Thế Giới và Chúng Ta: Vấn Ðề Hoàng Sa Hay Mưu Ðồ Trung Quốc

Nguyễn Ngọc

Trong tháng năm vừa qua, Phi Luật Tân và Trung Hoa tranh chấp
về một đảo nhỏ bé, đảo Mischief nằm ở Ðông Nam quần đảo
Hoàng sa\. Tổng thống Fidel Ramos của Phi Luật Tân cho tập trung
tất cả các phản lực cơ trên đảo Palawan để theo dõi các
sự di chuyển của hải quân Trung Hoa và cũng nhắc nhở các
đồng minh trong khối Ðông Nam Á cũng như Hoa kỳ về bổn
phận của họ trong một cuộc chiến có thể xẩy ra giữa Phi
Luật Tân và Trung Quốc.

Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo (trên dưới 40 có diện
tích đáng kể, có thể chứa dân cư), mà đảo quan trọng nhất
là đảo Spratly, nằm rải rác trong biển Ðông Hải, trên bắc
vĩ tuyến từ 6 đến 13 và đông kinh tuyến 112 đến 117, cách
bờ Việt Nam độ 400 cây số sát các đảo Palawan (Phi Luật
Tân) và Bornéo (tỉnh Sabah thuộc Mã Lai). Theo các tài liệu sử
có trên các văn kiện, đặc biệt là các văn kiện thời bảo
hộ Pháp, thì quần đảo này thuộc Việt Nam, nhưng từ nhiều
năm nay một số quốc gia đã tranh chấp chủ quyền trên quần
đảo này, đó là (ngoài Việt Nam ra): Mã Lai, Phi Luật Tân,
Trung Quốc và Ðài Bắc.

Năm 1988, Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng sáu đảo (đó
là các đảo Cuarteron, Fiery Cross, Gaven, Subi, Eldad) sau khi đánh
chìm một số chiến hạm Việt Nam ở cạnh đảo Johnson. Nhưng
chánh phủ Cộng sản Hà Nội chỉ phản đối trên giấy tờ và
chưa tìm được một thỏa ước nào với Bắc Kinh, vì lo ngại
Trung Quốc trả đũa trên phương diện khác.

Cuộc xâm chiếm đảo Mischief vừa qua nằm trong một kế hoạch
lâu dài của Bắc kinh trong việc chiếm đóng biển Ðông Hải
thành một biển “nội địa” của Trung Quốc. Năm 1974, Trung
Quốc cũng đã đánh chiếm quần đảo Trường sa (mà đảo quan
trọng nhất là đảo Paracel). Lúc đó, chỉ có chánh phủ Việt
Nam Cộng Hòa phản đối và bị tổn thất, trong khi đó Hà Nội
đương nhiên chấp thuận sự chiếm đóng của Trung Quốc.

Tầm Quan Trọng Của Những Hải Ðảo\.

Theo luật quốc tế về biển cả, thì chủ quyền của một
quốc gia trên biển cả là 2 hải lý (3,6 cây số) cách bờ,
nhưng các quốc gia đó có thể khai thác các tài nguyên nằm
trong vòng 200 hải lý (360 cây số) cách bợ Vì thế các
cường quốc trên thế giới mới tìm cách đóng chiếm những
đảo hoang nằm rải rác trên các biển như Pháp có quần đảo
Kerguelen ở vùng Nam cực hay Anh có đảo Pitcairn nằm xa xôi trơ
trọi giữa Tân Tây Lan và Chí Lợi\. Những hòn đảo hẻo lánh
đó tuy tốn kém cho ngân quỹ quốc gia ngày hôm nay nhưng cho
phép các cường quốc kiểm soát các tàu bè đi qua lại trong
vùng và trong tương lai nếu cần có thể khai thác những tài
nguyên (hải sản, mỏ quặng, dầu hỏa, v.v…).

Trung Quốc đóng quân tại đảo Mischief cũng vì những quyền
lợi vừa nêu trên. Ðảo Mischief chỉ cách đảo Palawan độ 100
cây số, thì đương nhiên vùng biển giữa Palawan và đảo
Mischief sẽ bị chia đôi giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân, nếu
tình hình không được giải quyết và tiếp tục nằm trong tình
trạng trên.

Trước khi chiếm đóng một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa,
đương nhiên vùng Ðông Hải giữa quần đảo và bờ biển
Việt Nam hoàn toàn nằm trong quyền khai thác của Việt Nam. Nay,
vì các đảo chiếm đóng của Trung Quốc nằm ở phía Tây quần
đảo thì vùng biển Ðông Hải giữa Việt Nam và các đảo phải
“chia” cho Trung Quốc.
Một Vị Trí Chiến Lược.

Sự chiếm đóng các quần đảo ở biển Ðông là một cuộc
thử thách của Trung Quốc đối với các quốc gia trong vùng
Ðông Nam Á cũng như các cường quốc trên thế giới\.

Trước tiên, là từ năm 1987, Liên Sô đang gặp khó khăn nội
bộ, lần lần bỏ rơi vịnh Cam Ranh, không còn ý định muốn
kiểm soát vùng Ðông Hải\. Mỹ sau khi rời bỏ căn cứ tại Phi
Luật Tân, bỏ luôn vai trò kiểm soát biển Ðông Hải\. Trước
sự bỏ trống của các cường quốc, Trung Quốc mới có ý đồ
xâm chiếm các đảo nằm trong biển Ðông Hải để kiểm soát
vùng này\. Nhìn lại bản đồ trong vùng thì chúng ta sẽ thấy
là các tàu bè giao thương giữa Nhật và các nước Ðông Nam
Á đều phải đi qua biển Ðông Hải cũng như các tàu chở dầu
hỏa từ Trung Ðông về Ðại Hàn hay Nhật cũng phải đi con
đường này\. Trung Quốc kiểm soát Ðông Hải có nghĩa là Trung
Quốc kiểm soát con đường vận chuyển các nhu liệu kỹ nghệ
và năng lượng của Nhật và Ðại Hàn. Khi Việt Nam gia nhập
vào khối kinh tế các quốc gia Ðông Nam Á thì đương nhiên
sẽ tăng thêm những cuộc giao thương trên vùng biển Ðông
Hải, sự hiện diện của Trung Quốc trên biển là có sự kiểm
soát các con đường giao thương của khối\.

Ðó là chưa kể đến những tài nguyên có thể có trong vùng.
Hải sản là một tài nguyên quan trọng mà Việt Nam chưa có đủ
phương tiện để khai thác. Khi chiếm đảo Hoàng Sa, đương
nhiên là Trung Quốc muốn khai thác vùng rất nhiều hải sản
này\.

Gần đây, Việt Nam đã khai thác được dầu hỏa bên vùng
quần đảo Hoàng Sa (khu Ðại Hùng). Theo các nhà chuyên gia về
dầu hỏa thì thềm lục địa của vùng Ðông Hải có nhiều
triển vọng có rất nhiều dầu hỏa\. Vì thế, sau khi cưỡng
chiếm một số đảo, Trung Quốc đã ngang nhiên cho phép một
công ty Mỹ thăm dò dầu hỏa ngay tại khu nằm giữa Việt Nam và
quần đảo\.

Phản ứng Của Các Cường Quốc.

Thái độ của các cường quốc cũng không quyết liệt hơn vì
từ lâu Mỹ, cũng như Nga, Pháp hay Anh, đã chấp nhận không
đóng một vai trò nào trong vùng vì Trung Quốc có kiểm soát
hay không kiểm soát biển Ðông Hải thì không ảnh hưởng gì
đến quyền lợi chung của ho

Chỉ có Nhật hay Ðại Hàn có thể bị thiệt hại, nhưng thay vì
đụng chạm với Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến các giao
thương quan trọng giữa Bắc Kinh và họ, thì họ đi tìm những
con đường vận tải khác để tránh phải bị sự kiểm soát
của Bắc Kinh trong tương lai\. Sự giao thương của họ với
Ðông Nam Á tuy quan trọng nhưng không quan trọng bằng sự quan
hệ của họ với Trung Quốc: một thị trường 1,2 tỷ người
vẫn “ngon” hơn một thị trường 0,5 tỷ người\.

Phản ứng Của Các Quốc Gia Ðông Nam Ạ

Hiện tại, ngoài Phi Luật Tân có một phản ứng cứng rắn
đối với chính quyền Bắc Kinh, các quốc gia khác tại Ðông
Nam Á (Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba và Brunei) vẫn
tiếp lấy một thái độ chần chợ Tuy năm 1992, trong một
bản công bố chung, ngoại trưởng các quốc gia đã nhìn nhận
tầm quan trọng của biển Ðông Hải trên phương diện an ninh cho
vùng. Thái Lan, Tân Gia Ba và Nam Dương vì không thấy quyền
lợi của mình trong việc tranh chấp các đảo ở Ðông Hải chỉ
ra một thông cáo nhắc nhở các phe nên điều đình để giải
quyết vấn đệ

Thái Lan lo ngại đến một sự trả đũa ở biên giới Thái Lan,
Miến Ðiện và Trung Hoa\. Tân Gia Ba và Nam Dương lo ngại ảnh
hưởng đến sự giao thương của ho Mã Lai lo ngại đến vấn
đề nội bộ vì thiểu số người Hoa của họ và hy vọng rằng
Trung Quốc sẽ “ngừng” ở đó trong công cuộc Nam tiến trong
biển Ðông Hải và như thế không đụng chạm đến quyền lợi
của ho Ðó là thái độ lùi bước và đương nhiên chấp
nhận vai trò “kiểm soát” của Trung Quốc. Thái độ này có
thể tai hại trong tương lai !

Và Việt Nam Thì Sao ?

Như đã nói trên, chính quyền cộng sản Hà Nội từ xưa đến
giờ không coi việc bảo trọng lãnh thổ là quan trọng nhất là
khi phải đụng chạm với những đảng Cộng sản khác. Thái độ
bịt tai, bụm miệng năm 1974 là một thái độ hèn nhát. Phản
ứng năm 1988 là một phản ứng lành mạnh. Nhưng trước làn
sóng tự do tại Ðông Âu, họ đã quay lại xin xỏ sự bảo vệ
của Bắc Kinh nên đã coi việc các đảo Hoàng Sa như là một
việc cống hiến.

Ðiều đình để đòi lại các đảo bị chiếm đóng phải là
việc ưu tiên số một của nền ngoại giao Việt Nam nhưng chúng
ta có thể chờ đợi gì được ở chánh quyền hiện tại khi
mà quyền lợi cá nhân và quyền lợi đảng được đặt
trước quyền lợi của đất nước.

Nguyễn Ngọc

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button