Tham vọng bành trướng của TC trên Thái Bình Dương
Phùng Ngọc Sa
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một khoảng trống quyền lực đã xuất hiện tại Á châu, nó bắt nguồng từ sự sụp đổ của khối Liên Sô, đồng thời cũng do việc Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Thái Bình Dương. Nắm được cơ hội này, Trung Cộng đã nhảy vào trám khoảng trống bằng cách tăng cường hải quân, để thực hiện ý đồ tiến xuống phương Nam với những mục tiêu sau đây:
1. Chiếm hẳn quần đảo Trường Sa của Việt Nam (cách xa lục địa Trung Cộng đến 180 hải lý) dể xác định quyền của mình trên biển Ðông, đồng thời mở rộng ảnh hưởng xung quanh biển Nam Trung Hoạ
2. Từ vị trí chiến lược này, Trung Cộng sẻ dành độc quyền kinh tế trong vùng biển Ðông. Theo cơ quan Phát Triễn Quốc Tế cho biết, nền kỹ nghệ Trung cộng càng phát triễn bao nhiêu, số lượng dầu tiêu thụ của họ lại càng tăng vọt bấy nhiêu. Trước năm 1995, TC là nước xuất cảng dầu đứng vào hạng thứ 5 trên thế giớị Nhưng đến năm 1995, vì nền công nghiệp phát triễn. TC bắt buộc phải nhập cảng dầu . Cũng vì lý do đó, họ phải tìm mọi cách dành giựt, áp dụng chủ nghĩa bá quyền nước lớn, xâm nhập hải phận Việt Nam, lấn sâu vào trong Vịnh Bắc Việt để tìm khai thác dầu.
3. Bắc Kinh lấy cớ bảo vệ an ninh hải phận nên họ tìm mọi cách để loại trừ, hoặc chế ngự lực lượng hải quân các nước khác trong khu vực, mà cụ thể là biến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành những vị trí chiến lược để kiểm soát các hải lộ thương mại, phần lớn đi ngang qua Trường Sa.
Ðể thực hiện các mục tiêu chiến lược nói trên, Trung Cộng phải cải tổ lại quân độị Bắc Kinh quan niệm rằng, trong giai đoạn sắp tới, theo chiến lược mới, bộ binh không còn là hàng đầu nữa. Lý do, với quân số trên 1 tỷụ 200 triệu người cùng với một lãnh thổ quá rộng lớn, nếu một ai đó chủ trương cho bộ binh đánh chiếm nước Tàu thì cũng như “đưa thịt vào lò sát sinh”. Còn nếu đối phương sử dụng đến các loại vũ khí giết người hàng loạt tỷ như dùng vũ khí hạt nhân để tấn công, Bắc Kinh cho đó là cơ hội tốt giúp họ “giải quyết được nạn nhân mãn mà Trung Cộng đang mắc phải”. Như thế nên Lục quân không còn được xem là quan trọng nữa, nếu muốn bành trướng phải tiến ra biển và làm chủ đại dương. Với quan niệm chiến lược này, Trung Cộng đã cải tổ quan đội, giảm bớt 1 triệu quân để lấy tiền xây dựng lực lượng Hải quân. Ðể cụ thể Trung cộng đã giảm quân số từ 4 triệu 750 ngàn xuống còn 3 triệu 750 ngàn, và biên chế từ 11 đại quân khu xuống còn lại 7 quân khu.
Quyết tâm hoàn thành chiến lược đó, lúc còn sống Ðặng Tiểu Bình đã đưa Lưu Hoa Thanh, một
người thân cận và nguyên Tư Lệnh đạo quân Dã chiến số 2, từng được đặt dưới quyền họ Ðặng trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng vào lãnh nhiệm vụ cải tổ Hải quân. Qua tạp chí “Liêu Vọng” đăng tải vào ngày 13 tháng 8 năm 1984, Lưu Hoa Thanh đã cho biết”Nhân loại đang bước vào một giai đoạn khai thác đại dương một cách đại quy mô, với một cuộc cách mạng kỹ thuật tối tân và đồng thời diễn ra khắp nơi trên thế giới. Giá trị quân sự của hải quân mỗi ngày một tăng, và sự dành giựt giữa các siêu cường trên đại dương sẽ vô cùng quyết liệt. Lý do đó, chúng ta phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, không những để bảo vệ hải phận Trung hoa, mà còn để bảo vệ quyền lợi mình trên đại dương. Ðó là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách trong sự nghiệp bảo vệ quốc phòng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, ngư nghiệp mà hải quân có thể góp phần xây dựng đất nước.
Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo đó, Tư Lệnh phó Hành quân biển, qua hai tạp chí “Lịch sử quân
sự” và “Trí thức hạm đội”đã phát biểu như sau:”Nhiệm vụ của Hải quân Trung quốc là phải bảo
vệ chủ quyền quốc gia và quyền lợi hải dương của mình, mà phạm vi phòng thủ gồm có các vùng
biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Ðông, biển Nam Trung Hoa mà diện tích toàn vùng lên đến hơn
3 triệu cây số vuông, bao gồm các quần đảo Ðông Sa, Tây Sa, Nam Sa”(Tây Sa và Ðông Sa tức là
quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam). Nếu đúng như lời khẳng định của họ Trương
thì Hải Quân Trung Cộng không còn ở vị thế phòng vệ hải phận nữa, mà đã vươn cánh tay
dài tới những vùng đại dương xa xôị Dựa vào tấm bản đồ mà Trung Cộng phổ biến cho thế giới vào năm 1992, tất cả các nước chung quanh , các quốc gia hải đảo và bán đảo như Việt Nam, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Singapor và Bruney không mốc chốc , những nơi đó sẽ trở thành những cái “ao nhà” của Trung Cộng.
Ðầu năm 1992, lãnh tụ Ðặng Tiểu bình làm một cuộc Nam du, thăm viếng các khu chế xuất như Thẩm Quyên và Chu Hải để xác định “cải cách và mở cửa”, kèm theo đó lại nêu cao khẩu hiệu
“Ðoàn kết và ổn định” thì Trương Liên Trung thay thế cho Lưu Hoa Thanh được bầu vào Bộ Chính Trị lại phát biểu:”Hải Quân Trung Hoa sẽ là đoàn tàu hộ tống của kế hoạch cải cách và mở
cữa và kiên định đi theo đường lối lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình, cố tâm bảo vệ đại dương để khai thác lãnh hải, phát triễn và lợi dụng
đại dương hầu khai thác dầu mỏ ngoài khơi, nuôi
trồng hải sản và ngư nghiệp”
Tháng 2 năm 1992, Trung Cộng cho ban hành luật Lãnh Hải, gọi tắt từ sắc lệnh mà Chủ tịch nước
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đã ký”Luật Lãnh Hải về các vùng nước tiếp giáp với Trung Quốc”. Luật Lãnh Hải có tính cách áp đặt, nó khác hẳn luật Quốc Tế về Biển Cả mà Liên Hiệp Quốc đã ban hành vào năm 1994. Với bộ luật mới này, Trung Cộng một lần nữa khẳng định lại những gì mà từ lâu họ chủ trương, nó không được xây dựng trên một căn bản nào vững chắc như những luật pháp quốc tế khác. Trung cộng chỉ chứng minh một cách vu vơ và xác định một cách mơ hồ là:”Những vùng nước, vùng bể được dánh dấu trên bản đồ Trung Quốc phổ biến năm 1992 là những phần đất thiêng liêng thuộc Trung Quốc bất khả phân”. Lý giải một cách độc đoán như thế, nên trong điều 14 Luật Lãnh Hải Trung cộng đã ghi rằng:”Bất cứ những tàu thuyền nào, bất kể của quốv gia nào xâm nhập vào vùng bể của các đảo Ðài Loan, Bành Hồ, Ðông Sa, Trung Sa, Nam Sa, thì các máy bay và chiến hạm của Trung Quốc có quyền bắt giữ, ngăn chặn và truy kích các tàu đó.”
Triệt để và từng bước hoàn thành các mục tiêu chiến thuật và chiến lược đã đề rạ Trung Cộng dồn hết mọi khả năng và nổ lực để phát triễn hải lực, họ bắt đầu bằng:
– Mở rộng tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu bằng cách nối dài tầm hoạt động của không quân để yểm trợ cho hải quân khi mà đại đơn vị này chưa kịp trang bị mẫu hạm. Quyết tâm và đặt nặng vị thế chiến lược của Biển Ðông, tức là Nam Trung Quốc. Trung Cọng cho xây dựng phi trường trên đảo Trường Sạ Ðặt mua và sử dụng các loại máy bay chiến đấu SU 7 và
MIG 31 của Nga sản xuất, tầm hoạt động của loại chiến đấu phản lực này trên 1,500 Km.
– Áp dụng kỹ thuật tiếp tế dầu trên không của Iran, đồng thời mua máy bay tiếp dầu của
Israel.(một loại máy bay tiếp tế dầu giống KC 135 của không quân Hoa Kỳ).
– Ðến cuối năm 1994, Trung Cọng đã chi 2 tỷ mỹ kim để đặt mua 2 mẫu hạm loại Volodia sản xuất tại Ukraina. Bị Nga từ chối, họ liền mua ngay 2 mẫu hạm kiểu MINKS và đặt mua máy bay chiến đấu oanh kích trực thăng Harrier của Anh để trang bị cho mẫu hạm. Nếu các tay lái buôn vũ khí quốc tế chỉ vì ham lãi, nhắm mắt cung cấp theo nhu cầu của Bắc Kinh thì quá nguy hiểm. Không mấy chốc, hải quân Trung cộng sẽ trở thành một hiểm họa cho các nước Ðông Nam Á mà tuyến đầu là Việt Nam.
Dưới quyền lãnh đạo của Lưu Hoa Thanh và kế nhiệm là Trương Liên Trung, Hải Quân Trung Cọng đã tiến một bước khá dàị Từ một bộ phận để yểm trợ cho bộ binh, bảo vệ lãnh hải, và chỉ là một đoàn tàu yếu kém thu nhặt lại từ hải quân Nhật Bản và của tàn quân của Quốc Dân Ðảng Trung Hoa, họ Lưu và họ Trương đã kiên trì xây dựng biến nó thành hải quân và ttrở thành một công cụ chiến lược cho cộng sản Tàụ Với khẩu hiệu “Hải quân Trung quốc tiến ra đại dương”, lấy hải quân làm nồng cốt cho chính sách “Nước giàu binh mạnh”, sau đó lại thêm” Nâng cao dân trí” Trung cọng đã cải tiến và trang bị cho hải quân nhiều loại hỏa tiễn tầm xa, hỏa tiễn dưới biển đối không, hỏa tiễn tàu ngầm phóng ra (loại hỏa tiễn SLBM) và chỉ trong một khoảng thời gian kỷ lục họ đã biến
một đoàn tàu 45 chiến hạm đũ loại đũ kiểu và 47 tàu ngầm chạy bằng động cơ thường của Liên
Xô thành một lực lượng hải quân hùng hậu và nguy hiểm nhất trên Thái Bình Dương. Hải quân
Trung cọng được viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế xếp hạn sau đối thủ của họ là Hoa kỵ
Ngày nay, ngoài việc mua sắm thêm nhiều tàu chiến từ các nước Nga, Anh, Pháp Tay Ban Nha, Trung cộng còn chế tạo thêm hàng loạt tàu ngầm nguyên tử tấn công kiểu HAN được trang bị bằng các hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tự Hạm đội của Trung Cộng theo viện Nghiên Cứu Chiến Lược
quốc Tế cho biết : quân số có trên 200000 người, kể cả không quân của hải quân và Thủy
Quân Lục Chiến. Ngoài ra, các giới tình báo Tây phương dẵ xác nhận một hạm đội tàu có ít ra
2 tiềm thủy đỉnh phóng hoả tiễn, 5 tàu ngầm thuuộc loại tấn công, 56 tiềm thủy đỉnh tấn
công chạy bằng diesel, 20 khu trục hạm, 30 tuần dương hạm, 450 chiến đấu cơ và 26 tàu đổ bô
Ðể nói rộng phạm vi hoạt động của hạm đội , Trung cọng đã xây dựng hoàn tất căn cứ một
căn cứ hải quân trên Aán Ðộ Dương, phần đất thuộc Miến Ðiện gần eo biển Malaccạ Kể từ
đầu thập niên 90, Trung cộng đã bắt đầu đào tạo chuyên viên kỹ thuật và phi công hải quân dự
tính vào Thiên Niên thứ III, từ năm 2001 trở đi, mẫu hạm của Trung cọng sẽ có mặt trên Thái Bình
Dương. Hiện tại hải quân Trung cộng chưa phải là đối thủ của hải quân Hoa Kỳ, song một khi so sánh tương quan lực lượng, tất cả hải quân các nước trong vùng Ðông Nam Aù cọng với lực
lượng hải quân Nhật Bản đem so với hải quân Trung cộng , hải quân Trung cộng vẫn còn trội
hơn về phẩm cũng như về lượng. Hơn nữa, với ý dồ chiến lược và quyết tâm kiểm soát cho
được các thủy đạo sinh tử trên Thái Bình Dương, Trung cộng bằng mọi giá sẽ tiếp tục bành
trướng và tăng cường hải lực. Nếu nhất định quyết tâm hoàn thành tham vọng nói trên, thì trong
một tương lai gần đây, hải quân Trung cộng sẽ trở thành một lực lượng gieo rắc kinh hoàng cho
tất cả các nước Ðông Nam Á và sẽ là đối thủ của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.
Việt Nam là một quốc gia ở vị trí tuyến đầu, nhưng hải quân của CSVN lại lạc hậu và quá yếu.
Hiện hải quân CSVN có khoảng trên 70 chiến hạm đủ kiều đủ loại, một phần do Việt Nam Cộng
Hòa để lại, một phần do Liên Xô cung cấp, phần lớn tàu thiếu cơ phận thay thế nên đã
nằm u Kém trang bị, lại thiếu huấn luyện, trong khi đó cấp chỉ huy và lãnh đạo hải quân chỉ
nghĩ đến quyền lợi riêng tư tỉ như thu nhặt và sơn sữa tàu tàu để cho thuê mướn kiếm
tiền , hoặc tìm cách làm ăn buôn bán riêng tư thậm chí buôn lậu nên hiện nay hải quân Việt Nam đã hết khả năng tác chiến. Lý do đó, nên khi lâm trận chỉ có tìm cách tháo chạỵ Ðiển hình trong những cuộc tranh chấp với Trung cọng vào những năm 1997,1998, hải quân CSVN chứng tỏ cái thế quá yếu kém. Mới đây, tàu chiến Trung cong đã xâm nhập sâu vào lãnh hải Việt Nam trong vịnh Bắc Việt nói là để bảo vệ giàn khoan dầu hỏa của họ, nhưng vì hải quân của Việt Nam quá bết nên phải ngoảnh mặt làm ngơ để Trung cọng mặt tình thao túng và đặt giàn khoan hút dầu. Quá hoảng sợ, CSVN chỉ biết van khóc Mỹ bảo vệ bằng cách xuống nước bỏ ra 140 triệu mỹ kim mà Việt Nam cộng Hòa trước đây để trả nợ để lấy lòng Mỹ.
Trên đây là tin tức và những dữ kiện liên quan đến kế hoạch bành trướng của Trung cọng trên
Thái Bình Dương. Ðiều đáng ghi nhận là việc mà “Hải quân Trung quốc có nhiệm vụ bảo vệ
quyền lợi đại dương của mình” như vị Tư Lệnh Phó Hành Quân Biển xác nhận, đồng thời Trung
cọng lại áp dụng Luật Lãnh Hải một cách độc đoán, mang một tính chất áp đặt cho ta thấy,
thực chất đó là một cách nóịToàn thể thế giới đều rõ, mục tiêu chính của Trung cọng là
muốn thực hiện mộng bá quyền Ðại Hán để làm chủ mặt biển hòng chế ngự toàn vùng Ðông
Nam Á, nơi mà có trên mấy mươi triệu người Hoa đang sinh sống làm ăn (chính họ là đạo quân thứ
V, từng yểm trợ cho Quốc Tế Tình Báo Sở một cách rất đắc lực).Ý đồ của đương quyền
Trung cọng quá thật rõ ràng, một khi mà họ đã kiểm soát được tất cả mọi hải lộ quan trọng
đi vào Aán Ðộ Dương như eo biển Malacca, Ðông Timor v.v thì các quốc gia như Nhật Bản (mà số
lượng dầu nhập từ Trung Ðông phải qua lối này) ,các quốc gia hải đảo đương nhiên phải lệ thuộc vào vào Trung cọng.
Trước tình thế thệp phần nguy nan đó, các nước trong vùng không thể khoanh tay đầu hàng
mà, tùy hoàn cảnh, tùy vị trí phải tìm cách, mỗi nước tự chuẩn bị lực lượng ứng phó và
giáng trả tùy theo khả năng của mình. Cụ thể việc oanh tạc của không lực Phi Luật Tân trong
thời gian qua để chống lại việc lấn chiếm của Trung cọng trên những hòn đảo Trường Sa thuộc
phần của Phi là hành động thiết thực và hợp lý. Ngoài ra, trong những năm vừa qua, hải quân
các nước trong khối ASEAN đã tăng cường , phát triễn và tối tân hóa tiềm năng tác chiến của
hải lực của mình một cách đại quy mô và vô cùng tốn kém. Trong hội nghị hải quân được tổ
chức tại Singapor năm 1997, 24 nước Á châu đã dự tính là vào đầu Thiên Niên Kỷ Thư III: “Vào
đầu thế kỷ thứ 21, chi phí vềụ hàng hải của Á Châu và Thái Bình dương sẽ vượt trội hẳn
Tây Aâu và Bắc Mỹ”.Ðối với Việt Nam, một quốc gia ở vị trí tuyến đầu, nơi mà đương
quyền cộng sản dã từng nói :Tàu với Ta là tình nghĩa anh em ruột thịt, sông liền sông núi liền
núị” Chắc chắn thì người anh em của VC là Trung cọng sẽ thắm tình ruột thịt mà triệt hạ họ
bằng cách gặm, lấn dần. Hậu quả là đến cuối Ðông năm 1999, CSVN đã chính thức nhượng
thêm 30m bề sâu của biên giới phía Bắc cho Trung cộng(1). Trong những năm cuối cùng của Thiên Niên Kỷ thứ II, Trung cọng đã nhiều lần đem giàn khoan của họ sâu vào tận trong vịnh Bắc Việt chỉ
cách bờ 64 dặm để hút dầụ Nhưng nhà đương quyền Hà Nội chỉ biết la hoãng và nhờ môi
giới van nài Mỹ trở lại Cam Ranh. Oái oăm thay, quân cảng có vị trí quan trọng số Một này là
đang do Nga chiếm đóng. CSVN hiện nợ Nga trên dưới 100 tỷ đồng rúp tương đương 70 tỷ Mỹ
kim.(2) Có khi người Nga chưa đòi được nợ mà chịu rút luỉ Một sự thật quá đau xót cho nhân
dân Việt Nam là chế độ đương quyền CSVN, từ trước đế nay hết Liên Xô rồi đến Trung cọng,
họ luôn luôn thể hiện một tính chất tôi đòi và nặng chỉu đầu óc tư tưởng cộng sản quốc
tệ Bao năm qua, họ đã sử dụng súng đạn của thế giới cộng sản và dùng xương máu nhân dân
Việt Nam, thêm vào đó với bản chất gian manh, lừa dối họ đã đạt được mục tiêu là “cộng
sản hóa Việt Nam”để họ độc quyền thống trị. Tiếc thay, nạn tham nhũng và dốt nát mà chỉ trên mấy mươi năm, CSVN đã làm cho đất nước trở nên suy tàn và tan nát , đến nổi chỉ có
một lực lượng hải thuyền nhỏ của Trung cọng xâm nhập sâu vào hải phận nước ta, nói là vào
yểm trợ giàn khoan, mà cái được gọi là Hải quân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối
phó không nổi phải quay đầu tháo chạỵ Cuối cùng CSVN hiện đang muối mặt cầu khẫn rước
Mỹ, một đối tượng mà họ từng mĩa mai là “cọp giấy”trở lại Việt Nam để kiếm chỗ nương thân. Quả đúng là “Cọp đói sợ cọp giấỵ”
Qua các sự kiện nói trên chắc độc giả đã rõ được mưu đồ của Trung cọng tại Thái Bình Dương ,để rồi từ đó chúng ta thấy việc làm của Bắc Kinh khi họ ngang ngược đặt giàn khoan, khai thác dầu ngay trong thềm lục địa Việt Nam trong vịnh Bắc Việt chỉ cách bờ 64 dặm vào những năm 1997,1998 . Hành động này chẳng qua chỉ là những bước đầu trong việc mở đường, bằng cách gặm nhấm lần đất nước chúng ta để tiến lần xuống phương Nam. Rồi đây, chắc chắn Bắc Kinh sẽ còn những hành động khác tỉ như cấm các nước trong khu vực đánh cá xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v.v.đó là chỉ dấu cho thấy Trung cộng bằng mọi giá là phải làm bá chủ đại dương, đặc biệt là Thái Bình Dương.
Nếu trong tình thế cấp bách, Trung cọng càng tõ ra lấn lướt CSVN buộc lòng phải la hoảng kêu gọi
tình tự dân tộc yêu cầu trong nước cũng như hải ngoại đóng góp tài sản , xương máu để
chống ngoại xâm, quý đồng hương và độc giả sẽ nghĩ gỉ Kính mong những nhà ái quốc, các
chính đảng quốc gia chân chính vchuẩn bị tìm giúp đáp số của một bài toán quá nan giảị Từ
chốỉ Phải chăng sẽ đắt tội với tổ quốc? Nhập cuộc bằng cách hy sinh tài sản xương máủ
Nếu bảo vệ được biên cương lãnh thổ, nhưng liệu cuối cùng chúng ta có trở thành một loại
công dân phục vụ cho một tập đoàn phi nhân phản tộc, giúp cộng sản tiếp tục thống trị đất nước. Và phải chăng chúng ta lại tự đi vào con đường “dịch nô tái chủ “?
Phùng Ngọc Sa
(1) Tháng 12 nam 1999 đông đảo sinh viên Hà Nội và Sài gòn đã âm ĩ phản đối việc nhượng bộ
nàỵ
(2) Tiền mà Việt Nam vay Liên Xô để phá hoại và xâm chiếm miền Nam