Nhật Ngân

Tên thật Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Ðà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân, ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Ðệ (con rễ chủ hảng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên : Trịnh Lâm Ngân.

Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:
Tôi Ðưa Em Sang Sông (viết chung với Y Vũ)
Ngày Vui Qua Mau
Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình
Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về
Một Mai Gĩa Từ Vũ Khí
Xuân Này Con Không Về
Qua Cơn Mê
Xin Chia Buồn
Mùa Xuân Của Mẹ
Người Tình Và Quê Hương
Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?
Ngày Ðá Ðơm Bông
Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)

Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam

Trường Kỳ

Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời” Năm nay 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng
âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị – với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương
trình video.

Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.

Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâụ Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đóù ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.

Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là
Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí nàỵ Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.

“Tôi Ðưa Em Sang Sông”

Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay
khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên “Tôi Ðưa Em Sang Sông.”

Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: Khi trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có một người yêụ
Mà thời đó các gia đình ở miền Trung, vấn đề là phải có chức phận, thì họ mới gả con gái cho mình. Thế nhưng
thuở đó ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả và cô ấy đi lấy chồng. “Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó”

Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng “Tôi Ðưa Em Sang Sông” đã trở thành
một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay chuyền cho nhau hát.

Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ
trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin, lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị,
ướt át. Câu “Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trờị Và đời em là cánh hoa
thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ” được nhạc sĩ Y Vân đổi thành “Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời
tôi là chiến binh đi khắp phương trờị Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ” cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.

Câu kết của bản chính là “Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa” cũng đã được Y Vân đổi
thành “Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa.” Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm
thấy “hẫng” đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề
trải qua đời sống trong quân ngũ.

Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên
với “Tôi Ðưa Em Sang Sông” để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được phát hành, “Tôi Ðưa Em Sang Sông”
được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ.

Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về

Với một tâm hồn lãng mạn của thời niên thiếu, Nhật Ngân, vì cảm mến giọng ca của một nữ ca sĩ tên tuổi
thời đó, đã cảm hứng để sáng tác tình khúc thứ nhì của ông là “Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về” đã được Lệ Thanh
trình bầy lần đầu tiên qua phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như “Tôi Ðưa Em Sang Sông,” nhạc phẩm “Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về” vào đầu thập niên 60 đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài
Sài Gòn và Quâân Ðội và là những nhạc phẩm được nhà Diên Hồng xuất bản dưới hình thức những bản nhạc rời
bán rất chạỵ

Cuộc đời quân ngụ

Năm 1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội,
trong số có những bài quen thuộc như “Người Tình Và Quê Hương,” “Lính Xa Nhà,” “Mùa Xuân Của Mẹ,” “Xuân Này Con Không Về,” v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.

Sau 1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều
nơi. Thời gian này ông đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền
Việt Nam thời kỳ này gọi là “giải phóng” vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca khúc “Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?” được nữ ca sĩ Ngọc Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt Nam.

Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84
mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời
gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90.

“Thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôị”

Nhật Ngân lập gia đình vào năm 1969 và có ba người con. Người con gái lớn của ông tên Ngân Khánh, đã tốt
nghiệp cử nhân về âm nhạc Ðại học Fullerton, nam Californiạ Ông đã lấy tên Ngân Khánh để ký dưới một
số nhạc phẩm như “Giã Từ Vũ Khí” và “Cám Ơn.” Người con trai kế của ông đang theo học về ngành dược, trong khi người con trai út đã tốt nghiệp về ngành điện toán. Với tình trạng như vậy, Nhật Ngân cho là mình đã được
thảnh thơi trong việc sáng tác “thích thì tôi viết, không thích thì tôi thôi.”

Ngay thời gian đầu đặt chân lên đất Mỹ, Nhật Ngân đã vùi đầu ngay vào công việc sáng tác. Ông cho ra đời nhạc
phẩm đầu tiên tại hải ngoại là “Hương.” Nhật Ngân đã dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long để soạn thành ca
khúc nàỵ

“Hương” đã thành công ngay từ bước đầu với tiếng hát của Elvis Phương, kế đó với tiếng hát của Tuấn Anh và
gần đây hơn cả là Nguyễn Hưng.

Nhật Ngân cũng từng phổ nhạc từ một số bài thơ tại hải ngoại, trong số có bài thơ “Kiếp Sau” của Trần Mộng Tú,
do Aùi Vân trình bầy trên một chương trình video của trung tâm Thúy Nga.

Nhật Ngân cho biết đối với những sáng tác có “hơi hướng quê hương” của ông “thì Duy Khánh, Hương Lan, Thanh
Tuyền là thích hợp hơn cả ” Do đó, ông thường nhắm vào một tiếng hát đặc biệt để sáng tác trước khi gửi
đến người nghẹ Còn về những ca khúc tình cảm thì “những bài của tôi như “Ngày Vui Qua Mau,” “Lời Ðắng
Cho Một Cuộc Tình” hay “Hương” thì đủ giọng ca có thể hát được.”

Tình trạng nghệ sĩ sáng tác hiện nay

Theo Nhật Ngân, cuộc sống của một nghệ sĩ sáng tác hiện nay ở hải ngoại đang trong tình trạng dễ thở hơn
những năm trước về mặt kinh tế mà nguyên nhân chính do sự phổ biến mạnh mẽ của các chương trình video ca nhạc.

Sự phát triển của video từ hơn 10 năm nay đã nuôi dưỡng được phong trào sáng tác nhạc mới cũng như một số hoạt
động văn nghệ cho các nhạc sĩ bằng cách này hay cách khác có thể sống được. “Những năm trước thì tôi nghĩ
là không sống nổị Cái thời điểm trước, từ 84 trở đi cho tới khoảng độ 90, 91, 92 chẳng hạn thì tương đối
mình sống vẫn èo ọt lắm. Nhưng những năm sau này chẳng hạn, từ khi mà video mạnh lên, những video như là Thúy Nga, Asia hay mấy trung tâm lớn họ làm mạnh lên thì tôi nghĩ nếu những người nào có khả năng thì có thể vẫn sống
được với ngành âm nhạc.”

Ðối với một số nhạc sĩ khi ghi nhận về dòng nhạc Việt trong nước và hải ngoại đã cho rằng có sự khác
biệt, nhưng theo Nhật Ngân thì hai dòng nhạc đều giống nhau, đặt căn bản trên sự rung động của tâm hồn
mình: “Tôi thật sự không biết đối với những tác giả khác như thế nàọ Nhưng mà riêng tôi, thì tôi thấy khi
mình gặp những cái rung động nào đó xẩy đến với tâm hồn mình thì mình vẫn viết thoải máị Tôi nghĩ trước năm 75 và sau năm 75 cũng đều giống nhau cạ Những nguồn cảm hứng đến với tôi thì tôi có thể trọn vẹn đem tới
được người nghe.”

Ngay như dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội trước kia và hiện nay, ông cũng không cho là có ảnh hưở
ng đến công việc sáng tác của mình vì hiện nay ông vẫn sáng tác một cách đều đặn.

Mức độ sáng tác của Nhật Ngân được ông ví von như một cái máy xe hơi chạy đều nên không bị trục trặc và
rỉ sét. Trái với một vài nghệ sĩ cùng thời với ông, không còn tìm thấy được hứng thú trong việc sáng tác hoặc không có dịp để phổ biến tác phẩm mình.

Những kinh nghiệm cho những người tiếp nối

Nhật Ngân cho biết cách hiệu quả nhất để phổ biến những ca khúc của những người sáng tác hiện nay là qua
phương tiện videọ Tuy nhiên đó không phải là điều mà những trung tâm nhạc có thể thực hiện được một cách
dễ dàng. Vì phần lớn các trung tâm nhạc hiện nay vẫn dùng nhiều nhạc phẩm cũ, trong khi có rất nhiều sáng tác
mới từ khắp nơi được gửi đến. Về điểm này, Nhật Ngân đưa ra những nhận xét “những trung tâm nhạc tốn kém
nhiều trong việc thực hiện một bài hát hoặc là một màn video chẳng hạn. Họ làm ăn, cho nên họ chắc ăn hơn.
Họ không muốn đánh bài với những tác phẩm mới mà không biết có đi đến đâu không. Thật sự tôi cũng
không dám nói là mọi trung tâm đều nặng về thương mại. Thế nhưng phải “có thực mới vực được đạọ” Tôi nghĩ
là họ vẫn phải nghĩ đến chuyện sản phẩm của họ có được yêu thích không. Thành ra khi lựa bài, họ rất là
khó khăn. Khó khăn vì nếu xài bài của người trẻ mà lỡ bài không ăn là họ mất credit, sản phẩm bán không chạỵ
Ðã tốn tiền mà không chạy, rồi sẽ khiến khán giả bắt đầu sợ các sản phẩm có những bài nhạc không ăn khách.”

Vấn đề phổ biến những ca khúc mới của những tác giả trẻ cứ luôn ở trong vòng lẩn quẩn. Một giải pháp tương
đối hữu hiệu theo ông là nếu những nhạc sĩ trẻ có khả năng thì nên tự mình thực hiện một clip video cho ca khúc
của mình để giới thiệu với các trung tâm như trong trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn trước kia đã thực
hiện một clip video rất công phu và tốn kém để giới thiệu tác phẩm của mình. “Mà khi ca khúc đó thật sự
được mọi người chấp nhận thì trung tâm họ sẽ bắt đầu từ từ chấp nhận cái tên đó luôn.”

Nhật Ngân gọi đó là một sự đầu tư và là một sự hy sinh đầu tiên để đẩy tác phẩm của mình lên. Hoặc theo
như kinh nghiệm của ông, nếu các nhạc sĩ trẻ muốn được các trung tâm lớn chú ý tới, cần phải làm một băng nhạc
hay một CD “demo” thật hay ở phòng thâu, nhờ những giọng ca tên tuổi thu một hai nhạc phẩm của mình để gửi đến
các trung tâm. Sau khi nghe băng nhạc mẫu đó các trung tân nhạc mới có thể quyết định đưa vào chương trình của
họ hay không. Nếu chỉ gửi đến họ những nhạc phẩm viết hoặc in trên giấy, Nhật Ngân khẳng định kết quả chỉ là
một con số không. Vì theo ông phần lớn các trung tâm nhạc không có khả năng nhìn bài để định giá được vấn đề
nhạc phẩm đó có ăn khách hay không.

Trước vấn đề nhạc trong nước lan tràn tại hải ngoạị

Một vấn đề khác hiện vẫn còn là một đề tài đang được bàn tán tới nhiều là sự lan tràn của nhạc trong nước tại hải ngoạị Trước sự kiện này Nhật Ngân đã đưa ra một số nhận xét của ông về những giọng ca cũng như những sáng tác trong nước. Thêm vào đó là những lý do khiến những trung tâm nhạc tại hải ngoại nhắm vào việc khai thác những tác phẩm đó: “Thật sự thì nhạc trong nước trong thời gian vừa rồi rộ ra ở ngoài, thì mình công nhận là trong đợt đó, trong nước có một số bài có vẻ nghe được, có vẻ ăn khách đối với quần chúng.
Sự kiện được mọi người thích thì cũng đúng thôị Vì bài dễ nghe, có một chiều hướng tương đối khác với
sáng tác bên nàỵ Thứ đến là các giọng ca bên đó rất rất thích hợp với các loại bài đó. Các trung tâm bên
này xử dụng lại những bài hát đó là vì những bài đã được lăng xê rồi, thành họ mạnh bạo thu thanh với những
giọng hát ở hải ngoạị Nhất là vấn đề tác quyền gần như không có, cho nên mọi người đều sẵn sàng làm thôi. ”
Tuy nhiên theo ông sự tràn ngập của nhạc trong nước tại hải ngoại chỉ là một phong trào nhất thời, dấy lên từng đợt và không có khả năng duy trì lâu dài vì “cho tới bây giờ đâu còn bài nào nữa đâu. ”

Nhật Ngân còn nhấn mạnh thêm là dù trong nước có đông người sáng tác thật sự, nhưng không phải lúc nào cũng
có những nhạc phẩm haỵ Riêng đối với những ca sĩ trong nước, ông đã không phủ nhận khả năng về kỹ thuật của
những tiếng hát nàỵ

Yêu đời và thoải mái

Hiện nay sinh hoạt của nhạc sĩ Nhật Ngân là sinh hoạt của một người nhàn hạ, trong niềm hạnh phúc gia đình cùng
với những người con đã thành đạt và một người vợ với công việc làm thường nhật về ngành y tá: “Sinh hoạt
bình thường của tôi là ngoài những giờ thể thao, buổi sáng cà phê ra thì về nhà sáng tác, làm việc.”

Những giờ thể thao như ông nói là những giờ đánh tennis từ sáng sớm đến gần 9 giờ sáng để cố gắng duy trì
sức khỏe tốt sau khi đã bị cắt đi hai phần ba bao tử để ngăn chận sự phát triển của bệnh ung thư vào năm
1992.

Tự nhận mình là một người được nhiều ưu đãi, về mặ.t gia đình cũng như nghề nghiệp, Nhật Ngân – với một
tính tình luôn vui vẻ – có một cái nhìn rất lạc quan về cuộc đời, để từ đó ông tiếp tục sống trong thế
giới âm nhạc mà ông đã đóng góp không ít. Từ tư tưởng lạc quan về cuộc đời đó, lý luận của Nhật Ngân
trong âm nhạc là cuộc sống bao giờ cũng rộng mở trước mặt để ” Cũng vì còn nhiều gắn bó với cuộc đời mà
Nhật Ngân đã thoát được bệnh ung thư bao tự Và từ đó ông còn cảm thấy yêu đời hơn nữa sau 40 năm tạo cho
mình được một gia tài âm nhạc lớn lao.

Back to top button