Tình Người

Nguyễn Qúy Ðại, Munich German

Người Nam theo Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đều biết địa danh Đốc Vàng. Nhưng có nhiều người chỉ nghe tên chưa viếng thăm điạ danh nầy. Nơi Đức Huỳnh Phú Sổ thọ nạn vào ngày 16/04/1947. Thời gian trôi qua đến nay đã 54 năm nhiều đổi thay

Vào cuối năm 1974 tôi đổi về phục vụ tại Sa Đéc. Trong thời gian nầy có thì giờ tìm hiểu đời sống sinh hoạt về Tôn-giáo Văn-hóa Miền Nam, trước đây được học qua sách vở mà thôi.

Miền Nam sung túc đời sống phồn thịnh đất đai màu mỡ, nhờ có dòng sông Cửu Long mang phù sa về bồi đắp. Khí hậu ôn hòa, người dân sinh hoạt thật thỏa mái. Tôi có dịp đi thăm các vùng lân cận Thị xả Sa Đéc, viếng thăm các Chùa trong những chiều cuối tuần. Phần lớn Chùa ở đây theo Phật giáo Hòa Hảo. Sân Chùa treo cờ màu nâu, các Tu sĩ không xuống tóc như các Tăng sĩ bên Phật giáo. Dù danh xưng là Phật nhưng các người tu tại chùa có người còn bới tóc. Tôi đã tiếp xúc tìm hiểu về Đạo Hòa Hảo. Căn bản giáo lý là Phật giáo nhưng được đơn giản hóa, bình dân để phù hợp với đời sống miền Nam. Đề cao giáo lý Tứ ân :

Ân Tổ tiên Cha Mẹ

Ân Đất nước

Ân Tam bảo ( Phật Pháp Tăng)

Ân Đồng bào và ân Nhân loại.

Kêu gọi mọi người nên bỏ việc dữ về lành trau dồi thiền định, để trỡ thành thiện nhân trong xã hội và tiến đến sự nhập diêu cõi đạo. Vào 17 tháng 4 năm 1975. tôi được xếp gọi trình diện, nhận Sự vụ lệnh lên đường, sang Kiến Phong cùng một số nhân viên đến Đốc Vàng, thuộc quận Thanh Bình giúp an ninh cho ngày lễ kỷ niệm Đức Thầy thọ nạn. bạn bè cho biết Kiến Phong không an ninh như Sa Đéc, đi thêm một tỉnh để biết là một cơ hội tốt. Các tỉnh ngoài miền Trung bị Cộng quân đánh chiếm di tản chiến thuật Đà Nẳng .

Sa Đéc sang Cao Lãnh đường xấu, chưa được tu bổ. chờ đợi sang sông một chiếc phà cũ chậm chạp di chuyển trên mặt nước đục ngầu phù sa .

Đến Cao Lãnh về chiều không đủ thời gian đến Đốc Vàng. Chúng tôi phải ở lại một đêm với thị xả điều hiu nầy. (vì ngay đêm đó toàn vùng 4 có lệnh giới nghiêm).Tôi được người bạn đưa đi ăn cơm tối lẩu thập cẩm uống một vài chai bia 33. Trời tối người ta vội vả về nhà, theo lệnh giới nghiêm được thông báo trên đài, thành phố trỡ nên vắng lặng. chúng tôi đến khách sạn nhỏ ngủ qua đêm.

Tôi chỉ huy nhân viên phối hợp giửa 2 tỉnh Sa Đéc Kiến Phong được cấp 2 xe di chuyển Jeep và Dodge. Trên đường đến Đốc Vàng xe chạy trên tỉnh lộ qua những cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẵng cánh. Đời sống nhìn qua thật thanh bình.

Xe ngừng bên cạnh một 1 lớp học. Cô giáo trẽ mặc quần đen áo bà ba màu xanh lá cây có thêu những cánh hoa phượng nhỏ. Chỉ huy trưởng quận ra đón trễ, tôi ngồi ở sân trường nhớ hai câu thơ của Nguyên Sa

“ Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.“

Gợi cho tôi nhớ lại tuổi học trò, nhiều Hoa phượng nở đỏ mỗi dạo hè về. Thiếu tá Lộc đến đón chúng tôi đi ăn trưa, giới thiệu bác Hai người điạ phương một Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo “ thân hào nhân sĩ “ sẽ hướng dẫn chúng tôi vào Đốc Vàng. Ngày lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn có nhiều giới lãnh đạo trên Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo, Dân Biểu và hơn 10 ngàn Tín đồ các nơi về tham dự.

Từ chợ Thanh Bình vào Đốc Vàng có 2 phương tiện di chuyển, đường bộ trên bờ kinh xe Jeep có thể chạy được, đường thủy trên con kinh lớn, phải chờ nước lên xuống (theo thủy triều) đi bằng tàu đò. Du khách thập phương đến khá đông, xe gắn máy Honda chạy như bươm bướm trên bờ kinh. Nước ròng dân điạ phương dở chà bắt cá tôm, bán cho ngày lễ đông người . Chiều về nước lên trên kinh tấp nập ghe xuồng đủ loại từ ngoài sông Hậu Giang đổ vào. mang đủ bản tên An Giang Châu Đốc, Long xuyên.. Chúng tôi theo Bác Hai đi vào. Hai bên bờ kinh sầm uất, đông dân cư nhà lợp ngoái đỏ, lối kiến trúc nhà xây cao cách mặt đất một vài thước, tránh mùa nước lên cao

Chúng tôi (đổ bộ) cách nơi tổ chức hơn một cây số tránh nạn kẹt xe kẹt tàu tại bến. Đi ngang đồn Nghiã quân nằm giữa khoảng đất trống nối tiếp giữa 2 làng với nhau (một lô cốt xây bằng đất trên một cái chòi nhỏ che bằng mấy tấn Tôn hàng rào đơn giản, quân số khoảng 1 tiểu đội)

Gặp anh trung đội trưởng , vui vẽ cho biết tình hình ở đây an ninh , cách 2 cây số có một đồn Nghĩa quân đóng phiá trong do anh phụ trách , “ Dân Hòa Hảo không đội trời chung với bọn Việt cọng “ , hẹn buổi tối gặp nhau lai rai đặc sản Đồng Tháp.

Xem bản đồ chọn điểm đứng, qua một cái cầu đúc đến Đốc Vàng. những căn nhà rất khang trang, dưới sàn nhà để hàng chục cần xé Dưa, Bí ..Tôi chọn căn nhà nhỏ để đóng quân . Chủ nhà chỉ tôi lu nước mưa lớn, có thể sử dụng tắm cho mát .Thay bộ đồ civil cất hành lý đi đọc theo con đường song song con kinh lớn, đã có hàng trăm ghe thuyền các nơi đến đậu . Hai bên đường hàng quán được dựng lên như nấm, các quán nhậu bốc mùi thơm thịt , cá nướng cho bửa cơm chiều.

Kháng đài danh dự ngày lễ, dựng trên một khỏang đất rộng, có nhiều cờ Quốc gia và Hòa Hảo tung bay trong gió nhẹ. Đốc Vàng địa danh Lịch sử Phật giáo Hòa Hảo miền Nam.

Đốc Vàng trỡ nên một (thị trấn) bé nhỏ vui nhộn khách thập phương. Về đêm đèn đuốc sáng các quán ăn nhậu đông người qua lại. Bác Hai kể lại giai đoạn lịch sử đấu tranh chống Pháp của Phật Giáo Hòa Hảo và việc tham gia của Đức Thầy trước khi trỡ về Đốc Vàng lần cuối cùng :

“ Tháng 10/1946 để tìm hậu thuẩn trong Dân chúng và bành trướng các lực lượng chống Pháp. Việt Minh mời Đức Huỳnh Giáo Chủ ra hợp tác với tư cách ủy viên đặc biệt.chủ trương đoàn kết quốc gia trong công cuộc đấu tranh dành Độc lập. Ngài nhận lời đi công cán các tỉnh miền Đông viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh để siết chặt mối giao hảo với Cao Đài.

Những cuộc xô xát giữa Dân Xã Đảng và Việt Minh tại các nơi Cần Thơ, Lấp Vò, Núi sập..Vào đầu tháng 4/1947 Ngài trỡ về miền Tây để hòa giải các vụ xung đột trên.

Ngày 16/4/1947 Ngài đi ghe về Đốc Vàng tìm gặp Bửu Vinh là ủy viên quân sự trong Uỷ ban Hành chánh Long Xuyên , đến văn phòng Bửu Vinh lúc 19 giờ 20 tối. Bửu Vinh mời Ngài đến văn phòng của ông ta trong một ngôi nhà ngoái, Cùng đi với ngài có thư ký riêng Huỳnh Hữu Thiện và 4 vệ sĩ.

Khoảng 22 giờ 30 quân Việt Minh xông vào nhà nổ súng bắn hạ các vệ sỉ chỉ còn sót lại ông Phan Văn Tỷ chạy thoát. Ông Thiện nhảy xuống rạch thoát chết. Căn nhà tối đèn tắc Đức thầy bị Việt minh bắt đi mất tích. ( có tin Ngài đã bị Nguyễn Bình hạ sát) “.

Nhưng với lòng tin ngưỡng mộ Tín Đồ vẫn tin “ Đức Thầy còn sống vì Thầy là hiện thân cuả Phật Sống thì không thể chết được. “

Nhằm bảo vệ trật tự nhân viên không được mang súng đi lang thang, tập trung một địa điểm chia người canh gác, trong trường hợp báo động để kịp thời phản ứng. Chúng tôi chọn bờ bao ngoài vườn có nhiều ụ rơm khô để ngủ qua đêm. Một ngày trôi qua êm đẹp cuộc vui chưa trọn vẹn.

Khoảng 3 giờ sáng súng nổ bùm bum của B40. AK về phía 2 đồn Nghĩa quân khoảng 30 phút yên lặng. Chỉ còn lại sự chống trả của đồn Địa phương quân gần chợ Thanh Bình, chận đứng mức tiến quân của Việt Cộng . Chúng tôi liên lạc, không biết tin chính xác về số phận Nghĩa quân ghi nhận tiếng súng của địch đã xâm nhập. Trong tư thế tác chiến. đưa tay cầm khẩu P38 lạnh vô tri, và lo âu cho số phận 2 đồn Nghiã quân đơn sơ làm sao chịu nổi với hỏa lực có B40..Bản thân quan văn ra trường không có kinh nghiệm tác chiến..

Bình minh ló dạng Đốc Vàng vẫn im lặng, không một bóng người qua lại. Chúng tôi nóng lòng ra đứng đầu cầu đúc nhìn sang đồn Nghiã quân, mái tôn không còn nửa. Bên kia Đồn đại liên bắn thẳng về phía chúng tôi, làm những cây chuối gãy ngang, May mắn chúng tôi không ai bị trúng đạn. Nhảy xuống bờ Kinh , gặp anh Nghĩa quân từ dưới bò lên cho biết anh em trong đồn đã chết. Anh trốn thoát được nhờ đêm tối. Cộng quân với quân số rất đông ở dọc theo bờ kinh. sau đó được tin trong đêm qua 2 đồn Nghĩa quân bị Việt Cộng chiếm. Cộng quân lợi dụng đông người dự lễ đánh phá. Địa điểm tổ chức bị cô lập. Gíáo dân di tản chạy ngang qua cánh đồng khô nước.

Buổi trưa vắng người chúng tôi được lệnh rời Đốc Vàng theo sau Giáo dân ,rời khỏi bià làng khoảng 300 mét. Cộng quân bắn theo tiếng đạn đi thấp âm thanh xèo ụp ụp cắm vào trước mặt trên những bệ đất cày khô, bốc lên những làng bụi mờ. Chúng tôi chạy nhanh tránh tầm sát hại có ghi nhận M79 bắn theo, đến chợ Thanh Bình có người bị đạn xuyên qua lũng ống quần nhưng không ai bị thương. Được lệnh chúng tôi án ngử tại chợ.

Dân chúng hoản sợỳ di tản sang An Giang Chợ Mới, đời sống yên bình, sau một đêm đã đổi thay xáo trộn. Tôi gặp laị Bác Hai “ Hòa Hảo“, Bác than : “ thời mạc Pháp, ở đâu có bộ đội ông Hồ ở đó có máu chảy thịt rơi…“. Bác từ giả tôi đi An Giang. Đơn vị Bộ binh tăng viện cùng Địa phương quân, đánh giải tỏa theo bờ Kinh, đạn đại bác 105 từ trong chi khu quận bắn vào mục tiêu,

Chúng tôi vào nhà ông Hai, chủ nhà lầu cao giữa chợ, tầng trệt bán phụ tùng máy cày phân bón .. nhà khang trang đầy đủ tiện nghi , ông đưa chìa khóa nhà cho chúng tôi , tôi nói với ông

– Bác đừng sợ nên ở nhà, đặỳc công Việt cộng vào đây chúng tôi “phơ hết “

– Người ta đi hết, tôi phải đi theo. Thu con gái tôi nó sợ quá nghe súng nổ. Thắng con trai lớn học Luật trên Sài Gòn, Thu danh học lớp 12 ở Long Xuyên tôi có nhà bên đó đi tạm vài ngày, tình hình yên chúng tôi trỡ về buôn bán làm ăn.

Đứng trên lầu cao dùng ống nhòm có thể xem trận đánh, ban đêm trên bầu trời đầy sao, trên bờ kinh Cộng quân lấy máy cày của dân tản thương, chuyển quân mở đèn chạy tạo những vệt sáng dài trong đêm trên Đồng Tháp, chúng tôi gọi Pháo binh từ Chi Khu Thanh Bình bắn nhiều tràng. Xe tắc đèn nhưng vẩn nghe tiếng máy nổ trong đêm vắng vọng lại.

Ngày hôm sau bên cầu sắt gần chợ ( trung tâm hành quân nhỏ ) được tăng cường thêm các khẩu đội Đại bác 155 và súng cối 81 ly liên tục nổ vang rền .Chiến đấu cơ bay A 37 bắn vào những mục tiêu Cộng quân đang đóng quân,

Đêm tối nhìn những vì Sao xẹt, giải Ngân Hà lu mờ sau đám mây trắng bạc. Nhớ vềÔ Quê hương miền Trung bị CS chiếm ngày 29.3.1975 . Thân phận người thân trong Gia đình bạn bè trôi nổi về đâu ? Nằm trên nền gạch bông mát lạnh, cây đèn cầy tỏa ánh sáng nhỏ tôi lấy cuốn Hình luật đọc để dỗ giấc ngủ, đêm trôi qua thật chậm, buổi sáng ồn ào người ta trỡ về thăm nhà lấy thêm các thứ cần thiết. Ông Hai cùng con gái về, gặp tôi ông nói

– Suốt đêm không ngủ được vì lo lắng…con Thu cũng vậy quên lấy sách vỡ theo để học thi Tú tài

– Vâng bác may mắn còn nhà, Quân đội phục hồi an ninh mai mốt trỡ lại bình yên. Không có gì lo sợ. Gia đình tôi rời Đà Nẳng bỏ cả tài sản sự nghiệp, chạy được vào Sài Gòn cho đó là một may mắn lớn. Không có gì trường tồn trong cỏi đời nầy bác ạ !!

Tất cả đồ trong nhà, bác Hai yên tâm không mất, chúng tôi ở tạm khi nào rời nhà nầy không gặp bác, tôi giao chìa khóa cho thiếu tá Lộc

Mặt trời đã lên cao, tôi đi dạo trên bờ sông có gió mát buổi sáng, ngang trạm xăng, thăm anh em đang đóng quân, gặp ông chủ cây xăng mời uống cafe, ông đưa tôi tờ báo ngày hôm trước. Đọc một số tin chiến trường sôi động khắp nơi, xương máu của quân dân miền Nam đổ ra quá nhiều bởi hai chữ Tự Do !!

Tôi mệt mỏi đi về , phòng trên lầu được dọn ngăn nắp, sách của tôi để trên bàn ngay ngắn. Các nhân viên phụ giúp ông chủ kiểm kê lại hàng trong kho.. Thu đang làm kế toán sổ sách gia đình, tôi lấy bộ Hình luật đọc tiếp. Thu làm sổ sách xong thu dọn áo quần ,sách vở thấy tôi đọc sách hỏi

– ông đọc sách Luật ? anh tôi học Luật tại Sài Gòn

– Vâng tôi nghe bác nói hôm qua, còn cô sau khi đậu Tú tài chọn ngành gì ?

– Đậu xong Tú Tài Thu sẽ chọn ngành Kinh tế

– Tôi lấy bút ghi địa chỉ của em tôi, đang học năm cuối Luật Khoa Sài Gòn , anh cô có thể liên lạc với em tôi trao đổi việc học. Thu cảm ơn cầm địa chỉ và nói.

Chữ ông lã lướt như phượng múa rồng bay,

Tôi phụ thêm “mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông Đồ già ..“

Thu cười, nụ cười duyên má núng đồng tiền, răng trắng đều như hạt bắp, nước da mịn như trứng gà, mái tóc thề ngang vai càng làm tăng thêm nét đẹp

– Nụ cười của Thu làm tôi nhớ hai câu Ca dao

“ Người về có nhớ ta chăng ?
Ta về ta nhớ hàm răng người cười “…

Nhân viên truyền tin , gọi tôi vào quận họp. Chào Thu ra đi, họp xong về trời đứng bóng. Thu đã theo Cha trỡ lại Long Xuyên, các phòng ngủ đều mỡ cửa. Tôi thấy mảnh giấy trên cuốn sách.

“ Các phòng ngủ, các anh có thể sử dụng đừng ngủ dưới nền nhà , nếu buồn các anh có thể lấy sách đọc Cassette và nhạc em để lại. Kính chào Thu “

Không thể chợp mắt, tiếng súng vẫn tiếp tục nổ trong đêm. Nhân viên truyền tin báo cho tôi biết có Thiếu úy Pháo binh gọi hỏi

– Trên lầu cao quan sát có thấy gì khả nghi trong đêm báo gấp. Tôi vội đứng lên ra hành lang trên lầu 4 để quan sát và trã lời. Nghe được giọng nói Quảng Nam

– Trã lời không thấy gì khả nghi, tôi cũng dân Quảng Nam, trời sắp sáng rồi đó mời anh vào đây uống Cafe.

– Chợ không quán xá Cafe đâu mà uống ?

– Bảo đảm có Cafe và Mì gói ăn điểm tâm

– Ok. nghe rõ 5/5 gặp nhau khi trời sáng.

Tôi nhờ anh nhân viên nấu nước, chuẩn bị luôn mấy tô mì gói có rau và thịt gà để đải ông Pháo Binh. Nồi nước vừa sôi trời sáng , người sĩ quan bộ binh và lính truyền tin mang máy theo sau đến

– Gọi lớn chủ tiệm cafe đâu rồi ?

– Nhân viên dưới sân trã lời xin mời Thiếu úy lên trên lầu. Xếp tôi trên đó. Tôi chạy xuống nửa cầu thang nhận ra anh Chương vẫn như ngày nào không già, râu đen lởm chởm chưa cạo. Giữa Đồng Tháp Mười nầy mình gặp nhau, Anh đứng nhìn tôi một thoáng ngỡ ngàng. Rồi ôm nhau nước mắt lưng tròng

Anh Chương học trường Trung học Phan chu Trinh Đà nẳng. Đậu xong Tú tài ra Huế học Khoa học, và nhập ngũ vào trường Bộ binh Thủ Đức. Trong thời gian ở Huế tôi học Luật nhưng hay gặp anh ở ga Huế hay trên những chuyến xe đò Đồng Tiến, Traction về Đà nẳng.

Hội ngộ không ngờ đầy thú vị. Bốn tô Mì và Cafe sửa bốc mùi thơm, được mang ra trên bàn , Chúng tôi cùng điểm tâm, anh nhân viên và người lính truyền tin ngồi nghe hai anh em chúng tôi nói chuyện về Đà Nẳng Huế mà họ chưa bao giờ có dịp đến Vùng 1 Chiến Thuật xa títÔ. Nhân viên của tôi dọn tô, tách đi dạo dưới chợ Anh Chương mở túi lấy gói thuốc lá đưa cho anh Truyền tin, và nói

– Để máy đó ai gọi tôi nghe chú đi ngủ một giấc cho đỡ mệt. Cuộc chiến biết bao giờ chấm đứt !! Tuổi trẽ mình thật khốn nạn trong thời chiến phải làm bổn phận con trai, Anh cứ ngỡ giờ nầy em mặc áo đen vào ra với tòa án ? Sao lại lang bạc về đây ? mặc bộ bà ba đen Cán bộ Xây dựng Nông thôn ? ngủ ở nhà lầu cao gió mát đầy đủ tiện nghi ? Anh thường ăn cơm sấy uống nước lạnh ngủ võng bên miệng hầm..

– Chúng tôi ở tạm an ninh chợ , ngừa đặằc công Việt Cộng đốt chợ đánh quận Thanh Bình (theo tin đồn dân bỏ chạy). Thân phận làm trai của chúng ta ngày nay mỗi người một nhiệm vụ đôi khi thật buồn. Tôi ra trường về Bộ tư Lệỳnh xách cặp đi Thanh tra các vùng với mấy ông lớn, đó là lần cuối cùng đi Vùng 1 thăm Đà Nẳng ngày xưa ồn ào, nhưng lúc tôi về yên lặng và buồn quá bạn bè mỗi đứa mỗi nơi..

Sinh hoạt Sài Gòn ngột ngạc biểu tình xuống đường chống chính phủ. đi ngang nhà thờ Tân Sa Châu nghe Cha Thanh phát thanh chưởi chính phủ tham nhũng.. báo chí, nhạc phản chiến vv…. Trong lúc ngoài mặt trận xương máu của Quân đội đổ ra để bảo vệ chế độ tự do, Sài Gòn thiếu tinh thần đoàn kết Quốc gia làm sao thắng được Cộng sản ?

– Tôi về Sa Đéc, được mấy tháng. chưa quen đi cầu khỉ, hôm qua bị té xuống con kinh quần áo ướt hết , nên phải mặc tạm bộ đồ nầy được cấp phát trong thời gian học khóa Cán Bộ hóa Công Chức tại Vũng Tàu. Cafe được ông Hai chủ nhà cho, anh ở đây ăn trưa với chúng tôi. Ba mẹ anh có di tản vào Sài Gòn tháng qua không ?- Mấy năm trước thằợng út vào Sài Gòn học Ba Mẹ tôi mua cái nhà nhỏ gần ngã tư Bảy Hiền không ngờ bây giờ trỡ nên nơi sinh sống của Gia đình di tản vào, người yêu Huỳnh thị Mỹ Lộc của anh bây giờ ở đâu ?- Anh Chương buồn buồn kể chậm rãi

– Người anh lớn Đại úy phục vụ tại Trung đoàn 51 bộ binh mất tích. Người anh rễ Thiếu tá Công Binh bị mìn chết, gia đình không liên lạc được sau ngày mất Đà Nẳng, năm qua bị thương trong thân thể còn lại mấy miếng mảnh B40. Người yêu sau khi ra trường Đại học Sư phạm về dạy tại quận lỵ, chàng Đại úy nào đó đã cưới nàng . Một năm mấy ngày phép về thăm được gia đình qua rất mau. Đôi lúc thấy nhớ thương ông bà già suốt đới hy sinh cho con cái không một chút muộn phiền. Ba tháng trước nhận thư ông khuyên nên cẩn thận . Đời người lính chiến may nhờ rủi chịu bom đạn vô tri…!!

– Tiếng ồn ào dưới chợ, tôi gọi hỏi việc gì xảy ra ?

Toán nhân viên gát ở trạm xăng bắt một người đàn ông tình nghi, tôi phải giải quyết công việc,

– Tôi hỏi ông già người ta bỏ đi hết sang Long Xuyên .Bác ở lại mua xăng tiếp tế Cộạng sản ?

– Tui có tiếp tế chi mô, ở Quảng Nôm di dân vô trong ni. Con cái đi lính Quốc gia. Tôi không có bà con bên Long Xuyên..

– Yêu cầu xem căn cước để biết rõ địa phương. Nhận ra người cùng quê, Ông già Tưởng người giúp việc của Nội tôi ngày xưa, Ngoài quê nghèo không một mảnh đất, suốt đời đi làm mướn để sống, người chân thật không tham gia đấu tố trong chiến dịch của Việt Minh từ năm 1949.

– Ba mẹ tôi kể lại ông nghèo nhưng tâm tốt. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa có chương trình di dân cho các người nghèo vào Bình Tuy hay Đồng Tháp để lập nghiệp. Ba mẹ tôi về quê khuyến khích ông nên rời quê hương khô cằn đi lập nghiệp. Hy vọng cuộc sống mới phồn thịnh hơn, lúc đầu ông sợ nhưng khuyên mãi ông và gia đình ra đi. Định mệnh tôi lại gặp lại ông tại đây !

Cầm căn cước trên tay lòng vui buồn lẩn lộn , được rồi mời ông lên trên lầu với tôi.

Bước chân ông đi nhẹ nhàng bên tôi với những lo âu, Tôi đưa căn cước cho anh Chương và nói có thêm một người đồng hương

Mời ông ngồi tôi nấu nước uống cafe nói chuyện sau. và bảo các nhân viên đi xuống dưới để Ông già đó . Ông già Tưởng không ngồi, và nói

– Tôi không theo Cộng sản..

– Để ly cafe trên bàn, tôi ôm vai ông già Tưởng, tự giới thiệu tôi là Nguyễn con thứ 5 trong gia đình ..Mừng găp lại chú, Ba Mẹ tôi thường nhắc về chú. Ông già Tưởng ôm tôi vui mừng không hẹn mà gặp nhau .. anh Chương người cùng xứ nhưng khác quận. Hỏi thăm gia đình ông cho biết con cái trưởng thành, có cháu nội ngoại các con trai đi lính Địa phương quân. Ông ở cách đây mấy cây số có ruộng vườn nhà ngoái. Thiếu xăng cho chiếc máy đuôi tôm. Nên phải đi mua xăng chạy máy. Qua máy truyền tin gọi anh Chương phải về gấp bộ chỉ huy , chia tay hẹn xong công việc gặp lại, người lính truyền tin bị đánh thức mang máy đi theo anh Chương xuống lầu.

– Ông Tưởng ngồi nhắc lại kỷ niệm sống với Nội tôi, ca tụng người ăn ở tốt, con cháu hưởng nhiều hồng phúc. Ông nhớ Quê hương dù nghèo nhưng có những kỷ niệm khó quên thời thơ ấu bên giếng nước, những buổi trưa hè đi hái Sim trên đồi núi.

– Nơi đây ruộng đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi. Nước dưới sông múc lên bỏ phèn lọc để uống. Cái giếng nước đã mất đi với tôi hơn 15 năm qua, Ông hỏi địa chỉ gia đình Ba Mẹ tôi ở Sài Gòn muốn lên thăm , ông mời tới nhà chơi nhưng rất tiếc tôi không tới thăm được.

Thiếu tá Lộc gọi cho biết chờ một vài ngày nửa có xe đến đón chúng tôi trỡ về Sa Đéc, trao đổi một số vấn đề rồi cúp máy. Tôi thông báo cho anh em biết tin trên mọi người đều vui vẽ

– Mấy nhân viên chạy lên hỏi trường hợp ông già nầy thế nào ?

– Người quen đồng hương giống như Thiếu úy Pháo binh vậy.

– Chúng tôi bắt dùm người quen cho ông , thưởng cho chúng tôi uống cafe ?

Cafe nước sôi còn đó anh nào uống thì uống, trưa nay mình ăn cơm với gì ? mình có kháck đó nha. Các anh giúp một tay câu cá bắt tôm nhậạu một lần từ giả nơi đây.

– Ông Tưởng đứng lên nói.

– Anh Năm đừng lo tôi về nhà mang it món tới góp chung với anh em ăn trưa mời luôn ông Pháo Binh. Ông vội xuống lầu đi rất nhanh quên lấy thể căn cước trên bàn.

Hơn một giờ sau ông trở lại trên tay xách 2 con Vịt cổ lùn, mấy con cá Lốc và một chai rượu đế. Cùng mấy anh em làm tiết canh vịt, ngoài sông nước thủy triều xuống ,mấy người dở chà bắt tôm cho chúng tôi. Cơm trưa chuẩn bị gần xong.

Ông Hai chủ nhà ve,ả anh Chương trỡ lại thức ăn xong đủ các món Tiết canh vịt, rau thơm đủ loại bánh tráng nướng , thịt vịt chấm nước mắn gừng, Cá lốc nướng trui.. tôm hùm nướng , nồi cháo vịt còn sôi sùng sục trên bếp lửa than hồng

Chúng tôi ngồi bên nhau một bửa trưa không kém nha ợhàng, chủ nhà mở tủ lấy một chai rượu Remy Martin, ngoài sân có tiếng cười quen , anh truyền tin nói lớn

– Ông Tư cây xăng mời vào đây tham gia.

– Tôi giới thiệu buổi tiệc hôm nay do ông Tưởng người đồng hương cung cấp, và mấy anh em “ đầu bếp” Sa Đéc, Thiếu úy Chương Pháo binh chỉ huy bắn đại bác yểm trợ hành quân . . Tiếng vổ tay và những lời chúc tụng mong chiến tranh sớm chấm đứt đem lại bình yên. Anh gát cây xăng xin góp ý

– Sau bửa tiệc ông Tư nhớ bán cho ông Tưởng mấy canh, sáng nay ông ta ra sớm chờ ông chủ về, tình nghi Việt cộng, tôi đã bắt ông ta

Cuộc sống không thể vượt thời gian và chối bỏ không gian, nhưng có ai ngờ một định mệnh an bài , những bất ngờ xảy ra

Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng, tôi đối diện với cuộc chiến tại Đồng Tháp Mười. Gặp hai người đồng hương, hai hoàn cảnh sống khác nhau. Trời về chiều không một án mây bay, xa xa trên lủy tre làng có những làn khoái đen của cuộc chiến đang tiếp tục . Quân đội chiếm được mục tiêu, lấy các xác Nghĩa quân đã hy sinh. Tiếng khóc của vợ đi nhận xác chồng, của thân nhân buồn nảo nùng..

Không quen uống rượu bị nhức đầu, dù tôi đã ngủ một giấc ngủ dài. Mở vòi nước mưa hồ lớn trên sân thượng tắm được tỉnh táo hơn. Tô cháo vịt còn lại cho bửa ăn tối. Vào phòng của Thu mở máy nghe tin tức đài BBC . Sau đó nghe đài Sài Gòn truyền thanh lời từ chức của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc 20giờ 30 ngày 21.4.1975.

Nổi băn khăn chiến tranh chấm dứt nhưng trong vinh quang hay cúi đầu.? ! AÔnh hỏa châu chiếu sáng một khung trời nhỏ. Chân trời xa vẫn mịt mù màn đêm bao phủ, mở Casette ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn nhạc phản chiến ru ngủ, thời Sinh Viên tôi thích nghe. Nhưng đi làm đối diện trong cuộc chiến, cảm thấy loại nhạc nầy đâm sau lưng chiến sĩ . Tôi tắt máy ném Cassette qua cửa sổ, quên Cassette đó của Thu

Đời người không dài nhưng có nhiều khổ đau vô hạn. TT Thiệu từ chức đem lại một khúc quanh Lịch sử Việt Nam ! khoảng 9 giờ sáng xe từ tỉnh Kiến Phong đến đón chúng tôi về Sa Đéc.

Ông bà Hai và Thu đã về , Bà Hai vui mừng tình hình tạm yên có thể buôn bán lại được .Tôi đưa chìa khóa cho ông Hai yêu cầu xem lại nhà..hôm ấy Thu mặc quần Jeans xanh áo thun màu xanh da trời rất đẹp, tôi nói nhỏ với Thu

– Chúc Thu thi đậu Tú tài, xin lỗi tôi làm hư băng Casette, Đậu Tú Tài nhớ cho tôi dự tiệc ăn mừng nhé đừng quên.

-Ông bà Hai chúc chúng tôi bình an, mời tôi lúc nào rảnh rổi ghé chơi.

Tất cả nhân viên đã lên xe. Rời chợ Thanh Bình xe chạy chậm để lại phía sau những kỷ niệm, trên lầu Thu đứng vẫy tay chào..ghé chào anh Chương không gặp, anh đang tham dự cuộc họp hành quân .

Về Sa Đéc đến ngày 30. 4.1975, từ đó những ước mơ cho tương lai, mất đi còn lại những ngày dài đen tối. Tôi cùng những người khác phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đi trình diện học tập cải tạo.

Chúng tôi bị tập trung và đưa lên xe tải đóng kín từ Sadéc đưa sang Cao Lãnh 2 người du kích ngồi ôm súng AK mặt lạnh lùng không một lời nói, Tôi ngồi bên ông Tân Phát chủ hản xe đò Sài Gòn Sa Đéc, ôạng nhìn tôi cười nói

– Mình lại gặp nhau trong hoàn cảnh mới, 10 ngày sẽ qua mau ?

Ôạng Tân Phát, làm chủ tịch Đảng Dân Chủ nên phải trình diện tập trung, ông thường cho vé xe mỗi lần tôi về Sài Gòn .

Tuần lễ trước đây cũng trên con đường nầy, tôi ngồi trên xe Jeep. Bây giờ là một tên tù !! tôi miễn cười vu vơ trách thân phận làm người chiến bại. Mười ngày đi qua chưa đủ thời gian xây dựng láng trại, không có chương trình học tập. Mọi người nhìn nhau thở dài. Cộng sản khéo dùng từ 10 ngày đi học tập. Mười ngày của lũy thừa?

Thân nhân được thăm mang thức ăn, bánh, trái cây. Đôi lúc người ta nhận quà dấu ăn riêng, một mình tôi cô đơn không ai thăm viếng, người bạn cùng khóa nhận quà gói riêng cho tôi một phần, tình bạn thể hiện trong hoàn cảnh nầy thật quý .

Hơn 3 tháng sau tôi được phép viết thư về Sài Gòn. Nhận được thư , em trai tôi mang quà, quần áo xuống thăm. Buổi sáng cuối tuần trời mưa nhẹ tôi bị cảm nằm nhà, không đi lao động, được gọi lên văn phòng Quản giáo. Gặp em trai tôi hai anh em mừng ôm nhau khóc chưa nói được nhiều, cán bộ đến cho biết hết thời gian 5 phút thăm, em tôi phải rời văn phòng ngay. Tôi chới với đứng nhìn vào hư vô như người không hồn, nước mắt tuông trào.

Cán bộ lạnh lùng ra lệnh tôi trỡ về trại, các gói quà được xét rất cẩn thận, trên đường về tôi ghé sang trạm y tế xin ít thuốc uống, gặp anh Hải Âu “ Bác sĩ cách mạng ” trưởng ban y tế, nghe giọng nói tôi biết anh Quảng Nam, thân phận một người tù im lặng là hơn, gặp anh nhiều lần thấy anh âm thầm ít nói , nhưng anh hỏi :

– Tại sao anh khóc đàn ông phải mạnh chứ ? Cách mạng không đồng ý thái độ của anh ,bệnh đau cấp thuốc, miễn lao động một vài ngày là một ân huệ của Cách mạng..?

– Tôi chưa trã lời người cán bộ trong ban Quản giáo đến nói nhỏ gì đó tôi không nghe. Sau đó tôi nhận mấy viên thuốc nội hóa, không tên gọi là thuốc dân tộc Anh nói nhỏ

– Tôi hiểu lý do, hôm nay em anh từ Sài Gòn xuống thăm, nhưng nói chuyện với cán bộ thất lễ, chống hai tay trên bàn, thay vì đứng nghiêm ..Về uống thuốc không hết bệnh lên tôi cấp , tôi ký giấy cho phép ở nhà 1 tuần lễ dưởng bệnh. Nhà tôi ở ngã Tư Bảy Hiền. Tôi học Cán sự Y tế Sài Gòn, đi thoát ly theo ông già vào chiến khu.. không được phép tiếp xúc nhiều với cải tạo viên, nhưng đồng hương tôi sẽ cố gắng giúp anh, không được nói cho người khác biết.

Tôi băn khoăn trên lối về trại, trên đời nầy không có gì tuyệt đối, hận thù tình thương ngổn ngang trong đầu ? Hai giỏ qùa Mẹ gởi cho tôi bằng tình thương bao la như trời biển. Tuổi trưởng thành không giúp được Mẹ , để cho Mẹ thêm những khổ đau với tháng ngàyà !!!

Thời gian hơn một năm trôi qua, sống trong trại một kiếp tù lao động , tù khốn nạn , nhưng có một kỷ niệm khó quên. Buổi sáng lao động tôi đạp mảnh chai máu chảy nhiều ,về trạm y tế băng bó, được thông báo có người thăm nuôi

Lên ban Quản huấn trại, ngạc nhiên người đến thăm Thu , Thu nói :

Anh của Thu liên lạc được địa chỉ em anh ở Sài Gòn, được gia đình anh đối xử tốt với anh Thắng, biết anh đang ở đây, Ba Mẹ Thu có ít quà gởi tặng anh , dùng trong những ngày ..Nhà Thu bị kiểm kê tài sản.

Cán bộ quản giáo ngồi chồm hổm trên ghế theo dõi, đàm thoại của chúng tôi, nói phải lựa từng câu, sợ vi phạm nội quy. May quá anh Hải Âu đến gọi cán bộ nói chuyện riêng, để cho chúng tôi tự do hơn. Tôi nói với Thu

Tình người thật cao quý, nhận quà lòng anh buồn man mác. Biết bao giờ anh trã được ơn sinh thành Ba Mẹ , Thu và những người dành cho anh ân tình khó quên nầy ! lần đầu tiên và cuối cùng anh nhận quà của Thu, Anh kính lời thăm và cảm ơn hai bác, đường xa cách trở , làm sao Thu mang nổi Balô lớn nặằng thế nầy ? Thu lên Sài Gòn cố gắng học, có một tương lai tươi sáng hơn. Ghé nhà cho Mẹ anh biết anh bình yên.

– Thu sẽ lên lại Sài Gòn với người anh, trên ấy dễ thở hơn dưới quê, không đi học bị bắt đi Thanh niên Xung phong, Lao động Xả Hội Chủ Nghĩa rất cực, đời sống đe dọa, hy vọng anh sớm về Sài Gòn chúng ta gặp nhau .Cán bộ trở lại cho biết hết giờ thăm

Tôi đứng lên chào Thu ( không được phép đưa ra cửa ) tất cả bị giới hạn

Thu chào, chúc anh học tập tiến bộ sớm về với gia đình , đôi mắt rưng rưng lệ đội nón ra về ..

Thời gian đi qua trong âm thầm chịu đựng, tôi được Anh Hải Âu cho biết

– Hồ sơ của tôi được ban quản giáo điều tra, xét lại quá trình mới ra trường, thời gian làm việc ngắn, có thể ra trại vào ngày lễ 2-9 hẹn mình gặp nhau ăn Mì Quảng Bảợy Hiền.

Được tự do về Sài Gòn tôi đến tìm Thu người nhà cho biết “hai anh em về quê mấy tháng chưa lên lại.”. Gia đình tôi đều khen Thu thùy mị dễ thương..Cuộc sống của tôi không nghề nghiệp chưa được phục quyền Công dân, hàng tuần phải trình diện đồn Công an, bị gọi đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhà tôi ngoài Đà nẳng được người chị lớn có chồng bị bắt làm tù binh trước ngày di tản chiến thuật. Chị bỏ cư xá Sĩ quan về ở nhà Ba Mẹ tôi nên nhà không bị mất. Thỉnh thoảng Ba tôi về Đà nẳng. Mẹ tôi chung tiền vào tổ hộp làm mành trúc xuất khẩu. Từ đó tôi có công việc làm thư ký trong tổ hộp. Trong nhà không ai hút thuốc nhưng Mẹ tôi thường mua thuốc lá Phù Đổng, Lạng Sơn, Sông Cầu biếu công an khu vực xét nhà nhà..

Tôi xin giấy phép về Đà nẳng lên Quế Sơn thăm mộ ông bà Nội. Gia đình tôi rời quê lúc lên 5 tuổi, được Mẹ đồng ý tôi sắp hàng hai ngày, mua được vé xe đò. Đây cũờng là lần đầu tiên trong đời đi trên Quốc lộ 1 về Đà Nẳng. Gặp chị tôi già nua vì làm việc vất vả nuôi con, nuôi chồng bị tù trên Tiên Lãnh, muốn đi thăm nuôi vượt qua bao nhiêu núi đồi gặp Cọp beo trên đường .

Tôi ghé thăm các bạn gái lúc trước cùng học ở Huế như : Diệu Vân, Khánh, Bích Thu các bạn đều được đi dạy học, nhưng họ đã “lột xác” thật nhanh .Thường gọi những người làm việc chế độ cũ như tôi là “ngụy quyền” Tình người đôi khi thay đổi quá mau.!!

Về đến Hương An trời xế chiều nhưng còn rất nóng, tôi đứng bên lề đường dưới bóng mát của lũy tre già, đi tới người tuổi trung niên da sạm nắng, vai vát cuốc chân không có dép, chiếc nón lá rách. Anh đến xin tôi thuốc lá, nhưng rất tiếc tôi không hút thuốc, anh đứng nghĩ và nói nhỏ

Chiến tranh chấm dứt trên lý thuyết, hận thù đầy vơi, ngày xưa tôi Nghĩa quân từng đánh nhiều trận , bọn nó bị chúng tôi rượt chạy có cờ. Bây giờ nó làm cán bộ trã thù bắt tôi đi đắp đập Phú Ninh, nhà thiếu ăn Vợ ốm Con đau nó không tha. Anh về đây làm gì hãy đi thật xa tránh vạ lây vào người, nói xong anh đội nón đi

Tôi suy nghĩ một chút gọi anh ấy đúng lại, lấy trong xách đòn chả mua ở trạm Nam Phước còn nóng, và 5 đồng gởi biếu anh mua thuốc cho con. Anh từ chối tôi bỏ vào túi anh Xe đò đến tôi vội lên xe anh đứng nhìn vẩy tay ,chiếc xe đi khỏi qua khỏi dốc đi về hướng Quế sơn

Xuống xe tôi phải hỏi thăm từng người, trên đường về Quê thăm mộ ông bà Nội , tôi đốt nhang lạy để nhớ ơn, đến nhà thờ Tộc, còn dấu bom đạn trên những bức tường rêu phong. Trời tối tôi ngủ lại nhà người trong thân tộc, ăn cháo goiƯ gàợ trộn rau răm. Khoảng 21 giờ một tiểu đội Du kích đến xét giấy và bắt tôi lên Xả, ra lệnh tôi làm bản tự khai hạch hỏi đủ thứ. Càng về khuya trời lạnh bút, tôi ngồi co ro một góc nhà tranh nhiều muỗi kêu vo ve. Mấy người Du kích ngồi hút thuốc lá liên tục thay phiên canh gát, cho đến trời sáng nhiều Cán bộ xã đến làm việc, vào khoảng 9 giờ người Công an Huyện đếạn bằằng Honda, mang dép râu đội mũ cối, đi thẳng vào xả, tôi nhận ra Sương bạn học xưa, gặp tôi đang ngồi cô đơn hắn nói lớn

“ Mi về hồi nào không ghé tau ?, đọc xong báo cáo tau lên đây giải quyết, ông già tau đi tập kết về đang làm Tỉnh ủy. Để tau làm việc với mấy ông nầy.” 10 phút sau Sương cầm giấy tờ, bảo tôi lên xe nó chở về Huyện, trước những cặp mắt ngạc nhiên của Cán bộ địa phương “

Hú hồn một lần nửa được thoát nạn. Tôi cảm ơn Sương , gọi xe ôm về Đà Nẳng vào Sài Gòn ngay hôm sau. Chưa đi thăm Thu , có người đến gọi đi vượt biên Mẹ tôi đóng vàng cho họ rồi, may mắn chuyến đi bình an đến Singapur và đi định cư Tây Đức , làm lại cuộc đời với đôi bàn tay trắng, học hành đi làm.

Em tôi viết thư , “Thắng anh Thu đến thăm sau hơn 1 năm ở tù vì tội vượt biên, Thu và Thắng đi từ Long Xuyên qua Cần Thơ ra khỏi cửa Bình Đại, bị Công an Biên phòng nổ súng, chiếc ghe nhỏ cố chạy thoát vướn lưới lật úp, Thu bơi không giỏi bị chết đuối !!! gia đình anh Chương, không có tin tức anh ấy sống hay chết, Bàn thờ có hình nhữờng người đã hy sinh trong cuộc chiến. Hai ông bà giàợ buồn quá tuyệt vọng uống thuốc ngủ tự tử !! “

Cuộc đời vô thường, như một giấc mộng qua mau ! đọc thư không cầm được nước mắt, tôi khóc cho Thu cho bạn bè những người vì Tự Do đã nằm xuống trên Quê Hương Việt Nam xa thẳm bên kia bờ Đại Dương !!

“ Chớp mắt ngàn thu quạnh
Về đâu chiếc lá bay? “

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button