“TÍNH “QUÊ HƯƠNG” và “TÍNH VĂN HÓA” qua “NGÀY VĂN HÓA VÀ HỘI NGỘ ĐỒNG HƯƠNG QUÃNG-ĐÀ 2003” Nguyễn Thùy
Nguyễn Thùy
Ngày ‘Văn hóa và Hội ngộ đồng hương Quãng-Đà 2003″ do Hội Aí Hữu Đồng Hương Quãng Đà Dallas-Fortworth tổ chức trong hai ngày 24, 25/5/03 tại Westin Hotel, Galleria Dallas, Texas đã thành công tốt đẹp. Báo chí, truyền thanh, truyền hình và internet đã quảng bá khắp cùng thế giới, nơi nơi có người Việt cư ngụ. Từ xứ Thụy Điển (Sweden) xa xôi, tờ báo điện tử Việt Điển cũng tung lên mạng lưới trời. Người Việt trong nước, nhất là vùng xứ Quãng thân yêu hẳn đã biết và chắc cũng cùng hân hoan chào đón, chia vui.
Nơi đây xin ghi lại hai nét đặc sắc -TÍNH QUÊ HƯƠNG và TÍNH VĂN HÓA của thành quả đó.
A.- TÍNH QUÊ HƯƠNG :
800 đồng hương xứ Quãng từ các tiểu bang Hoa Kỳ và Gia nã Đại cùng từ nhiều quốc gia bên kia đại dương : Uùc, Pháp, Đức, Bĩ, về đây gặp gỡ, mừng vui, hàn huyên, tâm sự, hỏi thăm sức khỏe, gia đình, thân nhân, bè bạn, thầy trò, chiến hữu, đồng môn, đồng khóa; trao nhau buồn vui, khổ sướng, rủi ro, may mắn , thành đạt, dự tính; nói chung cảnh sống, cuộc đời ngày qua, bây giờ, ngày tới …Quả tình Quê hương đậm đà, thân thiết, ấm cúng chan hòa. Nhưng không chỉ dừng ở đấy. ‘TÍNH QUÊ HƯƠNG’ của hai ngày Hội chứa chan màu sắc, hình ảnh Quê Hương nơi nhiều chi tiết khác qua bao công phu, sáng kiến tổ chức, dàn dựng, trang trí, trình bày.
1/- Chiếc “Chùa Cầu” phố cổ Hội An nổi bật trên bức phông nền trắng nhạt phía sau sân khấu, soi mình dưói dòng sông Hội xanh lơ lơ, dịu mát một khung trời. Đây không là tấm ảnh phóng đại, không là bức họa của một họa sĩ tài hoa mà là chiếc Chùa Cầøu ‘thựïc’ được thu nhỏ cho vừa khung bức màn. Đây là chiếc Chùa Cầu được “tái tạo”, được “kiến trúc” lại do bàn tay khéo léo của hai cựu học sinh Phan Thanh Giản Đà Nẵng (Vinh và Hoa, hai anh em sinh đôi), công phu cả hai tháng trời dùng carton và cây gỗ cắt từng miếng, từng mảnh dán, ghép , ráp, nối, sơn phết đúng theo màu sắc và cách kiến trúc chiếc Cầu cổ với chiếc mái nâu xám, với những hình long châu, hình rồng, hình thành cầu bằng những thanh gỗã, tiện tròn đầu theo hình con cơ trong bộ bài, màu xám đen nhờ nhờ theo thời gian.. Tất cả dựng lại chiếc Cầu cổ kính, nhỏ hẹp, bên trong tối mờ mờ như một khoảng bóng râm làm mát da người từ bên nay hay bên kia cầu đã cuốc bộ qua đoạn đường nhỏ hẹp không một bóng cây giữa trời nắng hạ. Từ xa nhìn tới, khán giả trông như chính chiếc Cằu phố Hội đã được chuyển về đây, làm dịu mát không khí nơi đây đang vào mùa nắng rát. Một công trình mỹ thuật đòi hỏi khéo tay và óc thẫm mỹ cùng tấm lòng nặng tình cố cựu với di tích quê hương.
2/- Những lồng đèn trên sân khấu từng lúc chuyển màu đã được đặt mua tại Hội An, thành phố cổ , một di tích lịch sử, một thắng cảnh du lịch được Liên Hiệp Quốc bảo trợ đang cuốn hút khá nhiều du khách Aâu Tây. Bốn mươi chiếc lổng đèn hoa sen cầm tay dùng cho đoàn múa được đặt làm tại Đà Nẵng, đem về Dallas thêm pile và bóng điện, nhấp nhô lên xuống thấp cao, xoay tròn trên búp tay son trẻ các nữ sinh theo điệu nhạc.
3/- Những chiếc áo dài the, gấm cùng khăn đóng cho nam sinh diễn viên, đặt may từ Đà Nẵng, đúng theo cách phục sức của sĩ tử, thư sinh ngày trước, đồng thời tiêu biểu đặc trưng từng miền xứ Quãng. Aùo dài nữ do chính các em nữ sinh chọn kiểu, chọn màu được cô Cẫm Tú đặt may tại Saigon, nổi bật trên sân khấu trong màn trình diễn màu sắc Quê hương, từ kiểu áo tha thướt, trang nhã đến kiểu áo được cải cách ít nhiều theo thời trang nhưng vẫn giữ nét thanh nhã, đoan trang, duyên dáng.
4/- Những Slide về cảnh trí xưa của Quê hương Quãng Đà : phố Hội, thành Đà, cổ viện Chàm, cửa Đại, đền Mỹ Sơn, thành Điện Hải,…..được rọi lớn trên hai màn ảnh bằng vải trắng hai bên cánh sân khấu, đưa mọi người gặp gỡ cảnh cũ người xưa để nhớ, để thương, để gắn bó với non sông, đất nước.
5/- Aûnh Bác sĩ Đinh Văn Tùng, chánh quán Hội An, cựu Giám đốc Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Nẵng, cựu giáo sư Đại học Y khoa Huế, một trong những sáng lập viên Đại học Quãng Đà, và là giáo sư Đại học Y khoa Galveston, Texas (vừa từ trần tháng trưốc tại Houston, Texas) cùng hình ảnh các cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Lê Uyên Phương cũng được rọi lớn cho khán giả tưởng nhớ những tài danh đất Quãng đã vội ‘ra di’, để lại nơi người sau bao nhiêu nuối tiếc và để nhắc nhở người nay đem khả năng tạo cho lịch sử giống nòi thêm những công trình sáng giá.
Chừng ấy sự việc cho thấy bao công sức, bao sáng kiến, bao khả năng tổ chức chu đáo, sửa soạn cho ngày Văn hóa và Hội ngộ đồng hương mang nặng “Tính Quê Hương” đậm đà tình tự, chan chứa sắc màu dân tộc nơi một vùng non nước (xứ Quãng) dấu yêu. Phần nào, đồng hương xứ Quãng như ‘diện tiền’ với cảnh cũ, người xưa để thấy, để nghe, để sống tiếng lòng dân tộc dậy dàng, náo nức sau bao năm dài phải rời nước ra đi vì oái oăm lịch sử để luôn nhủ với lòng mình :
-Quê hương mãi ở lòng ta đó
Vàng đá là đây, nhắn nhủ lời!
(thơ Lê Ngọc Chấn)
B.- TÍNH VĂN HÓA :
“Ngày Văn hóa”, quả thật là “Ngày Văn Hóa”! “Tính Văn hóa” thể hiện rõ ràng qua suốt mọi sinh hoạt trong hai ngày hội ngộ đồng hương.
1/- Bữa cơm chay từ 10 giờ sáng đến giữa trưa ngày 24/5, do Thầy Thích Tịnh Đức (người Quãng Nam) đãi tại chùa Đạo Quang, với món cary do chính tay Thầy nấu. Những lời thơ do chính Thầy ứng tác, được Thầy viết, nét chữ đẹp, rõ, vững mạnh trên những tờ giấy dày trắng tinh, vàng nhạt hay xanh lơ, tặng khách đồng hương, thấm đượm mùi thiền và tình gia đình, non nước. Lời thơ và cảnh Chùa thơ mộng với tương Phật, tượng Bồ Tát Quan Aâm tạc dựng bằng đá cẫm thạch núi Non Nước từ Đà Nẵng chở sang, với hồ sen xinh đẹp, với cảnh sắc thiên nhiên thanh tĩnh, trầm lắng, ru lòng khách thưởng ngoạn lâng lâng, mơ màng hướng vọng những nét màu xa xôi, hoằng viễn. Thanh bình nơi cảnh trí, thanh bình nơi lòng người. Họa sĩ Vũ Hối đã tặng Thầy, tặng Chùa chiếc dĩa tròn plastic màu vàng sậm vân đen, trong lòng dĩa là hai câu thơ thư họa, nét bút bay lượn mĩ miều. Lời thơ, nét bút đáp ứng tâm thức con người vọng hướng cảnh sống thuần nhiên, trong sáng, giản dị, thanh tân trong tự tại với chính mình, trong hòa đồng với thiên nhiên, vũ trụ:
-Đất vào duệ trí ba-la-mật
Người nở thiên hương bát-nhã-tâm.
2/- Phần triễn lãm khai mạc lúc 3 giờ chiều cùng ngày sau bữa cơm chay nơi Chùa Đạo Quang, tại Lobby của Great Ball Room, Westin Hotel. Ong NguyễnVăn Tường, Chủ tịch Cộng đồng người Việt ở Dallas và vùng phụ cận cùng Bác sĩ Nguyễn Văn Hào, Hội Trưởng Hội Aùi hữu đồng hương Quãng Đà Dallas, Texas cắt băng khánh thành phòng Triễn Lãm trước sự hiện diện của quan khách và đông đảo đồng hương. Bác sĩ Nguyễn Văn Hào giới thiệu hai họa sĩ Bé Ký và Hồ Thành Đức từ Californie đến với gần 50 bức tranh; cô Tống Thị Mộng Hoa giới thiệu họa sĩ đồng thời là nhà thư họa tài danh Vũ Hối với một câu dí dỏm: “Vũ Hối không chính cống là Quãng Nam vì không biết… cãi”. Quả thế, Vũ Hối bình thường nghe nhiều hơn nói và có nói cũng chẳng phản bác ai ngoại trừ Cọng sản.
-Bé Ký, đã trở thành Quãng Nam từ ngày lấy chồng -họa sĩ Hồ Thành Đức. Bút họa của nàng giản dị, trong sáng, mộc mạc, ít nét nhưng nhiều tình. Chủ đề chính của họa phẩm là Tình Mẹ Con, Tình Người qua chân dung những thiếu nữ, những con người bình thường, dung dị, trầm mặc, cất giấu niềm đau trước những cảnh đời ngang trái tàn xiêu. Đấy là hình ảnh người Mẹ Việt Nam, người Mẹ của con người, của loài người, nếu có thể gọi thế, cả người Mẹ Thiên nhiên kiên nhẫn, bền bĩ, sắt son dù trần thế đa đoan đến mấy. “Mẹ”, ai không có người Mẹ, cả trần gian, cả thiên nhiên, vạn vật. Từ xưa, từ thời Cổ Hy Lạp, bao nhiêu từ chỉ thiên nhiên đều thuộc về ‘giống cái’ : Phusis (Hy Lạp), Natura (La Tinh), Die Natur (Đức), Nature (Pháp) và bên Đông Phương, Lão Tử đã gọi: “Hữu danh vạn vật chi mẫu” (có tên là Mẹ vạn vật). Dân tộc Viêt Nam đã có người Mẹ –Mẹ Âu Cơ- (chắc là đẹp -con gái Việt Nam không đẹp sao?), hiền lành, nhẫn nhục nuôi dưỡng trăm con lớn khôn, tạo dựng một giang sơn gấm vóc, rất nhiều truân chuyên nhưng rất nhiều bền bĩ, kiên cường. Bé Ký, họa sĩ của những người Mẹ, người con, những phụ nữ, thiếu nữ, càng ngày càng điêu luyện hơn trong nét bút, phong phú hơn trong đề tài theo số tuổi lớn dần cùng năm tháng suy tư. Họa phẫm của nàng chan chứa tình yêu thương qua những cảnh đời rất thực, thấm nhập vào lòng người hương sắc của “tấm lòng” son sắt thủy chung trong tương giao xã hội, trong đối đãi, trong liên giao tâm tư giữa người và người. Họa phẫm của nàng thiên về quan điểm “Vật linh” (animisme), quan niệm mỗi sự, mỗi vật là một “sinh thể” mang chứa nơi mình một “nguyên lý nội tại” tức linh hồn hay cái “tâm”, cái “tấm lòng”, kết hợp hài hòa cả ba nguồn năng lượng tự thân : “thể năng, trí năng, tâm năng” vừa để bảo vệ, duy trì, phát triển cuộc sống mình vừa để tác động và đón nhận tác động bên ngoài để cùng được “sống chung” (vivre ensemble) cho nhau. Qua vẻ giản dị, đơn sơ của họa phẩm Bé Ký, xin đi sâu vào nội tâm mình để nhận ra bề sâu tâm hồn của nàng gởi vào trong nét bút.
-Hồ Thành Đức, họa sĩ phần nào thuộc trường phái Aán tượng, dung hợp tính cách Việt Nam với khuynh hướng hội họa của một số trường phái Aâu Tây. Sắc màu, đường nét thay đổi theo từng đề tài hội họa nhưng tranh của chàng, nhìn chung, mang chở cái hào hùng trong bi lụy, cái can trường trong đớn đau, phản ảnh con người chàng : thân hình cao lớn (so với người Việt Nam) , khuôn mặt phương phi đôi khi bậm trợn, giọng nói sang sảng dù môi trên có méo lệch (do bệnh tật hay do tai nạn nào) trong thuyết giảng; phản ảnh cuộc sống chàng luôn luôn gượng mình đứng thẳng qua bao hiu hắt, tàn xiêu, bầm giập. Nhìn chàng, nhìn tác phẩm của chàng, ta có phần liên tưởng “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Chàng “chèo” đời mình qua nét bút, qua cây cọ lúc giản dị, dịu hiền, tươi mát, lúc sôi nổi cuồn cuộn sắc màu lồng lộn đan nhau; chàng “chèo” đời mình và đời thiên hạ, tìm về bến bờ bình an, đoàn tụ qua bao dông bão của phận mình và đất nước, qua cuộc thế dâu bể, phù trầm. Họa phẫm của chàng đưa ta đi sâu vào cảm giác diệu kỳ để từ cảm giác, ta nâng tưởng tượng của ta vào những gì lung linh, diệu vợi, trừu tượng, ẩn mật nào đấy. Hầu như nơi chàng còn nhiều “thi ứng” (poétique) đang độ mở phơi để ‘hiện thực’ (réalisme) và ‘siêu thực’ (suréalisme), ‘ấn tượng’ (impressionnisme) và ‘tượng trưng’ (symbolisme) lồng nhau, quyện vào, sao cho “công họa” và “tâm họa” hài hòa.
-Vũ Hối, không đem theo họa phẫm nhưng khá nhiều bức thư họa trên lụa vàng óng ả và trên những chiếc đĩa plastic màu vàng ngà phơn phớt vân đen. Đôi lời kinh sách, đôi vần ca dao, tục ngữ, đôi lời thơ được chọn lọc cuả người xưa và người nay sáng lên qua nét bút màu đen, nổi bật trên nền lụa vàng lóng lánh. Một nghệ sĩ tài hoa vừa thơ vừa họa. Tùy theo nội dung lời thơ được chọn, nét bút lúc dịu dàng, thanh nhã, uyển chuyển, lúc hùng mạnh, hiên ngang , ngang tàng nhưng lúc nào cũng lả lướt, bay bướm. Con người chàng là thế đó ! Luôn luôn dung dị, hiền hòa, khiêm tốn nhưng kham nhẫn, kiên trì, hào sảng trong tình, mạnh hùng trong ý; bao nhiêu năm tù ngục vẫn không thể làm suy suyển tay bút, vẫn bất khuất bền gan đeo đuổi nghệ thuật dù thân xác đớn đau và một mắt bị hư vì đòn thù tàn bạo. Vũ Hối là người Việt Nam sáng lập trường phái “Luân Vũ họa” (Painting in Motion) và trường phái “Thư Họa” (Handwriting-Painting) được vinh danh trong Đại Hội Mỹ Thuật Thế giới tại thành phố Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ) tháng 11 năm 1994 sau khi đoạt giải khôi nguyên Hội Họa Quốc tế tại Hoa Kỳ năm 1993. Vũ Hối là người đầu tiên đưa chữ Quốc ngữ vào tranh, tạo nên những bức “tranh thơ” qua lối thư họa của mình. Niềm vui và hãnh diện cho người Việt, cho đồng hương xứ Quãng..
Cả ba họa sĩ đã từng triển lãm tranh nhiêu nơi, nhiều nước (Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Ba Lan, Aán Độ, Phi Luật Tân,…), được hâm mộ, tán thưởng, được nhiều giải thưởng quốc tế. Cả ba đã góp phần làm rạng rỡ nghành Hội Họa Việt Nam trên trường quốc tế sau bao bậc đàn anh một thời thuở trước .
Quan khách trầm trồ, đi qua lại ngắm nhìn, tán tụng. Một số họa phẫm và thư họa đã được bán với giá khiêm tốn nhưng cũng đủ thừa dư cho ba họa sĩ vừa trang trải vé máy bay khứ hồi vừa thêm chút điều kiện cho nhửng công trình mới. Bức hình ‘Mẹ Con’ của Bé Ký được tác giả gởi tặng Hội Aí Hữu đồng hương Quãng Đà (nhưng chắc Hội sẽ gời lại ít nhiều bù trừ).
(Những phát biểu trên về Hội Họa do cảm nhận chứ người viết không mấy chút kiến thức về bộ môn nghệ thuật nầy).
3/- Bên trái cửa vào, đối diện với triễn lãm họa phẫm là trưng bày sách báo.Từng chồng sách, báo choán đầy mấy chiếc bàn lớn, không kể số khác còn nằm trong những thùng carton dười nền sàn. Có những bìa sách đơn sơ chỉ mang tên tác phẩm và tác giả, trong lúc phần đông các bìa khác, nhất là các Tuầân san, Nguyệt san lại lộng lẫy nhiều màu rực rỡ trên nển giấy láng. Đủ mọi thể loại: tiểu luận, văn thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký, biên khảo chính trị, tư tưởng, văn học,…Đủ mọi đề tài: cuộc chiến Việt Nam, những khổ nhục, đau thương trong trại tù, trong những chuyến vượt biên, tình nghĩa gia đình, Tổ Quốc, quê hương, những trận chiến đã qua, cảnh sống và tình người nơi đất khách, những hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ, quyền ngưòi…,cả những vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế và trong nước. Tất cả, tất cả nói lên suy tư, tâm trạng nhìn về đất nước, nhìn lại trang sử bi thương ngày qua, hiện tình tối tăm của xứ sở giờ nầy,…Tất cả, tất cả mang chở tấm lòng dạt dào yêu thương, nhớ tưởng quê hương, đồng bào, tấm lòng gắn bó với đất tổ, quê cha, nỗi khắc khỏai ngậm ngùi trước cảnh văn hóa suy đồi, trước cảnh xã hội luông tuồng trong bệnh hoạn nơi quốc nội, nỗi khát khao được thấy tự do, dân chủ sớm được thực hiện tại quê nhà,… Khách nhìn quanh quất, tần ngần lấy lên quyển nầy, quyển nọ, nhìn bìa sách, lật giở đôi trang, xem qua mục lục, rồi để xuống, với tay tìm quyển khác. Biết chọn sao đây? Sách quá nhiều, mới hàng chục tác giả thôi; bao nhà trước tác tham dự ngày Hội nầy đã không mang theo tác phẫm. Thôi thì mua đôi quyển có nhan đề hơi lạ hoặc của những tác giả từng quen mặt, biết tên hay đã được nghe tiếng từ lâu. Nhìn chung, sách nào cũng được khách mua, ít hay nhiều. Một số tác giả luôn tay ký tặng người mua, cả số bạn bè Văn nghệ từng quen hay mới chỉ gặp mặt, biết tên.
Số lượng tác phẫm –chưa nói đến nội dung- cho thấy sức trước tác phong phú, dồi dào, đa dạng của giới trí thức và Văn nghệ sĩ Quãng Đà. Một đóng góp khá lớn cho nền Văn học Việt Nam để cùng với bao trước tác của các địa phương khác khắp Bắc, Trung, Nam nơi xứ người, tạo nên một dòng “Văn Học Việt Nam hải ngoại” của số người Việt Nam đã phải một thời ly hương. Lịch sử Văn Học Việt Nam sau nầy sẽ ghi tên bao cây bút lớn, bao tác phẩm giá trị của số người đang “xa xứ” hôm nay Lịch sử Văn học, Văn hóa thế giới chắc cũng không quên.
4/- Sau thời gian triễn lãm, là thời gian hội ngộ của đồng hương từ 6 giờ chiều taiï phòng Paranomic trên đỉnh cao của khách sạn Westin. Vào cửa không vé. Gian phòng khách sạn chật ních người, đầu xanh, đầu trẻ, đầu bạc, đầu hoa râm,…,y phục trang trọng hay đơn sơ; áo dài tha thướt, quần dài trắng xen với jupe màu, quần jean bó chặt; tóc dài xỏa ngang lưng bên cạnh những đầu tóc búi đủ kiểu, cả những mái tóc “garcon” của đôi cô và đôi trẻ gái. Đây là thời gian ồn ào nhất. Mặc sức trò chuyện, trao gởi, hàn huyên. Ở các xứ tiên tiến nầy, không còn lề thói phân chia cấp bực, chức vụ, địa vị, cấp bằng , giàu nghèo, danh lợi, thân sơ nhưng xưng hô, thưa gởi vẫn hoàn toàn Việt Nam: cụ, bà, ông, bác, cô, dì, cậu, chú, anh, chị, em, con, cháu,….; tôn ty trật tự rõ ràng theo truyền thống lễ giáo; nghĩa ấm tình thân theo liên hệ gia đình, liên hệ tình cảm, thứ bậc tuổi tác. Điều nầy không riêng nơi đây, -đồng hương Quãng-Đà- mà chung khắp nơi mọi đồng hương các Hội đồng hương khác trên “thế giới quê người”.
Ngày 25/5, phòng Hội Great Hall Room Westin Hotel lại chật ních người. Chương trình sinh hoạt gồm hai phần : phần thuyết trình và hội thảo Văn hóa từ 12 giồ trưa đến 4 giờ chiều; phần Văn nghệ và dạ vũ từ 6 giờ chiều đến khuya.
5/- Phần thuyết trình và Hội thảo Văn hóa : trên 300 khách nôn nóng đợi chờ. Mười ba đề tài, mười ba diễn giả. Nhiều diễn giả được mời nhưng rất tiếc không thể sang tham dự: Giáo sư nhà văn học giả Võ Thủ Tịnh ở Pháp (Paris), 83 tuổi không thể di chuyển đường xa suốt trên 10 giờ bay; Giáo sư nhà văn học giả Vũ Ký ỏ Bĩ (Bruxelles), 82 tuổi đời, đã mua vé máy bay nhưng giờ chót, yếu người không qua được ; Sử gia Trần Gia Phụng ở Canada, ban Tổ chức đã mua vé máy bay nhưng vì sao đó không thể đáp ứng lời mời; nhà Phê bình Văn học Nguyễn Hưng Quốc ở Uùc vì bận chấm thi Trung Học rất tiếc phải vắng mặt; nhà văn Võ Phiến ở California, vì vợ gặp tai nạn nên không sang (Võ Phiến, không gốc Quãng Nam nhưng gắn bó với quê hương nầy vì -lời Võ Phiến- chính người Quãng Nam –nhà văn Nguyễn Văn Xuân và Giáo sư Võ Thủ Tịnh- đã đưa anh vào đường Văn nghiệp) ; nhà thơ Thái Tú Hạp ở Nam Cali . (Ban Tổ chức và khán thính giả vô cùng tiếc không được gặp và được nghe những nhà trí thức, nhà văn tên tuổi trên).
-Một Chủ tọa đoàn được mời lên sân khấu: Giáo sư nhà văn lão thành Doãn Quốc Sĩ, từ Houston, Texas; người yếu nhưng phong độ trang nhã, ung dung, hiền hòa, dễ mến, thoạt nhìn, người lạ mấy cũng cảm tình và kính trọng, công trình văn học đồ sộ, đã già nhưng ngòi bút vẫn linh hoạt; nhà hoạt động chính trị Phan Vỹ đến từ Washington D.C., tuổi 80 vẫn mạnh mẽ, kiên cường, trong chiếc áo dài thụng màu đỏ thêu từng hình chữ ‘thọ’, chiếc khăn đóng vàng, trông như một chức sắc khoa bảng ngày xưa, ăn chay trường, mấy tháng qua, mỗi ngày tụng thuộc 300 đến 500 lờøi Kinh Phật; Giáo sư Lại Thế Hùng đến từ Âu Châu, nhà hoạt động chính trị đã bôn ba hầu khắp các quốc gia Âu, Á, Mỹ, dáng người mạnh mẽ, chĩnh chạc, nghiêm trang ẩn chứa niềm tin cùng ý chí đấu tranh kiên cường, bền bĩ; Họa sĩ Vũ Hối, phần nào trầm mặc, chút nào bối rối, e thẹn trong vai thành viên Chủ tọa đoàn.
-Bác sĩ Nguyễn Văn Hào, Chủ tịch Hội Aùi Hữu Đồng hương Quãng Đà lên chào mừng quan khách, bày tỏ niềm vui hạnh ngộ, trình bày ý nghĩa, mục đích Ngày Văn Hóa và ngày Hội ngộ đồng hương. Trẻ trung, điềm đạm, từ tốn, giọng rõ, thanh trong, chậm mà linh hoạt, nhẹ mà vang xa, lúc hân hoan, lúc bi tráng, lúc trầm hùng. Bài diễn văn miệng ngắn gọn, đầy đủ, trọn vẹn nội dung cần thiết mà lẽ ra có thể rất dài lời. Một vị Bác sĩ không làm thơ, không viết văn, không làm báo lại thích, lại yêu văn hóa, sẵn sàng bỏ công, bỏ sức cho văn hóa, bên cạnh người vợ –Nguyễn Thị Thanh Hà- cũng trẻ trung, duyên dáng, đảm đang việc nhà mà ‘đảm đang’ cả việc văn hóa cùng Ban Chấp hành của Hội giàu thiện chí, thành tâm, sốt sắng phục vụ đồng hương và văn hóa; mọi sinh hoạt của Hội Aùi Hữu Quãng Đà kết quả tốt đẹp không là điều mấy lạ.
-Đề tài thuyết trình bao gồm nhiều lãnh vực : Văn thơ, Hội họa, Aâm nhạc, Giáo dục, Khoa học, đời sống, sinh hoạt Văn học, chính trị…Mỗi đề tài chỉ giới hạn trong 10 phút, thật quá eo hẹp cho nội dung đề tài, quá khó cho từng diễn giảû. Aáy thế mà được tôn trọng, dĩ nhiên đôi người “phá luật” ít nhiều. Mười phút ngắn ngủi, diễn giả không có bàn ghế để ngồi, chỉ đứng với chiếc micro trên tay. Điểm đăc biệt, tất cả đều không giấy tờ, ngoại trừ lúc phải nhìn vào giấy đọc các con số thống kê. Mười phút : thử thách tài ăn nói chăng hay e ngạiï “nói dài, nói dai, nói dở” dễ ru thính giả ngủ gà ngủ gật hoặc bỏ phòng ra ngoài hóng mát? Chấp nhận 10 phút cho một đề tài lớn, hẳn phải nhiều tự tin và bài nói phải vô cùng cô đọng. Mỗi diễn giả, trước khi nói, trình bày sơ lược tiểu sử mình. Không một ai dông dài kể lễ, có người gát qua phần nầy. Xen kẽ giữa các bài thuyết trình là những giọng hát trong trẻo lúc trầm hùng, lúc cao vút của Đoàn Việt Nhạc xứ Vạn Hồ (Minesota, vùng Tây Bắc Mỹ hầu như quanh năm băng tuyết) đã thuê xe bus suốt mấy ngàn cây số đến giúp vui. Các bài hát đã được Đoàn Việt Nhạc cùng Ban tổ chức chọn lựa trước. M.C. Nguyễn Hân vui tính lần lượt trân trọng mời từng diễn giả lên bục thuyết trình.
* Trước tiên, Tiến sĩ Dương Như Nguyện với đề tài “NGƯỜI SINH VIÊN LUẬT MỸ GỐC VIỆT, EM LÀ AI?”. Duyên dáng, trẻ trung, nghiêm nghị, khuôn mặt sáng hồng, phản chiếu từ màu áo đỏ, nhà Giáo sư Luật thuật lại câu chuyện cô đã hỏi ba sinh viên luật gốc Á Đông -Trung Hoa, Aán Độ, Việt Nam- “EM LÀ AI?” để trắc nghiệm xem mỗi sinh viên biểu hiện sắc thái dân tộc mình ra sao. Nội dung bài nói nhằm khuyến khích người sinh viên Á Đông, đặc biệt là Việt Nam nên bảo tồn những nét đẹp của Văn hóa nước nhà trong cuộc sống nơi xứ người và trong khi hấp thụ Văn minh, Văn hóa xứ người. Nhà Luật học, cũng có thể vừa là nhà Xã hội học, vị Giáo sư trẻ nầy có lẽ đã qua thời gian tìm hiểu những thế hệ con em Việt Nam di dân sang Hoa Kỳ hay sinh trưởng nơi xứ sở nầy, trong hoàn cảnh gia đình lận đận mưu sinh, khó khăn trong hội nhập vào xã hội Mỹ, có còn gìn giữ những tinh hoa truyền thống của giống nòi. Và điều đáng mừng, Cô nhận thấy ngưòi sinh viên Việt Nam đã không ‘mất gốc’, hấp thụ văn hóa người nhưng trong tâm thức luôn quay về vớt đất Tổ, vẫn không phai nhòa cái căn cước, lý lịch Việt Nam trong tâm hồn. Một niềm tin, một nhắn nhủ thân tình, một gởi trao ưu ái đến tầng lớp sinh viên Việt Nam, Á Đông nói chung, tấm lòng tha thiết với Văn hóa truyền thống, với tiền đồ đất nước, quê hương. Khán thính giả vỗ tay, nồng nhiệt tán thưởng, hoan hô vị Nữ Giáo sư luật, trẻ trung, uyên bác. Cái quy định 10 phút xem ra thính giả không mấy hài lòng vì như mong muốn diễn giả nói nhiềøu thêm chút nữa. (Cô Dương Như Nguyện, tác giả cuốn “Mùi Hương Quế” viết bằng tiếng Việt, thông thạo tiếng Việt, tiếng Anh & Mỹ, là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam thành công vượt bực tại Hoa Kỳ. Chưa quá tuổi ba mươi, Cô đã là nữ thẩm phán đầu tiên của người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ, Chánh án Tòa án Houston. Chán nghề quan tòa, Cô chuyển qua làm Luật sư, đại diện các công ty Mỹ tại vùng Đông Nam Á rồi về Đai học Harvard, trở thành Luật gia, giáo sư Đại học Luật thành phố Denver, Colorado).
* Nhà văn Nguyễn Thùy –người viết bài nầy- nhỏ con, mảnh người, trình bày “ĐẠO ÔNG BÀ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC”, nhấn mạnh đến tính cách :”Một Tín ngưỡng không tôn giáo, một thứ Siêu thuyết (métathéorie) của dân tộc Việt Nam.
* Giáo sư Hội họa Hồ Thành Đức trình bày “SINH HOẠT HỘI HỌA VIỆT NAM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC”. Theo ông, Hội họa đã đến với con người từ buổi sơ khai từ những hình nét đơn sơ hiện thực, tiền thân của ngôn ngữ viết, tiến đến trừu tượng, siêu thực theo dòng tiến hóa của nhân sinh. Đấy là thứ “ngôn ngữ tĩnh” nhưng đưa vào suy tư. Chàng kể câu chuyện dí dỏm, thông minh về thư một chàng họa sĩ gởi vợ, hẹn ngày về và gởi trước 81 đô la qua bức thư không viết chữ mà chỉ vẽ hình những con chó. Cử tọa cười ồ, vui thích, vỗ tay khắp phòng. Chiếc môi méo lệch của chàng càng tăng thêm hóm hỉnh cho câu chuyện.
* “ÂM NHẠC VN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRONG THẬP NIÊN QUA”, đề tài do nhạc sĩ Trần Quãng Nam trình bày. Người Việt hải ngoại –cả người trong nước- không ai không biết bản “Mười năm tình cũ” của chàng, một tình ca buồn nhè nhẹ lâng lâng nhưng ngọt ngào, âu yếm, dư vang e ấp mãi lòng người nghe. “Trần Quãng Nam”, cái tên rất ‘Quãng Nam’ (?). Người của chàng, nhạc của chàng lãng mạn, trữ tình, bay bướm, lả lướt, thị thành nhưng đôi lúc vương vương đôi nét ‘quê quê’ dễ thương của con người xứ Quãng.
* Nhà thơ Hoàng Phong Linh cũng là nhà hoạt động cách mạng Võ Đại Tôn, trình bày “TINH THẦN VIỆT NAM”, nêu bật tính cách “không mang mặt nạ” của con người Việt Nam chân chính, trung thực với tâm hồn, sĩ khí mình. Người cao lớn, đường bệ, giọng nói hùng hồn, sang sảng, đôi lúc như “hét” to lên náo động cả không khí hội trường, có ai ngờ lại là một nhà thơ rất lãng mạn trong chiến đấu, lời thơ vừa bi thương vừa hùng tráng từ trước 1975 đến nay.
* “SINH HOẠT THI CA VỚI CÁC NHÀ THƠ XỨ QUÃNG TRƯỚC 1975” do nhà thơ Hoàng Lộc, từ Tennessee đến. Nhà thơ Phố Hội nầy đã làm thơ từ ngày còn trên ghế nhà trường trong những ngày buồn hiu nơi khu phố cổ. Vừa hóm hỉnh vừa tiếc nuối, chàng ôn lại đôi giai thoại của các bạn thơ, một số đã giả từ đất Mẹ, một số lưu lạc phương xa, ngậm ngùi Nghiệp thơ nổi trôi theo dòng lịch sử. Cả Hội trường lúc xa xót, lúc cười vui qua những giai thoại và những dòng thơ chàng kể, đọc. Mạn phép chép nơi đây đoạn cuối bài thơ chàng “hăm dọa” đưa ra tòa cô gái ‘yêu lừa, yêu dối”, hứa hão với chàng:
-sao lại cứ nuốt lời rồi hóa ngọng
cứ hẹn gần rồi vẫy vẫy lìa xa
anh tức tối trong cái buồn thắt họng
liệu hồn em – em có bữa ra tòa…
(H.L.: Thơ hăm dọa – trích Đặc san QN-ĐN, 2003)
*”MỘT SỐ SINH HOẠT CỦA VĂN NGHỆ SĨ XỨ QUÃNG SAU 1976″ do nhà thơ Phan Xuân Sinh, đến từ Massachusetts trình bày. Phan Xuân Sinh, lời văn vô cùng giản dị, hiền hòa, người viết tường thuật khá nhanh, hẳn quen biết và đọc khá nhiều sáng tác phẩm để nhận định, lượng giá, một việc không dễ dàng vì trước tác của người Việt hải ngoại nhiều vô kể và phải tốn quá nhiều thì giờ.
*Luật sư, nhà báo Nguyễn Tâm, đến từ San José nói về “TIẾNG NÓI ĐỒNG HƯƠNG QUA TRUYỀN THÔNG HẢI NGOẠI”. Mọi người vùng California và Texas, không ai không biết Luật sư Nguyễm Tâm, người Luật sư trẻ đã cãi thắng hai vụ kiệàn lớn và theo người viết được biết sẽ tranh cãi trong vụ kiện Cảnh sát Mỹ đã bắn chết một phụ nữ Việt Nam tại nhà –Bà Bích Câu- ở San José vào trung tuần tháng 7/2003. Người Luật sư trẻ, hăng hái bảo vệ quyền sông, quyền người, nhân phẩm và quyền lợi người Việt hải ngoại trước những vi phạm Công lý đến bất kỳ đâu. Cũng như Tiến sĩ Dương Như Nguyện, Bác sĩ Nguyễn Văn Hào, Nguyễn Tâm hành nghề Luật sư nhưng rất thích Văn nghệ và yêu Văn hóa; chàng góp một phần quan trọng cho tờ Saigon USA tại San José.
*”MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ SINH HOẠT CHÍNH TRỊ NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI” do nhà văn Nguyễn Chí Thiệp từ Houston đến, trình bày. Ngày ở Houston, trong một lần nói chuyện qua điện thoại với nhà văn và nhà biên khảo chính trị nầy, người viết được biết Nguyễn Chí Thiệp mong mõi sao người Việt hải ngoại nên “dân chủ hóa” mọi hoạt động chính trị, có thế mới xây dựng được một thể chế Dân chủ thực sự cho nước, cho dân.
* Tiến sĩ Hồ Hoàng Mât, giáo sư Hóa học, y khoa và là Bác sĩ đến từ University of Texas trình bày đề tài “GIỚI TRẺ VÀ CON ĐƯỜNG TIẾN THÂN TRONG KHOA HỌC VÀ Y KHOA”. Bài thuyết trình hấp dẫn nêu ra những điều kiện cần thiết cho người Sinh Viên Việt Nam tiến thân, lập nghiệp giữa thời đại tiến bộ nhanh chóng của trào lưu Khoa học kỹ thuật trên thế giới.
*”VẤN ĐỀ HỘI NHẬP TÂM LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI” do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan ở Dallas, một vấn đề tế nhị, khó khăn và phức tạp đối với người Việt lạ nước lạ cái nơi xứ người và đối với lớp trẻ nhỏ hằng ngày phải tiếp xúc, chung đụng với xã hội muôn màu muôn vẻ của cách sống phương Tây.
* Giáo sư Tiến sĩ Đàm Trung Pháp, Đại học Women’s University of Texas trình bày đề tài “VĂN HỌC QUÃNG ĐÀ DƯỚI MẮT NHÌN CỦA MỘT NHÀ NGÔN NGỮ HỌC”; vấn đề liên hệ giữa ngôn ngữ và Văn học nơi riêng một vùng đất nước : Quãng Đà.
* Nhà thơ Trần Trung Đạo từ Massachusetts, “TÂM TÌNH CÙNG TUỔI TRẺ”. Trần Trung Đạo, nhà thơ trẻ quen thuộc, thơ ca đăng tải trên hầu khắp báo chí, tuần san, đặc san hải ngoại, nhất là do người Quãng Nam chủ biên. Anh là người mà người viết, trước ngày sang Mỹ, đã được nhà thơ Đỗ Bình ở Paris căn dặn phải tìm gặp dù Đỗ Bình cũng chưa hề gặp và quen anh. Trần Trung Đạo cũng là một M.C. trẻ trung, duyên dáng, khảù ái, linh hoạt trong đêm Văn Nghệ 25/5 của ngày Văn hóa nầy. Bài “Giữa xứ người, hẹn với Quê hương” do anh viết như một giới thiệu, dẫn nhập vào Ngày Văn hóa và Hội ngộ đồng hương vô cùng cảm động, sâu sắc, súc tích và chân tình. Anh đã góp khá lớn công sức cùng Hội Aùi Hữu đồng hương Quãng Đà trong tổ chức hai ngày Hội vui nầy.
Thời gian hạn chế nhưng mỗi diễn giả đã thành công trong buổi nói chuyện của mình . Những vấn đề thật khó khăn, phức tạp được trình bày suông sẻ, cô đọng, khúc chiết, chú trọng vào những nét chính yếu , không dông dài, tản mạn; phong thái chĩnh chạc, nghiêm trang, đôi lúc bông đùa tế nhị khiến người nghe như ghi nhận tất cả nội dung súc tích của từng đề tài theo từng lãnh vực khác nhau. Thính giả chú ý, lắng tai theo dõi, vui vẻ, thích thú, cảm phục, tán thưởng từng hồi như chưa từng dự một buỗi nói chuyện nào dài trên ba tiếng đồng hồ mà không chút mệt mõi.
Sau phần thuyế trình là phần nhận định và đúc kết của các vị trong Chủ Tọa đoàn và phần phát biểu cảm tưởøng của các Đại diện các Hội đồng hương Quãng Đà tại Hoa Kỳ. Phần lớn đánh giá : gọn nhẹ, súc tích, tươi vui. Tình nước, tình người, tình Quê hương Dân tộc thề hiện rõ ràng nơi nội dung các đề tài, nơi phong thái trình bày cuả các diễn giả. Nơi đây không là những lời kêu gọi, cổ võ, những hô hào tán dương hay chống đối một ai, một chủ trương, quan điểm nào mà là những trao gởi chân tình, những nghĩ suy, kinh nghiệm về những vấn đề cần thiết cho cuộc sống của người Việt hải ngoại, cho ngày mai cuả tầng lớp trẻ nơi xứ người. Tất cả quy vào chất sống của dân tộc bền bĩ sắt son nơi lòng người xa xứ để truyền thống Văn hóa dân tộc không là ‘tiếng hát xa xăm mộng mị”, không là “vang bóng một thời” để u buồn hoài vọng, tiếc thương mà là “tiếng nói đã nói, đang nóỉ” (parole parlée , parole parlante) luôn luôn sống động trong từng bước đi, trong từng ý nghĩ, việc làm hầu hòa hợp với môi trường sinh sống, với văn hóa xứ người, tiếp thu những cái mới, cái hay, cái đẹp của người, loại trừ những nết xấu, thói hư, lạc hậu không còn thích hợp với trào lưu văn hóa, văn minh .(Phần tổng kết và phát biểu có thể dài thêm nữa nhưng cần sửa soạn cho đêm Văn nghệ nên đành rút ngắn).
7/- Đêm Văn Nghệ chủ đề:
Từ 5 giờ chiều, bà con đồng hương đã lảng vảng nơi hành lang, nơi tầng lầu một và hai của Khách sạn chờ giờ tham dự trong lúc Ban Tổ chức và các người phụ trách loay hoay trang trí và sửa soạn sân khấu. Cả Bác sĩ Hào, cả chàng trai Văn Bình (khách đến từ Pháp) và bao người nữa lúi húi chăm lo từng bóng đèn, từng chiếc micro, haut-parleur, từng vị trí thích hợp cho caméra, cho dàn nhạc, cho từng cảnh trí, nhất là ánh sáng phù hợp với từng màn trình diễn. Trong lúc đó, ‘phu nhân vị Chủ Tịch Hào’ –cô Thanh Hà- và bạn bè sắp xếp hàng ghế, hàng bàn để thay thế các vé bằng giấy vào cửa và bán thêm vé cho số người chưa kịp mua. Giá vé 50 đô la. Giờ cuối, đêm Văn nghệ đã khai mạc, cánh cửa lớn ra vào sắp đóng lại, nhà văn nữ Bích Xuân đến từ Pháp, không đặt mua vé trước; một người trong Ban Tổ chức –cô Thanh Thu- đành nhường vé mình cho nhà văn không rõ ‘ham vui’ đâu mà đến trễ. Các chàng thanh niên, các cô thiếu nữ sắp “ra trận” lăng xăng, ríu rít trong phòng bên, lo “chải chuốt” bộ y trang dành riêng cho mình, lo ngắm nghía chiếc đầâu tóc do cô Anh Thư (Texas) “uốn nắn” và khuôn mặt làn môi do Bà Tuyết Mai (từ Cali qua) trang điểm. Người ta có cảm tưởng như một “gánh hát” lớn sắp làm “mùi mãn” khán giả lát nữa đây. Nhân viên khách sạn, nam nữ người Mỹ và Mễ bố trí bàn ăn cho gần 800 thực khách.
Sáu giờ, khán giả sắp hàng, lần lượt vào gian phòng rộng lớn , chật ních những bàn ăn tròn, ngồi vào vị trí được ghi nơi vé vào cửa, bắt tay, chào hỏi, hàn huyên trong lúc nhân viên nhà hàng đẩy những chiếc xe, sắp đặt thức ăn lên bàn. 800 dĩa ăn, 800 miếng steak Mỹ dày to gấp ba lần miếng bifteck Pháp , đồng được dọn lên một lượt, nhà hàng đã làm từ bao giờ? – hỏi ai, ai có biết?!
M.C. Nguyễn Ngọc Túy điều khiển cuộc lễ khai mạc. Lễ chào cờ Mỹ, Việt và quốc ca hai nước, toàn thể đứng dậy, nghiêm trang. Quốc ca Mỹ do nhạc sĩ Hoàng Nam hát; quốc ca Việt Nam do toàn thểâ ban hợp ca Quãng Đà Dallas. Lễ niệm hương trước bàn thờ Tổ Quốc vừa được nhóm Quãng Đà Houston dàn dựng trang trọng, uy nghiêm. Oâng Phan Vỹ trong áo thụng đỏ, khăn đóng vàng, ông Nguyễn Hữu Lý trong Ban Chấp hành Hội Quãng Đà và Ban Tổ chức ngày Văn Hóa cùng Cụ Bà Trịnh Phương (93 tuổi ở Fortworth) lên làm lễ dâng hương. Hương nhan, ánh nến cung thỉnh Quốc Tổ và liệt vị tổ tiên về đây nhìn đàn con cháu, chắt, chít lang thang xứ người tụ họp hôm nay “Giữa xứ người, Hẹn với Quê hương” (bài viết của Trần Trung Đạo). Cũng như trong ngày trước, báo chí, truyền thông theo dõi, chụp hình, quay phim; những chiếc máy ảnh của khán thính giả liên tiếp đưa lên, ánh sáng flash lóe lên từng hồi liên tục. Phóng viên đài Truyền hình Public TV KSCI channel 18 hoạt động suốt hai ngày và sẽ phát hình trên channel 18 từ California và HBO channel SBN toàn Hoa Kỳ.
Bác sĩ Hào, chủ tịch Hôi Ái hữu đồng hương Quãng Đà Dallas lên máy vi âm chào mừng quan khách và đồng hương và tuyên bố khai mạc Đêm Văn Nghệ và dạ vũ.
*Mở màn là bài “QUÃNG NAM, QUÃNG NAM ƠI ! “, hợp ca bỡi số đông đồng hương xứ Quãng từ nhiều nước, nhiều nơi về đây chung vui hướng về, sống lại cảnh sắc đất trời cùng tình tự thiết tha một vùng quê hương cố quận. Bản nhạc chào mừng xứ Quãng, chào mừng đồng hương Quãng Đà. Bản ca tình ngọt mát, giọng hợp ca lúc trầm xuống, lúc vút cao, mang chở cả khung trời văn hóa nước non ngấm vào lòng người. Cả Hội trường im phăng phắc, lắng nghe dậy dàng bao nhớ, bao thương. Hàng hàng mái đầu quay về sân khấu. Bao nhiêu nĩa, dao lặng yên trên mặt bàn. Hơi ấm từ những miếng thịt bò to như bay lên quyện thêm vào lời ca, tiếng nhạc. “QUÃNG NAM ƠI!”, tiếng gọi, lời yêu mượt mà ân ái, mênh mang, dặt dìu tỏa khắp căn phòng rộng lớn. “QUÃNG NAM, QUÃNG NAM ƠI!”, bản nhạc “Tình Quê” do nhạc sĩ 20 tuổi Trần Quế Sơn , tốt nghiệp Quốc gia âm nhạc Saigon, sáng tác. Bao nhiêu bài nữa cùng chủ đề, cùng thể điệu, cùng nỗi lòng. Trên đường thực hiện CD “Tiếng Sông Thu”, mệnh tài đố kỵ đã khiến một chiếc xe vô tình nghịch bướng cắn nát đôi chân. Chiếc xe lăn ‘diễm phúc’ (!) thay thế đôi chân mang chở tiếng lòng nghệ sĩ tài hoa, son trẻ tỏa khắp bốn phương trời viễn mộng , nơi lắm đồng hương xứ Quãng của chàng, những con người hay cãi nhưng trĩu nặng tình với đất tổ, quê cha. Bản nhạc đã được Ban Tổ chức thu vào CD gởi đến các Hội đồng hương trên thế giới, tập luyện trước tại từng địa phương và mới tập dượt chung lần cuối tại Dallas trước khi trình diễn cho bà con thưởng ngoạn. Tiếng vỗ tay ào ạt, vỗ tay tán dương ban hợp ca, tán dương bản nhạc, vỗ tay cho những xúc động của chính mình.
-Rồi vũ khúc “MÙA XUÂN VÀ TUỔI TRẺ” . Sáu em 3 nam 3 nữ, mơn mởn mùa Xuân dịu dàng, uyển chuyển , nhịp nhàng theo tiếng nhạc, lời ca từ một dĩa CD. Không chuyên nghiệp, mớt tập đây thôi, thế sao những nàng, những chàng vừa tuổi chập chững làm người lớn, đang nhón gót vào đời có thể làm say mê khán giả qua những bước đi, những uốn mình duyên dáng đẹp. Tiếng vỗ tay tán thưởng khắp phòng. “MÙA XUÂN VÀ TUỔI TRẺ”, nhạc phẫm từ hơn nửa thế kỷ vẫn làm ngây ngất người nghe, nhạc phẫm của La Hối, người gốc Hoa phố Hội, người trẻ taiø hoa đã bị quân Nhật hành quyết tại núi Phước Tường gần Đà Nẵng sau lần diễn vở nhạc kịch “Bạch Tuyết và bảy chú Lùn” năm 1946. Người Nhật nghĩ rằng La Hối và ban kịch đã nhạo báng người Nhật “lùn” nên lùng bắt (xem bài của Trịnh Tiểu Nương, Đặc san Quãng Nam-Đà Nẵng, Xuân Quí Mùi 2003). Chao ôi! Một suy diễn lạ lùng, một suy diễn tàn độc như bao suy diễn khác của số người Cộng sản sau nầy để chụp vào đầu kẻ khác bao nhiêu thứ “mũ” ác ôn rồi đày đọa, giết hại thẳng tay. “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ”, Tuổi trẻ là mùa Xuân, Xuân của đất trời, Xuân của lòng người; vâng, “mùa Xuân mãi đẹp màu con gái, đất nước vàng son thắm lại ngày…”. Đồng hương Quãng Nam sống lại mùa Xuân của mình và của đất nước ngày qua, nhìn tuổi trẻ đang sống mùa Xuân nơi đây bây giờ và ngày mai trên Quê hương.
-Rồi những giọng ca điêu luyện của những ca sĩ nhà nghề : Khánh Ly, Hoàng Nam, Diệu Hương, Nhật Ngân, Tú Minh và đoàn Việt nhạc Minesota, phần vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ. Nhạc phẫm của các nhạc sĩ tài danh xứ Quãng hoặc liên hệ mật thiết với xứ Quãng : La Hối, Trầm Tử Thiêng, Lê Uyên Phương, Lê Trọng Nguyễn, Trần Quãng Nam, Đinh Trầm Ca, Diệu Hương,.. vang lên nơi đây, ngây ngất lòng người. Hính ảnh các cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Lê Uyên Phương, hình ảnh số danh nhân xứ Quãng, hình ảnh các thuyết trình viên, hình ảnh các ca sĩ, các màn vũ cùng hình ảnh đôi cảnh sắc Quãng Đà được chiếu rọi lớn trên hai tấm màn hai bên sân khấu để từ cuối phòng nhìn rõ. Những bài ca, nhạc phẫm đều được Ban Tổ chức với nhà thơ Trần Trung Đạo chọn trước, yêu cầu ca sĩ và ban nhạc theo đúng vì đây là ĐÊM VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ. Những nhạc phẫm của những nhạc sĩ quá cố được nhắc rõ tên tác giả, sự nghiệp và sơ lược cuộc sống cùng chiếu rõ hình ảnh; chưa một buổi Văn Nghệ địa phương nào lại chu toàn đến thế. Hai M.C.Nguyễn Ngọc Túy và Trần Trung Đạo vô cùng linh hoạt giới thiệu từng ca sĩ, tưng bản nhạc, từng màn vũ nhưng không khỏi lo lắng nhắc nhở bên trong lo sửa soạn cho kịp thời gian theo sắp xếp của chương trình, nhất là các màn trình diễn không chút nào “chuyên nghiệp” của các em.
-Màn “TRÌNH DIỂN MÀU SẮC QUÊ HƯƠNG”. Quê Hương xứ Quãng về đây, xưa và nay. Bốn mươi cặp nam nữ thanh xuân tuần tự dìu nhau ra sân khấu. Mỗi cặp, chàng trai áo the hay gấm dài, khăn đóng, dáng dấp thư sinh ngày trước, cô gái áo dài, sắc áo khác nhau từng cặp : trắng, đỏ, vàng, hồng, tím, lam, xanh, .. đôi chiếc vai trần. Cặp nào, sắc áo, màu khăn cũng khác nhau. Đây không là màn vũ . Từng cặp gái trai, chia nhau đi qua phải, qua trái, gặp nhau ngượng ngùng, tay phe phẩy chiếc quạt nhỏ xinh xinh như tình cờ đi dạo gặp nhau. Không lời trao đổi, không mắt đưa duyên; tình còn e ấp ngủ kín trong tim; tình chưa đủ sức len lén chui qua chiếc “hàng rào mồng tơi” tình cảm (phỏng lời thơ Nguyển Bính) để có thể lên lời thỏ thẻ tiếng “Anh, Em”. Hầu khắp mọi miền xứ Quãng : Hội An, Đà Nẵng, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ, Quế Sơn, Thăng Bình, Gò Nổi,…..; mỗi nơi một vẻ, mỗi miền một sắc thái đặc trưng. Từng cặp nhởn nha, duyên dáng, biểu hiện đặc tính từng miền đúng theo hàng chữ ghi tên miền in đậm nơi chiếc băng khoác qua lưng cô gái giống như trong một kỳ thi Hoa Hậu. Thời gian trình diễn của mỗi cặp vừa đủ cho Cô Lập bên trong đọc xong những câu thơ nói lên sắc thái từng miền trong tiếng nhạc quê hương của đoàn Việt nhạc Minesota. Những câu thơ mặn mà tình cảm; những câu thơ ý nhị diễn tả cái đẹp của cảnh sắc, ý tình từng địa phương. Tiếng vỗ tay chào đón; đồng hương nào đó la lên từng lúc khi thấy chính tên vùng mình xuất hiện trên chiếc băng khoác qua ngực cô gái. Bốn mươi cặp, thời gian trình diễn trên một giờ rưỡi đồng hồ nhưng ai cũng muốn kéo dài thêm. Chàng trai nào cũng xinh, cô gái nào cũng đẹp, trang điểm đơn sơ mà duyên dáng, mặn mà; tất cả đều đương xuân mà lỵ!
-Màn vũ “MÚA ĐÈN” . Tám mươi cô gái, tuổi13, 14, 15 túa ra sân khấu như đàn sẽ nhỏ được ngưởi rải gạo thóc trên sân. Những bước chân chim, những đàn bướm lượn! Tám mươi em chụm lại, giang ra, chia nhóm lúc hai, lúc ba, lúc bốn, xoay chân, quay mình, cúi xuống, ngước lên , chụm lưng, đối mặt rồi kết vòng , quay quay, mặt hướng về khán giả, vòng trước thấp, vòng sau cao, tay uốn éo nâng nâng chiếc đèn hoa sen, ánh sáng nhấp nháy theo vòng quay trong bóng tối mờ sân khấu, nhìn xa như từng vòng hoa sáng xoay xoay. Vũ diệt cung đình ! Tiếng vỗ tay vang dội, vỗ tay cho điệu vũ, vỗ tay tán thưởng đàn thiếu niên nam nữ, tuổi nhỏ mà….”tài cao” (?). Cô Lập và những người phụ trách thở phào, nhẹ nhõm. Đoàn thiêu niên đó, cả tháng trước đây, khó lòng tập họp đông đủ, mỗi lần tập dượt, nhõng nhẽo, bướng bỉnh, chỉ lo chơi, chỉ ưa xem game, chỉ thích chạy nhảy tung tăng, chọc ghẹo, không mấy khi chịu vào hàng ngũ. Phần lớn ngọng nghịu tiếng Việt, gặp nhau chỉ thích nói Mỹ. Những tưởng màn vũ phải đành bỏ qua, nào ngờ, lúc vào chuyện, “ra quân” các em đã “hoàn thành nhiệm vụ” trơn tru. Bây giờ, được vỗ tay khen ngợi, các em hí hửng mừng vui, đòi có thêm những lần thi thố mới. Quả là con nít!
-Cuối cùng, ca sĩ, dàn nhạc, thanh thiếu niên nam nữ diễn viên tập họp đứng đây sân khấu. M.C. Trần Trung Đạo mời Chủ Tọa doàn, Văn nghệ sĩ, diễn giả cùng lên. Những bó hoa tươi tắn, hồng sáng màu hoa, hồng sáng mặt người được hân hạnh trao tay từng văn nhân, nghệ sĩ, trí thức được mời. Một đại diên Văn nghệ sĩ tỏ bày niềm sung sướng tham gia “Ngày Văn hóa và Hội ngộ đồng hương” mang tâm tình xứ Quãng mà có thể cả tâm tình người Việt hải ngoại gởi về quốc nội, chung tình non nước quê hương.. Cảm động, vui mừng, Bác sĩ Nguyễn Văn Hào, Chủ Tịch Hội Đồng Hương Quãng Đà và Trưởng Ban Tổ chức, cảm tạ quan khách, cảm tạ đồng hương và Văn Nghệ sĩ. Lời chúc nồng nàn và lời chào tạm biệt. Một bé gái dâng hoa. Chàng Bác sĩ gọi vợ lên sân khấu, giới thiệu người đã góp công và…”chia công” với chàng, ôm vai, nghiêng đầu, đặt một nụ hôn, “chiếc hôn âu yếm xin dành riêng em!” trong tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy.
Hai ngày “Văn hóa và Hội ngộ đồng hương” thành công vượt mức mong ước của mọi người. Ban Tổ chức quả “tài năng”? Không, không hẳn hoàn toàn do tài năng mà do “thiện chí, quyết chí, đồng tâm”. Những điều nầy mọi người đều có, chỉ cần cùng kết hợp với nhau thôi.
Chúng ta, người Việt hải ngoại đã phải xa lìa cái “khung văn hóa” (thuật ngữ của Giáo sư Vũ Ký trong ‘Luận cương Văn hóa Việt Nam’) tức cái địa bàn thổ nhưỡng nơi quê nhà nhưng mang chở cái “Hồn Văn hóa” theo ta. Nơi đây, trong hai ngày nầy, cái “Hồn Văn hóa” đã dựng lại cái “khung văn hóa” của một góc trời Việt Nam, xứ Quãng Nam-Đà Nẵng thân thương. Hai ngày “để các thế hệ trẻ Quăng-Đà hiểu thế nào là địa linh nhân kiệt và hãnh diện về quê cha đất tổ nghèo nàn nhưng bất khuất của các em. Rồi mai đây, khi những bụi tre già không còn nữa, những búp măng non kia sẽ lớn; các em ngồi lại với nhau ở Quê nhà, ở Dallas, Cali, Boston, Paris, Sydney, Berlin hay nơi nào khác, vui mừng nhìn Quê Hương càng lúc lớn cao thêm do từ bàn tay, khối óc các em” (dựa theo ý Trần Trung Đạo trong bài : ‘Giữa xứ người, Hẹn với Quê Hương’)