Tập Quán của người Ca Tu
Phương Cường
Với số dân hơn 37.000 người sống ở vùng núi rừng hiểm trở miền trung, dân tộc Cơ Tu có tiếng nói, chữ viết và phong tục, tập quán riêng. Ngày hội Long Dơng là lễ hội đặc sắc nhất của người Cơ Tu với lễ đâm trâu tế thần như một nghi lễ tiêu biểu cầu xin may mắn, tốt lành.
Cần cù, chăm chỉ, chất phác, siêng năng… là bản tính vốn có của dân tộc Cơ Tu. Người Cơ Tu (tên quốc tế Kayong) sống chủ yếu ở các vùng núi xa xôi, hẻo lánh, tập trung nhất ở huyện Hiên, Giằng thuộc đất Quảng Nam và hai huyện A Lưới và Nam Ðông (Thừa Thiên-Huế). Người Cơ Tu có hơn 37.000. Dân tộc Cơ Tu có tiếng nói riêng, chữ viết riêng, theo hệ ngữ Môn-Khmer. Dân tộc Cơ Tu còn có các tên gọi khác: Cà Tu, Cà Tang, Phương, Gao, Hạ.
Phong tục, tập quán của người Cơ Tu là: Cúng giàng núi, giàng sông, ma rừng, ma suối, ma ác, ma hiền… Các hoạt động kinh tế: Làm nương, làm rẫy, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, đánh cá và trao đổi hàng hóa (vật đổi vật)… Công cụ sản xuất của người Cơ Tu rất thô sơ: Cái rìu, con dao để chặt cây, cái gậy nhọn để chọc lỗ tra lúa, ngộ
Làng Cơ Tu được dựng theo kiểu hình vành khuyên. Mỗi làng có một nhà rông, đây là nơi hội tụ của dân làng vào những lúc có lễ lớn: Cưới xin, ma chay, tiếp khách, làm thịt thú rừng, mở kho thóc ăn mừng năm mới
(còn gọi là Hội mở kho – Long Dơng).
Người Cơ Tu quý trọng khách và lúc ra về thường chúc may mắn, luôn luôn gặp tiếng chim hót từ phía bên phải đường. Dân tộc Cơ Tu đúc kết bao đời rằng: Khi lên rừng hay vượt sông suối để làm việc gì đó, nếu nghe tiếng chim hót lanh lảnh từ phía bên phải đường báo hiệu sự may mắn. Ðồng bào tin rằng mọi thứ đều có hồn, có hồn tốt, hiền và có hồn xấu, ác. Từ đó, sinh ra tập tục dâng lễ cầu an. Con vật dâng lễ là trâu, bò đực to béọ Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, người trong dòng họ cấm không được lấy nhaụ Nếu người họ này lấy vợ họ kia thì người bên kia phải đi tìm vợ ở dòng họ khác. Nếu vợ chết, có thể lấy em vợ hoặc chị vơ Ngược lại, nếu chồng chết, có thể lấy anh, hoặc
em chồng.
Ngày hội Long Dơng là lễ hội đặc sắc nhất của người Cơ Tụ Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân. Mở đầu là lễ cầu an. Bài cầu an có đoạn:
Học sinh Cơ tu cùng bạn bè trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền
Lạy trời cao, lạy đất rộng
Lạy núi rừng, lạy suối sông
Lạy linh hồn ông, lạy linh hồn bà
Hôm nay đây từ trẻ đến già
Xin dâng lễ thần linh
Cầu xin cho dân làng ấm no sung sướng
Sau đó, mọi người cùng nhau uống rượu cần. Những chàng trai khỏe mạnh, cô gái mảnh mai, xinh đẹp trong trang phục mới, đẹp nhất nhảy múa theo điệu đâm trâụ Dân làng hòa mình trong tiếng cồng, chiêng, chóẹ Tiếng cồng, chiêng, tiếng hát nối ngày vào đêm.
Phương Cường