Phố Hội An trước đèn rằm
Elsa Arnett, Mercury News
Đêm 14 dương lịch mỗi tháng, dân Hội An rút ổ điện, tắt hết đèn nê ông, đèn bóng. Mọi nhà đều treo lồng đèn lụa, cách chuyển vận duy nhất trong đêm đặc biệt này là đi bộ.
HỘI AN, Việt Nam – Tháng nào cũng vậy, mỗi tháng một đêm, cái thị xã hải cảng nhỏ bé nằm bên bờ duyên hải của miền Trung nước Việt này lại êm ái trôi về với thế kỷ thứ 19.
Những chiếc lồng đèn phất bằng lụa treo lắc lư trước ngưỡng cửa, cửa nhà, cửa sổ, bao lơn, lóng lánh như châu ngọc, tỏa những vũng ánh sáng ấm áp trên các con đường nhỏ hẹp tối tăm. Không tiếng còi xe hơi ầm ĩ. Không có những chiếc xe gắn máy phóng qua vùn vụt. Không hề có một chiếc xe nàọ Các em gái nhỏ tay nắm tay, vai khoác vai, nâng niu những chiếc lồng đèn giấỵ Các ông ngồi đánh cờ dưới ánh nến. Các cụ ngâm thơ vịnh nguyệt.
Đến sáng, những chiếc xe gắn máy rầm rầm trở về. Ồn ào trở lại. Những chiếc lồng đèn biến mất. Thơ phú, bàn cờ, tất cả biến mất.
Cho đến tháng tới.
Vào lúc Việt Nam đang phấn đấu để dấn mình vào với thế giới tân tiến sau nhiều thập niên suy thoái, đất nước này đã nhanh chóng mất đi nhiều nét duyên dáng của mình. Tám chục ngàn dân cư ở thành phố Hội An hiện đang cố gắng phục hồi lại những gì mà họ mất. Họ muốn vặn ngược cái đồng hồ, cho dù mỗi lần chỉ có một đêm.
Vì thế mà họ rút ổ điện, không dùng máy phát thanh, không bật máy vô tuyến truyền hình. Đèn nê-ông, đèn bóng, họ tắt ngấm. Cách chuyển vận duy nhất là đi bộ. Mặt trời vừa lặn, hàng xóm láng giềng ra ngồi trước thềm nhà trao đổi chuyện trò. Lũ trẻ ngắm nghía vầng trăng sáng quắc, gần tròn. Hình như tất cả mọi người đều cố dành dật lấy một chốc lát êm đềm thoáng qua, dưới những tia sáng của những ngọn đèn lồng mầu tím và mầu vàng hổ phách.
Ni sư Nhật Hưng, 62 tuổi, vừa vén bộ cà sa mầu cam, vừa bước trên những ngõ hẻm khúc khuỷu xây từ thế kỷ thứ 16. Ni sư bảo “Phải có những lúc như thế này, những ngày như thế này, tâm trí người ta mới lắng dịu được.”
Ôm lấy giòng Thu Bồn đầy nước phù sa, Hội An nằm ở phía nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 45 phút đồng hồ lái xe, sau khi đi qua những đoạn đường mấp mô, những ca (n lều lá nhỏ bé và những cánh đồng lúa mênh mông. Ngày nay, Hội An có cái vẻ của một thị xã ngái ngủ, nhưng cách đây nửa thế kỷ, đây từng là một thương cảng có ảnh hưởng, nơi xuất nhập hàng hóa của nhiều chốn xa xôi như Anh Quốc và Hòa Lan. Tại khu trung tâm cổ kính của thành phố này, nhiều tòa nhà lịch sử, mái ngói, thấp, vẫn còn lưu giữ lại từ giai đoạn ấy, với những ngôi chùa trang trí hoa mỹ, rải rác khắp nơi đâỵ Có lẽ chính vì sống trong bầu không khí tràn ngập lịch sử phong phú mà dân cư nơi này đã quyết định mang trở lại những niềm mê đắm của một thời đã qua.
Cụ Vũ Minh, người cựu chủ bút 77 tuổi của một tạp chí thơ, nói rằng “Có hiện tại thì người ta phải có quá khứ.” Những ngón tay dài, nhăn nheo, nâng niu một tập thơ tình cũ kỹ, nhà thơ bảo “Muốn có tương lai, người ta phải học từ quá khứ.”
Dân Hội An khao khát tạo lại bầu không khí đã mất tại Việt Nam trong thế kỷ qua, đặc biệt thập niên qua, kể từ lúc chính phủ cộng sản mở cửa ra với chủ nghĩa tư bản.
Bất chợt, người Việt đã lao mình vào cơ hội để cải thiện cuộc sống tuyệt vọng của họ. Và trong lúc vội vã, họ đã vứt bỏ đi rất nhiều hạnh phúc bình thường, những thú vui từng chống đỡ cho họ vượt qua được những khoảng thời gian khó khăn khắc nghiệt. Người ta không còn có những thú giản dị như ngồi quây quần bên chiếc bàn cơm tối, ca hát bên nhau với một cây đàn ghi- ta thùng. Những thú vui tầm thường giản dị đã làm cho con người đối xử thân thiết với nhau.
Thay vì thế, người ta đang mệt lử trong lúc làm việc quần quật dài giờ để điều hành những tiệm phở, tiệm tạp hóa, tiệm điện tử. Với lợi tức mới mẻ, một số người đã có thể mua sắm những chiếc xe gắn máy tân kỳ, hoặc xây cất được những căn nhà nho nhỏ. Nếu có một chốc lát rảnh rỗi là họ lại ngồi phịch xuống trước cái máy vô tuyến truyền hình mới mà nghiền ngẫm những chương trình cải lương ướt át Á Châu, hoặc chương trình “ER” của Mỹ.
Chỉ mới cách đây có một thập niên, đa số người Việt hãy còn xếp hàng dài, tay cầm những cuốn tem phiếu để lãnh các khẩu phần gạo, dầu ăn, miếng thịt bé xíu xiụ Giờ đây tất cả mọi người, người nào cũng muốn được chia phần thụ hưởng trong cuộc sống tốt đẹp. Và ngày nay, hình như tất cả mọi người, người nào cũng là một loại doanh giạ Mà cũng chẳng cần gì nhiều, có thể chỉ là cái ấm đun nước trà với vài cái chén. Một cái bơm xe đạp. Hoặc ngay cả một cái cân thường dùng trong buồng tắm. Giờ đây tất cả mọi người đều chen chúc trên hè phố từ rạng sáng cho đến mờ tối để làm ăn buôn bán.
Không cần phải đặt thành câu hỏi cũng biết chắc chắn ngày nay người Việt Nam đang hạnh phúc hơn những thập niên về trước. Một số người khấm khá hơn. Những người khá nhất đã có thể đi du lịch và cho con vào học các trường tự
Bà Châu Thanh, 56 tuổi, là một ví dụ điển hình cho thấy cuộc sống ở Việt Nam đã thay đổi như thế nàọ
Bà là người thuộc thế hệ thứ tư của một gia đình buôn bán nữ trang cho đến khi cộng sản đóng cửa tiệm vào năm 1975, lúc họ nắm quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam. Suốt nhiều năm, bà Thanh và ông chồng đã phải làm việc lao lực trong các xưởng dệt. Nhưng cách đây một thập niên, họ đã được phép mở tiệm nữ trang trở lạị Từ bấy đến nay, nhờ bán giây chuyền vàng, vòng ngọc thạch, mà họ đã dành dụm đủ tiền để gửi cô con gái 24 tuổi sang sinh sống ở San Jose.
“Cuộc sống ngày nay đã tốt đẹp hơn trước rất nhiều,” bà Thanh vừa nói, vừa hãnh diện khoe cuốn an-bum dán hình cô con gái ở Mỹ.
Nhưng bà Thanh cũng biết là bà đã phải hy sinh để tạo nên sự thành công ấỵ Bà đã từng phải làm việc một ngày sáu tiếng đồng hồ trong xưởng dệt. Với công việc buôn bán riêng tư nữa, là mỗi ngày bà phải bỏ ra 15 tiếng đồng hồ, làm việc suốt từ 6 giờ sáng cho đến 9 giờ tối mỗi ngàỵ
Gần như mọi người ở Việt Nam đều đang phải làm việc quần quật để tạo nên sự thành công ấỵ Và cuộc săn đuổi sự phồn vinh khởi sự từ rất sớm.
Cô Phương Nguyễn, 22 tuổi, còn ba năm nữa mới tốt nghiệp xong văn bằng về ngân hàng tại đại học. Nhưng cô sinh viên này đã phải bứt rứt lo lắng về chuyện tìm kiếm việc làm.
Cô Phương cho biết ngành ngân hàng tại khu duyên hải Trung Việt không có nhiều việc làm, vì thế cô lo lắng không biết rồi sẽ làm sao để giúp cha mẹ và ba đứa em còn nhỏ.
“Cha mẹ tôi đã làm lụng vất vả để nuôi dưỡng chúng tôi,” cô Phương nói chuyện, trong lúc các bạn ngôi vây quanh, nghiêm trang gật đầu. “Bây giờ là lúc đến lượt tôi phải giúp đỡ cho cha mẹỉ tôi”
Cách đây hai năm, ông Nguyễn Xu, chủ tịch UỂy Ban Nhân Dân Thị Xã Hội An, đã đi đến kết luận rằng thứ thuốc giải độc hoàn hảo nhất để chữa chạy cho những hiểm nghèo của đời sống tân tiến hiện đại chính là một liều lượng mạnh của đời sống xa xưạ Chắc chắn những ngày xa xưa ấy rất khắc nghiệt, nhưng lại không phức tạp, mà lại không phân tán tinh thần người ta như ngày naỵ Người ta vẫn muốn tìm kiếm thời giờ dành cho những thứ quan trọng trong cuộc sống, đó là: gia đình và cộng đồng.
Theo cô Anh Nguyễn, một nhân viên Trung Tâm Bảo Tồn Cổ Tích Hội An, thì một đêm kia, trong lúc dạo bước trên những con đường trong thị xã, ông chủ tịch mới nghĩ ra rằng thị xã mình hoang vắng quá. Ai nấy đều chui nhủi trong nhà mà làm việc riêng tự Các con đường lạnh lẽo quá, chán ngán quá. Do đó ông chủ tịch quyết định thử chuyển cái thị xã cổ kính này thành một chỗ hấp dẫn mọi người, cho mọi người ra đường hòa lẫn với nhau xem saọ Ông mở cuộc thăm dò ý kiến. Tất cả mọi người đều đồng ý. Thế là xong.
Thị xã quyết định cứ đến ngày 14 âm lịch mỗi tháng, một ngày trước khi trăng tròn, trước rằm, là cử hành một đêm đặc biệt.
Kể từ đó đến nay, tháng nào cũng vậy, những đêm đặc biệt này đã vượt qua được hầu hết những mong đợi của thị xã.
Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, một số giá trị cổ truyền đã quay trở lạị Vào những đêm ấy, các con đường đã trở thành một căn phòng khách chung cho tất cả mọi người trong thị xã. Các ông kê những chiếc bàn nhỏ ra giữa đường ngồi chơi cờ tướng, trong lúc đám đông bu quanh theo dõi bàn cờ cất tiếng ồ! à! với những nước đi xuất sắc. Dưới tầng trệt ở căn nhà góc đường, cửa mở toang, quý cụ, quý ông, quý bà trọng tuổi ngồi ngâm thơ vịnh nguyệt với những tiếng đàn tiếng sáo êm đềm do một ông mở máy ghi âm nhè nhẹ phát ra.
Khắp các con đường phố Hội đầy những người ngồi a (n bánh trung thu nhân hạt sen, trẻ con nắm tay dung dăng dung dẻ với những chiếc lồng đèn bằng giấỵ Các thanh niên tụ tập ở góc đường, chơi lèng phèng những chiếc đàn ghi-ta thùng sai giây lạc giọng. Người ta vui vẻ cười, nói, kể lại cho nhau nghe những chuyện ngày xưa.
Bác sĩ Trần Hòa, tuổi ngoại tứ tuần, đóng cửa phòng mạch từ sớm. Vào những đêm đặc biệt này, ông bác sĩ dắt bà mẹ già đi tản bộ. Ông chỉ chỏ cho bà mẹ xem những chiếc đèn lụa đã biến đổi các con đường phố Hội như thế nào, hệt như một câu chuyện thần tiên.
“Tháng nào tôi cũng chờ đến đêm nay,” bác sĩ Hòa cho biết. “Nó nhắc nhở lại cuộc sống vào lúc tôi hãy còn tấm bé.”
Nhưng tất nhiên không thể được. Không thể nào người ta thực sự vặn ngược lại được cái đồng hồ.
Và những người dân phố Hội cũng hiểu rằng ngay cả trong lúc họ đang thư giãn nghỉ ngơi một đêm bình an thoải mái, thì cái cuộc đời tân tiến hiện đại kia vẫn cứ phăng phăng tiến đến tấn công họ. Thỉnh thoảng, một tiếng còi xe ồn ĩ lại phá tan sự êm đềm, bất thình lình kéo giật mọi người về thực tại.
Sau khi bị phá rối, đang ngâm thơ mọi người ngừng bặt. Cụ Vũ Minh, vị chủ bút thi ca, lắc đầụ Thở dàị Rồi im lặng trở về. Cụ Minh lại lật lại cái trang sách cũ trong cuốn thơ tình của cụ.
Cả nhóm lại quay về, họ lại ngâm ngạ Họ cố thưởng thức từng giây, từng phút, trong lúc họ hãy còn cơ hội