Nỗi Lòng Người Ði
Nguyễn Qúy Ðại, Munich Germany
Ba mẹ tôi thường nhắc lại cuộc chiến Việt Nam, do tham vọng của tập đoàn cộng sản xách động chiến tranh gây khổ đau cho Dân tộc. Thưở ấy tình hình chiến sự miền Trung sôi động, Huế bị chiếm ngày 26/3/75. Người ta từ Hội An, Tam Kỳ, Vĩnh Điện.. đông nhất từ Huế chạy về Đà Nẳng. Dân chúng xôn xao di tản chiến thuật, chen lấn, giành giựt để lên tàu thủy vào Sài Gòn…!! Mùa hè không khí thật oi bức ngột ngạt các trường học đầy người tị nạn. Cuộc chiến khốc liệt tiếng súng nổ gần hơn. Đại bác, hỏa tiển bắn vào thành phố, người chết khắp các nẻo đường.. Ba tôi trực ở quân y viện Duy Tân 24/24 vì nhiều người bị thương.. Gia đình tôi không thể di tản.
Đà nẳng mất ngày 29/3/1975. Ba tôi không được phép làm việc, mẹ tôi không còn sạp bán áo quần ở chợ Cồn . Sau ngày đổi đời gia đình tôi vất vả. phải lo ăn từng ngày. Khu vườn tuổi thơ của tôi xanh tươi hoa cỏ, rộn rã tiếng chim ca, ngọt ngào mùi hương của hoa dạ lan, hoa lài của mùa ổi nở hoa. Các cây ổi sai trái trong vườn mẹ tôi thường cho bà con, bạn bè, nhưng nay tôi phải hái đem ra chợ bán. Vườn của tôi thay đổi có thêm mùi phân heo !! Mẹ tôi phải nuôi heo thêm để sống, thiếu thực phẩm nuôi heo anh em tôi vớt rong dọc theo sông Hàn, xắc rong, chuối nấu cám heo phụ mẹ . Ngày ngày ba tôi đạp xe xích lô kiếm tiền, xếp hàng ở hợp tác xã mua gạo hoặc sắn khoai.
Các Thầy giáo trước 1975 phần lớn bị tập trung cải tạo, không được tiếp tục làm việc. Những giáo viên mới đổi vào, các Thầy nầy chưởi đế quốc Mỹ ném bom tàn phá quê hương..thường nhìn tôi với ánh mắt giận dữ . Thầy giảng về thuyết tiến hóa “con Vượn Thủy Tổ Loài Người“ . Tan học về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe câu chuyện trong lớp, ba thở dài, mẹ rưng rưng nước mắt, các anh nói bởi vì tôi “lai Mỹ “ chạy vào giường ôm mặt khóc ba tôi an ủi vỗ về :
-Thượng Đế tạo ra ông bà Adam và Eva ở vườn Địa đàn, như vậy con người được Thượng đế tạo dựng từ thời nguyên thủy, con khỉ suốt đời vẫn là khỉ, trên trái đất nhân loại được sinh ra dù khác nhau về chủng tộc, tôn giáo nhưng hiểu nhau qua ngôn ngữ và văn minh của con người. Theo truyền thuyết hơi hoang đường người Việt thuộc giống Tiên Rồng với câu chuyện Bà Âu Cơ sinh ra trăm trứng ! để tự hào dân tộc, đâu chấp nhân con vượn làm Thủy Tổ ? Việt Nam trải qua chiến tranh ý thức hệ quốc gia và cộng sản, không thể một ngày phôi pha, người bên kia chiến tuyến là kẻ chiến thắng, họ theo duy vật sử quan, của chủ thuyết cộng sản vô thần , cái lý người mạnh luôn là đúng.. Bức tượng cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) nhiều năm trong trường Phan Chu Trinh, họ muốn thay thế tượng ông Hồ, bị dư luận phản đối, họ chưa dám hạ bệ ?. Sở dĩ con hơi lai Mỹ vì lúc mẹ mang thai bị bệnh nặng, bệnh viện chuyền máu của người Mỹ nên giống Mỹ mà thôi. Các con không nên phân tâm, những người trí thức chống chế độ như các nhà giáo như Gs. Trần ngọc Thành dạy Phan Chu Trinh, Gs.Nguyễn văn Bảy dạy trường Kỷ thuật bị bắt tử hình !! dù đói no cố gắng học, để khỏi đi thanh niên xung phong, đắp đập Phú Ninh đời khổ như những người tù khổ sai !
Tôi được mọi người trong gia đình thương yêu, Nội, Ngoại có quà kẹo bánh đều phân chia cho tôi . Sinh hoạt ngoài xã hội và học đường tôi bị hất hủi, kỳ thị đôi khi có lời xúc phạm đến mẹ tôi… trong lớp bạn bè trêu tôi Mỹ con, tôi chỉ biết khóc. Ba tôi thường an ủi nên nổi buồn vơi đi, ba tôi bán xe Honda cho bộ đội , mua xích lô làm sinh kế gia đình ông kể lại :
– Nghề xích lô khá phức tạp, ba và ông giáo trước dạy cấp 3 môn triết học, không chưởi thề, giành khách, lôi kéo họ lên xe, chỉ đứng xa chờ, nhưng đã được các hành khách chọn chở họ đi. Hôm ấy gặp người bộ đội luống tuổi, vai mang balô, bụng mang ruột tượng gạo, tay xách túi vãi bạc màu, bảo chở đến chợ Mới cuối đường Trưng nữ Vương đúng địa chỉ, Ba tôi dừng xe lại , nhưng ông ta ngồi ngẩn ngơ trước ngôi nhà xây hai tầng.
– Ông ta nói một mình “ sự thật hay là mơ, ngày tôi đi tập kết căn nhà đơn sơ kia mà? “
Hai mươi mốt năm biến đổi, đi kháng chiến trở về với chiếc ruột tượng gạo, chén dĩa bằng đất, họ bị tuyên truyền miền Nam nghèo đói không có cơm ăn…!! . Sau 30/4/1975 trả họ lại với thực tế phủ phàng và cay đắng. Ba đã chứng kiến nhiều việc xảy ra hàng ngày đợi khách bên đường, mấy thằng du côn gật xách người đàn bà bị té bất tỉnh, ba đến can thiệp bọn ấy bỏ chạy, chở bà ta đến phòng cấp cứu bệnh viện Đà Nẳng, thời buổi nầy tình người suy đồi quá, trộợm cướp lường gạt thường xảy ra, đôi khi người ta thấy nhưng bỏ đi sợ liên hệ bị lôi thôi nếu giấy thông hành ghi là “ngụy“. Lúc làm trong quân y viện bộ đội miền Bắc bị thương, bắt làm tù binh, mình săn sóc chích thuốc rửa vết thương, đối xử với họ như người bạn ! Cuộc chiến đã qua, nhưng vẫn còn những phân biệt ngăn cách !!
Trời đổi gió, ba tôi bị cảm ở nhà không đạp xe xích lô, các anh tôi đi dạy ở Trà Mi, trên thượng nguồn Quế Sơn, tôi sống gần ba mẹ. Bổng nhiên có người đàn bà trung niên mặc quần đen áo bà ba màu xanh nước biển, áo dài đã biến mất sau ngày đổi đời, bà hỏi tôi
– Có phải đây nhà ông Hai xích lô ?
Tôi trả lời :
– Thưa bà đúng, nhưng hôm nay ba tôi bị bệnh không chạy xe được
– Tôi đến cảm ơn ông Hai, đã cứu tôi lúc bị nạn
Mẹ tôi đi chợ vừa về, mời bà ngồi, ba tôi mặc áo cánh tay màu trắng nhưng đã ngả sang màu cháo lòng. Tôi đứng bên cạnh, mẹ tôi ngạc nhiên với sự đột ngột xuất hiện người mà mẹ tôi đã gặp đâu đó, người đàn bà ấy nhìn tôi và nhìn mẹ, như một sự so sánh nhiều lần không nói gì
Bàn tay bà thon đẹp của người không lao động, vòng cẩm thạch nước xanh màu lý rất đẹp, bà mở giỏ lấy quà để trên bàn và nói:
– Tôi bị cướp giật tiền, té đụng đầu chấn thương nảo bất tỉnh, nếu hôm ấy không được ông cứu giờ nầy mộ tôi xanh cỏ, xuất viện tôi hỏi bệnh viện biết địa chỉ ông chở tôi vào viện, có chút quà biếu ông bà
– Hôm ấy cứu bà là việc nhỏ, thời chiến tranh tôi từng xông pha ngoài chiến trận, cứu đồng đội trong những lần thập tử nhất sinh, đổi đời tôi phải đổi nghề đạp xe nuôi sống, bà đừng quá quan tâm, mang quà nầy về cho các cháu.
– Tôi có linh cảm như gặp ông bà ở đâu đó trước đây mười mấy năm ?
Me tôi từ lâu yên lặng lên tiếng :
– Tôi thấy bà hơi quen nhưng không nhớ nổi ở đâu chúng ta đã gặp?
– Tôi làm nữ hộ sinh của nhà bảo sanh Tân Tân. nếu bà sanh các cháu ở đó có thể chúng ta gặp nhau, trước tháng 2 năm 1975 vì tình hình chiến tranh khốc liệt, bà chủ đi Pháp sang tên nhà bảo sanh lại cho tôi. Sau ngày đổi đời nhờ người anh đi tập kết về làm lớn nên tài sản tôi không bị tịch thu, nhiều người bỏ nghề, tôi may mắn được tiếp tục nghề xưa. Các bác sĩ sản khoa đã bị tập trung cải tạo, bây giờ chỉ có bác sĩ cách mạng trình độ “Đại học y khoa trường làng” Ông hai làm nghề gì bây giờ đạp xích lô ?
– Ngày xưa học trường Phan Chu Trinh thời với các nhà văn Phan Nhựt Nam, Luân Hoán , Lệ Hằng.. nhiều người đã thành danh, bây giờ họ đều vào trại cải tạo, hay đã hy sinh trong chiến trận, đời tôi phú quý giật lùi, học hành thi rớt làm hạ sĩ quan ngành quân y theo các đơn vị tác chiến, rồi phục vụ tại quân y viện Duy Tân, nhà tôi sanh mấy đứa con tại bảo sanh viện Tân Tân.
Bà nhìn mẹ tôi một lần nửa và nói :
– Ngày 08/3/1965 quân đội Mỹ vào Đà Nẳng, từ đó có nhiều cơ sở làm việc phục vụ cho quân đội đồng minh, thành phố Đà Nẳng trở nên tấp nập, nhiều người bỏ các vùng quê ( Việt cộng chiếm) về Đà Nẳng sinh sống, ở bảo sanh viện có trường hợp, mấy bà làm bồi phòng cho Mỹ, có thể vì đồng tiền quyến rủ có bầu, sanh xong bỏ trốn để bé bi lại cho bảo sanh viện. Ông là người tốt trong nghề nghiệp, tiếc thay phải đổi nghề, ông cứu đồng đội, và cả tôi, ông bà có con trai thêm cô con gái vui cửa vui nhà, con nào cũng con, con gái thường gần mẹ hơn.. Lúc trước người Pháp nhận con lai , chính phủ Hoa Kỳ có chương trình ra đi có trật tự ( Orderly Departure Program) và diện con lai (Amerasians), nhiều người giàu bỏ tiền ra đi tìm con lai làm hồ sơ xuất cảnh, giá cả trao đổi đôi khi hàng chục cây vàng.. ông bà nên nợp đơn cho cháu nó đi sang bên ấy cuộc sống đỡ khổ hơn quê hương mình..
Mẹ tôi có đôi mắt buồn rưng rưng ướt lệ, tình cờ tôi hiểu thân phận mình !! Ba mẹ tôi không kể sự thật việc chào đời của tôi . Xã hội Việt Nam khắc khe với những người có hai dòng máu như tôi, lúc trưởng thành tôi có người yêu, chúng tôi yêu nhau muốn đến hôn nhân, nhưng cha mẹ của chàng từ chối. Bởi mẹ tôi lấy Mỹ..
Tình yêu chúng tôi bị ngăn cách dù anh ấy quyết định, bước qua mọi dư luận để sống cho tình yêu, tìm một phương trời góc bể lập nghiệp.
Tôi phải từ chối và chấp nhận định mệnh an bài, Ba mẹ tôi không muốn con gái mang tiếng vượt khỏi khuôn khổ gia đình và xã hội. Thời gian sau người yêu tôi vượt biên và mất tích trên biển, dư âm tình đầu chỉ còn lại như mối tình của TTKH
“ Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng “ Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi
Thuở đó, nào tôi đã biết gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp : “ Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”.
Ba mẹ tôi càng ngày già yếu, tôi làm việc tại công ty nhỏ lương đủ sống. Hôm ấy ba mẹ tôi khuyên :
– Con nên làm hồ sơ đi Hoa Kỳ theo chương trình người ta thông báo, ba mẹ già chết tại Quê hương nầy, con nên tìm chân trời mới, có tương lai hy vọng hơn… Người ta đánh đổi mạng sống, vượt biên tìm tự do, con có điều kiện nên rời Việt Nam.
Tôi gục đầu vào vai mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng như những ngày còn bé bỏng. Nợp hồ sơ xin đi Hoa Kỳ, tôi học Anh văn ban đêm, và học nghề uốn tóc làm móng tay, với nghề nầy đến Hoa kỳ hy vọng tìm được việc làm ổn định đời sống và giúp ba mẹ trong tuổi già yếu đuối.
Lúc trước ngoài xã hội người ta ít thân thiện với tôi, nhưng hoàn cảnh thay đổi, nhiều người theo đuổi đưa đón tôi hơn, có người đến trao đổi với ba mẹ tôi bằng những cây vàng, muốn đổi lấy nhận tôi làm con nuôi.. Trẻ em lai sống lang bang ngoài đầu đường, xó chợ , được nhiều người còn tiền bạc, nhận làm con nuôi để gia đình cùng đi Mỹ .
Dự sinh nhật của bạn gái tình cờ tôi gặp người thanh niên lịch sự vui tính, chúng tôi quen nhau thời gian, chàng ngỏ ý đến hôn nhân, và kết hôn trước khi rời Việt Nam, nợp hồ sơ bổ túc xuất cảnh chàng bỏ tiền lo tất cả thủ tục, tôi có thai giấy tờ bổ túc chậm, sanh được cháu trai
Chúng tôi được mời phỏng vấn, trục trặc một số vấn đề chẳng may bị từ chối, bác hồ sơ !! Con đường Nguyễn Du về nhà xa vời vợi, tôi khóc thật nhiều bên người chồng bổng dưng lạnh lùng , không một lời an ủi, tôi chới với trước thành phố đông người. Tương lai hy vọng con đường trước mặt bị che mờ, vở nhẹ như những giọt bong bóng tan đi trong cơn mưa chiều nặng hạt. Mộng đẹp bị sụp đổ ước mơ bay vào hư vô. Đời sống gia đình tình yêu chúng tôi thay đổi, người chồng khả ái của tôi đối xử lạnh nhạt, ăn nhậu say sưa về nhà đánh đập, hành hạ. Mẹ tôi từ Đànẳng vào thăm thấy chúng tôi không có hạnh phúc … Mẹ nhìn tôi chảy nước mắt , ngày hôm sau xách nón ra về trong cơn mưa tầm tả, bồng con nhìn theo mẹ mà lòng quặn đau .
Đời sống đổ vở chúng tôi ly dị, ôm con về mái nhà xưa, sống bên ba mẹ nghèo nhưng đầy tình thương yêu. Mẹ tôi chăm nom thằng bé, nhờ học nghề hớt tóc, tôi tìm được việc làm tạm nuôi sống hai mẹ con
Ngày tháng ầm thầm trôi qua, chiều cuối tuần người bạn gái đi theo diện HO.( Humanitarian Operations.). Thân phụ cô bạn tôi học tập hơn 3 năm nên được nhận vào Mỹ, đãi tiệc chia tay tại Yellow River Resturant, gặp mấy người ngoại quốc cùng đến ăn tối, tôi ngồi đối diện với người Tây phương lớn tuổi, đeo kính cận gợi chuyện, tự giới thiệu tên là Alfred người Đức, du lịch Thái Lan và Việt Nam đang ở tại Sàigon Tourane Hotel, đã lập gia đình chưa có con và ly dị . Có thể hoàn cảnh chúng tôi giống nhau nên dễ cảm thông. Sáng hôm sau Alfred đến tiệm tìm tôi hớt tóc, mời tôi đi thăm Ngũ Hành Sơn. Chúng tôi đi chơi với nhau trong giới hạn, chia tay hẹn ngày gặp lại tôi nghĩ “see you again” chỉ là sáo ngữ , nhưng 2 tháng sau tôi nhận được thùng quà nhỏ trong có thư viết bằng tiếng Việt rất tình với nhiều yêu thương
“Ai về có nhớ ta chăng?
“ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.
Alfred hứa sẽ trở lại Việt Nam (thư viết nhờ người Việt dịch lại). Chúng tôi trao đổi thư với nhau bằng tiếng Việt . Đúng lời hứa Alfred trở lại Đà Nẳng đến thăm gia đình tôi ngỏ ý kết hôn..
Cuộc đời đi qua để lại cho tôi lắm muộn phiền !! Tôi từng có người yêu chúng tôi yêu nhau hợp tuổi tác, thì gia đình chàng không cho kết hôn, lấy chồng gặp người lợi dụng để đi Hoa Kỳ thất bại, phải ly dị nhưng luôn đe dọa bắt thằng con..
Mong làm lại cuộc đời, chạy trốn đe dọa, vức bỏ màng đêm đã và đang phủ xuống đời, tôi không suy nghĩ nhiều hơn nhận lời kết hôn, thủ tục tại Việt Nam rắc rối, Alfred về Đức làm giấy bảo lảnh mẹ con tôi, thời gian ngắn nhận chiếu khán nhập cảnh Đức, đến tiểu bang Saarland và kết hôn tại địa phương đó.
Thời gian chờ đợi thường trôi qua rất lâu, chuẩn bị rời Đà nẳng , đọc các bài báo làm tôi băn khoăn với nhiều tin đồn về chuyện con gái lấy chồng ngoại quốc : Đại Hàn, Đài Loan. Được tổ chức thành dịch vụ , người trung gian rao tìm các cô gái muốn lấy chồng? ghi tên hẹn ngày tuyển lựa nếu được chọn, trả cho cha mẹ khoảng hơn 500 đô, (tại Đức một con chó được trị giá 500 Euro!!) để họ làm chiếu kháng xuất cảnh theo chồng, người chồng chưa gặp mặt , đôi khi tuổi già hơn bố.. về nhà chồng làm việc như người nô lệ, không được học ngôn ngữ suốt ngày chỉ biết nấu ăn, giặt quần áo tối về phục vụ… Sau 3 năm không vừa ý họ, người đàn bà ấy bị đuổi về nước, thân phận vùi dập nhan sắc tàn phai… Lincoln Abraham (1809-1865) Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ giải phóng chế độ nô lệ 1862 nhưng trình trạng mua bán nô lệ mới, tiếp tục sống lại dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Đồng tiền luôn là tiền đề trong mọi sinh hoạt cuộc sống ! Đạo đức suy đồi. Vấn đề hôn nhân với xã hội Việt Nam ngày xưa được quý trọng, hôn nhân gây dựng nếp sống gia đình, nhưng ngày nay xảy ra như trao đổi mua bán, vợ hờ, vợ thuê mướn có hợp đồng một thời gian..Chính quyền xuất cảng người lao động, đi làm mướn cho nước ngoài để họ lấy Dollars
Đời sống đảo lộn, có vài trường hợp lấy chồng Việt kiều, gặp chàng sở khanh chiếm đoạt thỏa mảng tính dục quất ngựa truy phong.. Bạn gái tôi được Việt kiều từ Hòa Lan về cưới, làm lễ thành hôn linh đình tại nhà hàng nổi tiếng, hơn 200 thực khách tham dự , sau đó theo chồng về Hòa Lan đến nơi chới với, chồng làm nghề phụ bếp, vay tiền về Việt Nam xài cho sang, đi làm không đủ trả nợ, nhà cửa bê bối..muốn học sinh ngữ Hòa Lan không đủ tiền trường, chồng đi làm cả cuối tuần lúc rảnh đi nhậu, đánh bạc..Tình yêu mặn nồng bên Việt Nam đã rớt hết trên chuyến bay..
Người đàn bà ấy tuyệt vọng bị bệnh tâm thần, vào bệnh viện điều trị hơn 1 năm đủ các thuốc, nhưng không thể khỏi bệnh. Bác sĩ tâm lý điều trị nhờ thông dịch viên, khám phá ra được tâm bịnh và cội nguồn, đề nghị chính phủ cho tiền, đưa bệnh nhân về dưởng bệnh tại Việt Nam, số tiền cấp dưởng rẽ hơn trong bệnh viện tâm thần..Về Việt Nam cô ta dần dần hết bệnh… Có lẽ đổi thay của xã hội chủ nghĩa, đạo đức suy đồi, mạnh ai nấy sống cho đầy túi , con người lúc nào cũng thấy thiếu nào tình, tiền ..đảng ? nhiều người muốn rời bỏ Việt Nam ra đi, chấp nhận đời sống vô định !! Thân phận đàn bà Việt Nam bây giờ đôi khi bị lạm dụng như những vật đổi trao ! Nhiều người ở nhà quê đời sống chất phát với ruộng vườn đã bị dụ dỗ đi làm nước ngoài , rồi bị bán cho ngoại bang !
Ngày rời Đà Nẳng vào Sài Gòn đi sang Đức, mẹ tôi cho tôi đôi bông tai làm quà cưới, áo dài các chị dâu tôi may xong, hành trang ra đi với tâm hồn trống rổng, tương lai vô định. Đêm cuối cùng ở Sài Gòn, nghe cơn mưa tí tách những giọt nước mơ hồ buồn bả vây quanh,ngày mai một lần nửa tôi phải lên đường..
Đến Đức vào mùa đông lạnh trừ 15 độ C. Bầu trời ảm đạm, những hàng cây bên đường không lá trơ cành khẳng khiu, màu xanh của cỏ biến mất, chỉ toàn màu trắng của tuyết. Những cánh hoa tuyết rơi trên kính xe rồi tan ra nước, thỉnh thoảng những con chim màu trắng bay ngang, lòng buồn vui lẫn lộn , đến với Quê hương mới hoàn toàn xa lạ, hướng về tình yêu và tương lai của con, đời sống tôi trải qua nhiều khổ đau và đổ vở… Tôi thầm nguyện cầu Thượng Đế ban cho tôi có cuộc sống hạnh phúc làm lại cuộc đời.
Ngày ký giấy hôn thu tôi mặc áo dài khăn đóng bằng gấm đỏ bên họ nhà chồng ngạc nhiên, với quốc phục cô dâu Việt Nam khá đẹp và lạ mắt, bà con bên chồng tại làng quê bé nhỏ, đến tặng các bó hoa tươi, tiệc cưới tại nhà hàng, nhiều lời chúc tụng tốt lành. Xong tiệc vui ai nấy tự trả tiền ra về, tôi vô cùng ngạc nhiên tự hỏi tại sao chồng tôi không trả tiền, trong lúc mình mời họ dự tiệc cưới, được biết “đời sống đây khác Việt nam”
Ngày tháng đi qua cô đơn trong làng nhỏ, xa trường học , không có người Việt Nam, tôi làm nội trợ, con gởi đến nhà trẻ, Chồng tôi đi làm vất vả trong nghề xây cất chuyên về lò sưởi, sáng đi chiều về ăn cơm xong xem tin tức, đôi khi ngồi ngủ luôn trên ghế. Cuối tuần phải làm thêm, Alfred siêng năng, biết chơi nhạc thỉnh thoảng đi thổi kèn cho ban nhạc mỗi khi có lễ , cuộc sống tình yêu của chúng tôi đóng khung như vậy. Tôi có cảm tưởng như “chim lồng cá chậu”, bên quê nhà dù nghèo nhưng tôi đi làm có tiền, có thể quyết định công việc, sang đây lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng, tôi cảm thấy khó chịu, đôi khi các em chồng tị hiềm nhỏ nhen, biết Alfred sang tên, tôi là người thừa hưởng bảo hiểm nhân thọ vv.. khó khăn về ngôn ngữ muốn đi học, phải đi đến thành phố khác bằng xe lửa xa 60 km, tiền trường mỗi tháng 400 Euro. Alfred làm việc lương đủ sống cho gia đình, chúng tôi phải tiết kiệm tối đa, thỉnh thoảng tôi được gọi cắt tóc, tiền thu góp được 200 Euro gần một năm để gởi về tặng Ba mẹ tuổi già nắng xế . Đời sống sinh hoạt tại Việt Nam không đắc, người ngoại quốc đến Việt Nam xài tiền thỏa mái. Nhưng chính trên quê hương của họ xài tiền tính từng Euro, từng Cent ! ở bất cứ nơi nào cũng phải đổ mô hôi để mưu sinh, tiền không phải lá rụng ngoài sân.
Sinh hoạt của xã hội Tây phương quyền làm người được tôn trọng, tự do và dân chủ, không bị ai xét hỏi, sinh họar hàng ngày được thông tin rộng rãi qua Tivi, báo chí. Nhưng bên quê nhàø tập đoàn cộng sản nhượng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc cho Trung Quốc, người dân trong nước không ai biết thực tế Hiệp ước về biên giới Việt Hoa? và chẳng ai hay biết cái gì mất cái gì còn ? tất cả đều bị bưng bít che giấu.
Tôi mơ ước nước Việt Nam thay đổi chế độ, phát triển, khoa học, kinh tế đem lại đời sống ấm no cho Dân tộc.
Vào ngày rằm tôi thường đốt nhang trước sân hướng về Việt Nam. Alfred theo Thiên Chúa, nhưng cũng đốt nhang khi thấy trăng tròn xuất hiện. Tôi học Giáo lý theo chồng dự thánh lễ cuối tuần . Alfred chia xẻ với tôi vui buồn cuộc sống
Lá vàng bay lát đát ngoài sân, hai mùa Thu tôi đã xa Việt Nam, nhớ gia đình ba mẹ, Đà Nẳng quê hương tôi một thời để yêu để nhớ, ôm con vào lòng mà nước mắt rưng rưng, Alferd an ủi hứa sẽ tìm việc cho tôi làm ít giờ, dành tiền về thăm Việt Nam. Đời sống tuy buồn, nhưng không thể viết thư về Việt Nam nói sự thật với ba mẹ và bạn bè, bên nầy không phải là Thiên đường mơ ước của nhiều người muốn đến. Có chồng phải theo chồng, bảo vệ hạnh phúc, xây dựng tương lai như ca dao Việt Nam :
“Đôi ta kết nghĩa vợ chồng
Đá mòn, sông cạn mà lòng thủy chung !
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng có đôi !
Lên non em cũng lên theo
Xuống thuyền em cũng đắp đeo mạn thuyền”
(viết lại câu chuyện thật của nhân vật đã chào đời trên quê hương Xứ Quãng trong cuộc chiến, rồi đối diện với thực tế phủ phàng, kỳ thị.. thân phận người mang hai dòng máu Mỹ Việt)