân khổ ải:
…Ý đạo mênh mang
Thơ đạo nhẹ nhàng
Trăng đạo thanh thoát
Như dòng suối mát
Trôi hết trầm luân.
Nếu nhận xét xem văn biết người thì quả thật thơ
Tuệ Nga đã thực sự biểu hiện con người Phật Tử
thuần thành, lúc nào cũng nói Pháp, nói những lời
đôn hậu từ bi và một lòng tôn kính Tam Bảo:
…Nguyện xin về bến Chân Tâm
Tịnh lòng con đã quán Thân, Nghiệp rồi
Khẩn thành kính tạ Phật, Trời
Bánh xe Diệu Pháp cứu đời độ sinh
Nhiệm huyền ơi nước tịnh bình
Con về nương bóng Cha Lành tạ ân
Vườn đời tươi bốn mùa xuân
Đẹp trang thế kỷ, trụ tâm an hòa
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca.
Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật trên hai mươi lăm năm ở hải ngoại, nhà thơ Du Tử Lê đã thủy chung bền bỉ nhất quán với cái nghiệp văn chương chữ nghĩa của dòng văn hóa Việt lưu vong. Chính ông đã tạo nên những sáng tác phong phú ở nhiều lãnh vực, kể cả công trình cố gắng làm mới cách thức sáng tác trong thể thơ lục bát đầy sắc thái, mang hồn tính Dân Tộc. Ở lãnh vực nào, cũng đều ghi nhận ông đã tạo nên những thành quả đáng khích lệ kể cả lãnh vực tình yêụ Sở dĩ chúng tôi nói khích lệ bởi vì tình yêu đã thăng hoa trong bản chất thi ca trữ tình của Du Tử Lệ Khác với Bà Hồ Xuân Hương hay làm thơ châm chích hoa cỏ nơi Cửa Thiền. Du Tử Lê thì lại khác, ông mượn lời uyên áo của Đạo Phật để tán tỉnh ngợi ca người tình bằng những ngôn ngữ khá tinh thông sâu sắc:
Thiền Viện tôi trưng chỉ ảnh em
Kinh kệ nghìn pho có một tên
Viết Hoa một chữ không ai hiểu
Phật bảo: Kinh mà không phải kinh
…
Phá chấp – Như Lai ở dưới trần
Hiện thân Bồ Tát cứu nhân gian
Cây oan khuất vẫn nghìn tay vẫy
Tôi vẫn nhìn em là Chân Kinh
…
Vì em tôi đã làm Sa Di
Không đi nên ý vẫn quay về
Bế quan tọa thị. Tôi và vách
Em tụng kinh gì? Cho nghe đi
oOo
Hôn em Bồ Tát. Chuông kinh hãi
Rung hoang vì tôỉ Hay cả em?
(Vì Em, Tôi Đã Làm Sa Di)
Nếu thật sự đề cập trọn vẹn và đầy đủ những ảnh hưởng tinh thần Phật Giáo qua thi ca Việt Nam, khuôn khổ bài nghiên cứu sưu tầm này sẽ lên đến
cả nghìn trang, kể từ khi Đạo Phật hiện hữu tại Việt Nam và hình thành Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu, Bắc Ninh vào thế kỷ đầu Kỷ Nguyên. Bài viết có
tính cách sơ lược một vài nét tượng trưng, dĩ nhiên không thể nào không thiếu sót khiếm khuyết nhiều tác giả và tác phẩm giá trị.
Trong mỗi sát na của đời sống đang triền miên xảy ra bao nhiêu đảo điên của tâm Vọng Ngã. Bao nhiêu Luân Hồi sinh diệt của chúng sanh trong cõi Ta Bà khổ ải nàỵ Thể xác như căn nhà cõi tạm. Mỗi con người chẳng khác nào như một sinh vật bé nhỏ đến cư ngụ trong khoảnh khắc thời gian rồi lại biền biệt ra đi. Tất cả đều Vô Thường, Như Huyễn. Trong cuộc hành trình trên dương thế, con người hiển nhiên chấp nhận những biến cố Sinh, Lão, Bệnh, Tử như một
định luật không thể nào thoát ra được. Con người quả thật như hạt bụi cô đơn, khổ đau, tội nghiệp. Chỉ còn con đường duy nhất an trụ vào cõi tâm an bình mà đức Như Lai đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Chính mình mới đột nhập vào tận cùng sào huyệt Vô Minh để khai hóa Tuệ Giác, Tâm Chánh Niệm tạo sự an vui hạnh phúc trong đời sống thường hằng.
Luân lý, đạo đức càng ngày đang bị phá sản chung quanh đời sống chúng ta, ngay từ bản thân, gia đình đều chịu những ảnh hưởng suy đồi, nếu chúng ta
không vững tâm ý thức tạo nên những cuộc cách mạng tâm linh chân chính. Người mà tâm không giao động khi tiếp xúc với thế gian Pháp. Không sầu muộn, vô nhiễm và an bình là người đó tạo nên phúc lành cao thượng nhất. Nếu muốn đạt được tâm nguyện như thế, hãy nên rèn luyện, tu tập, luôn hướng về con đường Giác Ngộ Viên Mãn mà Đức Như Lai đã soi sáng hơn 25 thế kỷ qua và đang tiếp tục sứ mạng làm vơi tan khổ đau hàng triệu triệu chúng sanh nơi trần thế.