Phan Khôi
Cụ sinh năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ông thân sinh ra cụ là Phan Trân, trước làm Tri phủ, phủ Điện Khánh, sau từ quan về làm nghề dạy học. Bà mẹ cụ Phan Khôi là con gái cụ Hoàng Diệu, nguyên Tổng đốc Hà Nôị, có lần đã đi sứ sang Tây Ban Nha và Anh Cát Lợi. Cụ Hoàng Diệu tuẩn tiết khi thành Hà Nội bị lọt vào tay Henri Riviere năm 1882.
Cụ Phan Khôi học chữ nho rất giỏi và mới 19 tuổi đã đỗ Tú Tài (1905) tuy rằng sức học đáng đề cao hơn. Đỗ xong cụ tỏ ý chán khoa cử, vì cụ được gặp cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh nên bị ảnh hưởng của hai nhà cách mạng nàỵ
Năm 1907 cụ Phan Khôi ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và viết cho tờ tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo do phong trào này xuất bản. Chẳng bao lâu tờ tạp chí bị cấm và phong trào bị khủng bố. Cụ Phan liền rút lui về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náụ Ít lâu sau cụ lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế cụ Phan bị bắt và giam tại nhà lao Quảng Nam cho mãi đến năm 1914, vì có chiến tranh Đức Pháp, toàn quyền Albert Sarraut mới ân xá cho nhiều tù nhân, trong đó có cụ .
Trong thời gian bị tù, cụ Phan học chữ Pháp với những công chức cùng bị giam . Thoát khỏi tù, cụ ra Hà Nội làm nghề viết báọ Cụ viết cho tờ Nam Phong, là tờ báo văn học duy nhất của thời bấy giờ. VÌ bất bình với Phạm Quỳnh là giám đốc tờ Nam Phong, cụ bỏ Hà Nội vào Saigon viết cho tờ Lục Tỉnh Tân Văn .
Năm 1920 cụ lại trở ra Hà Nội viết cho tờ Thực Nghiệp Dân Báo và tờ Hữu Thanh của cụ Ngô Đức Kế. Trong thời kỳ này cụ dịch thuê cuốn Kinh Thánh cho Hội Tin Lành. Cuốn Nam Âm thi thoại của cụ ra đời trong thời kỳ nàỵ
Năm 1928, tờ Thực Nghiệp Dân Báo và tờ Hữu Thanh bị đóng cửa, cụ Phan lại trở vào Saigon viết cho tờ Thần Chung và tờ Phụ Nữ Tân Văn, và gửi bài ra Hà Nội cho báo Đông Tây . Trong thời kỳ này cụ Phan bút chiến với Hải Triều, nhà văn Cộng sản, về vấn đề Duy Tâm và Duy Vật. Cuộc bút chiến này sôi nổi dư luận trong toàn quốc .
Năm 1931, cụ Phan lại trở ra Hà Nội viết cho tờ Phụ Nữ Thời Đàm.
Năm 1936 cụ vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản tờ Sông Hương . Cụ tái bản cuốn Nam Âm Thi Thoại và đổi tên là Chương Dân Thi Thoại .
Năm 1939 tờ Sông Hương chết, cụ Phan lại trở vô Saigon dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết. Thời kỳ này cụ viết cuốn “Trở vỏ lửa ra” .
Sau khi Saigon bị phi cơ đồng minh oanh tạc dữ dội, cụ Phan rút lui về quê để tránh bom và sống an nhàn cho đến khi Việt Minh cướp chính quyền, năm 1945.
Cụ bất bình với chính sách khủng bố của Việt Minh thi hành ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhất là về việc cán bộ địa phương định phá hủy nhà thờ cụ Hoàng Diệu, nên cụ lớn tiếng công kích. Cán bộ địa phương toan bắt cụ, nhưng vì nể Phan Thao là con cụ lúc bấy giờ làm cán bộ cao cấp trong Ủy ban Trung bộ, nên không dám bắt mà chỉ báo cáo lên cấp trên . Về phần cụ Phan, cụ cũng khôn khéo viết thư cho cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ ở Hà Nộị Cụ Huỳnh vội vàng can thiệp. Hồ Chí Minh giàn xếp vấn đề bằng cách tự tay viết thư mời cụ Phan ra Hà Nội hợp tác, nhưng kỳ thực là giao cho em họ cụ là Phan Bôi, tức Hoàng Hữu Nam, Trung Ương Ủy viên và Thứ trưởng Bộ Nội Vụ phụ trách quản thúc.
Ra đến Hà Nội , cụ Phan không chịu ở nhà Phan Bôi, cụ lên phố Quan Thánh ở nhà Khái Hưng, tức Trần Khánh Dư, là một nhà văn theo Quốc Dân Đảng . Khi Việt Minh khủng bố Quốc Dân Đảng và vây nhà Khái Hưng để bắt Khái Hưng thì đồng thời cũng bắt được cụ Phan Khôi trong đó. Vì lúc bấy giờ Phan Thao con cụ làm chủ Nhiệm báo Cứu Quốc ở Hà Nội, nên một lần nữa Việt Minh lại không dám khủng bố cụ Phan. Chúng giao cụ cho Phan Bôi điệu lên chiến khu Việt Bắc. Cụ ở Việt Bắc suốt 9 năm kháng chiến.
Ở chiến khu cụ Phan được giao công tác phiên dịch sách chữ Hán hoặc chữ Pháp sang tiếng Việt. Tuy bất mãn, nhưng cụ cũng làm tròn nhiệm vụ . Ông Hồ lấy làm bằng lòng và ban cho cụ một chiếc áo “bờ lu dông” Mỹ .
Sự thực thì cụ Phan chỉ tán thành cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng cụ rất ghét Việt Minh . Hồi 1951 cụ làm bài thơ ví cuộc kháng chiến như hoa Hồng và ví Việt Minh như gai . Đại ý cụ nói cụ vì yêu kháng chiến mà phải phục tùng Việt Minh . Bài thơ “Hồng gai” như sau :
Hồng nào hồng chẳng có gai
Miễn đừng là thứ hồng dài không hoa,
Là hồng thì phải có hoa,
Không hoa chỉ có gai mà ai chơi ?
Ta yêu hồng lắm hồng ơi !
Có gai mà cũng có mùi hương thơm .
(16-03-1951)
Cụ ghét Việt Minh về nỗi cấm đoán tự do ngôn luận nên cụ làm một bài thơ tả số phận con lợn như sau :
Đánh đùng một cái Kêu éc éc ngay Bịt mồm , bịt miệng, Trói chân, trói tay
. . . . . . . . . . . . . . Từ dây đến cái dao Chẳng còn xa là bao .
Cám cảnh cô độc ở Việt Bắc, cụ Phan làm một bài thơ chữ Hán mà Thế Lữ dịch ý như sau :
Một mình trước cảnh xanh núi rừng
Ta ngồi ngạo nghễ với bầy chim bầy vượn
Vì ta chạy loạn mà tình cờ gặp cảnh lâm tuyền .
(Cụ ví Việt Minh là thú vật).
Và một bài khác Thế Lữ dịch ý như sau :
Một mình đêm giao thừa Đến ngọn đèn làm bầu bạn cũng không có Đắp lên thân suy tàn một tấm chăn kép Chợp mắt mơ là nhằm miếng chua cay Có vợ con mà sống chia cách Không sinh kế đành phải ăn nhờ Nghe tiếng gà mừng vùng dậy Kháng chiến bốn lần gặp Xuân rồi (1950)
Vì khí hậu độc nên cụ sinh ốm đau và phải vào bệnh viện nằm trong đó một thời gian . Ra khỏi bệnh viện, cụ đi hớt tóc và cảm hứng cụ làm bốn câu thơ :
Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ta
Mối sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra
(1952)
Cuối năm 1954 cụ Phan Khôi ở chiến khu về Hà Nội cùng với đa số các văn nghệ sĩ khác. Vì không có nhà cửa ở Hà Nội nên Hội Văn Nghệ dành cho cụ một buồng ở tầng ba của nhà trụ sở hội đường Gambetta cũ. Cụ vẫn tiếp tục công việc phiên dịch .
Mùa Thu 1956 cụ viết bài “Phê bình Lãnh đạo Văn Nghệ” đăng trong Giai Phẩm Mùa Thu . Bài này gây nên ngọn lửa chiến tranh giữa trí thức miền Bắc với Đảng . Để nới rộng cuộc đấu tranh sang lĩnh vực chính trị, cụ Phan Khôi đứng ra làm chủ nhiêm kiêm chủ bút báo Nhân Văn . Để tỏ ý chí đấu tranh đến cùng, cụ làm bốn câu thơ :
Nắng chiếu tuy có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng
Mặc dù gần chạng vạng
Nắng được thì cứ nắng
(1956)
Nhận thấy thái độ chống đối của cụ Phan Khôi là một điều tối nguy hại cho chế độ, Việt cộng, một lần cuối cùng, cố sức mua chuộc cụ bằng cách mời cụ sang Bắc Kinh để dự lễ kỷ niệm nhà văn Lỗ Tấn. Chính quyền miền Bắc hy vọng rằng cho cụ đi thăm các xưởng máy đồ sộ của Trung Quốc, cụ sẽ phải khâm phục sự tiến bộ của nước đàn anh vĩ đại, và do đó sẽ thay đổi quan niệm, không chỉ trích cộng sản nữa . Một lần nữa, cộng sản lại thất vọng .
Một hôm cụ Phan được đưa tới thăm nhà máy An Sơn của Trung cộng, cụ làm ra vẻ tấm tắc khen ngợi những máy móc tinh xảo và phát biểu như sau :
“Ngày xưa ông Mác nói : Lao động sáng tạo nhưng tôi nghĩ rằng nên nói trí thức và lao động sáng tạo, mới đúng” .
Cán bộ Trung Cộng lễ phép chữa lại :
“Thưa cụ, ông Mác nói là lao động là bao gồm cả trí thức trong đó chứ ạ !”
Cụ Phan trả lời ngay :
“Không đâu, ý ông Mác chỉ muốn nói công nhân thôi, còn trí thức thì sau này người ta mới thêm thắt vào đó “.
Cán bộ Trung cộng ứ hơi cứng họng không trả lời được .
Sau khi ở Trung quốc về cụ Phan lại tiếp tục công việc làm chủ nhiệm báo Nhân Văn . Biết rằng đảng sắp khủng bố đến nơi, cụ vẫn bình tĩnh tiếp tục cuộc đấu tranh . Hồi đó cụ làm bốn câu thơ hài hước như sau :
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao
Việc cụ Phan Khôi chống đối đảng trong hai năm vừa qua như thế nào, chúng tôi đã trình bày tường tận trong mục : “Lịch trình đấu tranh của trí thức ở miền Bắc “. Chúng tôi cũng đã tường thuật việc cụ bị đả kích và chửi bới như thế nàọ Họ bảo cụ là phản động Việt gian, phá hoại, tờ-rốt-kít, cụ hút thuốc phiện, chơi gái … và cụ “hủ hóa” cả với nữ sĩ Thụy An nữa (nên nhớ rằng khi cụ Phan gặp bà Thụy An, cụ đã ngoài 70 tuổi). Điều đó không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì tục ngữ của chúng ta đã sẵn có câu : Được là vua, thua là giặc.
Điều mà chúng ta cần chú ý là nhờ có sự chửi bới moi móc đó mà chúng ta biết thêm được một vài chi tiết về sự nghiệp văn chương của cụ Phan . Số là trong báo Văn Nghệ số 15, xuất bản hồi tháng 8, 1958. Đoàn Giỏi, một cán bộ văn nghệ có viết 1 bài mạt sát cụ Phan, trong đó có nói nhiều đến cuốn “Nắng Chiều” của cụ Phan mà từ trước tới nay chưa ai biết, vì chưa xuất bản .
Cũng vì không thể kiếm được nguyên bản nên chúng tôi tạm trích bài phê bình của Đoàn Giỏi để độc giả có thể có một khái niệm về tác phẩm cuối cùng của cụ và cũng để độc giả thử đoán xem Đoàn Giỏi có chủ tâm đả kích cụ Phan Khôi không, hay là chỉ mượn cớ chửi bới để phổ biến một tác phẩm mà từ lâu đảng vẫn dấu kín trong tủ sắt. Chúng tôi không dám quyết định, chỉ biết rằng sau khi đăng bài đó, ban biên tập tờ Văn Nghệ phải tự kiểm thảo và từ ngày ấy thấy vắng tên Đoàn Giỏi trên mặt báo.
Chúng tôi cũng không dám phê bình cụ Phan Khôi vì cụ là tiền bốị Những người đã có dịp quen biết với cụ trong cuộc đời bôn ba của cụ, tất nhiên biết về cụ rõ hơn chúng tôi .
PHÊ BÌNH LÃNH ĐẠO VĂN NGHỆ
TÌM ƯU ĐIỂM (Ngụ Ngôn)
ÔNG BÌNH VÔI
ÔNG NĂM CHUỘT (Truyện Ngắn)
NẮNG CHIỀU