Sử gia Trần Gia Phụng cuộc đời và tác phẩm

Nguyễn Qúy Ðại, Munich Germany

Sự xuất hiện của Gs Trần Gia Phụng như một vì sao lạ, tuy hơi trể nhưng lại rất thành công tại hải ngoại.

Gs Trần Gia Phụng sinh đầu năm 1942 (Nhâm Ngọ) tại Quảng Nam. Thân phụ ông là cụ Trần Gia Thoại, một công chức ngành bưu điện và là một thi nhân, từng làm Hội Trưởng Thi Hội Cổ Học Ðà Nẳng. Gs Trần gia Phụng vốn là cưụ học sinh trường Phan Châu Trinh Ðà Nẳng cho đến năm 1960. Năm cuối trung học, vì trường Phan Châu Trinh không có lớp đệ nhất nên ông ra Huế học trường Quốc Học. Ông tốt nghiệp khoa Sử Ðịa trường Ðại Học Sư Phạm Huế và Cử nhân Giáo khoa Sử học trường Ðại học Văn Khoa Huế cùng năm 1965. Sau hai năm dạy học ở cao nguyên Lâm Ðồng, ông xin về dạy tại trường Trung Học Phan Châu Trinh Ðà Nẳng từ 1967 cho đến ngày 30.04.1975. Khi Viện Ðại Học Cộng Ðồng Ðà Nẵng được thành lập năm 1974, Gs Trần Gia Phụng được mời phụ trách một số giờ tại Viện Ðại Học nầy.

Sau năm 1975 ông không bị tập trung cải tạo, vì thuộc ngành giáo chức nên ông chỉ đi thụ huấn căn bản quân sự 3 tháng. Tuy thế ông cũng không được tiếp tục dạy học dưới thời cộng sản, lý do là ông dạy Sử địa, không thể phù hợp với sử quan của chế độ Cộng sản. GS Trần gia Phụng là học trò của Linh mục sử gia Nguyễn Phương, giáo sư đại học Văn Khoa Huế, người đã phê phán duy vật sử quan cuả học thuyết Mác xít nên nhà cầm quyền Cộng sản kết án Linh Mục Nguyễn Phương vào loại trí thức phản động.

Trước năm 1975, tại Ðà Nẵng, ngoài giờ đi dạy, Gs Trần Gia Phụng dành thì giờ tham gia công tác xả hội, làm Phân đoàn trưởng phân đoàn Thanh niên Hồng Thập Tự Ðà Nẵng, và tham gia phụ trách thêm Quán cơm Học sinh cuả Hội Khuyến Học. Ðà nẳng thất thủ ngày 29-03-1975. Khi các trường học mở trỡ lại, viên Trưởng ban Tổ chức Ty Giáo Dục Ðà Nẳng của Cộng Sản, gọi Gs Trần gia Phụng đến Ty Giáo Dục, hạch hỏi nhiều chuyện và hỏi rằng: “Anh có hối hận khi anh vào hội Chử Thập Ðỏ để làm đẹp chế độ ngụy hay không? Gs Phụng trã lời rằng: “Tôi đã chọn Hồng Thập Tự làm “tâm đạo” thì tôi chẳng bao giờ hối hận, Ngày nay tôi không được mặc áo Hồnh thập tự, nhưng trái tim tôi vẫn là Hồng thập Tự.”

Ông làm một nghề độc lập, không tham gia đảng phái chính trị. Xuất thân trong một gia đình theo đạo Phật, ông đã dành thì giờ tuổi trung niên để nghiên cứu kinh sách và tham gia công tác xả hội. Ông không chính thức sinh hoạt trong giới văn học tại Ðà Nẳng thời bấy giờ như nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Duy Lam (cựu trung tá Nguyễn kim Tuấn) hay Thái Can , Phan Du… Tuy nhiên ông có cộng tác viết một số bài về tình hình chính trị và xã hội miền Trung trên Nhật báo Sóng Thần.

Hiện tại, bài của ông thường xuất hiện trên tạp chí Thế Kỷ 21 ở California, Con Ong ở Boston.(www.conong.com). Năm vừa qua, khi viện Việt Học (www. viethoc.org ) được thành lập ở Calfornia, Gs Trần Gia Phụng được mời phụ trách môn Việt sử tại Viện nầy. Theo tiết lộ của ông với đài Phát thanh Úc Ðại Lợi, giáo trình dạy các tín chỉ tại Viện Việt Học sẽ là bộ sườn chính của bộ Việt sử khoảng trên 1000 trang mà ông sẽ xuất bản trong tương lai. (Có thể nghe cuộc phỏng vấn của nữ phóng viên Minh Nguyệt với tác giả cùa Radio Australia ABC chương trình Việt ngữ Website www.abc.net.au/ra ).

Tại Hải ngọai có tự do ngôn luận. Sách in không cần phải xin giấy phép, kiểm duyệt. Nhưng cái khó nhất là phải khách quan viết sách mới có giá trị. Biết tôn trọng độc giả, lắng nghe ghi nhận góp ý, phê bình, nhận xét cuả độc giả luôn trung thực và đứng đắn. Tác giả Gs Trần Gia Phụng đã tâm sự:

‘Viết là một nhu cầu ,tôi may mắn đào tạo chuyên môn về môn sử, nên tôi nghĩ trong phạm vi khả năng của tôi viết nghiên cứu là cách tốt nhất tôi có thể tạ ơn quê hương, tạ ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và tạ ơn dạy dỗ của các thầy cô…’

Nhưng ông vẫn có những băn khoăn:

‘Khi đến tay độc giả hy vọng qúy vị chỉ giáo thêm để lúc tái bản, quyển sách nầy sẽ là công trình trí tuệ tập thể tránh những sai sót do khả năng hạn chế cuả cá nhân người viết. Một cây làm chẳng nên non ‘ ( Lời mở đầu sách Những câu chuyện Việt sử).

 

Những tác phẩm cuả Gs Trần gia Phụng viết sau khì đến định cư tai Canada

– Trung Kỳ dân biến 1908, biên khảo, Toronto, 1996 (luận án cao học của tác giả):

Tác giả trình bày rỏ về việc xin xâu kháng thuế ở miền Trung năm 1908. Phong trào nầy phát khởi đầu tiên ở Quảng Nam, quê hương tác giả, rồi lan dần ra toàn thể các tỉnh miền Trung. Có thể nhờ ảnh hưởng phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh, người chủ trương khai trí để tiến bộ.

– Những câu chuyện lịch Sử, biên khảo, Toronto 1997:

Gồm 14 câu chuyện Việt sử, đa số viết về những nhân vật ở Quảng Nam như Hoàng Diệu, Ngũ phụng tề phi, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, và những vấn đề về các vua nhà Nguyễn, từ Gia long, đến Tự Ðức, và cuối cùng là cựu hoàng Bảo Ðại.

– Những cuộc đảo chánh cung đình Việt Nam, biên khảo Toronto 1998:

Viết về các cuộc đảo chánh cuả các triều đại Việt nam từ thờI lập quốc cho đến năm 1884

– Những câu chuyện Việt sử tập 2, biên khảo, Tronto, 1999:

Sách dày 422 trang 20 chương mục có nhiều mục mới lạ được dẫn chứng như :

* Chiêm Thành vì đâu suy thoái? (trg 89)

* Những cuộc đổi họ lớn trong lịch Sử, như trường hợp họ Mạc là một ví dụ cụ thể (trg 121)

* Ai đưa công Chúa sang ngang

– Những Kỳ Án trong Việt sử, biên khảo, Toronto, 2000:

Sách dày 330 trang gồm 18 chương và nhiều hình ảnh

* Trần Hưng Ðạo người duy nhất dân Việt phong Thánh. (trg11)

* Oan tình Vườn vải (Tại sao Nguyễn Trãi bị tru di Tam tộc?)

* Cuộc tương tranh giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ (trg 130)

* Vụ án Phan bội Châu.

* Không thành công thì thành danh (Nguyễn thái Học và 12 Liệt sĩ lên đoạn đầu đài) (trg275)

– Quảng Nam trong lịch sử, biên khảo, Toronto, 2000:

Sách dày 394 trang gồm 21 chương và nhiều hình ảnh

* Di tích Chiêm Thành tại Quảng Nam và di sản văn hoá (trg 11)

* Ngũ Phụng bay về đâu ? Ngũ phụng tề phi có thật hay huyền thoại ? (trg 137)

* Huỳnh Thúc Kháng và nỗi đau thầm cuối đời. Tại sao Cụ Huỳnh Thúc Kháng làm việc với Hồ chí Minh ( trg 281)

* Khí phách Phan Khôi trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm. Phản ứng và đối xử với nhà văn lý luận nổi tiếng,nhà thơ mới trong bài thơ Tình Già ( trg 351.)

– Án tích Cộng Sản Việt Nam, biên khảo, Toronto, 2001:

Sách dày 464 trang 14 chương mục hình ảnh sao chụp từ tài liệu gốc

* Nói rỏ nguyên nhân Nạn đói năm 1945 nguyên nhân tại sao gần 2 triệu người chết đói ? Tại thiên tai mất muà hay Nhật, Pháp ,Việt Minh là những tội phạm (trg 31)

* Cuộc cải cách ruộng đất. Cộng Sản giết hơn 200 ngàn điền chủ và nông dân. Nguyên nhân từ đâu có việc Cải cách ruộng đất ? (trg 109)

* Nhân Văn Giai Phẩm: vụ án đã thanh trừng khốc liệt với giới Văn nghệ sĩ Miền bắc từ năm 1956 trăm hoa đua nở đi về đâu ? cải tạo , lao động ? (trg 149)

*Tàn sát Mậu thân 1968 ở Huế, ai là nạn nhân ?bao nhiêu người bị chôn sống (tr.295)

* Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh (tr.335)

Những tác phẩm biên khảo do giáo sư Trần Gia Phụng xuất bản tại Canada là một bộ sách viết rất công phu qua một thời gian dài nghiên cứu từ khi ông còn sống bên quê nhà (20 năm dưới chế độ Cộng sản không thể viết sách). Tác giả từng phỏng vấn những nhân vật liên quan đến lịch sử cận đại, cẩn trọng trong lối hành văn, có một cái nhìn khách quan, độc lập của một Sử gia, tham khảo nhiều tài liệu ngoại ngữ trong các thư viện. Tác giả dựa trên những sự quan sát thực tế, kinh nghiệm ý thức về cuộc sống thật, viết với tinh thần phục vụ nhân sinh, tôn trọng độc giả đón nhận những ý kiến bổ túc xây dựng với một khuynh hướng chính trị rõ ràng, nhẹ nhàng trong sáng.

Tác giả trích đăng tài liệu ghi chú rất rỏ ràng theo thứ tự nguyên bản, xuất xứ, giúp cho độc giả dể dàng tra cứu thêm. Ðây là một đóng góp vô cùng qúy báu để lại Sử liệu cho nhiều thế hệ sau. Một khám phá mới cho kho tàng sử liệu Việt Nam hải ngoại và trong nước có tài liệu khách quan để tham khảo.

Ðọc những tác phẩm của tác giả Trần gia Phụng để chiêm nghiệm và cảm nhận những cái hay thâm thuý tuyệt vời mà tác giả đã trình bày, để chúng ta sống lại với tiền nhân và lịch sử nước nhà mà tổ tiên chúng ta đã dày công xây dựng bằng máu và nước mắt .

Khổ sách in thống nhất (14 X 21.50 cm) đều màu vàng nhạt khiêm nhường không kiêu sa nhưng hấp dẩn. Những danh từ tên ngoại quốc hay các điạ danh, dù có phiên âm theo ngữ học Việt Nam, tác giả đều có ghi thêm chữ gốc thí dụ như: Hoành Tân (Yohohama), Ðối mã (Tsushima) Trân châu cảng (Pearl Harbor), Tân Gia Ba (Singapor), Liêu Ðông (Liaotung), Lữ Thuận (Lu-Shun ). Nhìn vào bản đồ thế giới chúng ta có thể tìm được địa danh dễ. Các tên nhân vật như :Minh trị thiên Hoàng ( Mutsu Hito), Khang Hữu Vi (K`ang yu-wei), Lương Khải Siêu (Liang ch`i Cha`o), Ðặng Tiểu Bình (Deng xiaoping) giúp độc giả tốn ít thì giờ để tra cứu tự điển danh nhân ngoại quốc.

Gs Trần gia Phụng theo chủ trương của Mạnh tử (hoàn toàn tin ở sách chẳng bằng không có sách: tận tín thư bất như vô thư), nên công trình nghiên cứu khảo luận cuả Gs. Phụng rất thận trọng, lối văn trình bày trong sáng làm ngưòi đọc dể hiểu. Không có những danh từ khó hiểu lai căng đảo ngược như văn hoá cuả chế độ Cộng sản đã dùng những từ như: (những chùm thơ, tu nghiệp gọi là chuyên tu, bao cấp, hồ hởi, xa lộ gọi là đường cao tốc..). Những người viết Sử bị bắt buộc viết theo một khuôn mẫu của nhà nước như nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thổ lộ sau năm 1975 (văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh?). Ðọc những cuốn sử cận đại Việt nam xuất bản như trường hợp của tác giả Trần văn Giàu, sau khi bị thất sủng trên con đường hoạn lộ, ngồi viết sử lấy lăng kính duy vật sử quan để phê bình Hoàng Diệu, Phan thanh Giản… và ca tụng chế độ, lãnh tụ Ðảng Cộng sản. Lúc nào cũng nói là đỉnh cao trí tuệ…

Nhìn lại trong những năm học Trung học tại Việt Nam trước đây, số giờ dành cho chương trình dành cho môn sử địa không nhiều. Sau năm 1975, lịch sử bị bóp méo một chiều, cộng sản chủ trương lối học hồng hơn chuyên. Bởi vậy kiến thức một người học sinh dù tốt nghiệp Tú tài hay Trung học, nếu không đọc thêm sách, theo tôi nhận thấy, kiến thừc Sử học vẫn còn bị giớI hạn.

Ngoài ra, thế hệ trẻ ở hải ngoại không có nhiều người đọc thông tiếng Việt, nên có thể sẽ không hiểu hay hiểu lệch lạc lịch sử của Việt Nam qua sách báo ngoại ngữ do người bản xứ viết dựa theo tài liệu của chế độ cộng sản. Mong quý vị thức giả góp tay với các sử gia dịch thuật ra ngoại ngữ để giới trẻ đọc sử nước nhà, có tài liệu tham khảo, tại sao người Việt bỏ nước ra đi? Ðó là cách thiết thực nhất để truyền bá văn hóa lịch sử Việt Nam ở hải ngoại…

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button