Những bài thơ trong Quyên book

Phan Nhật Nam

 tình biển và tình em

Em và biển tình yêu anh rộng mở
Biển trong hồn và em ở trong tim
Anh là cát in đậm gót chân em
Sóng triều ghen hờn , dạt dào vội xoá .

 

Con dã tràng ngẩn ngơ như muốn hỏi
Đôi mắt buồn vô cớ em giận anh
Nắng trải dài trên cánh buồm hiu quạnh
Tưỡng mưa bay ướt mái tóc dịu hiền

 

Chiều xuống thấp con tàu nằm yên nghỉ
Ngày tháng phiêu bồng hải âu cánh mỏi
Gió trùng khơi thì thầm như muốn gọi
Ngày mai này anh vào biển xa em .

 

Giọt nước mắt rơi đây và rớt đó
Bao thương yêu anh gởi cho sóng rồi
Tàu xa bờ em hình bóng xa xôi
Với biển cả em chịu nhiều thua thiệt

 

Anh vẫn biết lòng em và lòng biển
Trong như gương và tha thiết rất nhiều
Anh đi giữa hai mối tình tuyệt dịu
Tuổi xuân mình trời đất cũng xôn xao .

Tôn Thất Phú Sĩ
Paris Avril 04

Ta Lính Miền Nam

Ta trở về, giáp mặt chiến tranh

Ðồi cháy lửa mặt trời nhuộm đỏ

Thau rượu đế mừng ta thằng lính sữa

Dzô ông thầy! hữu sự có thằng em!

Trung đội ta về, hai mươi mấy thằng con

Thằng trai miền Nam hề, sinh thời ly loạn

Ðứa gốc người Kinh, đứa Nùng, đứa Thượng

Ðứa độc thân, đứa con vợ  đề đùm

Ðứa gốc nhảy dù, đứa tội đào binh

Ðứa ăn chay trường, đứa thèm thịt chó

Ta ra trường, núi sông nghiêng ngửa

Tập chửi thề, gái, rượu, xung phong!

Hành trang ta là lựu đạn dao găm

Thêm tuổi trẻ ta già như quả đất

Thêm một trái tim ngự đầy Chúa Phật

Thêm một cõi lòng tràn ngập quê hương

Khi đánh nhau, thắng bại, lẽ thường

Chỉ mong đàn con bình an vô sự

Chỉ mong trở về gặp nhau đụng rượu

Lỡ chết rồi, hồn cũng thoát thành men

Ta cần gì giáp sắt che thân

Gánh gì đồ chiến tranh cho nặng

Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẩng

Trong túi ta một gói thuốc chuồn

Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm

Ðể thấy miền Nam lính hiền ghê gớm

Mấy năm trời giày da bẹt gót

Ngày lãnh lương về chợ dưỡng quân

Ta lính miền Nam hề, gốc nho phong

Không chiến tranh cũng thành đốc tờ đốc tiếc

Thời thế đẩy đưa ta làm lính chiến

Mang nỗi buồn như rừng lá khai quang

Ta đứng giữa trời bốn phía rưng rưng

Em gái mười lăm đi làm đĩ Mỹ

Thằng nhỏ mười ba học đòi sát ngụy

Ma quỷ phương ngoài học xẻ Trường Sơn

Ðất nước ta, cường quốc bán buôn

Hậu phương ăn chơi biểu tình đảo chánh

Lúc đồng đội ta chết lên chết xuống

Một nhóm ở nhà nhảy nhót thâu đêm

Lãnh chúa ta thì ăn trước ngồi trên

Hùng hổ lắm nhưng mạt hèn cũng lắm…

Khóa của ta

Trên mấy trăm thằng tình nguyện

Ði Nhảy dù, Thủy Bộ, Thám báo “ác ôn”

Ðứng đợi cả ngày để bốc lá thăm

Toàn thứ dữ mà vui như chợ Tết

Có đứa mang bằng kỹ sư về nước

Chọn Cọp Ba Ðầu Rằn làm lính tiền phong

Ta lính miền Nam hề, vận nước ngửa nghiêng

Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp

Ta trèo lên cây hỏi rừng có biết

Có một nơi nào hơn ở Việt Nam?

Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam?

 Trần Hoài Thư

NHỎ NHOI

Dạt dào – trăng nước – mênh mông
Con tàu rẽ sóng
Trùng khơi gọi hồn
Nửa hồn theo gió viễn du
Nửa hồn vương vấn bên bờ Đại Dương

Nhỏ nhoi giữa một trời xanh
Tình em tình biển lênh đênh con thuyền
Yêu em từ thuở trinh nguyê n
Lời chưa dám nói chiều nghiêng dáng sầu
Thôi đừng nhắc chuyện mai sau
Tim anh dậy sóng con tàu và em
Nắng hồng hong tóc em mềm
Biển xa nồng mặn nỗi niềm cưu mang .

Tôn Thất Phú Sĩ

qua sông mùa mận chín

Qua sông mùa mận chín
Ngày nắng ơi đường xa
Em ra vườn sau nhà
Hái mời anh chùm mận
Bông mận rơi lấm tấm
Da mận hồng như môi
Ơi em, mắt có đuôi
Má đồng tiền ửng đỏ
Gặp em, người em nhỏ
Nên quên cả đường về
Trái mận nào dậy thì
Anh giữ hoài không cắn

Trần Hoài Thư

có chi

có chi mai mốt gặp người
dòng thơ giữ hộ giữa đời hôm nay
đêm ngày trái đất vẫn quay
anh – em, hai đứa vẫn đây phương trời

có chi mai mốt gặp người
hôm nay là những phút bồi hồi trông

TTHT/ Trần Thị Hà Thân
6 tháng 4, 04

tuổi hai mươi

Tuổi 20

Ngày tôi 20 tuổi
Như con chim rời tổ
Vụt cánh muốn bay xa
Vừa bay ra khỏi tổ
Rơi trên lá thu vàng
Ðôi cánh nhung yếu ớt
Me dìu bay lang thang
Bay qua đồi qua suối
Bay qua ruộng qua nương
Uống một vài giọt sương
Ngon như giọt sữa mẹ
Cắn một vài hạt lúa.
Mặn mà như tình cha.
Mang mác tình quê hương
Bơi trong dòng hạnh phúc
Vui một trời bình yên
Bạn bè và mộng ước
Thầy cô và mái trường
Bâng khuâng là tuổi mộng.
Tuổi của nhiều vấn vương.
Vấn vương người em gái
Buông lơi mái tóc thề
Tình đầu tôi nhớ mãi.
Nhớ hoài lời yêu thương.
Tuổi 20 thế đó.
20 tuổi thiên đường.

Tôn Thất Phú Sĩ
1963

em buông neo níu chặc lấy thân tàu

Ngày anh đi em nhất định không khóc.
Không thèm lo không thèm sợ viễn vông.
Bởi em biết tình anh là đợt sóng.
Ðưa con tàu đi vào cỏi mênh mông.
Em đến muộn tình đầu anh là biển
Anh thuỷ chung với ngư nữ của anh.
Em không ghen nhưng thôi thế cũng đành
Vừa mới lớn em vào đời chậm bước
Ngày xưa đó anh mơ làm thuỷ thủ
Nước triều dâng bên triền đá bâng khuâng
 Em cô bé mắt nai tròn ngơ ngác
Ði bên anh muốn nói nhưng ngại ngùng
Lòng non dại hoá thành con chim biển
Bay theo anh dù bảo tố sương mù
Chân trời rộng thiết tha bao quyến rũ
Tàu xa rồi chim mõi cánh phù du.
Có than thở với bao lời năng nỉ
Tàu vẫn đi theo con sóng lao xao
Thôi đã trót giam mình trên hoang đảo
Lòng nhớ thương em dệt áo mong chờ
Em yêu anh dù tình anh rộng quá
Trong lòng anh , em nụ hoa mong manh
Ngày về bến con tàu nằm hiu quạnh
Ta có nhau em là ngọn lửa hồng
Sưởi ấm anh giã từ đời phiêu lãng
Tiếng thì thầm Ngư Nữ lụy tơ vương
Bên khung cửa không còn ai đứng đợi
Mẹ bồng con hồn tượng đá chờ chồng
Thôi vĩnh viễn Ngư nhân về với biển
Em buông neo níu chặc lấy thân tàu.
Tôn Thất Phú Sĩ

tuổi mười tám

Ngày em 18 tuổi,
Bước xuống cuộc đời buồn,
Như chim con rời Mẹ
Giang đôi cánh nhỏ nhoi,
Chập chửng từng bước một,
Me dạy con chớ vội
Đời sẽ dìu dắt con.
Tuổi anh 20 đẹp.
Vì đất nước yên bình.
Em 18 tuổi đời
Mất nước mất tất cả
Anh bước vào cuộc đời,
Me dìu anh từng bước.
Anh uống giọt sương mai,
Ngỡ mình uống sửa Mẹ
Rời xa vòng tay Mẹ
Chẵng có ai dìu dắt.
Em uống giọt nước mắt,
Nghe xót xa cuộc đời.
Me cũng như con gái.
Mất nước Me còn chi ????
Ngoài nước mắt tuổi già.
Đời còn hai hốc mắt.
Để dêm tối chong đèn
Cho qua một đời người…


Belgique thang 4-2004
Tuyết Phan (Sông Hàn)

một ngày

Em ạ hình như là tảng sáng
Một ngày không dấu nổi hừng đông
Đó chim cũ dường lay động
Cả đến triền cây cũng lạ thường

Rất khẽ, rêu nhen triền đá dựng
Mà lòng chưa đủ gió tinh khôi
Có gì trong chút sương lam ấy
Trời rộng sao đành lá hổ ngươi

Nắng có không dưng ngày lẻ bóng
Mà mây muôn dậm cũng âm thầm
Mà trong đáy mắt chiều vô vọng
Cả đến nghìn sau cũng lạc nguồn

Em có còn riêng chiều đỏ mắt
Cho ta thiếu cả bến sông đầy
Ngại gì vệt nước chiều hôm trước
Để sóng vô tình đứng vỗ tay.

Lá thoắt bơ vơ, rừng thoắt nhạt
Lạ từ muôn độ đá chênh vênh
Từ khi vắng dấu chiều không thật
Từ đó, nhìn sao thấu phận mình

(Cổng Trời 1978)

em nhỏ thời anh thương

đã bao lần anh nói
thương em vì em là
mà sao buồn trong mắt
chờ mong ngày sẽ vui

đã bao lần anh nói
em là em, anh thương
để hôm nay sầu vương
như vì sao đêm – xuống

đã bao lần anh nói
anh nhớ em vô cùng
mà hôm nay nhớ nhung
em như sao lẻ – khựng

đã bao lần anh nói
là em – đó là em
là em – em, em ạ
em nhỏ – thời anh thương

Trần Thị Hà Thân
3.12.04 9:37 AM

TÌNH YÊU 60

Ngày anh 60 tuổi
Em tha thiết trong lòng
Công viên chiều lắng đọng
Nắng rớt từng giọt trong .

Em ngồi ôm cháu nội
Nâng niu đôi má hồng
Cháu đòi giọt sữa mẹ
Em chợt buồn mênh mông

Sáng sớm đi tìm bướm
Vờn bay trên cỏ xanh
Ngắt nụ hoa mong manh
Cài lên tóc cháu ngoại

Chập chờn trong giấc mộng
Làn tóc em bồng bềnh
Anh là thuyền lênh đênh
Tìm bến tình ghé đậu

Mái tóc ngày xưa đó .
Giờ trắng cả đường ngôi
Thuyền nằm im bến cũ
Gát mái chèo buông xuôi

Tuổi xuân nào có đợi
Tình yêu đâu có chờ
Tình đầu tình khờ dại
Cuối đời tình đam mê

Kỹ niệm trong như ngọc
Là chứng tích tình yêu
Mùa thu lá vẫn rụng
Tình nồng vẫn thuỷ chung

Mình biết bao tâm sự
Để thương và để nhớ
Tình yêu không hẹn trước
Mà quấn quít đến giờ

Lỡ một mai anh chết
Hồn theo biển làm thuyền
Em là con sóng vỗ
Đưa thuyền đi muôn nơi

Tình yêu tuổi 60
Biết nói sao cho cùng
Một buổi mai thức dậy
Bỗng thấy đời dễ thương

Tôn Thất Phú Sĩ
Tháng 04/04

Trầm Hương
dài nỗi đợi chờ

“…Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật. Vẽ “bằng tay trái” với tên Mai Phương. Viết nhiều “với tay phải” là Trầm Hương. Sáng lập viên của Văn Nghệ Utah…”

N

ếu người Mỹ có thói quen chào nhau “Good morning” mỗi sáng thì chị Sao mỗi ngày, khi đẩy cửa tiệm bước vào nhìn thấy tôi, câu đầu tiên của chị là: “Hôm nay trời nắng vui quá cô há!”. Dĩ nhiên, gặp hôm trời ui ui buồn bã, chẳng thể kết luận “nắng vui quá”, chị chỉ lặng lờ buông thõng một câu “Chào cô” rồi lủi thủi đi từng bàn, lấy những chai tương ớt ăn phở hay xì dầu đã lưng lửng, lui cui trong một góc quầy, châm cho đầy. Nhung nháy nhó với tôi, Bây giờ bà ấy “tỉnh” lắm rồi đấy. Hồi em mới mướn bả, nhìn bả hệt như người điên. Rồi Nhung chép miệng, Chồng có bỏ thì kệ mẹ, ngu gì đau khổ cơ chứ. Thế giới còn chán vạn đàn ông mà nếu không có thằng cha nào thương mình, ở không như vậy chẳng phải khoẻ hơn ha?
Tôi không thể đoán ra tuổi của chị mặc dầu chị vẫn giữ thói quen xưng hô chân chất của người dân miền quê, sự nể nang dành cho người họ nghĩ trên giai cấpï bằng cách nhún mình, tự xưng “em” dù kẻ đối diện có nhỏ tuổi hơn chăng nữa. Nụ cười của chị lúc nào cũng méo mó ngay cả khi chị kể lại một câu chuyện chị cho là rất thú vị. Cuộc đời đầy dẫy những cánh cửa mà nếu không lê la đến gõ, chúng ta sẽ chẳng thể hình dung ra những bí ẩn nấp sau nó. Cũng như chúng ta sẽ không thể biết được cuộc sống phong phú ra sao nếu không lăn xả vào cùng sống, phải không?
Ngày tôi quyết định bỏ công việc ngồi văn phòng của mình để đi làm waitress, bạn bè thân sơ đều gào lên phản đối. Chị bạn ở Portland la muốn bể ống điện thoại:
-Bà điên không? Làm cái gì không làm, chui vô cái nghề hầu bàn! Có hai nghề trên đời tôi thề không bao giờ rớ tới, đó là hầu bàn và làm móng tay. Có tiền thì có tiền, mình phải giữ cái giá trị (?) của mình chớ! Tại sao ông Huấn lại cho bà đi bưng đồ ăn vậy? Chỉ mấy người mới qua, chữ nghĩa không có mới phải hầu thiên hạ! Tôi thà, nếu làm nhà hàng, tôi làm chủ chứ không ngu đi làm đầy tớ như bà.
Chị cho một dây lếch-chơ khiến tôi đắng họng, ú ớ nói liều:
– Ừa, tui đi làm để có hứng … viết văn.
Chị ré to hơn:
– Bộ bà tìm thấy văn chương trong những đồng tiền típ thiên hạ thí cho bà hả? Đâu phải nhà văn đều phải là bồi bàn mới vọt ra chữ nghĩa được?
Một chị bạn khác cùng thành phố khi tình cờ điện thoại đến, gặp con gái tôi cho biết mẹ con đang làm ở Cafe Han, chị canh giờ tôi tan … sở, tức tốc gọi liền, cho bài học khác:
– Hết chuyện dỡn chơi sao mà đổi qua “dóp” thơm vậy má? Tụi nhỏ nó trẻ mới làm việc này. Mình già rồi, chạy lon ton coi chi đặng? Chưa kể cái con Nhung nó ghê lắm đó! Má cứ làm đi rồi má sẽ nghe được cả thành phố này nói về má ra sao.
Có lẽ vui nhất với thái độ who cares là lũ con tôi. Đối với Đức, chuyện mẹ làm waitress chẳng khác gì công việc nó đang đứng sau cái Drive- through Window của Mc Donald. Chỉ là một phương tiện cho mục đích mình muốn. Đức cần tiền để mua sắm quần áo, đi chơi cùng bạn bè. Mẹ cần đổi… boss, cần có điều gì đó… vui vui trong quãng thời gian con cái đi học. Mấy đứa nhỏ hơn hí hửng vì trưa nào từ trường về, mẹ cũng có một hộp đồ ăn đầy nhóc thay đổi mỗi ngày của cô Nhung gửi. Riêng tôi, tôi đang thử thay đổi môi trường sống bình thường để tìm điều gì đó khác hơn. Và điều gì đó chính là những cánh cửa mà nếu chúng ta cứ tự giam trong bức tường của thành kiến, chúng ta sẽ không thể biết được cuộc sống đa dạng ra sao.

D

ạo mới nhận việc, một hôm, tôi chợt giật mình vì tiếng lầm thầm cất lên đâu đó trong tiệm. Mùa đông, cái mầu xám ảm đạm bên ngoài xâm chiếm cả cái nhà hàng rộng chưa kịp bật đèn. Chỉ một ngọn neon nơi bàn nước chỗ tôi loay hoay pha cà phê, đổ nước lạnh vào dẫy ly thủy tinh đang ngay ngắn xếp thành hàng. Ngó quanh quất, tôi nhìn ra cái bóng nhỏ thó của chị Sao đang tự nói tự cười. Tôi gọi lớn:
– Chào chị! Chuyện gì vui thế? Kể em nghe với!
Chị nhe răng:
– Có chi vui đâu cô ơi! Ảnh tệ với em quá nên buồn, nói một mình vậy thôi.
Tôi không có đức tính ưa đâm sầm vào đời tư người khác nên diễu dở:
-Để em mở bản Nỗi Lòng cho chị nghe nhé! Hơi sức đâu buồn mấy ổng, chị ơi! Đàn ông mà!
Cái câu an ủi rất huề vốn đó có lẽ chẳng mang lại chút ép- phê. Giọng hát người ca sĩ não nuột Yêu ai yêu cả một đời còn chị thì ư ử Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Dường như câu hát bình dân của chị thấm hơn cách lựa chọn lãng mạn của tôi thì phải? Rồi chị bất chợt thở dài, la to:
– Mình thương người ta mà người ta chẳng thương mình thì thôi, cô ơi!
Nghe chị nói, tôi ngỡ như tiếng than của cô gái vừa lớn, mới chớm biết yêu đã biết sầu. Vừa lúc ấy, Nhung bước vào. Nhung nháy mắt với tôi, cười rích rích:
-Đấy chị xem! Già chứ mà còn đa tình lắm. Chị Sao nè, em mà như ảnh, em bò về với chị ngay! Ổng có điện thoại gì cho chị không?
Chị buồn bã:
– Có! Ổng phôn cho con gái, nói, ổng chúc mừng sinh nhật nó!
Có lẽ thấy tôi ngây ra không hiểu câu chuyện hai người, Nhung phân bua:
– Chị ấy dở hơi lắm cơ! Chồng thì đẹp trai, cao lớn, hiền lành. Cãi nhau cứ việc cãi, lại dại dột ghen tuông đuổi ổng đi! Thế là ổng đi luôn! Bây giờ ngồi tiếc…
Chị bẽn lẽn liếc tôi:
– Thì lúc nóng lên nói tầm bậy, tưởng chỉ nói chơi ai dè ổng làm thật! Em nhắn gọi ảnh về mấy lần nhưng ảnh không chịu. Em bảo, Mình về với tui đi! Tui hứa không to tiếng với mình nữa đâu! Mình không thương tui thì cũng về, coi nhau như bạn. Còn hai đứa con nữa, mình cũng nên nghĩ tới tụi nó một chút. Thân tôi một chắt, lo sao cho xuể cả ba?
Tôi nghe cũng mủi lòng, hỏi:
-Ảnh trả lời ra sao hở chị?
Chị Sao buồn bã lắc đầu:
-Ảnh nói, bao nhiêu lần bà hứa không chửi tui mà khi cơn bà lên, bà quên mẹ hết! Tui là đàn ông chứ tui có phải là con bà đâu mà bà không nể trọng? Em hứa, em sẽ không như vậy nhưng ảnh hết tin em rồi! Thôi thì mình thương người ta mà người ta chẳng thương mình, làm gì được bây giờ?

Thôi thì mình thương người ta mà người ta chẳng thương mình, câu nói một lần nữa được lập lại vẫn khiến tôi chẳng thể thoát khỏi nỗi xúc động đến não lòng. Tôi ngó khuôn mặt chị. Những nếp nhăn đã xếp lớp trên trán. Sự mệt mỏi lộ rõ bên đường rãnh hằn sâu từ cánh mũi xuống khoé môi, trong ánh mắt đã đục theo thời gian nhưng sao tiếng nói của trái tim chị vẫn còn như hừng hực lửa yêu đương thế nhỉ? Nhung lại cười ré lên:
-Đúng là tình đầu ne-vờ đai! Khổ! Thôi, nếu anh ấy về, em hứa sẽ cho chị nghỉ một tuần lễ mà vẫn trả lương đủ cả. Chị ráng dụ ảnh về đi để hưởng tuần trăng mật nhé!
Đôi mắt chị bỗng sáng rực lên, chị cười bẽn lẽn và chao ơi, trước mắt tôi, hình như không phải là người đàn bà đã ngoài năm mươi với rất nhiều dấu ấn của sự vất vả chất chồng mà rõ ràng, cái thẹn thùng của cô gái xuân thì khi bị đem ra chọc ghẹo. Chị reo to:
-Khỏi cần cô Nhung cho nghỉ có lương. Em sẽ nghỉ luôn, ở nhà chăm sóc cho ảnh.
Dường như cả buổi hôm ấy, chị mất hẳn dáng vẻ lù khù chậm chạp. Chị đẩy xe dọn dẹp nhanh nhẹn hơn và đôi lúc vắng khách, tôi lại bắt gặp chị ngân nga như trong vô thức, Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Đôi khi lầm lỡ, giết chết ân tình cũ.
Tiệm ăn nằm giữa khu trung tâm thương mại toàn là Mỹ trắng. Đa số là dân cổ cồn cà vạt với rất nhiều văn phòng về đủ mọi dịch vụ chung quanh nên khách hàng khá lịch sự và nhã nhặn. Công việc chính của chị Sao là dọn dẹp, chuẩn bị bàn cho khách nhưng vào giờ cao điểm, từ 12 đến 1 giờ trưa, chúng tôi làm việc như một đội ngũ gắn bó, không phân biệt người nào nhất định ở phần vụ nào. Có lẽ cái không khí gia đình ấy đã là lý do giữ chân tôi lại khá lâu với Nhung. Vào những lúc đông khách, chị Sao vui lắm. Tay quơ chén đĩa bỏ vào chậu, mắt chị và cả đôi tai chị tuồng như vẫn lắng nghe tiếng chuông vào cửa. Tôi không hiểu trong tư thế đầy cảnh giác đó, chị có mang nỗi mong ngóng người chồng cũ bỗng đột nhiên xuất hiện không nhỉ? Thoáng có khách là chị buông ngay chiếc xe đẩy, tủm tỉm cười rất trẻ thơ, bước ra đón. Thường khi, chị chỉ nói giản dị một chữ Hi rõ to và sau đó, giơ một, hai hay ba ngón tay kèm theo câu hỏi ngắn gọn one, two hoặc three rồi cầm thực đơn, đưa khách vào bàn. Những hôm tôi bận không kịp lấy order, chị hăng hái ghi order luôn. Có lần, một người khách Mỹ ngồi dựa tuốt trong vách tường của cái ghế dài, hỏi chị cắt nghĩa một món ăn nào đó. Chị quỳ hẳn một chân lên mặt nệm, nhoài thân hình nhỏ thó đến sát tấm thực đơn anh ta cầm trên tay, mái tóc gần như kề vào mặt khách, nói huyên thuyên. Tôi bật cười khi từ bếp bước ra, thấy anh đưa mắt nhìn tôi nháy nhó cầu cứu. Tay phải cầm tờ thực đơn, tay trái anh ta luồn phía dưới, thò ngón tay trỏ, ngoắc ngoắc tôi ra hiệu. Tôi cười nhẹ:
– Chị để em lo cho. Ông ấy muốn gì vậy hở chị?
Chị nói rất to, cười hỉ hả:
– Ổng muốn ăn món cá kho tộ đó. Ổng hỏi em, cá là loại cá gì? Tiệm mình dùng cá bông lau mà tự dưng em quên mất, không nhớ ra tiếng Mỹ cá bông lau gọi chi nữa. Em gọi nó là con fish flower. Thôi, chị nói lại dùm em đi.
Chị sống tựa hồ giữa ranh giới của một đứa trẻ con và một cô thiếu nữ. Lần đầu tiên và duy nhất tôi biết được chuyện tình của chị và anh Quang- người chồng đã bỏ chị đi mà Nhung nửa đùa nửa thật gọi dó là “tình đầu ne-vờ đai”- do một sáng chị vào tiệm, mặt mũi bơ phờ với lời than, “Đêm qua, em nhức đầu quá, không ngủ được tới sáng”. Rồi chị thẫn thờ buông tiếng thở dài: “Cứ đợi ảnh về mỗi ngày thế này làm răng mà ngủ được, phải không cô? Em qua đây, thân côi cút, chỉ có chồng và hai đứa con, ảnh nỡ bỏ em chi vậy?”. Tôi ái ngại, “Thế gia đình chị không có ai ở Mỹ à?”. Chị thở dài hơn, “Quê em tuốt tận cái làng có một chắt ở Quảng Trị đó. Cha mẹ em chết khi em còn nhỏ. Em đượïc bà cô mang vô Sài Gòn, nuôi trong nhà như người giúp việc. Hồi đó, ảnh lái xe díp cho cái ông Trung Tá kế bên. Aûnh đẹp trai lắm. Tụi em đứa nào cũng mê mà ảnh đâu thèm biết tới em. Rồi ảnh lấy vợ. Lấy ai em cũng không rõ. Năm 75, mất nước, em chạy theo gia đình bà cô qua trại tị nạn Fo- xáp- fi, gặp lại ảnh trong trại. Tụi em đều mừng cả. Dễ gì gặp lại người quen vào cái thuở ấy đâu cô? Chừng ấy, em mới hay vợ con ảnh đều bị kẹt lại. Em tội quá, chăm sóc ảnh tận tình. Rồi ảnh nói ảnh thương em, muốn chung sống với em. Em… mừng quá, nhận lời liền. Aûnh hiền và dễ thương lắm cô ơi! Chỉ tại em có cái bệnh nhức đầu nên nóng tính, nhiều khi chuyện không ra gì cũng dễ sanh chửi bậy. Ừ, ảnh mà về với em bây giờ, em sẽ không đi làm nữa, sẽ tu tâm dưỡng tánh để có được ảnh suốt đời. Mà cô đoán, ảnh có về không? Em thắp nhang khẩn cầu Phật Bà mỗi ngày đó”
Chao ơi, tôi đâu có tài bói toán để nhìn ra tương lai dùm cho chị? Tôi cũng không thể nói bừa khiến chị thêm hy vọng nên đành ước thật: “Giá chi em gặp được ảnh, em sẽ kể anh nghe những điều chị nói. Nếu em là ảnh, chắc em thể nào cũng phải ù té chạy về cùng chị ngay”.
Chị cười rạng rỡ, đập cái chát đau điếng vào vai tôi: “Cái cô này, nhớ lời hứa hôm nay đó nghe!”

V

ào làm được hơn ba tháng thì liên tiếp bốn ngày, tôi không thấy chị. Hỏi Nhung, Nhung nói, “Cái bà ấy dở hơi lắm. Lúc làm lúc nghỉ, chả ra sao cả! Mọi lần còn gọi em xin phép. Lần này, chẳng thấy nói năng gì? Dám chồng về rồi nên lo ở nhà ấp chồng lắm à.”
Tôi cũng mong như thế. Cứ xin sẽ được. Cứ gõ, cửa sẽ mở. Chẳûng phải Chúa đã phán dậy thế sao? Có lẽ những lời cầu khẩn của chị đã theo nhang khói, thấu đến tận Đức Phật Bà Quan Âm chăng? Tôi yên tâm với ý nghĩ này của mình cho đến một sáng cuối đông, mặt đường chỉ còn chút tuyết đọng lại nhưng cái lạnh vẫn còn buốt lắm, tôi bắt gặp người đàn bà Á Đông nhỏ thó trong cái áo nỉ đen bạc mầu dầy cộm quen thuộc, vừa đi vừa quơ chân múa tay, cười nói lầm thầm trên lề đường, ngược chiều với hướng xe tôi chạy. Chị Sao. Chị Sao…Xe vút qua, tôi còn kịp nhận thấy ánh mắt chị vô hồn hơn và nụ cười méo mó của một người dường như không còn trí nhớ.

Trầm Hương

Vô Lệ

Một tháng Tư buồn vương mái bếp
Trời chiều tắc ngúm ngọn lam khơi
Thêm trang Sử Việt ghi vào sách
Nạn đói Ba Mươi đến với đời

Mái bếp chiều về tro ngụi lạnh
Lam chiều vắng toả, trẻ gào khang
Trong nhà hủ gạo nay đà cạn
Biết nấu gì đây mái bếp hoang

Người già lặng khóc ngồi rơi lệ
Đám trẻ im lìm đói xác xơ
Củ núi khoai rừng môi dải trễ
Tan thương đến cửa tự bao giờ

Đôi lần ướm dạ tôi buồn hỏi
Giải phóng sao môi trẻ hết cười
Một chén cơm tươi thèm ngóng đợi
Chờ ngày Tết đến thiếu cơm, xôi

Cơm tươi một chén thèm môi nhạt
Ngọn khói lam chiều vắng toả trời
Một tháng Tư về ngày tận bạc
Đau lòng giọt lệ úa mi rơi

Đôi lần muốn hỏi tôi thưa thật
Giải phóng tôi hay giải phóng anh
Đám trẻ kêu gào ôm bụng đói
Người già lặng khóc mặt gầy xanh

Giải phóng anh mang về nạn đói
Hoà bình đến cửa mất cơm tươi
Trời chiều vắng toả màu lam khói
Mái bếp hoang tàn trẻ hết cười

Úc Châu
Trên dòng ký ức tôi còn nhớ
Nạn đói theo chân triệu kiếp người
Bụng trống ngày ngày vo suối lệ
Ba Mươi đánh mất chén cơm tươi

13/ 04/ 2004
TDKK

BÀI  THƠ DỊU DÀNG

Dịu dàng
em đến bên tôi
hình như . . .
hình như mình
đã biếng cười
rất lâu
từ trăm năm chụm mái đầu
từ xanh thơ dại nên mầu tóc tơ
từ yêu thương lẫn vực ngờ
chẳng qua chút bóng sương mờ đấy thôi !
hãy tin rằng : bấy cuộc đời
yêu em bạch nhật
suốt trời thanh thiên
hãy tin rằng : thịt xương liền
vào trong muôn kiếp
lậm tiền duyên nhau
sá gì
một gợn bể dâu
đã se cùng tát
lượng sầu nhân gian
cho xin
lời, tiếng
dịu dàng
xin nhau
đắm giữa vô vàn
cuộc yêu .

HOÀNG XUÂN SƠN
tháng bẩy hai ngàn

Xướng
đầu xuân khai bút

Giao thừa nghe pháo nhớ quê hương
Nhớ những mùa Xuân rộn phố phường
Nhớ nụ mai vàng khoe sắc thắm
Nhớ nồi bánh tét ấm tình thương
Nhớ ly rượu đỏ nồng lời chúc
Nhớ tiếng pháo dòn đượm vấn vương
Hăm tám năm rồi hoài đất Mẹ
Mỗi mùa Xuân mỗi nhắc lên đường

Từ Đà Thành

Họa
xuân cảm

Tết đến lòng đau vọng cố hương
Bao năm xa cách phố cùng phường
Rưng rưng khúc nhạc khêu niềm nhớ
Phảng phất hương trầm gợi nỗi thương
Nợ nước một đời lòng vẫn nặng
Thù nhà trọn kiếp dạ còn vương
Mong ngày đất mẹ qua cơn bĩ
Xuân lại vui trên vạn nẻo đường!

Vũ Đình Trường

xuân quê người

Em ở đây, mùa xuân trên đất lạ
Đêm Giao Thừa pháo có rộn ràng không
Hay u buồn trong cuộc sống lưu vong
Và như thể trong lòng nghe vụn vỡ

Em ở đây, xuân về là thương tiếc
Con đường xưa, hoa với bướm theo chân
Nắng hồng soi hoa mai vàng rộ nở
Em rộn ràng khoe áo mới ơi xuân

Em ở đây, ngày xuân sao im vắng
Bánh chưng xanh, dưa đỏ, cụm mai vàng
Mùng Một Tết có nghe lời chúc tụng
Hay im lìm tiếng cười nói vang vang

Em vẫn nhớ, chốn này ôi em nhớ
Đón xuân quê người mà nỗi nhớ quê xưa

Trần Thị Hà Thân
Jan 04.04

Tháng Tư, Nhớ Lại..

Toâi noùi vôùi L.,”Neáu anh baám chuoâng nhaø em, khoâng thaáy ai, anh haõy môû thuøng thö tröôùc nhaø. Coù phaûi ñi ñaâu, em cuõng nhaén cho anh bieát.” Toâi noùi vôùi L. ñieàu naøy khi chuùng toâi taïm chia tay nhau ñeå L. veà Beán Tre, nôi gia ñình L. sinh soáng, vaøo ngaøy 28 thaùng Tö 1975, nhöõng ngaøy thaùng hoaûng loaïn roái bôøi cuûa ñaát nöôùc. Raát nhieàu ngöôøi khuyeân cha toâi neân vöôït thoaùt khoûi caùi hieåm hoïa ñang bao truøm caû moät mieàn Nam luùc baáy giôø, keå caû meï toâi, nhöng oâng chæ laëng leõ traû lôøi, “Ñi coát ñeå cho mình soáng, coøn ñaát nöôùc ra sao?” Coù leõ chæ coù toâi hieåu ñöôïc noãi loøng oâng luùc aáy. Toâi nhôù meï toâi, trong noãi aâu lo vì söï an nguy cuûa cha vaø hai anh, ñaõ noùi toâi ñeán gaëp oâng Martin, giaùm ñoác moät cô quan thieän nguyeän ngöôøi Myõ ñang hoaït ñoäng ôû Saigon, hoûi oâng coù phöông tieän naøo ñeå ñöa gia ñình toâi vöôït thoaùt an toaøn khoâng? Caùch ñoù moät thaùng, oâng ñaõ cho toâi möôïn thö vieän cuûa cô quan oâng ñeå toâi laøm moät cuoäc trieån laõm laáy tieàn giuùp nhöõng ngöôøi chaïy naïnï töø mieàn Trung vaøo Saigon . OÂng ñaõ mua böùc tranh lôùn toâi veõ ngaøy ra Quaûng Trò thaêm ngöôøi anh caû ñang ñoùng quaân ôû ñoù vaøo naêm 1973 – böùc tranh ngöôøi con gaùi chaép tay caàu nguyeän giöõa caûnh ñoå naùt hoang taøn cuûa nhaø thôø La Vang, Quaûng Trò – vôùi giaù 100.000$.

AÙnh maét xanh bieác tinh quaùi cuûa ngöôøi ñaøn oâng Myõ toâi ngôõ vaãn raát toát vôùi toâi töø ngaøy toâi tham döï traïi heø do cô quan oâng toå chöùc cho ñeán baáy giôø, nhìn toâi töø ñaàu deán chaân, töø chaân leân ñeán toùc nhö ngöôøi ta ñang ñònh giaù moät moùn haøng. Martin mæm cöôøi raát keû caû: “Coâ coù bieát muoán ñöa gia ñình coâ ñi, coâ phaûi coù giaáy hoân thuù vôùi… toâi khoâng?” Toâi söõng ngöôøi, bieát Martin ñang noùi vôùi mình moät ñieàu raát thaät, nhöng toâi khoâng chòu noåi aùnh maét “thoáng trò” cuûa Martin ñang di chuyeån thaûn nhieân treân moät con ngöôøi khoâng coøn quyeàn ñeå ñònh ñoaïït soá phaän cuûa mình. Toâi nhìn thaúng vaøo maét Martin, noùi chaäm töøng chöõ,”Caùm ôn oâng, toâi khoâng nghó gia ñình toâi caàn phaûi ñi… “. Toâi xoay löng böôùc thaät nhanh, maëc Martin noùi vôùi theo,”Coâ khoâng nghó ñeán cha coâ sao?”

Saùng 30 Thaùng Tö, tieáng ñaïn phaùo kích töø phía Ngaõ Tö Baåy Hieàn cuøng tieáng suùng caøng luùc caøng gaàn. Sôï khu Cö Xaù Só Quan chuùng toâi ôû seõ laø muïc tieâu taøn saùt cuûa Coäng Saûn, cha toâi chaát caû gia ñình, moãi ngöôøi gom vaøi boä quaàn aùo, leân chieác xe La Dalat cuûa Vieät Nam saûn xuaát daïo aáy, ñeán cô quan cha toâi laøm vieäc ôû beán Baïch Ñaèng. Toâi vieát voäi vaøi haøng vaøo maûnh giaáy nhoû, boû voâ thuøng thö treo ôû coång nhaø, “Gia ñình em ñi. Khoâng roõ seõ ñi ñaâu. Vónh bieät L..”

Toaø cao oác roâng lôùn theânh thang troáng trôn. Chuùng toâi vaøo moät caên phoøng ôû laàu naêm. Cha toâi mang theo ñöôïc moät caùi radio caàm tay. Vaø roài khoaûng tröa 30 Thaùng Tö, tieáng oâng Döông Vaên Minh vang leân, ra leänh quaân nhaân boû suùng. Toâi, chò toâi vaø meï baät khoùc. Cha toâi caén chaët haøm raêng. Caèm oâng baïnh ra khieán khuoân maët oâng ñaõ vuoâng laïi caøng vuoâng theâm. Ñoâi maét oâng ngaàu ñoû. Anh caû toâi boû ra cöûa soå, quay löng laïi caùi radio nhö khoâng tin ôû ñoâi tai cuûa mình. Anh T. oâm ñaàu. Nhìn xuoáng beân döôùi, toâi thaáy nhöõng ngöôøi lính Coäng Saûn ñang luùp xuùp men theo nhöõng bôø töôøng sôï bò baén leùn. Khoâng khí chung quanh chuùng toâi ngoät ngaït söï im laëng. Raát laâu, meï toâi thôû ra, “Baây giôø mình ñi ñaâu, laøm gì hôû anh?” Cha toâi khoâng traû lôøi. OÂng böôùc ñeán caïnh anh caû toâi: “Con cuøng T. ra beán taàu ñi. Caùc con haõy tìm moïi caùch troán thoaùt. Boá giaø roài, hoï chaúng laøm gì ñöôïc boá ñaâu. Coù cheát laø cuøng. Caùc con coøn treû. ñi cho boá meï yeân taâm.” Nöôùc maét anh toâi traøo ra treân khuoân maët xöông xöông khaéc khoå. Anh ñöùng baát ñoäng. Ñoät nhieân anh quay sang oâm chaët vai cha toâi, “Con xin loãi boá.” Cha toâi ngheïn ngaøo,” Con ñi ñi…” Anh böôùc ñeán meï toâi, “Meï vaø caùc em ôû laïi bình yeân”. Meï toâi oaø khoùc, laáy trong ruoät töôïng baø ñeo quanh buïng ra maáy goùi giaáy, “Caùc con caàm theo soá vaøng naøy. Baèng moïi caùch phaûi ñi cho ñöôïc nghe khoâng…”

Chuùng toâi khoâng trôû veà cö xaù maø ñeán ôû taïm nhaø ngöôøi baø con ôû xoùm Baøn Côø. Hai ñeâm sau, ñoät nhieân anh caû toâi goõ cöûa. “Coù leõ T. thoaùt ñöôïc meï aï. Chuùng con xuoáng ñöôïc moät chieác taàu nhoû ngay ñeâm aáy. Ngöôøi chuû taàu laáy moãi ngöôøi 3 löôïng vaøng. Ñeán luùc taàu saép chaïy, nghó tôùi boá meï giaø vaø hai em gaùi, con khoâng yeân taâm, nhaåy leân bôø. Con coù veà qua cö xaù nhöng khoâng thaáy gia ñình. Con chaïy lung tung hoûi thaêm hoï haøng, hoâm nay môùi tìm ra boá meï…”

Toâi noùi vôùi anh caû, “Anh caét toùc cho em ñi. Caét thaät saùt nhö toùc con trai ñoù”. Anh nhìn maùi toùc theà daày ñeïp, ñen möôùt cuûa toâi, ngaàn ngaïi, “Höông khoâng sôï anh laøm Höông xaáu xí ñi sao?” Toâi böôùng bænh, “Coøn gì ñeå maø xaáu vôùi ñeïp nöõa hôû anh?” Hai anh em chuùng toâi oâm nhau caû cöôøi. Ñaát nöôùc ñaõ döôøng nhö chaúng coøn laø cuûa mình thì xaù chi “caùi toâi” coûn con!

Moät tuaàn leã sau, nghe tin hoïc sinh, sinh vieân phaûi trôû veà tröôøng ñeå nhaän coâng taùc, toâi chaàn chôø theâm ba ngaøy nöõa môùi ñoùn xe buyùt ñeán tröôøng. Xe vöøa ngöøng ôû traïm, khuoân maët Ñ. ñaõ saùt ngay cöûa xe choã toâi ngoài. Anh chaøng keâu leân thaûng thoát, “Trôøi ôi, phaûi Höông khoâng? Naõy giôø chaïy xe beân caïnh, Ñ. cöù ngôø ngôï, töôûng ñaâu …thaèng em naøo cuûa Höông”. L. töø ñaâu chaïy aøo ñeán khi toâi vöøa böôùc chaân vaøo coång tröôøng, “Höông, Höông vaãn coøn sao? Anh ñeán nhaø kieám Höông ngaøy 2 Thaùng Tö. Caàm maûnh giaáy cuûa Höông treân tay, anh ñi lang thang khaép thaønh phoá nhö moät thaèng ñieân. Anh khoâng coøn bieát theá giôùi ñang thay ñoåi ra sao. Anh ôû trong tröôøng ñôïi tin Höông caû hôn moät tuaàn nay. Höông, em vaãn coøn phaûi khoâng?” AÙnh maét L. noàng naøn haïnh phuùc. Toâi vaãn nhö keû moäng du. Anh T. ñang ra sao? Meï toâi boàn choàn, maáy hoâm raøy, baø cöù mô thaáy caùi ñaàu anh toâi noåi troâi baäp beành treân soùng nöôùc. Khoâng bieát anh coù gaëp nguy hieåm gì chaêng? Khoâng bieát cha toâi vaø anh caû coù ñöôïc soáng bình an treân maûnh ñaát maø cha ñaõ choái töø chaïy troán?

Hai thaùng sau, cha vaø anh toâi laàn löôït vaøo caùc traïi caûi taïo. Meï toâi maát vieäc, traûi maûnh nhöïa treân heø ñöôøng cuûa chôï Bình Taây, buoân ñi baùn laïi qua ngaøy. Boán thaùng sau, gia ñình toâi nhaän ñöôïc laù thö töø ngöôøi em hoï beân Myõ göûi veà, cho bieát anh caø- pheâ ( Anh T.) bò ñaém taàu, nhöng may ñöôïc taàu Myõ coøn ñaäu ngoaøi khôi vôùt kòp. Hieän anh vöøa veà ôû cuøng anh Q. beân Texas . Toâi leân truôøng theo vui buoàn cho ñeán moät ngaøy, nghe ñöôïc lôøi deø bæu töø nhöõng ngöôøi baïn cuõ: “Baø bí thö” naøo phaûi lao ñoäng nhö tuïi mình ñaâu…” Toâi thaéc maéc hoûi L. môùi vôõ leõ L. ñang laøm bí thö cho chi ñoaøn tröôøng. Toâi noåi giaän, traùch L. bon chen laøm chi caùi chuyeän …caø chôùn ñoù. L. buoàn buoàn, “Gia ñình em coi thöôøng anh vì anh khoâng coù moät vò trí naøo trong xaõ hoäi. Ñaây laø cô hoäi ñeå anh tìm moät choã ñöùng cho mình”. Toâi laïi caøng ñieân tieát hôn, “Anh nghó cha vaø anh em ñang trong traïi caûi taïo, meï em ngoaøi chôï trôøi seõ phaûi cuùi ñaàu tröôùc caùi ñòa vò anh ñang tìm caùch len vaøo hay sao?” Toâi chia tay cuøng L., thaûn nhieân vaø laïnh luøng ñeán ñoä taøn nhaãn…Ñoåûi ñôøi vaø ñôøi ñoåi, coù phaûi?

Thaùng Tö, phoá Nuùi ñaõ baét ñaàu muøa xuaân. Hoa crocus, tulip, toùc tieân tim tím nôû roä ñuû maàu nôi deûo ñaát tröôùc nhaø. Nhöõng con möa nhoû cuûa muøa xuaân khieán loøng chaäp chuøng hình aûnh cuûa queâ höông hoaûng loaïn naêm xöa. Toâi boãng thaät nhôù ñeán böùc tranh löu laïc ñaõ 23 naêm. Noù coù coøn ñöôïc treo trang troïng trong caên nhaø Martin hay nhöõng ñöùa con cuûa oâng ñaõ ñöa noù vaøo moät tieäm baùn ñoà cuõ naøo ñoù? Cuoäc chieán ñaõ quaù xa ñeå nhôù laïi vaø toâi, cuoái cuøng cuõng ñaõ ôû treân ñaát nöôùc cuûa oâng. Toâi vaãn nhôù “aùnh maét thoáng trò” löôùt treân cô theå toâi töø ñaàu xuoáng chaân, töø chaân leân toùc nhö moät moùn haøng ñang ñöôïc ñònh giaù cuûa oâng daïo aáy. Nhôù vôùi moät noãi ngaäm nguøi…

 

Traàm Höông

Salt Lake cuoái thaùng Tö 98

TÔI, CỔ VIỆN

Nam-Quyên

Lòng tôi,một thời ,là rừng hoang.
Em, con thú nhỏ ,dạo lối mòn.
Vết chân để lại trên bờ suối.
Nước trôi hoài chưa xóa hết dấu son.

Lòng tôi,một thời,là phố thị.
Phố đông người,phố vẫn nhận ra em.
Em đi qua một lần, rồi xa khuất.
Chút bụi hồng lưu lại vẫn có tên.

Lòng tôi, một thời, là sông vắng.
Em,cánh buồm ,thiếu gió xuôi trường giang.
Sông hoang lạnh cả đôi bờ lau sậy.
Thuyền trôi rồi,gợn sóng mãi chưa tan.

Lòng tôi, một thời, là sa mạc.
Em cơn mưa qua đấy một lần.
Mưa tan nhanh trả lại trời nắng cháỵ
Sao cát vàng giữ mãi giọt nước xanh.

Lòng tôi, một thời , là bão tố
Em ,cành mềm,lả ngọn ,bình yên.
Trường lớp ấy,em đi về mấy buổi
Có buổi nào em học chuyện nhân duyên?

Lòng tôi,bây giờ,là cổ viện
Bảo tàng những kỷ niệm xa xưa .
Em có đến,mời em,người du khách.
“…vâng!ngày tàn,nên hoang vắng,xin thưa “.

HOÀNG ÐỊNH NAM

bài thơ tình không gởi

Giấc mơ nhí nhí giờ bỏ ống
Đôi lần lắc thử có còn không
Mai mốt má hồng em trở lại
Một chỗ này đây tháng tám mong
Thứ bảy ra vườn trông mây nhớ
Một ngón tay thon lúc ngoéo chờ
Anh nợ niềm vui trong ánh mắt
Và nợ những giờ em nhớ ạnh

NNA
30.09.03

đi về

đi về đâu biết là đâu
về đi trở lại tìm nhau có còn
bàn chân quen giữa phố con
em qua dạo nọ để còn tiếng ngân

đi về ngóng cổ dài không
thời thương kiếm, xa lộ đông xe người
cũng may còn có tiếng cười
anh mở phone gọi nghe rồi, tiếng thương

NNA
13.10.03

Từ Đà Thành

Đêm Nhìn Hình Bạn Bè

Bóng thời gian ẩn hiện
Từng khuôn mặt bạn bè
Ba mươi năm biền biệt
Tưởng chừng trong cơn mê

Kỷ niệm thủa ấu thời
Theo ảnh hình về lại
Từng ánh mắt nụ cười
Ôi tràn lời thân ái

Bạn bè ơi nhớ không
Những không thời mộng mị
Như nước của giòng sông
Qua rồi không trở lại

Bao năm rồi lưu lạc
Đất khách đời nổi trôi
Gởi hồn theo nốt nhạc
Về quê nhà xa xôi

Đêm nhìn hình bạn bè
Thấy nhớ thương quay quắt
Kỷ niệm chợt ùa về
Khiến hồn ta chất ngất

Đà Nẵng! Đà Nẵng ơi!
Phan Chu Trinh trường ơi!
Như chim trong trời rộng
Tiếng kêu lạc chơi vơi

Quê nhà như xa lắc
Bạn bè chìm chân mây
Ta nửa đời lưu lạc
Mơ một ngày sum vầy

Từ Đà Thành
(2/18/04)

ai điếu tháng tư

Sao tôi về đây tàn thân lụn xác
bại tướng mù lòa lơ láo đến phi nhân
đời sống quay cuồng trăm cánh vô ngôn
Sông bất định chia xa ngàn nhánh khổ

Tôi đứng đây trên bãi đời giông tố
Nghe hoàng hôn trầm uất phủ trên đầu
Mai rồi thuyền đời trôi nổi về đâu
ngàn nhánh khổ nhánh nào không sóng dậy

Sao tôi về đây ngựa già run rẩy
Vó kiêu hùng máu đỏ rỉ thương đau
Đêm âu lo tóc đã bạc đầu
Vẫn chưa thấy lối vào yên nghỉ

Úp mặt vào tay cố nghĩ đời mộng mị
mái dột căm căm mưa đổ mịt trời
Ngày tôi đi giữa phố đông người
Sao không thấy dân cư,
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ (*)

Đổi đời rồi sao lòng mang mang bở ngỡ
Chợt quại quằn tiếc nhớ vạn ngày xưa
Tôi cong người như chim nhỏ trong mưa
nghe máu đổ cuối vực hồn thương tích

Phố đông người sao nghe chừng hoang tịch
Trời xanh mờ dưới dãy dãy cờ hồng
Phố bây giờ kẻ lạ thêm đông
Đường đất mủi lòng dưới chân người man dã

Ta bây giờ không thể cùng người mặc cả
Sao người cúi đầu nhuộm đỏ tâm linh
Đã thành rồi giấc mộng cuồng chinh
cứ ngạo nghễ cho quên thời chuột rúc

Nhớ thưở người lo
“chết em rồi, nào mơ thấy nẻo về miền Bắc”
Vĩ tuyến buồn chôn giấc mộng cuồng xâm
Đường mòn Hồ Chí Minh chân bước âm thầm
Lòng điên đảo khi trên đầu đạn réo
Ngàn gian truân người cúi đầu nhận chịu
cho quan thầy thực hiện mộng xâm lăng

Đừng tưởng rằng như thế đã xong
Và đừng nghĩ thế là mình đã thắng !

VĐT/Vũ Đình Trường

Sài Gòn, tháng 5/75

(*) Ý thơ Trần Dần

hoa vàng năm cũ

Xa quê mấy độ hoa vàng
Xa người từ thuở ngút ngàn bão giông
Vó câu mờ khuất bụi hồng
Từng đêm đối ngọn đèn chong thẩn thờ
Tháng năm nước đợi non chờ
Dòng thơ viết vội bên bờ tử sinh
Ðắng cay từ buổi đăng trình
Ðắng cay từ buổi đưa tình lên ngôi
Người cho ta nửa bờ môi
Nửa vầng trăng lạnh, nửa trời sương tan
Nửa đời phiêu bạt quan san
Nắng hong tóc nhớ, mưa tràn vai thương
Hẹn nhau ở cuối con đường
Lũng hoa vàng cũ còn vương dấu tình

Vũ Ðình Trường
6/03

trốn vào câu thơ

Nam-Quyên


Chiều nay anh trốn vào thơ
Thấy em xoã tóc bên bờ cỏ xanh
Dịu dàng em trốn vào anh

Ừ thì ta trốn vào nhau
Lỡ khi lưu lạc ngày sau nhớ đời

Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm

vẫn còn làm thơ

Vẫn còn ngồi viết dòng thơ
Những chiều hoang vắng vu vơ giữa đời
Muốn đưa tay đón mây trời
Gởi em nỗi nhớ vạn lời thiết tha

Vẫn còn nhìn tháng ngày qua
Sợ dòng thơ cạn, sợ già trái tim
Sợ mai chữ nghĩa khó tìm
Ngổn ngang vần điệu, ý chìm, giấy hoen

Vẫn nhìn trăng rụng ngoài hiên
Thấy trong quá khứ, tóc mềm buông trôi
Dẫu là ngày ấy xa xôi
Em còn đây cả một thời ban sơ

Vẫn còn ngồi viết dòng thơ
Sợ mai nắng nhạt, hững hờ bóng mây
Lỡ mai sỏi đá tim này
Thơ tình để lại trăm bài cho em!

(HNTT 1900lâu lắm)

đôi tay với bắt

Lệnh Hồ Xung Nhậm Doanh Doanh
Kiều Phong A Tử mông lung tôi người
Ngồi buồn coi kiếm hiệp chơi
Cũng mông lung mộng cũng bồi hồi thương

Một cô nương một cõi thường
Cũng trầm luân sống cũng cùng đưòng theo
Nên khi đầu núi lưng đèo
Tay tôi với bắt gì theo áo người

Nguyễn Nam An

NƠI TRỞ VỀ ĐÃ MẤT

Tặng BS. NGUYỄN VĂN HÀO

Mai có về giữa mùa trăng phiêu lãng
Cũng đã xa rồi mộng ban sơ
Cũng đã nghìn trùng trong mắt cũ
Giữa lòng nhau là cả vạn bến bờ

Một chén tương phùng dẫu rằng chẳng thiếu
Còn ấm lòng không ngọn lửa cố tri
Tâm hồn ta không còn như ngày cũ
Thì chút tro tàn có theo gío bay đi

Mai có về con đường năm xưa
Cố nhân đã đi vào cổ tích
Trí nhớ nhập nhằng chuyện nắng ,chuyện mưa
Chim nào hót giữa trời hoang tịch

Thời tuổi trẻ chẳng còn bao dấu vết
Bởi thời gian một cơn bảo lặng thầm
Có phải ta không còn mơ hương phấn cũ
Hay người cũng từng quên chuyện trăm năm

Mai có về soi bóng THU GIANG
Tắm bến sông AN TRƯỜNG,HÀ MẬT
Nước có rửa sạch đôi chân cát đất
Thì lòng ta cũng đã bụi giang hồ

Mai có về tìm lại dấu tuổi thơ
Cánh diều nhỏ đã băng vào thần thoại
Những người thân một thời tản cư không trở lại
Ngoại mất rồi ,Nội yên nghỉ đất CHIÊM SƠN

Ta lạc lõng giữa thị thành ĐÀ NẲNG
Ta bơ vơ trong phố cổ HỘI AN
Đường NAM PHƯỚC có phẳng phiu hơn trước
Nhưng lòng người gập ghềnh từ chinh chiến ly tan

Không còn ai, nơi trở về đã mất
Không còn ngôi vườn, chim mất chổ ẩn cư
Cội mai trước sân vẫn rực vàng trong ký ức
Dẫu muốn không,mây vần phaỉ phiêu du

Dallas chừng là nơi trở laị ….

9/2000
HOÀNG ĐỊNH NAM
(trích Những Nhánh Sông Quê Hương)

giận hờn

khi em hờn anh
mùa xuân có lá thu vàng
chiều vừa cúi xuống mặt trời trồi lên
lòng anh bối rối lạ thường
như tơ con nhện trăm đường dọc ngang
nhịp tim thôi đập nhịp nhàng
dập dồn tiếng sóng rộn ràng biển xa
đưa tay ôm mảnh trăng ngà
đan thành tấm lụa mượt mà cho em
rơi rơi từng giọt êm đềm
trăng ơi vuốt nhẹ nỗi niềm bơ vơ
thời gian qua rất hững hờ
giận hờn lãng phí tình thơ buổi đầu

tôn thất phú sĩ

kiếm hiệp hà thân

truyện kiếm hiệp là sao em chưa hề đọc
nghe toàn điểm huyệt với phi thân
hình như hôm nay trúng nhầm chiêu độc
em phi thân vào lòng anh điểm huyệt… tình ơi!

Trần Thị Hà Thân

KHI EM NẰM NGỦ

Một ít buồn trong giấc ngủ say
Bỗng dưng thoáng thấy mắt em cười
Như có điều chi em muốn nói
Thẹn thùng đôi má ửng hồng tươi
Có thể em vừa nghĩ đến ai
Anh đi rón rén đến bên giường
Sợ động hồn em lay tỉnh mộng
Hôn nhẹ bờ môi một chút thương
Ngủ đi , em ngủ rất hồn nhiên
Cho anh xin hết những ưu phiền
Hương đêm thoang thoảng mùi hoa dại
Vì ai em phải cứ nằm mơ

Tôn Thất Phú Sĩ
01.08.04


tượng

Ta như tượng cổ viện Chàm
Cứ trơ vơ đứng giữa ngang trái đời
Rong rêu mọc phủ kín người
Run theo từng giọt sương trời lạnh tanh

âm vọng

Đêm qua mưa loạn gió cuồng
Nằm thao thức nhớ cội nguồn mù tăm
Hình như giữa cuộc thăng trầm
Mơ hồ có tiếng tiền nhân vỗ về

dâng đời

Mãi mãi là sương tuyết trắng ngần
Rạng ngời một vẻ đẹp thanh tâm
Này em ! Em cứ là nhan sắc
Để giử cho đời một dáng Xuân

Trần Hoan Trinh

nhà tôi

Anh cùng em ngồi trong vườn nắng
Bên gốc Ki-wi trái triễu cành
Nắ ng lùa mái tóc vào trong mắt
Mắt em vui màu nắng long lanh

Kể anh nghe chuyện tình ngày đó
Em nói yêu anh rất dại khờ
Trong lòng em anh là thần tượng
Vì anh em phải cứ nằm mơ

Im lặng quá… xung quanh im lặng
Em cùng anh thở một nhịp tim
Gần anh em thấy mình hạnh phúc
Cuộc đời anh là của riêng em

Cho em sống lại ngày xưa cũ
Đám cưới em choàng chiếc voan xanh
Lạ quá sao không là màu trắng
Vừa biết yêu là của riêng anh

Hoa nở trắng trong lòng em trắng
Hàng dừa xanh như buổi ban đầu.
Gom góp niềm vui từ mọi ngả
Xây tổ uyên ương đẹp muôn màu

Mỗi một lần tàu rời bến đậu
Biển thì thầm biển gọi tên anh
Yêu anh em biết loài chim biển
Dụ dỗ anh để em vương sầu

Nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ anh
Thước thời gian đo nỗi mong chờ
Vắng anh trời đất là vô nghĩa
Em thành tượng đá đứng chơ vơ

Sau chuyến hải hành anh về bến
Bồng con em đợi bên song thưa
Gió bay trút hết niềm tâm sự
Vòng tay ôm biết mấy cho vừa

Tôn Thất Phú Sĩ
Paris 25/02/04

Chờ-Ai

Chờ-ai sao bỏ đi
Tháng hai xanh tươi
Tháng ba khờ dại
Chiều nắng về áo ai phơi sót lại
Màu xanh nhớ tình tôi

Chờ-ai sao bỏ đi
Xuân thì cổ tích
Tiếng mưa rơi

Cho làm lại cuộc đời
Tôi xin làm chim
Hót đưa chân người ra phố
Nắng vàng ơi tủm tỉm miệng cười xinh

Cho làm lại cuộc đời
Tôi vẫn đam mê
Yêu người như năm mười sáu tuổi
Không hối

Nguyễn Nam An

CẢM ƠN
THÀNH PHỐ BẠN THÂN

1.
Ta đến từ một thành phố khác
nơi sớm trưa hai buổi ân cần
lấy công việc làm thú vui
tóc tai râu ria tha hồ tự tung tự tác
áo quần đôi sắc thay tới đổi lui
thường nhật món ăn tự làm nhếch nhác
giấc ngủ như lò xo bật dậy đúng giờ
không co không giãn…

Nhìn lá đổ biết mai đời rụng
lẽ tuần hoàn thân xác đã rưng rưng
đêm quạnh thiếu người chuyện vãn
đọc sách không hiểu hết sự đời
lòng buồn khề khà chén rượu
nhớ bạn mượn đường viễn liên
thăm hỏi dăm điều ba chuyện…

Chỗ ta ở ban đầu tuy lạ
sống riết trở nên thân
có hôm đi chơi quên về bỗng nhớ
nửa khuya trăn trở nhàu gối chăn
nhủ lòng tự nhen bếp lửa
hâm tình người hong mối tình thơ…

2.
Ta đến từ một thành phố khác
bằng hữu nhiều năm cách mặt
nhớ nhau quyết một lần thăm
lạ chi lòng mừng tay bắt
chuyện cũ suối trào chuyện mới cay mắt
thắp đêm chong thấu tình ngày
thời gian tăng tốc.

Buổi sớm cà phê đơm khói thuốc
lây la trưa chén tẩy trần
bỗng chốc quên chiều say khướt
tình đong theo cốc rượu tràn…

3.
Ta đến từ một thành phố khác
bằng hữu đón ta quán xá mời ta
tiếng hỏi câu chào thiết tha tình làng nước
(chuyện thầy cũ trường xưa
đời lính tráng bôn ba xuôi ngược
chuyện nổi trôi bốn biển tấp về…)
giữa xứ người dưng
gặp nhau không tin là sự thật!

Những giọt lệ có đủ lòng quặn thắt
khi dấu chân đời ơ hờ lăn
trên từng khuôn mặt
hồn già nua quay quắt
nào có ra chi đỉnh lộc quan tiền!

Những tràng cười có đủ lòng vui
mỗi sớm mỗi chiều yến tiệc
giọt rượu xôn xao mạch tình khánh kiệt
trái tim nung huyết quản
cháy bùng niềm tin ngày hủy diệt
ảo tưởng về một thiên đàng!…

4.
Ta đến từ một thành phố khác
mang theo lòng biết ơn
(cha mẹ cho ta thân xác
đời cho ta lòng dạ
đất nước cho ta thấm nỗi lạc loài
bằng hữu cho ta sự cảm thông
và em cho ta hiểu được chữ tình…)

5.
Mai giã từ thành phố bạn thân
ta sẽ mang theo nhiều điều chưa tỏ được
đôi lời cảm ơn
đâu đủ thắm tình sau trước!…

ĐỨC PHỔ

Mưa rừng miền Đông

tám tháng nằm trong rừng miền Đông
bọn mình sắp mọc lông thành khỉ
tái bản hoài canh cá khô lá bứa
mặt thanh niên xuống sắc da chì

đêm ngủ võng mơ toàn con gái
mở mắt ra chỉ thấy bọn mình
bọn chuyên môn chửi thề tán phét
chẳng ai thương nên quá khát tình

lặn lội mãi rừng sâu hắc ám
đời trai tơ quẩn trí muốn khùng
dù bạt mạng nhưng cũng cần lã lướt
mà chung quanh chỉ có cây rừng

khi được lệnh lệnh thường gấp rút
lệnh đổi vùng gấp như chạy giặc
rừng miền Đông ơi rừng miền Đông
thôi giả từ mi nhé

ngày quân đi mưa dầm rả rích
mưa theo về Cầu Khởi Vên Vên
mưa mấy bữa đồn điền thúi đất
mưa trên những hàng cao su thẳng tắp
lá đầm đìa ướt sủng mù mưa
dừng chân lại nơi đây nghỉ tạm
đốt lửa lên hong đỡ áo quần
lót nón sắt ngồi ăn cơm sấy
kể không nhàm chuyện tục tiếu lâm

bỗng cả bọn ngồi im nghe ngóng
phía bên kia xanh khuất hàng cây
thoảng cái giọng ca dao sầu chi lạ
mưa rừng ướt lá cao su
ướt em em chịu, ướt mùa thu em buồn…

bao nhiêu năm qua rồi
rừng miền Đông còn trong trí nhớ
mà bọn mình tứ tán chia xa
những mùa thu những mùa thu mưa
gợi nhớ một mùa thu xưa
em công nhân cạo mủ đồn điền
có còn buồn mưa ướt mùa thu?

Lâm Chương

Từ sông Sein đến Dương Tử

Nắng ở trời Tây lạc đến đây
Đem theo thao thức đến phương này
Dòng Sein lơ lẵng vào Dương Tử
Đất trời hừng hực ngọn triều say

Nước bạc thượng nguồn tuông về biển
Ngất ngây ngọn đuốc sáng về đông
Ta đi mơ ước tình sông núi
Phơi phới tình ta nợ núi sông

Biết đến bao giờ … ta hỏi ta
Bên kia ngọn núi tít mù xa
Phù sa mặn ngọt bờ sông Cữu
Ta gởi về em nỗi nhớ nhà

20/08/2004
mùa hạ sắp qua

bên này hạ nắng em ơi
anh đi nhặt cánh hoa rơi giữa đời
gởi về chùm phượng xa xôi
theo mây theo gió một thời cưu mang
rồi trong nỗi nhớ bàng hoàng
bước chân quen thuộc còn vang tiếng cười
vẫn còn nguyên vẹn bên người
núi cao biển rộng khung trời thênh thang
hạ đi để lại tấm lòng
thuyền ra cửa biển chập chùng sóng chao

tôn thất phú sĩ
30/08/2004

 

TÍNH TOÁN

Em chưa bao giờ tính toán với anh
Trong tình yêu ai được yêu nhiều nhất
Đo nỗi nhớ khi chúng mình xa cách
Em đo bằng vòng tròn trái đất
Anh đo bằng chu vi mặt trời nóng cháy

Tiếc là em chỉ có một trái tim
Muốn cho em nhiều tình anh tha thiết
Nhưng tim em thầm thì nhứ nhắc khéo
Tim đầy rồi không còn chổ nhận thêm

Em cho anh tuổi trẻ giang hồ
Đây đó theo tiếng lòng trôi nổi
Cho anh chắp cánh chim sãi rộng
Làm cánh buồm theo gió lộng ngàn khơi

Lòng dặn lòng ngày tháng nâng niu
Tâm hồn ta như nắng thuỡ ban đầu

tôn thất phú sĩ

_________________________________________________

ẢO ẢNH

 

Lên cao … lên cao… nắng mai bỡ ngỡ
Nụ cười tươi nở muộn tự bao giờ
Bàn tay ngà em thoa vào tảng đá
Đụng phải hồn anh Vạn Lý Trường Thành

Anh vẫn biết em chỉ là em gái
Nhưng tình anh dài như vạn lý tình
Bởi anh yêu em từ thuở khai sinh
Thương nhớ cũ em nào đâu có biết

Tại em đó.. trao anh nhiều mơ ước
Để anh lầm tưởng em của riêng anh
Anh ôm em sung sướng giấc mộng lành
Rồi định nghĩa : em cho anh tất cả

Vì mang phải một tình yêu tuyệt dịu
Bé ơi
Anh chìm trong một ảo ảnh thâm trầm

tôn thất phú sĩ
14/09/2004

____________________________________________

 

TÌNH CỦ KHOAI LANG

Đời anh như là củ khoai lang
Em là lửa ấm trong tro tàn
Lửa vừa đủ nóng khoai vừa chín
Không quí gì hơn lúc đói lòng

Từ độ tình yêu mới đơm bông
Hai ta như một cặp bài trùng
Đi đâu ta cũng cùng sánh bước
Trang trải lòng nhau suốt dặm đường

Tưỡng thế đời ta sẽ được vui
Kết tinh hương sắc của đất trời
Hồn sáng như gương trong như ngọc
Giữa mùa xuân thắm nắng hồng tươi

Rồi bỗng một hôm lữa cháy bùng
Đốt cháy thành than củ khoai lang
Ôi chao đau quá nay ta hiểu
Tình nghĩa ngày xưa gió đổi chiều

Tôn Thất Phú Sĩ

Sầu em

Lặng lẽ biến khỏi đời nhau
Sầu như giọt đắng nhỏ vào môi em
Mộng người ảo giác trong đêm
Mộng em giữ lại chút tình buồn như
Mắt ai những hạt sương mù
Nụ hôn mê muội cạn từ tim, say
Em ôm nhẹ lấy đêm dài !!!

Nguyễn Thị Công Chúa Tú Cầu

Xuống núi

Đi, anh sẽ theo em xuống núi
Mang, bài tình ca ngày đó giang hồ
Sa mạc khô qua ngàn dặm nhớ
Hai đầu con đường hai nỗi bơ vơ

Khi Lệnh Hồ Tiểu Ca buồn uống rượu
Sầu núi riêng chia thêm một miền
Em Lệnh Hồ Tiểu Nương phường phố mượn
Bầu, túi thơ, đầy riêng nợ riêng

Đi, em sẽ theo anh bước tới
Qua miền xa tay bút và tranh
Thêm rượu ngon, thêm vầng nguyệt biếc
[Tân Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh]

Đi, có ai đi cùng anh

Nguyễn Nam An
17 tháng 3, 04

Tân Hình Thức

Bài thơ Tân Hình Thức này, chào mừng kỷ niệm
ngày hải ngoại in tập thơ Tân hình Thức thứ 3.

 

Thằng con tôi mang dòng Việt
tộcc. Nó chưa bao giờ đặt
chân về mảnh đất quê hương máu
thịt. Bởi yêu giống nòi mà cố
gắng học tiếng nói tổ tiên có
bốn ngàn năm văn hiến. Nó
viết câu văn chưa tròn cú
pháp, chưa biết chấm câu xuống
ha`ng. Vậy mà vẫn còng lưng
ngồi viết. Tôi thương con tôi thường
dạy nó tập làm văn. Tôi sửa
mãi sửa hoài những câu văn ngô
nghê què quặt. Nhưng bỗng một
hôm, tôi khám phá ra rằng con
tôi làm thơ TÂN HÌNH THỨC mà
trước đây tôi tưởng là bài văn tồi.
Ô hô! Tang mít thành bưng bít
chi công thì thùng chi hiệu!!!

Cu Đen

Cây vú sữa
…và giấc chiêm bao

Cây vú sữa vừa tròn năm mươi tuổi
Kỷ niệm đầu vẫn còn mãi trong tim
Nay ta về thăm lại ngôi trường cũ
Con đường xưa ta lặng lẽ đi tìm
Ngôi trường đó nhưng bây giờ xa lạ
Nắng chiều nay sao nắng quá mong manh
Ta đứng lặng mà hồn sao hiu quạnh
Lòng bâng khuâng hay ta đã lạc đường
Cây vú sữa ngày xưa ta vun xới
Cành lá xum xuê ngạo nghể trời cao
Có tiếng ai khe khẻ vừa mới gọi
Ta giật mình… à là giấc chiêm bao

tôn thất phú sĩ
10/09/2004

Bây Giờ

đã qua mùa hè
rồi lại mùa đông
giờ quen lắm không
những ngày cổ ngóng

sáng nay gặp lại
thấy má em hồng
anh muốn hỏi nhỏ
nhớ nhau nhiều không

một đứa đầu sông
đứa kia cuối dòng
mượn đường xa lộ
nối những khi mong

mượn tiếng phone trông
gọi trong thời ngóng:
thương em!

Nguyễn Nam An
1 tháng 7, 2004

TIẾC NGẨN NGƠ

Cảm xúc tâm sự bài thơ : NGỒI TIẾC NGẪN NGƠ
của  Cô KIM THÀNH cựu Giáo sư Phan chu Trinh
Năm hai mươi anh bắt đầu yêu mến
Nắng trong vườn
Và chim hót trên cây
Phía bên kia cách hàng rào dăm bụt
Khung cửa sổ nhà em rộng mở
Tiếng chim hót như tiếng lòng anh gọi
Em ngước nhìn lặng lẽ bước anh qua
Em không nói
Nhưng anh thầm hiểu
Em phải lòng
Người con trai mộng mơ
Rồi từ đó con chim không còn hót
Thay tiếng cười tiếng nói của em thơ
Ta yêu nhau dòng Hương Giang làm chứng
Mây đồi thông núi Ngự đứng làm mai
Chiều chiều ánh trăng vừa hé nụ
Ta dìu nhau ngược dốc Chùa Từ Đàm
Chân em mỏi nhưng lòng em thúc dục
Đi nhanh anh
Cho kịp tiếng kinh cầu
Hai đứa hình như còn lo sợ
Lời nguyện cầu chưa đến Đấng Linh Thiêng
Về Phú Cam
Chuông Giáo Đường thanh thoát
Xin bình yên dưới thế
Cho chúng con sống đến bạc đầu
Vượt Hải Vân mây bay đỉnh núi
Bờ sông Hàn  dạt dào sóng vổ
Chùm phượng hồng ươm mối tình thơ
Hàng me chua
Lá xanh phủ ánh trăng chờ
Phan châu Trinh những ngày lên  lớp
Cuối giờ giảng bài
Lòng cứ lao xao
Anh … anh ơi ! đám học trò của em
Hình như đã rõ
Tan trường về cô giáo
Có người thương đón bên hiên ….
Sao thế anh
Em  làm chi nên tội
Mà bây giờ em ngồi tiếc ngẩn ngơ
Anh bỏ em…  vĩnh viễn
Đi vào miền  miên viễn
Đành đoạn mình em ngồi đây
Đếm từng giọt buồn
Rơi rụng  quanh em
tôn thất phú sĩ
08/2004  

MỘT NGÀY,
MẶT TRỜI KHÔNG THỂ NGỦ

Chưa qua mùa đại hạn
Gió tứ phương thúc ngọn phiêu bồng
Tan tác những đứa con nửa đời phiêu tán
Vẫn mang theo lịch sử giống nòi.

Chi sá oằn vai nhược trí
Lòng kiên trụ giữa đất trời
Mắt đăm một miền hương thổ…

Chiều đứng lại cùng chùm mây bạc
Nhiễu nhương trên từng định mạng ta
Khóc / cười. Lắm khi mang chung ý nghĩa
Của một nỗi đau, oan trái khôn cùng…

Đâu còn lời để tỏ cùng nhau
Khi trái tim mình quặn thắt
Ngọn cờ tiếng trống và mỗi thịnh suy
Giục giã triều dâng huyết quản!

Nhìn nhau là hẹn một điều chi
Ngoài tầm tưởng tượng.
Có bao giờ ta ở ngoài ta
Chỉ ở trong ta riêng lẻ.

Trái tim chẳng đủ chứa tình…
Khi lòng bên lòng, đã quạnh!

Nghiêng bầu gió tứ phương reo
Rượu rót vung trời ngất ngưỡng
Thất chí người xưa say giữa chợ
Ai thân áo gấm phải xa làng!

Chiều đứng lại là ngày chưa lên tuổi
Sốt sững bờ vực thời gian
Nuốt đắng lời chia vội
Mụn mằn đốm lửa chong đêm.

Từ phía chân trời xa ngái
Một ngày, mặt trời không thể ngủ
Để chẳng có sớm mai nào, chia tay!

ĐỨC PHỔ
Boston – Atlanta (chớm thu 2004)

Một Lời Cám Ơn

như đường em thơ là người
muốn viết chứ chẳng vì ngời nhân gian(*)

Những lúc rảnh rỗi, em ngồi nghĩ vẩn vơ
Thử nghĩ xem em đã đến với thơ hay thơ đến với em
Nhưng chỉ duy một điều
Một cách rất tự nhiên vào một dịp thật tình cờ
Tự nhiên như mưa như nắng
Tình cờ như tình yêu gõ cửa tâm hồn
Và em vui mừng dang tay đón nhận
Và xin khoanh tay cúi đầu cám ơn

Cuộc đời,
Có những năm tháng buồn phiền
Có những ngày xuống thấp, thấp hơn ngọn cỏ
Có những giờ cuống cuồng gào thét
Có những phút sầu cao hơn sóng thủy triều dâng
Có những giây cuồn cuộn phong ba gío bão nổi
Thơ đến với em
Thơ đưa em đến một đồng cỏ xanh
Thơ đưa em tắm một suối nước mát
Thơ đưa em đến một chốn bình yên
Em cám ơn thơ

Thơ đến với em
Và em đến với thơ
Làm thơ để cám ơn quê hương rách nát đã một lần nhìn em chào đời
Cám ơn Thượng Đế trong vũ trụ bao la
Cám ơn Cha Mẹ
Cám ơn Thầy cô
Cám ơn tuổi thơ
Cám ơn bạn bè
Cám ơn con thuyền nhỏ bé đã đưa em qua những lênh đênh trên biển cả
Cám ơn tình yêu
Cám ơn tình nhân
Em cám ơn thơ

Trần Thị Hà Thân

(*) thơ NNA

Santa Monica

chẳng biết nữa một hôm tình đi xuống
tình đi lên rồi gặp chốn này đây
em về có một ngày lang thang đấy
một ngày vui tay ngoéo lấy ngón tay
để thấy nắng biển xanh đầy trong mắt
của một người, đi xuống với đi lên 🙂

NNA
1 tháng 7, 04

 Mắt Xanh Mỏ Đỏ

sau những năm đảo điên vì loài mắt xanh mỏ đỏ
tưởng chừng không sống nổi
đã có lúc ta lên cầu đứng nhìn dòng sông
và muốn đâm đầu tự vận
nhưng tình yêu không đủ sức kéo ta xuống nước
bởi ta còn kịp nghĩ
chơi ngông trầm mình là dại
một lần lỡ dại yêu em
đã thấy tình bi đát
em ơi đời người được bao lâu
mà em bẹo hình bẹo dạng
ta dẫu lầm quỷ kế
cũng có chút lưu tình
không nở trù em chết yểu
chuyện hồ ly xưa tưởng chuyện hoang đường
nay em đội lốt chồn tinh tác quái
đêm ta mộng mị
thấy loài chim thần thoại bay ngang
loài chim mỏ đỏ
hót tiếng điêu ngoa
tha hồn ta đi mất
từ đó trở đi
ta ngẩn ngơ chờ giờ sao mai mọc
để về điểm hẹn cùng em
điểm của chân trời mặt biển gặp nhau
hơn nửa đời người
ta vẫn chưa tìm ra điểm hẹn
chiều nay tình cờ bỗng gặp lại em
em vội vàng giấu mặt
“lạy trời, trên bước đường lưu lạc
đừng gặp người xưa nữa, lạy trời!”

  Lâm Chương

Nghi Lâm

By Nam-Quyên

Nửa đêm nằm mộng thấy người
Em nghe trăng vỡ lưng đồi bên kia!

Mộng em diễm ảo đời xưa
Tặng ai một nửa hồn chưa muộn phiền
Người quay đi rất an nhiên
Em, vầng trăng nhạt nỗi riêng đợi chờ

Vâng thì em trót tương tư
Hỡi người hờ hững nghiệp từ trăm năm!

Nguyễn Thị Công Chúa Tú Cầu

NGƯỜI EM NGÀY CŨ

Thân tặng Trương công Nghệ & Phan nhật Nam
Bạn một thời Phan Châu Trinh ĐN..

Con đường nho nhỏ nghiêng nghiêng
Lên con dốc đứng xuống miền hoang sơ
Tôi buồn tôi viết bài thơ
Bóng chiều óng ánh nắng tơ hanh vàng

Tình tôi nay đã muộn màng
Bài thơ tôi lại dỡ dang mất rồi !
Bài thơ chừ phải thả trôi
Theo dòng sông cũ một thời cưu mang

Mối tình ngày đó lang thang
Tôi con bướm lạ nhởn nhơ lưng đồi
Em nụ hoa dại hồng môi
Mật hoa ngọt lịm hồn tôi bướm vàng

Bất ngờ tôi lại gặp nàng
Cánh hoa ngày đó thời gian phai màu
Ngẩn ngơ bướm chạnh lòng đau
Phải chi đừng gặp tôi đâu có buồn

tôn thất phú sĩ
Paris 24/09/2004

thoáng hạ

nơi em ngày hạ còn đầy
trời giăng giăng nắng và mây xanh trời
lối em về có biển khơi
để nghe tình vỗ chơi vơi phương này

hôm nay hạ có những ngày
biển dâng sóng vỗ trong tay sóng cuồng
đợi chờ nhau tận cuối nguồn
nơi ngược dòng nước em buồn riêng đong

thoáng hạ như giấc mơ mòng
như sóng khơi vỗ như lòng hư hao

Trần Thị Hà Thân

nghe chúng ồn ào
câu chuyện net

Dưới đất có điều không nói được
Lên trời ơi hỡi nhìn non sông
Trực thăng vào vùng trông khói bốc
Quê mình xưa lửa bỏng nát lòng

Khi chinh chiến như sau chinh chiến
Buồn trên trời dưới đất như nhau
Lại buồn thêm khuya bay qua net
Muốn chửi thề chạy xuống tìm bia

Tôi đã thấy đủ thần đủ thánh
Rũ nhau đi tán gái trên trời
Tôi đã thấy đủ đời đủ tuổi
Đánh cuộc đời bóng thí mẹ ơi!

Tôi đã thấy những tên rất bảnh
Cũng thấy luôn những tên rất tồi
Chạnh thương em đường bay quá vội
Net bời bời sáng tối sao hay

Chợt trông nhau đời tha phương mới
Mà cũ như lịch sử ngậm ngùi
Mũ cứ chụp” giữa mù mù tối
Đất cứ chìm, nước cứ lụt trời ơi!

Khuya qua net chuyện gì đâu vớt xuống
Tôi chạy ra rồi muốn bắn mẹ chúng đi!

NNA
20-Sept-02

nhậu với đích thân
bình dân quán

[vô cùng thu đó]

By Nam-Quyên

đây quán bình dân bình dân quán
của thuở đến đi rất cù lần
một dĩa tiết canh, thời gặp bạn
thêm gỏi cá hồng, uống, thu sang
bia cứ cụng đi ngày đang héo
dô vài ba bận sẽ tươi ngay
ai biết hôm nay là thứ mấy
thứ bảy, nhào dô, tàng tàng say

say xong lại bước ra ngoài quán
thổi ngát càn khôn khói thuốc bay
đi đâu cũng thấy ngăn và cấm
thuốc lá, bỗng dưng tàn lụi ngày
thành ra trở lại cà phê đá
chiều Factory thấy gì xa
quê nhà ơi lạ trong tầm nhớ
em cũng lạ anh biết đâu là

đây quán bình dân bình dân quá
đời như kiếm hiệp cứ phun ra
thằng Trương Vô Kỵ khi hết đất
thì kẻ chân mày Triệu Minh xa
một hôm tình bỏ quên con phố
vết thẹo mười năm nhói xót xa
tưởng đâu ngày cũ em đem cất
lại móc toòng teng ở trong ta

chiều nay trở lại sao mây trắng
đâu đó theo về ới Irvine
trong góc hồn anh thêm một chút
vô cùng thu đó đụng bâng khuâng

Nguyễn Nam An
4 tháng 11, 04

S Ự C T Ỉ N H Ở T Ừ T R A N G

thức giấc già canh khuya
nơi ghế tràng lỏn chỏn
đầu hôm ai cùng ta
cởi áo tình sương muộn

N G ỌA S Ơ N
dăm câu nhớ bạn ở nhà Phan

lừng lừng . cõi ngọa sơn thu
rượu xô cùng cốc
rót mù thiên am
ở đây dăm gã lạc đàng
ôm câu luận phiếm
cười vang phù trầm
sá gì chút bợn tư thân
mà không trút cả ân cần hỏi han
a ha
mặt đá cũng vàng
mặt khuya cũng tỏ
mặt nàng cũng phai
mặt trời mai mặt trời mai
tay xuôi gối thụy
ôm dài mộng hư

HOÀNG XUÂN SƠN
Rox. nov. 2, 04
qua mùa quỷ . về xứ trại

MỘT DẤU CHÂN QUA

Tôi về từ ngọn sông Tranh
bàn chân phố thị lanh quanh với người
ngẫng đầu không chút hỗ ngươi
dẫu ai sơn phết dòng đời khác đi
cha nằm trong khúc cỗ thi
mẹ phơi áo rách khâu chi nỗi buồn
mười năm song cửa trăng suông
con chim tưỏng đã bỏ rừng về sông
bàn tay chai sạn chưa mòn
gót chân đen dấu núi non nửa đời
vẫn còn chút lửa, mẹ ơi
đốt lên đủ ấm mấy lời ru xưa
chặng đường trước mặt đầy mưa
tôi về như thuở tôi chưa lên đường

mạc phương đình

ăn trái táo làm bài thơ cách mạng

By Nam-Quyên

Mười chín năm sống trên đất nước nhiễu nhương
Nương tạm xứ người anh biết thêm rằng lãnh tụ thành tủ lạnh
Thêm thời gian nơi quê người cô quạnh
Anh học làm kẻ sống sau chiến tranh:
Tiểu sử đã thành món quà trang sức!

Đất nước đã có những ngày cật lực
Không thấy chúng nó đâu
Đất nước đã có những lần như chìm sâu
Không thấy chúng nó đấu
Chúng nó hót
Chúng nó dành nhau
Tất cả đều làm lớn!

Đất nước hôm nay có rất nhiều quan
Chẳng anh nào xưa: Nhân Dân Tự Vệ
Đất nước hôm nay mỗi ngày mỗi tệ
Không phải lỗi tại tôi!

Đêm mở radio
Nghe lào xào tiếng mớ
Chúng nói gì: Chửi đời nhau chới với
Anh nào cũng muốn đi tới
Đạp đứa đi sau-Tống thằng phía trước
Chỉ còn cái đuôi
Khiếp nhược!

Thành ra làm sao mà tin xôi và đậu nhì nhằng
Thành ra khi em xướng
Tội nghiệp và ngượng với lời ca
Và cũng tội em lý tưởng chụp hụt!

Hai mươi mấy năm nay đời sao mở úp
Dật dờ như tình trôi đi
Cuối ngày trở về mở cái tivi
I’ à di tản thành Mỹ cả
Cuối tuần du hí
Xa lộ nhiều đường-đường nào em đi
Làm cách mạng. Chán!
Buổi trưa ăn trái táo thơm mà sao nghe ngán
Tôi làm bài thơ chọc chúng chửi chơi
Những người tôi tin con nít và em thì hiếm giữa thế kỷ đãi bôi
Cứ nghe cò mồi lãnh tụ
Đ.m. chúng nó! ./.

Nguyễn Nam An

hôm nay chợt nhớ

người nhìn thấy gì hỡi người
em nhìn thấy những chơi vơi nỗi sầu
người ơi có thấu niềm đau
em đây vẫn nhớ thuở đầu tình xanh

hôm nay ngày chợt lao đao
khói sương buổi sáng hư hao chuyện tình
đêm không một chút yên bình
như gợn sóng vỗ chao nghiêng mộng lành

hôm nay chợt nhớ lần đầu
em nghe tim nhói cơn đau vô cùng ./.

Trần Thị Hà Thân

thơ Giang Hữu Tuyên

Trái mồng tơi ngày xưa màu tím
Canh mồng tơi ngày xưa mẹ nấu cả nhà ăn
Con lớn lên, con làm lính
Giữ xóm, giữ làng, giữ giậu mồng tơi
Mỗi chiều lần mò ra hàng mồng tơi cũ
Mắt mẹ buồn, vì thương nhớ đứa con đi

Trái mồng tơi ngày xưa màu tím
Canh mồng tơi ngày xưa mẹ nấu cả nhà ăn
Anh lớn lên, anh làm cách mạng
Giải phóng xóm, giải phóng làng, giải phóng giậu mồng tơi
Mỗi chiều lần mò ra hàng mồng tơi cũ
Mắt mẹ buồn, vì thương nhớ đứa con đi

Trái mồng tơi ngày xưa màu tím
Canh mồng tơi ngày xưa mẹ nấu cả nhà ăn
Chị lớn lên, chị thành sương phụ
Ôm con, khóc chồng bởi viên đạn tình cờ không thuộc cả đôi bên
Mỗi chiều dắt cháu ra hàng mồng tơi cũ
“Lá rau này nuôi lớn mẹ con bây”

Trái mồng tơi ngày xưa màu tím
Canh mồng tơi ngày xưa mẹ nấu cả nhà ăn
Em lớn lên, em làm phản chiến
Chống Mỹ, chống Tàu, chống cả Liên Xô
Chống ông anh giữ xóm, giữ làng, giữ giậu mồng tơi
Chống ông anh nữa đòi về giải phóng
Mỗi chiều lần mò ra hàng mồng tơi cũ
Mắt mẹ buồn, vì thương nhớ đứa con đi

Trái mồng tơi bây giờ màu vẫn tím
Canh mồng tơi bây giờ mẹ nấu chẳng ai ăn
Mỗi chiều lần mò ra hàng mồng tơi cũ
Mắt mẹ buồn, vì thương nhớ đứa con xưa

Giang Hữu Tuyên

buổi tàn thu ta

yêu bao nhiêu, em cũng phải lấy chồng
cũng phải lấy một thằng không đáng lấy
tình đã nhận khó lòng em trả lại
câu thơ đầu ta viết những điều chi ?

rêu phong rồi cả một mùa thu đi
chiều đơn chiếc là ta ngồi ủ dột
lòng vẫn quyết một lần đua nước rút
sức hơi này ta phải chịu ta thua

em thấy trời mây trắng gớm ghê chưa
khi đỉnh núi cũng hết màu xanh cũ
con cò trắng vừa động mùa di trú
hỏi em còn dám bận bịu tình không ?

yêu bao nhiêu em cũng phải lấy chồng
xa biết mấy là con đường phía trước
ta theo mỏi mà em thì phải bước
có bao giờ ta đuổi kịp tình đâu !

đời tàn thu mây trắng bay qua đầu ….

Hoàng Lộc

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button