Những Mùa Xuân Ði Qua
Nguyễn Qúy Ðại, Munich
Hoàn cảnh lịch sử đổi thay sau năm 1975, gia đình tôi vượt trùng dương tìm tự do, ngày ấy tôi còn bé nhưng mẹ tôi thường nhắc lại lần vượt biên gian nan và nguy hiểm. Dù Việt Nam thống nhất đất nước, nhưng người miền Nam bỏ nước ra đi không dừng bước, trước phong ba bảo táp và hải tặc Thái Lan
Hai chữ tự do rất đắc không phải trả bằng 5 hay 7 cây vàng, mà phải đánh đổi cả sinh mạng. Chiếc ghe nhỏ loại đi trên sông chở 78 người ra khơi trong những ngày lên đênh vô tận, thiếu nước, lương thực và nhiên liệu đã cạn, sẽ chìm xuống lòng đại dương!! Nếu không may mắn gặp Cap Anamur vớt đưa vào Singapor tạm dung thời gian ngắn chờ đi định cư Ðức quốc .
Ðến Ðức vào mùa thu thời tiết hơi lạnh lá vàng rất đẹp, từ phi trường Frankfurt đổi chuyến bay đến Muenchen về trại định cư Allach, chờ làm thủ tục đi các trại chuyển tiếp để học tiếng Ðức, quần áo giày dép được phân phát đầy đủ, thức ăn, bánh mì được nhà bếp cung cấp hằng ngày. Khí hậu lạnh, ăn uống chưa quen người nào cũng mong có bửa cơm với nước mắm. Hội nhập phải chờ thời gian để hoà mình vào xã hội mới
Thuyền nhân đến Ðức hơn hai thập niên, thời gian dài với thế hệ chúng tôi trưởng thành, có vài khó khăn thân phận của người ngoại quốc. Nhớ lại lúc bé tôi đi nhà trẻ chưa hiểu tiếng Ðức bị mấy đứa trong nhóm đánh chảy máu mũi, vào tiểu học tôi thường bị ăn híp vì nhỏ con, từ đó tôi theo học Kung Fu tự vệ, nhưng ba mẹ luôn dạy với hàng loạt chữ không : “không được đánh lộn, không ăn cắp, không hút thuốc, không la cà ngoài đường“, hết giờ học phải về nhà, nói phải dạ thưa lễ phép.. Mẹ tôi dạy dỗ kiểm soát bài tập hằng ngày, cuối tuần tôi phải đến lớp Việt ngữ .
Chương trình trung học thêm Anh và Pháp Văn làm bài tập nhiều, thì giờ ở nhà ít nên tôi nghỉ đến lớp học tiếng Việt, nhưng tiếp tục học ở nhà. Ông bà nội mất sớm, còn ông bà ngoại thường gởi thư thăm khuyên tôi gắng học bên quê nhà nhiều người hiếu học, nhưng gia đình không có tiền cho con đến trường ..thư của ngoại chữ lớn tôi có thể đọc nhưng viết thư rất khó phải đánh vần bỏ dấu .
Ba mẹ tôi rất nghiêm khắc bài tập điểm 1 có thưởng, điểm xấu bị phạt không cho ra ngoài chơi, tôi học chăm không hút thuốc, uống rượu …Ba mẹ tôi không thích “bạo lực chống lại bạo lực“ vì sức khỏe tôi học võ 6 năm nhưng không khiêu khích gây lộn với bạn bè, năm lớp 10 tôi bị người học khác lớp cao lớn hơn, kéo cặp tôi trêu “thằng Tàu nhỏ“ cười khả ố trước đám đông học sinh nam nữ trong sân trường, tôi im lặng bỏ đi hắn chạy theo xách tai tôi vì tự ái và phản ứng tự vệ tôi đá hắn té nhào, tình cờ bà Giáo chủ nhiệm đi qua, dừng lại khiển trách tôi đánh lộn vi phạm luật của trường. Nhờ đám bạn cùng lớp bênh vực, tôi không bị cảnh cáo nhưng từ đó bà có thành kiến…. tôi phải đổi trường, năm lớp 13 tôi về thăm trường cũ bà đã nghỉ dạy vì bệnh tâm thần.? Cuộc đời ở đâu cũng không tránh được phức tạp. Tôi viết để phụ khuynh hiểu cho các em tránh các trường hợp bất công tị hiềm nhỏ nhen có thể xảy ra.
Xong tú tài thi hành quân dịch, tôi làm việc cho trại dưỡng lão nhiệm vụ đưa đón người đi khám bệnh, đi dạo. Nhiều người lớn tuổi con cái lập gia đình bận rộn đời sống, đưa họ vào nhà dưỡng lão thỉnh thoảng ghé đến thăm. Phần lớn tại Tây phương đến 18 tuổi con cái ở riêng, nên tình cảm gia đình không sâu đậm như người Á Châu
Những sáng thứ năm trong tuần tôi phải mang nước đến giao các phòng, các ông bà thường bảo tôi ngồi lại nói chuyện”thời còn trẻ (1940-1945) phục vụ trong quân đội đánh nhau với Hồng quân Nga..bại trận chạy thoát được không bị bắt làm tù binh, mùa đông lạnh thiếu thực phẩm“… tôi đưa Ông Johann đi nha sĩ ông biết tôi người Việt nên kể lại :
– Ông phục vụ trong quân đội viễn chinh Pháp đóng tại Ðà nẳng có người yêu là Hoa, ông ăn được nước mắn biết phong tục người Việt lễ phép trả lời thường “dạ-không“, nhưng trong tiếng Ðức không thể trả lời “Ja-nein/ yes-no“ một lúc được, ngôn ngữ Việt Nam phong phú tuyệt vời.. rất tiếc thành phố Sài Gòn hơn 300 năm bị đổi tên ?
Tôi trả lời để ông ta hiểu thêm :
– Sài Gòn bị đổi tên trên giấy tờ người miền Nam vẫn gọi tên cũ của nó, lúc nhập tịch ba tôi sửa khai sinh nơi sanh là Sài Gòn. Hy vọng tương lai sẽ lấy lại tên Sài Gòn yêu quý xa xưa. Chế độ cộng sản tại Ðông Âu sụp đổ thành phố Karl Marx ở Sachsen được lấy lại tên là Chemnitz.
Ông Johann thông cảm với thế hệ ba tôi, trải qua cuộc chiến tại Việt Nam. Hòa bình thống nhất, nhưng người làm việc của chế độ miền Nam một thời bị tập trung cải tạo !!
Làm việc tại trại dưỡng lão đôi khi các cụ bỏ vào túi tôi 2 hay 3 Euro. Hôm ấy trời nhiều tuyết rơi rất buồn tẻ, tôi đưa các cụ đến nghiã trang tiễn người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều người ra đi thật cô đơn không có con cháu !
Tôi thường kể cho họ nghe các ông bà nội ngoại bên Việt Nam, không bao giờ cô đơn dù nghèo hay giàu, con cháu luôn sống bên cạnh, các bà nội ngoại luôn cưng chiều hát ru cháu ngủ, che chở khi cháu bị ba mẹ rầy. Tình yêu của gia đình người Á Châu như một truyền thồng từ đời nầy qua đời khác, con cháu luôn hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ ông bà.
Ðời sống Âu Châu vì phương tiện nhà ở cho từng cá nhân, nên cha mẹ già không sống chung với con cháu, nhưng đối với người Việt ít xảy ra con cháu bỏ cha mẹ trong cô đơn. Thời gian thi hành quân dịch nhiều thì giờ rảnh mẹ tôi dạy nấu ăn, học tiếng Việt sau một năm tôi học viết và đọc sách, báo Viên Giác, Dân Chúa tạm thông hiểu. Cuốn thơ “tiếng vọng từ đáy ngục“ của Nguyễn Chí Thiện, được tiến sĩ Bùi Hạnh Nghi dịch sang tiếng Ðức “Echo aus dem Abgrund“ giúp cho tôi đối chiếu học tiếngViệt tuyệt vơi. Văn hóa Ðông phương có những đặc thù gần đời sống của mình, tôi thích đọc “The importance of living“ của Lin Yutang. Ở Ðức phần lớn thanh niên biết nói tiếng Việt, người ta nói bên Hoa kỳ ra đường thấy thanh niên tóc đen nói tiếng Anh, biết ngay là người Việt Nam, vì người Tàu hay Nhật họ thường nói tiếng mẹ để ? đến Paris nghe người Việt Nam xưng “moi toi“ nhiều người nói tiếng Pháp không cần văn phạm, nhưng nói để mình là dân “Tây“
Thế hệ trẻ trưởng thành tại Ðức, hấp thụ hài hoà giữa hai nền văn hoá Á Ðông và Tây Phương, còn ảnh hưởng văn hóa Việt Nam, biết tiếng đọc viết tiếng Việt thì không sợ mất gốc và đó là niềm tự hào Dân Tộc.
Tổ tiên Việt Nam với cuộc Nam tiến đến đồng bằng sông Cữu Long (Mekong) ngày nay, thế hệ chúng tôi thì tiến về Tây phương? khắp nơi đều có người Việt định cư thành công trên mọi phương diện thương mãi, khoa học, kỷ thuật …
Nơi nào có người Việt ở đó văn hoá được phát triển và trường tồn. Các lớp tiếng Việt do các gia đình Phật tử, các Nữ tu (Sơ) dạy cho các em học. Hy vọng trong tương lai thư viện chùa Viên Giác cũng như nhà Thờ sẽ không thiếu giới trẻ đến đọc hay mượn sách.
Tôi mong về thăm Sài Gòn tìm lại kỷ niệm ngày nào còn cầm bình sửa trên tay, nghe lại tiếng hát ru con của các bà mẹ Việt Nam, như nhạc phẩm của Phạm Duy
“Tôi yêu đất nước tôi từ khi mới ra đời, Mẹ hiền ru những câu xa vời.. À , à, ơi tiếng ru muôn đời …. »
Các quốc gia khác có sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam, nhưng tại Ðức khó có thể thực hiện được, bởi vì Ðại Học quá ít sinh viên Việt Nam, người Việt định cư trên dưới 100 ngàn người ở rải rác các tiểu bang.
Chương trình học và thi cử tại Ðức khó khăn, có thể là lý do làm chùn chân giới trẻ Việt Nam? tuy nhiên cũng nhiều học sinh, sinh viên thành công, học giỏi nổi tiếng tại các trường trung học Gymnasium hay Ðại học, các thế hệ đàn anh (bậc cha chú) là giáo sư Ðại Học, nhiều người giữ chức vụ cao các ngành khoa học và nghiên cưú.
Nếu đất nước Việt Nam thay đổi chế độ, có tự do dân chủ. Chỉ cần 10% giới trí thức khoa học, chuyên viên kỷ thuật về giúp nước, sẽ đưa đất nước phát triển về kinh tế khoa học, theo kịp các nước Á Châu.
Sinh viên du học như Ðại Hàn, Mã Lai, Indonesia, Trung Hoa, sau khi tốt nghiệp về phục vụ đất nước của họ.Tôi ít gặp sinh viên Việt Nam, có thể ở các phân khoa khác, sau khi tốt nghiệp họ thường tìm cách ở lại, mấy ai thích trở về xây dựng quê hương !!
World Cup lần thứ 17 năm 2002 tổ chức tại Nhật và Hán Thành, nhìn Ðại Hàn tiến bộ không thua gì Nhật Bản.Tôi đọc nhiều tài liệu so sánh Nam Hàn với miền Nam Việt Nam trước 75 đời sống giống nhau. Nhưng hơn 27 năm qua Nam Hàn tiến bộ, trong lúc Bắc Hàn và Việt Nam vẫn nghèo đói lạc hậu, chính quyền tham nhũng hối lộ, lỗi ấy phát xuất từ chế độ độc tài cộng sản.
Hơn hai thập niên qua người Việt tại Ðức thành công, nhưng sinh hoạt Cộng đồng có các điểm cần phải trình bày tùy theo nhận xét của mỗi người
Tác phẩm « The ugly American » người Mỹ xấu xí tác giả W. Lederer, và tác phẩm » Người Trung Quốc Xấu xí » của ông Bá Dương, tôi đọc và nghĩ ngay đến người Việt Nam mình cũng không tránh được tệ trạng khuyết điểm, nhưng chưa thấy ai viết về sinh hoạt của người Việt Nam ? hay chúng ta t ự hào đã có hơn bốn ngàn năm văn hiến ?
Phê bình và xây dựng rất cần thiết trong sinh hoạt xã hội, tại diễn đàn Quốc hội Ðức các đảng phái, đối lập bàn cãi phê bình sôi nổi tìm kế hoạch thay đổi một đạo luật cùng mục đích xây dựng Quốc gia của họ, đồng ý hay không mọi người đều lắng nghe và tôn trọng ý kiến phát biểu.
Ngược lại Cộng đồng người Việt theo tôi có thể thiếu tinh thần đoàn kết, thích phê bình hơn góp ý xây dựng, và qúa nhiều tự ái nếu bị phê bình thường dễ giận hờn không tránh được rạn nứt, chia thành bè phái từ đó chỉ trích đạp đổ lẫn nhau.. không bỏ được cái tôi quá lớn mình là trung tâm của vũ trụ.
Người ta nói «một người Việt làm việc thì tuyệt vời sáng như trăng sao, nhưng hai ba ngườøi cùng làm khó thành công« điều nầy đúng hay sai ? Tôi đi nhà Thờ hành hương Chùa Viên Giác là công trình của người Việt tại Ðức, không phân biệt Tôn giáo phải hảnh diện về ngôi chùa nầy « Mái chùa che chở hồn dân tộc. »
Hàng năm nhiều người Việt khắp nơi về tham dự các đại lễ Phật Ðản, Vu Lan, đón giao thừa mừng Xuân. Tôi gặp sinh viên người Ðức nói tiếng Việt trôi chảy theo học tại chùa và dự định xuất gia. Anh ca tụng thầy Trù trì giúp cho anh trên con đường học Ðạo, phân biệt chính Ðạo và tà Ðạo, và nhiều người Ðức quy y theo Phật .
Anh hiểu truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) với câu «tu là cỏi phúc, tình là dây oan» được tin anh xuất gia Pháp danh Hạnh Hảo(?). Ngôi Chùa nầy đào tạo nhiều tu sĩ tốt nghiệp cử nhân, tiến sĩ .. để phục vụ cho Ðạo Pháp và Giáo Hội, ngoài ra hàng năm thầy Trù trì cấp học bổng cho các Tu sĩ, theo học tại các Ðại học, Tu viện nổi tiếng trên thế giới.
Nhân dịp viếng chùa tôi thấy có thiểu số người vào Chánh điện, ăn mặc như đi chơi ngoài biển. …. Lạy Phật đốt một cây nhang đủ để tỏ lòng tôn kính, nhưng người ta đốt cả bó, khói lên nghi ngút nếu không người kiểm soát có thể xảy ra hỏa hoạn, (tại các địa phương thuê nhà làm Niệm Phật Ðường vì đốt nhiều nhang nên có việc phiền trách của hàng xóm) nhiều người hút thuốc dù có ghi bản cấm hút thuốc, các ông ngồi trên các kết bia tụm năm ba người nhậu tranh cãi ồn ào không tôn trọng nội qui, làm mất yên tĩnh tôn nghiêm nơi cửa Phật. Những việc trên không ai có thể tới nhắc nhở, nhưng đó kỷ luật tự giác, ý thức của mỗi người đã và đang hội nhập đời sống tại xứ sở nầy,
Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam được các Toà tổng Giám mục giúp đỡ, có Trung tâm sinh hoạt riêng theo từng địa phương. Các Thánh lễ lớn trong năm, lễ đầu tháng nhiều giới trẻ tham dự nhưng ngược lại giới trẻ người Ðức thưa hơn. Sinh hoạt không tránh được khuyết điểm, trường hợp nhà Thờ rộng ca đoàn đứng một góc xa hát lâu, âm thanh nghe không rõ chỉ thấy nhạc trưởng múa tay, các em không hiểu ngồi ngủ ngật, hỏi người bên cạnh «chú ơi khi nào xong lễ« , vài người than phiền « hát chi giống như hòa tấu kéo dài lê thê« . Xong thánh lễ Linh mục chủ tế ban phép lành«lễ xong, chúc anh chị em về bình an.” nhưng có người xướng kinh đọc tiếp? đại khái những việc nhỏ sinh hoạt, tại sao chúng ta không học theo thánh lễ cử hành đúng giờ như người Ðức «nhập gia tùy tục »?
Trong tập hợp xã hội «chín người mười ý » nhưng phải nhìn thấy, lắng nghe ý thức việc chung, tránh khỏi đại họa tan biến trong cộng đồng. Linh mục hay Tu sĩ cũng là “người“ không phải “thánh Nhân», chắc chắn không tránh các lỗi trong sinh hoạt của một con người. Tín đồ đôi khi tôn sùng cá nhân qúa mức, Gặp Linh mục, Ðại Ðức.. cúi đầu thưa bẩm, không dám góp ý xây dựng từ đó có thể làm “hư người lãnh đạo tinh thần“. thậm chí có người quỳ lạy xem họ như Phật sống.. Có người gọi Linh mục đáng tuổi con mình bằng “cụ xưng con một điều xưng con hai điều xưng con“ đúng sai cũng vâng dạ.
Trong phòng chờ tại nghĩa trang, tôi thấy vị tăng sĩ Phật Giáo đưa tay mời các bác lớn tuổi cùng ngồi trên chiếc ghế dài gần lò sưởi ấm áp, nhưng không ai đến ngồi, nhưng ngồi “chồm hổm“ ở góc phòng thiếu thẩm mỹ. Tại sao chúng ta không cùng ngồi vì đây là phòng chờ công cộng, chúng ta cùng ngồi không có nghĩa là thiếu tôn kính ?
Thấy điều nào không thích hợp, chúng ta nên góp ý trong tinh thần dân chủ tránh những thành kiến từ nhỏ hóa to, không nên nghe qua lời đồn “tam sao thất bổn” dần dần xa lánh cộng đoàn bỏ nhà Thờ, bỏ Chùa mà đi.. Ông Hội trưởng, ông Chủ tịch nầy không còn tiếp tục làm việc bỏ cộng đồng không cộng tác làm việc nửa, đôi khi còn chống đối .
Các đêm nhạc hội âm thanh thường mở hết tốc độ, nghe xong phải đi Ohrenarzt khám lại lỗ tai còn hay bị thủng. Khán giả dù hâm mộ ca sĩ hát hay, đẹp khả ái, vỗ tay tặng cái bông hồng là lịch sự, nhưng có người nhảy lên sân khấu tặng bông lợi dụng ôm hôn ca sĩ ..để rồi ca sĩ ra về họ than phiền, “thanh niên ở Ðức sao thích hôn “? Bức tường Berlin đập bỏ ngày 9.11. 1989 người Việt đi lao động xã hội chủ nghiã sang phần đất phiá Tây xin tị nạn, nhiều người còn hợp đồng lao động được ở lại theo luật dành cho khách thợ. Cộng đồng người Việt không được đồng nhất .. nhiều trường hợp đáng tiếc thường xảy ra uống rượu say cãi lộn, đánh nhau gây án mạng…
Trường hợp thanh niên Việt Nam 20 tuổi dùng kiếm chém tài xế Taxi lấy tiền, một vài trăm Euro. Bị kết án hơn 9 năm tù tương lai đen tối, tất cả hành động thiếu văn hóa, gây án mạng, không phải do hoàn toàn ảnh hưởng xã hội, mà do gia đình thiếu trách nhiệm giáo dục con cái…
Người Việt Nam vẫn còn thói quen “giờ cao su” trong sinh hoạt cộng đồng, các lễ cưới hỏi.. không đúng giờ, không trật tự và thiếu trách nhiệm giữ vệ sinh chung. Nói lớn các nơi công cộng, làm phiền người bên cạnh,Tôi từng thấy trong siêu thị cháu nhỏ theo mẹ, thích đồ chơi khóc đòi mua, người mẹ không giải thích cho con hiểu, nhưng bà ta la the thé đánh con bình bịch, người Ðức đã nói ” Sale race“ đồ mọi rợ !
Mỗi người có một trình độ, hoàn cảnh ảnh hưởng nguồn gốc khác nhau, nhưng phải sống và ý thức với sinh hoạt hàng ngày, để người khác không nhìn mình như người đến từ một hành tinh xa lạ..
Mạnh tử từng nói “Biết người là sáng, biết mình thực mới sáng hơn“ vậy chúng ta cần phải suy ngẫm lại trong vấn đề hội nhập. Hơn hai mươi năm qua “tre già măng mọc“ người Việt sống tại Âu Châu với xã hội tiến bộ và tự do dân chủ. Hội nhập nhưng phải bỏ cái dở, gạn lọc lấy cái hay, văn minh, khoa học, để hòa nhập vào đời sống tốt đẹp hơn, nhưng không phải chối bỏ cội nguồn. Thế hệ trẻ phải giữ lại cái Văn Hoá Ðông Phương cái Hồn Người Việt Nam không dễ bị đồng hóa hoàn toàn.