Thanh Bình

Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, phố này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt.
Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.
Cùng thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đang được Việt Nam đề nghị UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá Thế giới.

Những nét độc đáo đặc thù:
Đến phố cổ Hội An, hãy thư thái thả bộ trên những đường phố tĩnh lặng hoặc ngồi trên xích lô, thong dong ngắm nhìn từng mái nhà lô xô rêu phong cổ kính, ngói được lớp cách đây vài trăm năm, như nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng, chum mộ táng bằng đất sét của người Chăm có từ thế kỷ 13-15. Nhiều nét độc đáo của Hội An còn lưu lại từ nhiều thế kỷ nay như những đĩa gốm men sứ ở Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An.

Cùng đến thăm phố cổ:
Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn lồng kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà.
Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi , tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ được xây dựng với việc làm chính là gỗ mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa.
Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ. Ngay giữa đỉnh cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nghe nói để đếm một con rồng (hay con Cù) mà mỗi khi nó quật đuôi đã gây ra những trận động đất lớn ở Nhật

Những món ăn đặc sản:
Hội An có nhiều món ăn độc dáo. Theo lời đồn, món cao lầu ngon vì làm bằng nước giếng ở đây. Món ăn gia truyền khác nữa của một gia đình gốc Hoa Phúc Kiến là bánh bao, bánh quai vạc đã được tinh chế mà vợ chồng anh Trần Tuấn Ngãi ở đường Phan Chu Trinh làm đến nay là đời thứ 3. Sau khi đã thưởng thức một lần trong khung cảnh huyền bí của phố cổ dưới những tán cây trứng cá, người ta khó quên được hương vị độc đáo của nó.

Related Articles

Back to top button