Mùa Xuân Viễn Xứ

Nguyễn Qúy Ðại

Năm mới đừng để vợ la
Đừng chơi cờ bạc mà ra bót nằm
Chi bằng đi lễ Lăng Ông
Đầu xuân năm mới xin xăm cầu tài
M ồng m ột đi lễ L ăng Ông
Cầu anh đắc lộc bằng trăm ngày thường

Ban nhạc AVT

 

Thời gian trôi qua xuân lại trở về, Một tháng Giêng mở đầu một năm, mọi người với niềm tin và hy vọng mới về những thay đổi tốt lành hơn năm cũ. Chúng ta làm kiếp người lưu vong, với tuổi đời chồng chất thì lòng thương nhớ cố hương và hướng về nguồn nơi chôn nhau cắt rún càng nhiều hơn, nhất là những ngày trời se lạnh. nhớ lại thơì thơ âú những ngày cuối năm cùng mẹ ngồi bên bếp lửa hồng cạnh nồi bánh Tét, bánh chưng sôi sùng sục,

Tết theo truyền thống văn hóa Việt Nam, cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ về ông bà tổ tiên, nhắc nhở con cháu về cội nguồn của giòng họ, của dân tộc như : nước có nguồn, cây có cội, chim có tổ, người có tông. Thế hệ trẻ trưởng thành ở hải ngoại không trải qua những kỷ niệm đẹp và không biết nhiều về phong tục, sinh hoạt trong những ngày xuân như bên Việt Nam. Năm hết, Tết đến” bên quê nhà là dịp nghỉ ngơi, gia đình đoàn tụ. Tháng chạp về mọi người dù giàu, nghèo cũng lo chuẩn bị mua sắm, trả nợ, không để năm mới người ta đòi nợ thì xuôi cả năm như

Khôn ngoan đến nhà quan mới biết
Giàu khó ba mươi Tết mới hay

Tết Tây hay Tết âm lịch mỗi quốc gia sinh hoạt có nhiều nét về văn hoá khác biệt. Ngày 23 tháng chạp ở Việt Nam có tục lệ cúng đưa ông Táo về trời, dù ngày nay người ta xài bếp ga hay bằng lò điện, hình ảnh ba ông Táo chỉ còn lại ở vùng quê nào đó mà thôi. Nhưng các Báo Xuân đều có bài Sớ Táo quân ở trang đầu để mừng xuân, thần Táo tâu trình Thượng Đế chuyện trong năm dưới trần gian lắm bon chen, Con người phải chạy đua hụt hơi theo đời sống, chiến tranh, độc tài, tranh dành quyền lực, thiên tai nghèo đói…

Ngày 23 tháng chạp tiễn Táo Quân về trời, các cụ đã nhắc nhở con cháu chọn đốn cây tre tốt, cao để dựng nêu. Cây nêu cao độ 4 mét, được trảy bỏ nhánh, chừa đọt có lá, treo một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng buộc ngang thân cây cao, có nơi treo trên ngọn mấy chiếc khánh bằng đất nung, gió thổi mạnh chạm vào nhau kêu leng keng.Trồng nêu để trừ ma qủy không dòm ngó, quấy nhiểu. Dưới đất người ta vạch những hình cung tên bằng vôi để ngăn không cho ma quỷ đến quấy phá gia chủ. Sở dĩ phải trồng cây nêu là vì cây càng cao thì bóng của nó chiếu xuống đất càng rộng, càng to hơn, ngày 30 dựng nêu và đến mùng 7 thì hạ nêu.
Tục dựng nêu bây giờ ít phổ thông, dựng nêu để trừ qủy cũng giống như lễ Halloween của người Celt thời cổ Ái Nhĩ Lan, thì 31 tháng 10 là lúc chính thức chấm dứt mùa hè, chấm dứt mùa của sự sống dương gian, vào ngày này những hồn ma vất vưởng chết trong năm đó sẽ trở lại trần thế tìm một người nào đó mà nhập xác để còn được tồn tại sau khi chết. Người dương thế thì lại không muốn bị ma bắt hồn nên đến tối ngày 31 tháng 10 họ tắt đèn, tắt bếp lửa để cho nhà cửa lạnh lẽo như cõi âm. Họ còn mặc quần áo giả trang cho lẫn lộn với đám ma quỉ và khua động khắp xóm làng để đuổi tà ma ..
Tuy nhiên tại Việt Nam ngay nay các khu vui xuân có khi còn dựng nêu bên cạnh cờ đại, cờ phướn mục đích giới thiệu nét biểu tượng độc đáo của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Chiều 30, mọi nhà chuẩn bị mâm cỗ để cúng rước ông bà về chung vui với con cháu trong 3 ngày Tết. Tối 30 mọi người đều về nhà để kịp đón giao thừa.Trong gia đình, người lớn bên tách trà thơm, chờ giây phút thiêng liêng của đêm cuối năm. Theo quan niệm của người xưa, có sinh thì có tử, có bắt đầu thì cũng có lúc chấm dứt.. Thưở xa xưa tin rằng mỗi năm có một vị thấn Hành Khiển coi việc nhân gian, mỗi vị có tên riêng với một vương hiệu, và cũng gọi là Đường-Niên Chi-Thần. Có 12 vị Hành khiển luân phiên kể từ năm Tí đến năm Hợi hết năm nầy sang năm mới một vị Hành Khiển khác thay thế, lễ Trừ tịch tiễn và đón các vị Hành Khiển của năm mới và cũ,, đồng thời cầu cúng cả bản cảnh Thành Hoàng và Thổ điạ Thần kỳ (theo đất lề quê thói) . Đốt một tràng pháo chuột đì đẹt nổ (1) tống cựu nghinh tân. Tiếng pháo nổ giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi người. Xua đi những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn nhịp. Sáng mồng Một người lớn tuổi thường dậy sớm cúng kiến ông bà, trẻ con lăng xăng với bộ quần áo đẹp nhất, mừng tuổi chúc thọ ông bà nhận tiền lì xì.
Ngày Tết ở Việt nam bàn thờ khói hương nghi ngút, ánh đèn lung linh huyền ảo. Mâm trái cây sản vật của quê hương, nào xoài, mãng cầu, đu đủ, vú sữa, quýt, nhãn…thêm hai trái dưa hấu lớn, cặp bánh chưng, bánh tét còn thơm mùi lá chuối. Cành mai vàng hoặc cành đào đặt trước bàn thờ nở nụ xinh tươi, treo những chiếc thiệp xuân, những chậu quốc sai trái màu vàng, những cánh hoa Quỳnh, hoa Thủy Tiên. Mai vàng thường nở rộ hương thơm thoang thoảng, hoa đào thì đẹp nhưng không có mùi hương. Màu vàng đối với người dân là tượng trưng cho mầu cao quý biểu trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, huy hoàng, hoa mai lâu tàn, sau khi bông rụng hết, cành nhánh lại mọc ra những chiếc lá xanh tươi mơn mởn. Hoa mai thuộc loại hoa rừng ở các tỉnh miền Trung, từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa và nhiều người đã bỏ công nghiên cứu lai giống, ghép mai làm Bonsai
Tết về mọi người, hướng đến một tương lai tốt đẹp, làm ăn phát đạt, thịnh vượng. những ngày Tết từ Thành thị đến Thôn quê người Việt đều có những sinh hoạt giống nhau có đủ : thịt, cá, trái cây bánh mứt, trà nước tuỳ theo từng địa phương. Theo cách phát âm của người Nam thì những tên của trái cây như : mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài tạo thành câu “Cầu dừa đủ xài”, (cầu vừa đủ xài). Vì vậy mâm hoa quả ngày Tết mang ý nghĩa mong ước của mọi người được no ấm đầy đủ trong năm mới. Người Nam thường kho thịt heo ba rọi với nước dừa Xiêm, để ăn với dưa chua cũ kiệu.„Thịt mở dưa hành câu đối đỏ, Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh“.
Ở Quảng Nam còn có thêm bánh tổ , bánh in là những đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết, nói chung Tết phải có rượu „Vô tửu bất thành lễ“. Đầu năm con cháu đi mừng tuổi Ông Bà Nội Ngoại thường là chai rượu Đế trên cổ chai có cặp nêm „ Nem chả Hoà vang, bánh Tổ Hội An..Thơm rượu Tam Kỳ „ Bánh chưng thường có ở miền Bắc (2) tại miền Trung và miền Nam thì gói bánh tét chứ không góí bánh chưng, ngoại trừ ở các thành phố lớn như Huế, Đà nẳng, Sàigòn thì có bán cả hai thứ bánh trên.
Phong tục ngày xưa từ giao thừa trở đi, người ta kiêng cữ nhiều việc, không cãi vã lớn tiếng những lời gắt gỏng, những hành động, việc làm thô lỗ như chửi mắng, đánh nhau. Dù có hiểu lầm, thù oán, đố kỵ trong năm cũ thì đến ngày Tết gặp nhau cũng đều hỷ xả giữ hoà khí vui vẻ. “Giận đến chết, ngày Tết cũng vui” Không động đất, không quét nhà, xách nước quét rác (3).. lệ xông nhà cho rằng người “đạp đất” đầu năm có ảnh hưởng đến thời vận làm ăn, sức khoẻ và hạnh phúc gia đình trong cả năm nên gia đình nào cũng mong muốn người “tốt vía” nhanh nhẹn, đứng đắn đến xông nhà ngày mồng Một Tết. Tính tình xấu của người “đạp đất” cũng có thể làm chủ nhà bị xui và tai vạ cả năm. ?? Tục lệ vẫn còn lưu giữ cho đến nay tại các điạ phương.
Người Tàu ở Chợ Lớn ngày Tết thường dùng món canh nấu bằng rong biển để ăn lấy hên đầu năm. Loại rong biển nầy người Hoa gọi là “phát thái” có nghĩa là rau tóc tiên, âm Quảng Đông gọi là “pát-xòi”, đồng âm với chữ “Phát tài” . Họ không ăn bánh chưng, bánh tét như người Việt,Tết thường múa lân-sư-rồng. Họ tin tưởng phải đốt tiền giấy và vàng thỏi bằng giấy cho ông bà, tổ tiên lấy tiền xài ở dưới âm phủ. Đốt cả quần áo, xe cộ, nhà cửa ! Hàng năm phố Hàng Mã Hà Nội tấp nập người mua các món hàng về cúng và đốt .Tạp chí Kinh tế Viễn đông ở Hồng Kông năm qua loan tin dân chúng ở Hồng Kông vẫn được đốt vàng mã khói lên nghi ngút. Người Hoa ở Mã Lai Á cũng chạy đua trong các sáng kiến này. Họ cũng đốt thẻ tín dụng, nhưng kèm theo cả vé máy bay và Giấy Thông hành cho ông bà du lịch, hình thức vé máy bay trông giống như những tập vé của hãng Hàng Không Mã Lai Á. Nhưng tên thì khác, họ gọi là Công ty Hàng không Âm phủ.
Những tục lệ có tính cách mê tín, dị đoan. Nhiều gia đình người Việt cũng ảnh hưởng mua hàng mả cúng và đốt trong dịp tế lễ. Những người đốt vàng mã với tấm lòng thành kính. Họ sẽ cảm thấy trong lòng an vui hơn, khi bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. lúc cha mẹ còn sống đã không phụng dưỡng đầy đủ. Đốt vàng mã cũng giúp cho tấm lòng họ được nguôi ngoai. bớt đi những ân hận, Cũng như những người đi hái lộc đầu năm, lễ Chùa phải đốt cả bó nhang.. tự do của mỗi con người phải tôn trọng, miễn không gây phiền phức cho người chung quanh.
Thời học sinh thường làm Báo Xuân, dự thi văn nghệ tình thầy trò rất cỡi mở gắn bó một kỷ niệm khó quên. Mỗi địa phương có bản sắc văn hoá đặc thù riêng trong những dịp xuân về như : hát Bộ, chơi Bài-Chòi, Tôm-Cua-Bầu-Cá, Tài-xiểu, đá-Gà, đánh-đu .. trẫy hội Chùa Hương. Ở Quảng Nam nhiều nơi còn Hát Bộ như một truyền thống (đoàn hát là bà con, anh em con cháu). Những ngày xuân làm rạp hát trước các đình làng để trình diễn, tiếng trống chầu vang dội khắp nơi, Hội Bài-Chòi ở Bình Định được phổ biến rộng đến các tỉnh miền Trung.
Miền Lục Tỉnh thích Cải lương trước năm 1975 phong trào các phim tình cảm, lả lướt lãng mạn Tây phương, phim Kiến Hiệp võ thuật Trung Hoa chiếm thị trường thành phố, các đoàn Cải lương một thời nỗi tiếng như : Tiếng-Chuông-Vàng-Thủ Đô, Hương-Muà-Thu , Thanh-Minh-Thanh-Nga …phải lưu diễn các tỉnh miền Tây các chợ, Đình làng đều có thể làm rạp và hát suốt cả tháng Giêng.
Tết ở Tây phương không vuì như Tết bên quê nhà, dù đời sống phồn vinh đầy đủ tiện nghi, nhưng ngày Tết khó tìm lại không gian và thời gian như ở quê nhà. Vì tết Âm lịch rơi vào ngày làm trong tuần, con cháu đi học, đi làm nếu mình nghỉ một ngày phép Mùng Một ở nhà cùng vợ đi chợ, nấu cúng trên bàn thờ có nhang thơm mùi trầm, đầy đủ rượu, thịt, bánh Tét, mứt, trái cây nhập cảng, nhưng cảm thấy buồn thiếu hình ảnh của tuổi thơ, những người thân thương trong gia đình, bà con dòng tộc và bạn bè xưa .
Đầu năm những người lớn tuổi đôi khi bói Kiều, để luận bàn việc tốt xấu trong năm tới, các bà, các cô tin về bói toán xin xăm, nên các Chùa như Lăng Ông Bà Chiểu các thầy bói thường lợi dụng vế lý số, đoán vận mệnh…dù ngày nay đời sống văn minh, nhưng không tránh khỏi người nhẹ dạ tin lời thầy bói nói láo ăn tiền :

Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng không gái thì trai

Ca dao

Những kỷ niệm đã đi vào quá khứ xa khơi, nhưng mỗi dịp xuân về nghe các nhạc phẩm về xuân , lòng mình cũng cảm thấy nao nao, trước những năm 1975 người dân miền Nam đều mơ ước hoà bình, dù những lần ngưng bắn ngắn hạn cũng đem lại cho mọi người một niềm vui và những lời chúc mừng

Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mong anh N ông phu vui lu á th êm t ư ơi
Người thương gia lợi tức
Người công dân ấm no
Thoát đời gian lao nghèo khó

……
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê h ương yên vui
Đợi anh về trong chén đầy vơi…

Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới…

Ly rượu Mừng, Phạm Đình Chương

Thưở ấy người lính chiến ở những tiền đồn heo hút ăn gạo sấy, nhưng vẫn vui xuân trong trách nhiệm và bổn phận làm trai thời loạn. Những lá thư cuả các em học sinh gởi đến chia xẻ một nỗi buồn xa vắng đêm xuân, món qùa tinh thần hậu phương an ủi người lính không thể về đoàn tụ trong những ngày xuân,

Con biết không về mẹ chờ em trông
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng chào xuân chiến trường
Không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này không về…

Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân

Hoà Bình đã về thống nhất Quê hương, nhưng những muà xuân đi qua chúng ta phải vào trại tập trung cải tạo..và rời bỏ Quê hương !! Sống cuộc đời lưu vong, Nhưng Cộng Đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Tết theo truyền thống văn hoá Việt Nam, Các chợ bán đủ bánh mứt, trái cây, bánh chưng, bánh tét.. Đêm văn nghệ mừng xuân các bà, các cô với áo dài duyên dáng yêu kiều, bên cây mai vàng nở rộ, nhưng không có mùi hương (hoa mai ni lon)
Dù các con của mẹ Việt Nam không về quê ăn Tết, nhưng luôn luôn tôn trọng danh dự và trách nhiệm, không bao giờ phản bội Quê hương, và tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến, cùng giai đoạn lịch sử đau thương chưa khép kín !!

Tham khảo thêm tài liệu
(1)Đốt pháo có tích như sau: ngày xưa, trong số các hung thần hay quấy phá người Việt, có một đôi vợ chồng hung thần quỷ quái đạt biệt quỷ quái và dữ tợn. Đó là thần ông A-Ná, và thần bà Na-Á. Những ngày đầu năm, lợi dụng các thần tốt thường phù hộ loài người lên chầu trời, cặp hung thần này quấy phá gấp bội. Không có gì ngăn cản nổi cặp Ná-Á ngoại trừ ánh sáng và tiếng ồn ào. Cho nên cứ đến 30 tháng Chạp, dân chúng đốt đèn sáng trong nhà và đốt pháo nổ thật dòn, hy vọng ánh đèn, tiếng pháo nổ sẽ làm cặp hung thần Ná-Á cùng lũ quỷ khác hoảng sợ bỏ chạy. Ngày nay đốt pháo không phải để trừ ma quỷ..

(2) Bánh chưng
Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang, phường.

(3) Tại sao không hốt rác trong ngày tết
Ngày xưa, có một người lái buôn tên Âu Minh. Một hôm đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần tặng cho một người tớ gái là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi. Từ đó làm ăn phát đạt, chẳng bao lâu tạo nên cơ nghiệp vĩ đại. Nhân một ngày Tết, Âu Minh lỡ tay đánh Như Nguyệt. Như Nguyệt sợ hãi chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn sa sút. Người ta tin tưởng Như Nguyệt là Thần Tài. Do đó mới có lệ kiêng hốt rác trong ba ngày Tết, sợ. lỡ hốt cả Thần Tài ra khỏi nhà

 

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button