Nói Chuyện Với Trần Yên Hòa

Nguyễn Mạnh Trinh

Tác giả Trần Yên Hòa vừa mới cho trình làng 2 tác phẩm : một, tập truyện ‘ Những chuyến mưa qua’’ và hai, tập thơ ‘’ Khan cổ gọi tình, về’’. Hình như, ở những tác phẩm đầu tay, chất chứa tinh hoa của một người cầm bút. Ở mức đến, đã có sẳn từ buổi khởi đầu, và ở thành tựu, phải nẫy mầm từ lúc ban sơ. Với thơ, ông là người mơ mộng, lãng mạn và dù bây giờ, ở tuổi trên năm mươi, vẫn còn nuối tiếc thuở học trò và nhắc lại ngày xưa, lúc mắt còn xanh và lòng còn mở rộng. Với truyện ngắn, thì là một người kể chuyện thành thật, phát họa lại một thời buổi nhiễu nhương, của chiến tranh tàn bạo và một hậu chiến tranh gấp mấy mươi lần.

Nói chuyện với Trần Yên Hòa, chúng tôi ở cương vị độc giả, muốn làm một nhịp cầu người cầm bút trình bày những chất chứa và những điều có thể trong tác phẩm chưa nói được hết. Nhất là, với hai tác phẩm đầu tay, sẽ có nhiều giãi bày bất ngờ thích thú. Một điều nhận xét, trong phong cách diễn tả, cũng như ý tưởng trình bày, Trần Yên Hòa đã có nhiều tính chất của người xứ Quảng. Bộc trực, nóng nãy, lúc nào cũng hừng hực lửa đốt trong tim, trong óc, nhưng có khi, rất tình cảm, và nhiều cảm xúc nữa…có lẽ, trong những mâu thuẩn trái ngược, sẽ làm rõ nét hơn cho chân dung một người cầm bút.

Xin mời độc giả theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi với nhà thơ, nhà văn Trần Yên Hòa.

 

Nguyễn Mạnh Trinh (NMT) : Xin anh cho biết sơ vài dòng tiểu sử của mình ? và những tiết lộ nào khác hơn phần tiểu sử ở bìa hai quyển sách ?

Trần Yên Hòa (TYH) : Thưa anh, thú thật, cũng chẳng có gì là tiểu sử, với tôi, thì đó là những chặng đời. Tôi sinh ngày 20/12/1947 tại xã Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Học trường Trần Cao Vân Tam Kỳ suốt thời gian Trung Học. Ðậu tú tài phần 2 năm 1965. Vào Sài Gòn học ở Ðại Học Luật Khoa. Sau xin đi dạy ở Trung Học Mộ Ðức, Quảng Ngãi, rồi Trung Học Lý Tín, Quảng Tín. Năm 1968, tình nguyện vào trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, khoá 2, ra trường 19/2/1971. Ðổi về sư đoàn 2, Trung Ðoàn 6 bộ binh, đơn vị tác chiến. Sau 30/4/75 đi tù, về năm 81, đi kinh tế mới ở Tân Biên, Tây Ninh, sau về Sài Gòn đạp xích lô và nghề cuối cùng ở VN là đi bỏ mối hàng phụ tùng xe đạp. Nay qua Mỹ làm công nhân ở hãng Ludlow, một hãng sản xuất dụng cụ y khoa cho trẻ em. Thời gian còn lại làm thơ và viết văn. Phần giới thiệu ở bìa sách tôi có dấu đi một đoạn đời, sau ngày đi tù về, tôi có đi đạp xích lô, khoảng 2, 3 năm gì đó. Tôi có viết trong một số truyện. Tôi nghĩ đạp xích lô kiếm miếng cơm ăn có lẽ, bi thảm, nhục nhằn hơn Tôi Kéo Xe của Tam Lang. Thời gian đó không dài, khoảng 3 năm, nhưng đáng nhớ nhất.

NMT : Dường như, anh cầm bút đã khá lâu, từ khi còn ở VN. Vậy có kỷ niệm nào đáng nhớ không ?

TYH : Nếu kể, từ hồi học trung học, 1963, 1964 gi đó, truyện ngắn đầu tiên đăng trên tờ Hoa Ðàm, ký tên Thuỳ Phương Linh và thơ đăng trên Tuần San Thứ Tư, Tiểu Thuyết Thứ Năm ký tên Tràn Hoài Huyền. Ðến năm 1968, 69 mới có tên Trần Yên Hòa, đăng thơ trên Tuổi Ngọc, Khởi Hành, nhật báo Tiền Tuyến và các đặc san quân đội. Một kỷ niệm vui, năm 72 thì phải, tôi viết tạp ghi trên Nhật Báo Tiền Tuyến, chị Linh Trang ( ! )gởi cho tôi nhuận bút 2000$. Tôi rất mừng, rất hí hửng.

NMT : Sao thời gian cầm bút dài như vậy mà tới bây giờ anh mới xuất bản hai tác phẩm đầu tay ?

TYH : Thưa anh, anh nghĩ coi, lúc tôi viết được là lúc tôi ở trong quân đội, tôi xuất thân Khoá 2 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, những tưởng là vào Chiến Tranh Chính Trị sẽ được thoả ý nguyện của mình là có môi trường viết, làm báo. Nhưng thật sự, ra trường bị đổi đi đơn vị tác chiến, suốt ba năm lặn lội hành quân khắp các vùng Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam, không có chút thì giờ nào để viết dù cảm nhãn rất nhiều. Sau đó thì đi tù. Về, kiếm miếng cơm còn không ra để mà ăn, làm sao mà viết nổi. Với lại, chế độ cộng sản có cho mình viết đâu anh. Ðến bây giờ, tháng 7/01, tôi mới cho ra đời hai quyển sách cũng là một cố gắng lớn. Tôi mới qua Mỹ năm 95.

NMT : Có lẽ thời cuộc đã ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và đời sống cầm bút của anh. Ðó có phải là câu trả lời thích đáng.

TYH : Ðúng.

NMT : Vậy, biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 ảnh hưởng thế nào với anh ?

TYH : Tôi xuất thân từ Trường CTCT mà còn mơ hồ về cộng sản quá, như nghĩ là sẽ đi tập trung cải tạo một thời gian ngắn thôi, sẽ được viết lại. Nhưng tất cả đều trái ngược. Biến cố 30/4/75 đã cắt đứt lìa trong tôi một đoạn đời, đó là tuổi trẻ non mởn, hy vọng và sung mãn nhất, cả về thể chất lẫn tinh thần. Qua đây tôi mới nối kết lại, nhưng chắc không hoàn hảo như trước.

NMT : Với thơ, anh là người lãng mạn. Với truyện ngắn, anh là người thực tế. Ðó có phải là sự mâu thuẩn ?

TYH : Thưa anh, không mâu thuẩn. Tôi muốn tách bạch rõ ràng giũa thơ và truyện, thơ là lãng mạn, là than mây khóc gió, là viễn mơ, dù tôi có làm thơ cho một mối tình thật, một cuộc sống thật. Còn truyện ngắn, tôi muốn viết hết, nói hết, diễn tả thực, những chuyện đã xãy ra. Vì tôi nghĩ, xin lổi, nói cũng hơi dao to búa lớn, sứ mạng của nhà văn là ghi được, ghi thật, những sự kiện, ý nghĩ của những giai đoạn mình đã sống, là chứng nhân…

NMT : Làm thơ, viết văn, anh tâm đắc thế nào về công việc của mình ? Anh nghĩ làm nhà thơ hay nhà văn thích hơn ?

TYH : Cả hai anh ạ, làm thơ thì gói gọn, còn viết văn thì bung ra. Viết văn là mình diễn tả rộng những điều mà thơ chưa nói hết.

NMT : Anh nghĩ dùng thơ để nói dùm cho văn xuôi mình những điều chưa nói hết và ngược lại, dùng văn xuôi để làm rõ ràng hơn những điều mà thơ chưa đề cập đến ?

TYH : Thưa anh, đúng, cả hai tương quan.

NMT : Vậy trong hai tập ‘’Khan cổ gọi tình, về’’ và ‘’Những chuyến mưa qua’’cái nào chính, cái nào phụ ?

TYH : Cả hai đều chính, đi song hành. Tôi có tham lam quá không anh ?

NMT : Anh in hai tác phẩm nầy có dễ dàng không ? và lực chọn thế nào để có những trang sách còn thơm mùi mực như thế nầy ?

TYH : Ðây là một công trình công phu mà tôi đã thực hiện trong suốt hai năm. Những truyện hoặc thơ tôi viết ra tôi đều save computer và dự định sẽ in. Công việc chỉ một mình tôi thực hiện từ đầu đến cuối, nghĩa là in ra bản nháp, tất cả, nhờ người bạn sửa lổi chính tả, và cách thức trình bày, về ngồi sửa lại từng trang trên computer ( nhưng vẫn còn một số lỗi ). Tôi hoàn thành bản in với mẫu chữ 11. Sau nhận thấy chữ hơi lớn, không đẹp, nên tôi phải sửa lại chữ 10. Có lẽ những lổi trong quyển sách là do tôi muốn đổi cở chữ. Chữ nhỏ đẹp hơn nhưng nhiều đoan bị cắt rời. Tôi thành thật xin lỗi bạn đọc. Tôi xin tranh rồi thực hiện bìa. Anh chủ nhà in VIP, vô đĩa hộ và in. Với tôi, đây là một cố gắng lớn, vừa đi làm ở hãng, vừa về viết, để mình thỉnh thoảng có mặt trên các sách báo, để độc giả không quên mình, vừa thực hiện hai quyển sách. Phải nói thêm, tôi nhờ bà xã tôi nữa. Vợ tôi đã khuyến khích và giúp đở tôi rất nhiều trong việc thực hiện.

NMT : Ra mắt hai tác phẩm nầy, chắc anh thích thú lắm, có phải ?

TYH : Ngày chủ nhật 1/7/01 lúc 2 giờ, buổi Ra Mắt Sách của tôi sẽ được Tổ chức tại Hội Quán Little Sài Gòn Radio, tôi vui lắm và cũng lo lắm. Mong thân hữu đến tham dự đông. Sự có mặt của bạn bè và độc gỉa là một an uỉ và khuyến khích vô cùng đối với tôi.

NMT : Khi cầm bút, làm thơ, viết văn, anh có mục đích nào ? Ðể nổi danh, để tâm sự, để giải toả những ẩn ức cuả cuộc sống ?

TYH : Cũng đúng một phần, và thêm, hình như cái nghiệp anh ơi, phải nói từ khi cầm bút viết truyện ngắn đầu tiên đến nay, tôi luôn luôn thao thức về chuyện viết lách.

NMT : Anh viết có phải chờ đợi cảm hứng không? và thói quen nào đặc biệt ?

TYH : Thơ thì hứng, nhiều khi bất cứ ở đâu, khi hứng lên thì có trong óc những câu thơ tuyệt hay, phải ghi lại chớ không thì quên. Còn truyện, thì phải hình thành từ suy nghĩ, từ cuộc sống, của mình hoặc những cảnh đời khác. Suy nghĩ, bố cục, mới bắt đầu viết. Nhiều khi, có những truyện đã suy nghĩ nhiều ngày, ngồi vào bàn là viết ngay. Trong khi viết có khi có cảm hứng thêm, có suy nghĩ khác, lại lái câu chuyện ra khỏi bố cục ban đầu.

NMT : Những truyện ngắn của anh có nhiều chất tự truyện, có phải ?

TYH : Ðúng, của mình và của bạn bè nữa.

NMT : Vậy hư cấu chiếm bao nhiêu so với sự thực, trong truyện của anh ?

TYH : Khoảng 40, 50% gì đó. Có thể của tôi, nhưng tôi lái câu chuyện sang một tình huống khác, hoặc bi thảm hơn, hoặc tươi vui hơn.

NMT : Anh kể chuyện những cuộc đời nhiều gian truân, đau khổ với một giọng văn ít cảm xúc cũng như viết về những nỗi căm hận của người chiến bại với sự bình tỉnh cố ý. Có phải là sự làm lắng đi để cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nhưng, với văn chương, thì cần lửa để tạo cảm xúc. Anh nghĩ sao về nhận xét nầy ?

TYH : Phần trên, anh hiểu tôi và diễn tả điều tôi suy nghĩ sâu hơn tôi. Có thể anh đứng bên ngoài anh nhìn rõ hơn. Cón phần dưới, tôi không hiểu anh nói đến lửa, lửa gì ? lửa là sự đam mê nghệ thuật, hay bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với đất nước, đối với văn chương ? Tôi viết văn, viết thực những cái thấy, biết, cảm nhận của tôi, trong những giai đoạn tôi đã sống, bị sống và được sống.

NMT : Anh viết truyện có để ý nhiều đến kỷ thuật không ?Tỉ dụ, phương cách, bố cục, cách diễn tả tâm lý nhân vật..

TYH : Truyện của tôi, thường thì có cốt truyện, nghĩa là có đoạn kết, bi thảm hoặc hạnh phúc, cái gì cũng có một chút cay đắng hay buồn cười. Bố cục thì có, viết phải có lý, chuyện có thể xãy ra ở đâu đó, không thể đeo đồng hồ cho những nhân vật cách đây mấy trăm năm.

NMT : Ðời sống hiện nay, theo anh, có nhiều khó khăn với một người HO lắm không ?Hay đó chỉ là bước khởi đầu. Rồi sau đó, cũng sẽ đâu vào đấy hết…

TYH : Ðâu cũng vào đấy hết. Dĩ nhiên phải cố gắng lắm. Và chịu đựng nữa.

NMT : Hình như, anh vẫn còn nghĩ nhiều đến những ngày mặc áo lính và thời gian chiến tranh đã qua. Có phải, đó là sự tiếc nuối những ánh hào quang đã mất ?

TYH : Tôi tình nguyện vào lính là tôi chấp nhận nghề lính. Dù từ ngày ra trường đến ngày mất nước khoảng đâu hơn 4 năm, nhưng bạn bè tôi hy sinh rất nhiều, tôi cũng nhiều lần chạm trán với địch quân ở các mặt trận sôi động như Quế Sơn, Tiên Phước, Hậu Ðức…Tôi thương bạn bè tôi, cùng khoá, cùng trường. Chúng tôi vẫn đối xử tốt với nhau như anh em. Tôi không có hào quang nào trong cuộc đời lính tráng, đi đánh giặc liên miên mà…

NMT :Anh có nghĩ, giản dị hoá mọi chuyện trong văn chương sẽ làm mất đi sự hứng thú tìm tòi của độc giả. Vậy, anh có nghĩ sự khác nhau giữa người kể chuyện và người viết truyện ?

TYH : Anh muốn nói giữa ‘’chuyện’’ và ‘’truyện’’như quan niệm của Võ Ðình. Tôi muốn tiến đến ‘’truyện’’hơn là ‘’chuyện’’. Nhung có lẽ là do thói quen (hay tôi chưa đạt tới ). Tôi muốn truyện tôi có cốt truyện, có đối thoại, có thời gian. Vô tình tôi dẫn dắt từ ‘’truyên’’qua ‘’chuyện’’. Hình như’’chuyện’’có cấp thấp hơn ‘’truyện’’phải không anh. Tôi sẽ cố gắng thêm để tiến đến ‘’truyện’’ nhiều hơn.

NMT :Bây giờ, nói chuyện với nhà thơ Trần Yên Hòa. Chắc anh yêu thi ca lắm, có phải ?

TYH : Dĩ nhiên, yêu lắm.

NMT : Hồi còn trẻ, anh thích đọc thơ ai (thời tiền chiến và thời văn học miền Nam trước 75 )Bây giờ anh thích thơ của thi sĩ nào ?

TYH : Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Quang Dụng, Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ( một số bài )Nguyên Sa, Tô Thuỳ Yên, Hoàng Anh Tuấn, Cung Trầm Tưởng, Ðỗ Quí Toàn, Du Tử Lê ( một số bài ). Và nay, bạn bè tôi, ở trong nước như Ðynh Trầm Ca, Hà Nguyên Thạch, Hà Nguyên Dũng, Trần Dzạ Lữ, ở ngoài nước, như Thành Tôn, Ðạm Thạch, Hà Nguyên Du, Hà Quốc Huy, Hoàng Lộc, Luân Hoán, Thái Tú Hạp và cả Nguyễn Mạnh Trinh nữa. Thơ hôm nay, ngôn ngũ có mới hơn, nhẹ, đẹp và cao hơn, kể cả dấu chấm, dấu phết cũng diễn tả được ý của tác giả. Tôi vẫn thích thơ có vần điệu, dù ở thể thơ nào.

NMT : Làm thơ cho quê hương, đó hình như là mẫu số chung cho những người làm thơ xứ Quảng. Anh có ở trong thông lệ đó không ?

TYH : Tôi ở trong thông lệ đó. Mà sao lại chỉ có thông lệ đó cho những người làm thơ xứ Quảng ? đó có thể là thông lệ cho cả những người làm thơ mà xa quê hương chứ anh.

NMT : Thơ anh rất trẻ, so với văn xuôi. Có phải là những bài thơ tình của những mối tình có thực ?

TYH : Có thực chỉ 50%, mình hư cấu thêm vào 50% rồi coi như có thực cũng được.

NMT : Anh có bao giờ nghĩ sẽ làm những bài thơ khác với những bài thơ hiện có ? nghĩa là, cố gắng làm khác đi chính bản sac mình ?

TYH : Khác có nghĩa là mới, là luôn luôn tìm tòi, cả ý lẫn lời cho thơ hay hơn thì có. Nhưng làm khác để coi như một phô trương, thì không.

NMT : Và, anh có nghĩ đến làm mới thi ca không ?

TYH : Làm mới tức là mới ngôn ngữ và thể loại. Tôi thích cái mới của Du Tử Lê hay của Trần Vấn Lệ ( mới không ? ). Nhưng tôi không thích cái mới của Ngu Yên.

NMT : Anh nghĩ thế nào để để định nghĩa sự làm mới thi ca ? và có nỗ lực nào để thực hiện ?

TYH : Như đã nói trên, làm mới thi ca là làm mới ngôn ngữ thơ và thể loại. Tôi cố theo lối nầy, nếu được.

NMT : Lại một câu hỏi khác, anh nghĩ thế nào và thơ không vần. Cũng như, mường tượng thế nào về một bài thơ tự do.

TYH : Tôi chưa cảm được một bài thơ tự do nào, dù đọc có thấy hay nhưng không thấm sâu vào mình, không lịm người đi.

NMT : Thực tế cuộc sống có làm anh khó khăn trong công việc sáng tác?.

TYH : Ðến nay thì tạm ổn, tôi đi làm ở hãng ca 2. Thời gian còn lại là đọc và viết.

NMT : Anh dự trù sẽ có những thành tựu nào trong tương lai khi cầm bút?

TYH : Viết được nhiều tác phẩm có giá trị và được bạn đọc yêu thích. Tôi sẽ viết một truyện dài thử xem sao. Và làm thơ hay hơn.

NMT : Một ngày với tác giả Trần Yên Hòa ?

TYH : Một ngày ? ngũ dậy muộn, bà xã đã đi làm, vệ sinh rồi loay hoay với computer coi thử có ai ‘’e.mail’’ cho mình không, hoặc lên internet đọc tin tức, hoặc nghe đài Little Sài Gòn Radio tiếp vận BBC. Xong đi tập thể dục. Về nhà tắm rửa rồi ngồi vào bàn viết. Có khi bạn bè rũ rê đi uống càphê là mất tiêu buổi sáng. Chiều, 2giờ đi làm hãng đến 12 giờ đêm mới về nhà. Rất quí bạn và thích lai rai với bạn thứ bảy hoặc chủ nhật.

NMT : Nói chuyện quá khứ và hiện tại xong, bây giờ nói chuyện tương lai. Anh có giấc mơ nào không?

TYH : Viết nhiều, được bạn đọc yêu thích và in thật nhiều đầu sách.

NMT : Anh có nhận xét nào về văn học VN hải ngoại ?Và có tin tưởng nào không về nền văn học ấy ?

TYH : Hy vọng sẽ khá hơn ở tương lai vì tuổi trẻ biết tìm về nguồn, tìm về bản sắc dântộc và chữ nghĩa VN.

NMT :Anh còn muốn nói thêm điều gì với độc giả không ?

TYH : Cảm ơn độc giả khắp nơi, và riêng, cảm ơn nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh.

NMT : Thay mặt độc giả, cám ơn tác giả Trần Yên Hòa.

NGUY•N MNH TRINH

 

 

 

 

 

 

 

 

NÓI CHUYÊN VỚI TRẦN YÊN HÒA.

 

Tác giả Trần Yên Hòa vừa mới cho trình làng 2 tác phẩm : một, tập truyện ‘’ Những chuyến mưa qua’’ và thú hai, tập thơ ‘’ Khan cổ gọi tình, về’’. Hình như, ở những tác phẩm đầu tay, chất chứa tinh hoa của một người cầm bút. Ở mức đến, đã có sẳn từ buổi khởi đầu, và ở thành tựu, phải nẫy mầm từ lúc ban sơ. Với thơ, ông là người mơ mộng, lãng mạn và dù bây giờ, ở tuổi trên năm mươi, vẫn còn nuối tiếc thuở học trò và nhắc lại ngày xưa, lúc mắt còn xanh và lòng còn mở rộng. Với truyện ngắn, thì là một người kể chuyện thành thật, phát họa lại một thời buổi nhiễu nhương, của chiến tranh tàn bạo và một hậu chiến tranh gấp mấy mươi lần.

Nói chuyện với Trần Yên Hòa, chúng tôi ở cương vị độc giả, muốn làm một nhịp cầu người cầm bút trình bày những chất chứa và những điều có thể trong tác phẩm chưa nói được hết. Nhất là, với hai tác phẩm đầu tay, sẽ có nhiều giãi bày bất ngờ thích thú. Một điều nhận xét, trong phong cách diễn tả, cũng như ý tưởng trình bày, Trần Yên Hòa đã có nhiều tính chất của người xứ Quảng. Bộc trực, nóng nãy, lúc nào cũng hừng hực lửa đốt trong tim, trong óc, nhưng có khi, rất tình cảm, và nhiều cảm xúc nữa…có lẽ, trong những mâu thuẩn trái ngược, sẽ làm rõ nét hơn cho chân dung một người cầm bút.

Xin mời độc giả theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi với nhà thơ, nhà văn Trần Yên Hòa.

 

NMT : Xin anh cho biết sơ vài dòng tiểu sử của mình ? và những tiết lộ nào khác hơn phần tiểu sử ở bìa hai quyển sách ?

TYH : Thưa anh, thú thật, cũng chẳng có gì là tiểu sử, với tôi, thì đó là những chặng đời. Tôi sinh ngày 20/12/1947 tại xã Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Học trường Trần Cao Vân Tam Kỳ suốt thời gian Trung Học. Ðậu tú tài phần 2 năm 1965. Vào Sài Gòn học ở Ðại Học Luật Khoa. Sau xin đi dạy ở Trung Học Mộ Ðức, Quảng Ngãi, rồi Trung Học Lý Tín, Quảng Tín. Năm 1968, tình nguyện vào trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, khoá 2, ra trường 19/2/1971. Ðổi về sư đoàn 2, Trung Ðoàn 6 bộ binh, đơn vị tác chiến. Sau 30/4/75 đi tù, về năm 81, đi kinh tế mới ở Tân Biên, Tây Ninh, sau về Sài Gòn đạp xích lô và nghề cuối cùng ở VN là đi bỏ mối hàng phụ tùng xe đạp. Nay qua Mỹ làm công nhân ở hãng Ludlow, một hãng sản xuất dụng cụ y khoa cho trẻ em. Thời gian còn lại làm thơ và viết văn. Phần giới thiệu ở bìa sách tôi có dấu đi một đoạn đời, sau ngày đi tù về, tôi có đi đạp xích lô, khoảng 2, 3 năm gì đó. Tôi có viết trong một số truyện. Tôi nghĩ đạp xích lô kiếm miếng cơm ăn có lẽ, bi thảm, nhục nhằn hơn Tôi Kéo Xe của Tam Lang. Thời gian đó không dài, khoảng 3 năm, nhưng đáng nhớ nhất.

NMT : Dường như, anh cầm bút đã khá lâu, từ khi còn ở VN. Vậy có kỷ niệm nào đáng nhớ không ?

TYH : Nếu kể, từ hồi học trung học, 1963, 1964 gi đó, truyện ngắn đầu tiên đăng trên tờ Hoa Ðàm, ký tên Thuỳ Phương Linh và thơ đăng trên Tuần San Thứ Tư, Tiểu Thuyết Thứ Năm ký tên Tràn Hoài Huyền. Ðến năm 1968, 69 mới có tên Trần Yên Hòa, đăng thơ trên Tuổi Ngọc, Khởi Hành, nhật báo Tiền Tuyến và các đặc san quân đội. Một kỷ niệm vui, năm 72 thì phải, tôi viết tạp ghi trên Nhật Báo Tiền Tuyến, chị Linh Trang ( ! )gởi cho tôi nhuận bút 2000$. Tôi rất mừng, rất hí hửng.

NMT : Sao thời gian cầm bút dài như vậy mà tới bây giờ anh mới xuất bản hai tác phẩm đầu tay ?

TYH : Thưa anh, anh nghĩ coi, lúc tôi viết được là lúc tôi ở trong quân đội, tôi xuất thân Khoá 2 Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, những tưởng là vào Chiến Tranh Chính Trị sẽ được thoả ý nguyện của mình là có môi trường viết, làm báo. Nhưng thật sự, ra trường bị đổi đi đơn vị tác chiến, suốt ba năm lặn lội hành quân khắp các vùng Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam, không có chút thì giờ nào để viết dù cảm nhãn rất nhiều. Sau đó thì đi tù. Về, kiếm miếng cơm còn không ra để mà ăn, làm sao mà viết nổi. Với lại, chế độ cộng sản có cho mình viết đâu anh. Ðến bây giờ, tháng 7/01, tôi mới cho ra đời hai quyển sách cũng là một cố gắng lớn. Tôi mới qua Mỹ năm 95.

NMT : Có lẽ thời cuộc đã ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và đời sống cầm bút của anh. Ðó có phải là câu trả lời thích đáng.

TYH : Ðúng.

NMT : Vậy, biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 ảnh hưởng thế nào với anh ?

TYH : Tôi xuất thân từ Trường CTCT mà còn mơ hồ về cộng sản quá, như nghĩ là sẽ đi tập trung cải tạo một thời gian ngắn thôi, sẽ được viết lại. Nhưng tất cả đều trái ngược. Biến cố 30/4/75 đã cắt đứt lìa trong tôi một đoạn đời, đó là tuổi trẻ non mởn, hy vọng và sung mãn nhất, cả về thể chất lẫn tinh thần. Qua đây tôi mới nối kết lại, nhưng chắc không hoàn hảo như trước.

NMT : Với thơ, anh là người lãng mạn. Với truyện ngắn, anh là người thực tế. Ðó có phải là sự mâu thuẩn ?

TYH : Thưa anh, không mâu thuẩn. Tôi muốn tách bạch rõ ràng giũa thơ và truyện, thơ là lãng mạn, là than mây khóc gió, là viễn mơ, dù tôi có làm thơ cho một mối tình thật, một cuộc sống thật. Còn truyện ngắn, tôi muốn viết hết, nói hết, diễn tả thực, những chuyện đã xãy ra. Vì tôi nghĩ, xin lổi, nói cũng hơi dao to búa lớn, sứ mạng của nhà văn là ghi được, ghi thật, những sự kiện, ý nghĩ của những giai đoạn mình đã sống, là chứng nhân…

NMT : Làm thơ, viết văn, anh tâm đắc thế nào về công việc của mình ? Anh nghĩ làm nhà thơ hay nhà văn thích hơn ?

TYH : Cả hai anh ạ, làm thơ thì gói gọn, còn viết văn thì bung ra. Viết văn là mình diễn tả rộng những điều mà thơ chưa nói hết.

NMT : Anh nghĩ dùng thơ để nói dùm cho văn xuôi mình những điều chưa nói hết và ngược lại, dùng văn xuôi để làm rõ ràng hơn những điều mà thơ chưa đề cập đến ?

TYH : Thưa anh, đúng, cả hai tương quan.

NMT : Vậy trong hai tập ‘’Khan cổ gọi tình, về’’ và ‘’Những chuyến mưa qua’’cái nào chính, cái nào phụ ?

TYH : Cả hai đều chính, đi song hành. Tôi có tham lam quá không anh ?

NMT : Anh in hai tác phẩm nầy có dễ dàng không ? và lực chọn thế nào để có những trang sách còn thơm mùi mực như thế nầy ?

TYH : Ðây là một công trình công phu mà tôi đã thực hiện trong suốt hai năm. Những truyện hoặc thơ tôi viết ra tôi đều save computer và dự định sẽ in. Công việc chỉ một mình tôi thực hiện từ đầu đến cuối, nghĩa là in ra bản nháp, tất cả, nhờ người bạn sửa lổi chính tả, và cách thức trình bày, về ngồi sửa lại từng trang trên computer ( nhưng vẫn còn một số lỗi ). Tôi hoàn thành bản in với mẫu chữ 11. Sau nhận thấy chữ hơi lớn, không đẹp, nên tôi phải sửa lại chữ 10. Có lẽ những lổi trong quyển sách là do tôi muốn đổi cở chữ. Chữ nhỏ đẹp hơn nhưng nhiều đoan bị cắt rời. Tôi thành thật xin lỗi bạn đọc. Tôi xin tranh rồi thực hiện bìa. Anh chủ nhà in VIP, vô đĩa hộ và in. Với tôi, đây là một cố gắng lớn, vừa đi làm ở hãng, vừa về viết, để mình thỉnh thoảng có mặt trên các sách báo, để độc giả không quên mình, vừa thực hiện hai quyển sách. Phải nói thêm, tôi nhờ bà xã tôi nữa. Vợ tôi đã khuyến khích và giúp đở tôi rất nhiều trong việc thực hiện.

NMT : Ra mắt hai tác phẩm nầy, chắc anh thích thú lắm, có phải ?

TYH : Ngày chủ nhật 1/7/01 lúc 2 giờ, buổi Ra Mắt Sách của tôi sẽ được Tổ chức tại Hội Quán Little Sài Gòn Radio, tôi vui lắm và cũng lo lắm. Mong thân hữu đến tham dự đông. Sự có mặt của bạn bè và độc gỉa là một an uỉ và khuyến khích vô cùng đối với tôi.

NMT : Khi cầm bút, làm thơ, viết văn, anh có mục đích nào ? Ðể nổi danh, để tâm sự, để giải toả những ẩn ức cuả cuộc sống ?

TYH : Cũng đúng một phần, và thêm, hình như cái nghiệp anh ơi, phải nói từ khi cầm bút viết truyện ngắn đầu tiên đến nay, tôi luôn luôn thao thức về chuyện viết lách.

NMT : Anh viết có phải chờ đợi cảm hứng không? và thói quen nào đặc biệt ?

TYH : Thơ thì hứng, nhiều khi bất cứ ở đâu, khi hứng lên thì có trong óc những câu thơ tuyệt hay, phải ghi lại chớ không thì quên. Còn truyện, thì phải hình thành từ suy nghĩ, từ cuộc sống, của mình hoặc những cảnh đời khác. Suy nghĩ, bố cục, mới bắt đầu viết. Nhiều khi, có những truyện đã suy nghĩ nhiều ngày, ngồi vào bàn là viết ngay. Trong khi viết có khi có cảm hứng thêm, có suy nghĩ khác, lại lái câu chuyện ra khỏi bố cục ban đầu.

NMT : Những truyện ngắn của anh có nhiều chất tự truyện, có phải ?

TYH : Ðúng, của mình và của bạn bè nữa.

NMT : Vậy hư cấu chiếm bao nhiêu so với sự thực, trong truyện của anh ?

TYH : Khoảng 40, 50% gì đó. Có thể của tôi, nhưng tôi lái câu chuyện sang một tình huống khác, hoặc bi thảm hơn, hoặc tươi vui hơn.

NMT : Anh kể chuyện những cuộc đời nhiều gian truân, đau khổ với một giọng văn ít cảm xúc cũng như viết về những nỗi căm hận của người chiến bại với sự bình tỉnh cố ý. Có phải là sự làm lắng đi để cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nhưng, với văn chương, thì cần lửa để tạo cảm xúc. Anh nghĩ sao về nhận xét nầy ?

TYH : Phần trên, anh hiểu tôi và diễn tả điều tôi suy nghĩ sâu hơn tôi. Có thể anh đứng bên ngoài anh nhìn rõ hơn. Cón phần dưới, tôi không hiểu anh nói đến lửa, lửa gì ? lửa là sự đam mê nghệ thuật, hay bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với đất nước, đối với văn chương ? Tôi viết văn, viết thực những cái thấy, biết, cảm nhận của tôi, trong những giai đoạn tôi đã sống, bị sống và được sống.

NMT : Anh viết truyện có để ý nhiều đến kỷ thuật không ?Tỉ dụ, phương cách, bố cục, cách diễn tả tâm lý nhân vật..

TYH : Truyện của tôi, thường thì có cốt truyện, nghĩa là có đoạn kết, bi thảm hoặc hạnh phúc, cái gì cũng có một chút cay đắng hay buồn cười. Bố cục thì có, viết phải có lý, chuyện có thể xãy ra ở đâu đó, không thể đeo đồng hồ cho những nhân vật cách đây mấy trăm năm.

NMT : Ðời sống hiện nay, theo anh, có nhiều khó khăn với một người HO lắm không ?Hay đó chỉ là bước khởi đầu. Rồi sau đó, cũng sẽ đâu vào đấy hết…

TYH : Ðâu cũng vào đấy hết. Dĩ nhiên phải cố gắng lắm. Và chịu đựng nữa.

NMT : Hình như, anh vẫn còn nghĩ nhiều đến những ngày mặc áo lính và thời gian chiến tranh đã qua. Có phải, đó là sự tiếc nuối những ánh hào quang đã mất ?

TYH : Tôi tình nguyện vào lính là tôi chấp nhận nghề lính. Dù từ ngày ra trường đến ngày mất nước khoảng đâu hơn 4 năm, nhưng bạn bè tôi hy sinh rất nhiều, tôi cũng nhiều lần chạmtrán với địch quân ở các mặt trận sôi động như Quế Sơn, Tiên Phước, Hậu Ðức…Tôi thương bạn bè tôi, cùng khoá, cùng trường. Chúng tôi vẫn đối xử tốt với nhau như anh em. Tôi không có hào quang nào trong cuộc đời lính tráng, đi đánh giặc liên miên mà…

NMT :Anh có nghĩ, giản dị hoá mọi chuyện trong văn chương sẽ làm mất đi sự hứng thú tìm tòi của độc giả. Vậy, anh có nghĩ sự khác nhau giữa người kể chuyện và người viết truyện ?

TYH : Anh muốn nói giữa ‘’chuyện’’ và ‘’truyện’’như quan niệm của Võ Ðình. Tôi muốn tiến đến ‘’truyện’’hơn là ‘’chuyện’’. Nhung có lẽ là do thói quen (hay tôi chưa đạt tới ). Tôi muốn truyện tôi có cốt truyện, có đối thoại, có thời gian. Vô tình tôi dẫn dắt từ ‘’truyên’’qua ‘’chuyện’’. Hình như’’chuyện’’có cấp thấp hơn ‘’truyện’’phải không anh. Tôi sẽ cố gắng thêm để tiến đến ‘’truyện’’ nhiều hơn.

NMT :Bây giờ, nói chuyện với nhà thơ Trần Yên Hòa. Chắc anh yêu thi ca lắm, có phải ?

TYH : Dĩ nhiên, yêu lắm.

NMT : Hồi còn trẻ, anh thích đọc thơ ai (thời tiền chiến và thời văn học miền Nam trước 75 )Bây giờ anh thích thơ của thi sĩ nào ?

TYH : Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Quang Dụng, Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương ( một số bài )Nguyên Sa, Tô Thuỳ Yên, Hoàng Anh Tuấn, Cung Trầm Tưởng, Ðỗ Quí Toàn, Du Tử Lê ( một số bài ). Và nay, bạn bè tôi, ở trong nước như Ðynh Trầm Ca, Hà Nguyên Thạch, Hà Nguyên Dũng, Trần Dzạ Lữ, ở ngoài nước, như Thành Tôn, Ðạm Thạch, Hà Nguyên Du, Hà Quốc Huy, Hoàng Lộc, Luân Hoán, Thái Tú Hạp và cả Nguyễn Mạnh Trinh nữa. Thơ hôm nay, ngôn ngũ có mới hơn, nhẹ, đẹp và cao hơn, kể cả dấu chấm, dấu phết cũng diễn tả được ý của tác giả. Tôi vẫn thích thơ có vần điệu, dù ở thể thơ nào.

NMT : Làm thơ cho quê hương, đó hình như là mẫu số chung cho những người làm thơ xứ Quảng. Anh có ở trong thông lệ đó không ?

TYH : Tôi ở trong thông lệ đó. Mà sao lại chỉ có thông lệ đó cho những người làm thơ xứ Quảng ? đó có thể là thông lệ cho cả những người làm thơ mà xa quê hương chứ anh.

NMT : Thơ anh rất trẻ, so với văn xuôi. Có phải là những bài thơ tình của những mối tình có thực ?

TYH : Có thực chỉ 50%, mình hư cấu thêm vào 50% rồi coi như có thực cũng được.

NMT : Anh có bao giờ nghĩ sẽ làm những bài thơ khác với những bài thơ hiện có ? nghĩa là, cố gắng làm khác đi chính bản sac mình ?

TYH : Khác có nghĩa là mới, là luôn luôn tìm tòi, cả ý lẫn lời cho thơ hay hơn thì có. Nhưng làm khác để coi như một phô trương, thì không.

NMT : Và, anh có nghĩ đến làm mới thi ca không ?

TYH : Làm mới tức là mới ngôn ngữ và thể loại. Tôi thích cái mới của Du Tử Lê hay của Trần Vấn Lệ ( mới không ? ). Nhưng tôi không thích cái mới của Ngu Yên.

NMT : Anh nghĩ thế nào để để định nghĩa sự làm mới thi ca ? và có nỗ lực nào để thực hiện ?

TYH : Như đã nói trên, làm mới thi ca là làm mới ngôn ngữ thơ và thể loại. Tôi cố theo lối nầy, nếu được.

NMT : Lại một câu hỏi khác, anh nghĩ thế nào và thơ không vần. Cũng như, mường tượng thế nào về một bài thơ tự do.

TYH : Tôi chưa cảm được một bài thơ tự do nào, dù đọc có thấy hay nhưng không thấm sâu vào mình, không lịm người đi.

NMT : Thực tế cuộc sống có làm anh khó khăn trong công việc sáng tác?.

TYH : Ðến nay thì tạm ổn, tôi đi làm ở hãng ca 2. Thời gian còn lại là đọc và viết.

NMT : Anh dự trù sẽ có những thành tựu nào trong tương lai khi cầm bút?

TYH : Viết được nhiều tác phẩm có giá trị và được bạn đọc yêu thích. Tôi sẽ viết một truyện dài thử xem sao. Và làm thơ hay hơn.

NMT : Một ngày với tác giả Trần Yên Hòa ?

TYH : Một ngày ? ngũ dậy muộn, bà xã đã đi làm, vệ sinh rồi loay hoay với computer coi thử có ai ‘’e.mail’’ cho mình không, hoặc lên internet đọc tin tức, hoặc nghe đài Little Sài Gòn Radio tiếp vận BBC. Xong đi tập thể dục. Về nhà tắm rửa rồi ngồi vào bàn viết. Có khi bạn bè rũ rê đi uống càphê là mất tiêu buổi sáng. Chiều, 2giờ đi làm hãng đến 12 giờ đêm mới về nhà. Rất quí bạn và thích lai rai với bạn thứ bảy hoặc chủ nhật.

NMT : Nói chuyện quá khứ và hiện tại xong, bây giờ nói chuyện tương lai. Anh có giấc mơ nào không?

TYH : Viết nhiều, được bạn đọc yêu thích và in thật nhiều đầu sách.

NMT : Anh có nhận xét nào về văn học VN hải ngoại ?Và có tin tưởng nào không về nền văn học ấy ?

TYH : Hy vọng sẽ khá hơn ở tương lai vì tuổi trẻ biết tìm về nguồn, tìm về bản sắc dân tộc và chữ nghĩa VN.

NMT :Anh còn muốn nói thêm điều gì với độc giả không ?

TYH : Cảm ơn độc giả khắp nơi, và riêng, cảm ơn nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh.

NMT : Thay mặt độc giả, cám ơn tác giả Trần Yên Hòa.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button