Một thiên tài thi ca: Hoàng Trúc Ly
Phương Triều
XuQuang.com:
-
Hoàng Trúc Ly tên thật là Đinh Đắc Nghĩa, sinh năm 1933 tại Đà Nẵng, có bằng
tú tài Pháp. -
Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ duy nhất Trong Cơn Yêu Dấu và một số các thi phẩm
khác đăng rải rác trên các báo, tạp chí, tập san ở Nam Việt Nam. -
Thơ ông có nhiều sáng tạo xuất thần trong cách sử dụng ngôn ngữ, dùng phong
cách và kỹ thuật Tây phương nói lên triết lý Đông phương. -
Nhận xét của nhà văn/thơ/triết gia Phạm Công Thiện :”Thơ Hoàng Trúc Ly có ma
lực kỳ quái của những câu phù chú. Đối với Hoàng Trúc Ly, ngôn ngữ hãy còn
mới tinh. Mỗi chữ đều mang một linh hồn, mỗi chữ là một sinh vật. Tôi gọi
Hoàng Trúc Ly là thi sĩ lớn, là nhà thơ bậc thầy của thi ca hiện đại”.
Hoàng Trúc Ly qua đời sau 1985 tại
Việt Nam
Vào những năm 1968-1970, nhà văn Sĩ Trung (hiện ở Pháp), nhà báo Ngô Tỵ (nguyên Tổng thư ký Tòa soạn nhựt báo Tia Sáng của ông Nguyễn Trung Thành) và tôi thường hú hí ở quán Bảy Nở, đường Lý Nam Đế. Quán Bảy Nở còn được gọi là quán Cây Lài, vì chung quanh có nhiều cây lài to, caọ Bảy Nở có hai món nhậu độc đáo là bò tái chanh với nước chấm làm theo kiểu Indonesia, và gà nướng chaọ Cả hai món đều dùng với cọng rau muống ướp lạnh, dòn dòn. Khi nào muốn đổi không khí, chúng tôi tạt qua quán Cây Lý, ở cách quán Cây Lài chừng ba trăm mét để thưởng thức rượu Cây Lý trứ danh lại rẻ tiền và món bọc dê nấu theo kiểu Ấn. Thỉnh thoảng có thêm một số nhà văn, nhà báo tới tham gia, trong số đó có nhà văn Trần Thanh. Trần Thanh là Trung tá Tùy viên của Trung tướng Đỗ Cao Trí, nổi tiếng với tác phẩm “Mùa rụng lá xanh”. Trần Thanh tử nạn trước năm 1975.
Sĩ Trung đang ăn khách với những truyện dài đăng trên một số nhựt báọ Ông là một người hiền lành, giàu tình cảm. Thường khi ngà ngà men rượu, nói tới chuyện gì cảm động thì ông… khóc! Nhà báo Ngô Tỵ thường can:
– Thôi mày!… Đừng khóc nữa! Mày khóc một hồi, tao se ~khóc theo màỵ
Ngô Tỵ, nguyên giáo sư Trung học Tư thục Huỳnh Long, thường có lối nói đùa rất ý nhi.. Hồi mới viết văn, ông có bút hiệu là Ty.. Sau, theo lời khuyên của bạn bè, ông dùng bút hiệu Ngô Tỵ, có khi đổi lại là Tô Nghi.. Ngô Tỵ thỉnh thoảng viết truyện ngắn với bút hiệu Kim Thự Ông đã từ trần tại Sàigòn hồi cuối năm 2000. Ngà ngà hơi men, Ngô Tỵ thường ngâm nga:
Buồn rớt những đêm vào đáy rượu
Chòng chành sóng dậy ở bờ ly…
Chúng tôi làm báo, nhưng ngồi với nhau lại hay nói về Thợ Và, người bạn mà chúng tôi thường nhắc tới là Hoàng Trúc Lỵ
Năm 1957, tôi học chung lớp với Lâm Tường Dũ. Thấy Dũ làm thơ được đăng trên báo, tôi khoái quá, bèn bắt chước. Nhưng tôi làm thơ… dở ẹt! Tôi gởi đến báo hơn mười bài, chỉ được trích đăng… hai câu trong mục “Duyên Thơ”! Nhưng hai câu “thơ” được đăng báo đầu tiên đó đã ràng buộc tôi vào nghiệp dĩ. Tôi bắt đầu quen biết Phan Yến Linh (tức ký giả Thái Châu, nguyên Thư ký Tòa soạn nhựt báo Trắng Đen của ông Việt Định Phương, trước năm 75), Phương Hà, Nguyễn Ngọc Mẫn, Hoàng Trúc Ly, Hoài Điệp Tử, các họa sĩ Hà Cẩm Đường, Hà Phương Lang, Hoàng Nhung…
Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, thơ Hoàng Trúc Ly rất nổị Về Hoàng Trúc Ly, có rất nhiều chuyện kể, mà chuyện nào cũng độc đáọ Hoàng Trúc Ly là người trầm lặng, ít khi ông thố lộ về đời tư và tâm sự chuyện gì với bạn bè. Định mệnh khắc nghiệt đã đến với thi sĩ Hoàng Trúc Ly khi ông còn là một sinh viên Luật. Đang học hành ngon trớn thì cái đồng hồ một kim của ông không chạy nữạ Chiếc kim đồng hồ của ông vĩnh viễn chỉ đúng sáu giờ chiềụ Ông chán học và ông tuyệt vo.ng. Bạn bè nói ông bị ẩn ức, bị dồn nén. Ở ông, bắt đầu hình thành vóc dáng một thiên tài thi cạ Tôi không dám nói thiên tài thi ca của Hoàng Trúc Ly do bởi chiếc kim đồng hồ luôn luôn chỉ sáu giờ, vì nói vậy là xúc phạm đến thi ca, nhưng có thể nói là phần nào bắt nguồn từ sự đau khổ của ông. Chữ nghĩa bình thường, dưới ngòi bút của ông bỗng trở thành trác tuyệt:
Người yêu tóc xõa tròn vai
Nửa đêm da thịt quên cài áo khuya
Hoặc:
Tôi thương người anh không biết khóc,
Đêm nay nước mắt lại lưng tròng.
Về Huế:
Khi em về nón Huế có nghiêng thơ
Dòng nước Hương Giang chảy lững lờ
Có phải em sầu thôn Vỹ Dạ
Hay hồn lăng tẩm tiếc thương vuả
Về nữ ca sĩ Thanh Thúy:
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay vời âm thanh
Giọt buồn chẻ xuống hồn anh
Lắng nghe da thịt tan tành xưa xạ
Về những người con gái yêu thi sĩ mà không hiểu được
tâm bệnh của thi sĩ:
Trả lại người trái tim ngu dại
Đã yêu thương một cách khù khờ
Không dám hôn sợ trầy trinh tiết
Để cuối cùng người trách vu vợ
Nhiều lần ngồi cụng ly với nhà thơ Cung Trầm Tưởng ở thành phố St. Paul, Minnesota, tôi nhắc đến Hoàng Trúc Lỵ Ông Cung Trầm Tưởng nói rằng đề cập đến thi ca miền Nam sau 1954, không thể không nhắc đến Hoàng Trúc Lỵ Ông Cung Trầm Tưởng đề nghị tôi viết bài về Hoàng Trúc Ly và đăng lại những bài thơ của thi sĩ quá cố nàỵ
Khoảng cuối thập niên 1950, khi chúng tôi còn… phất phơ ở khu vực xóm Sáu Lèo và ngả tư Quốc tế Đề Thám – Bùi Viện, Hoàng Trúc Ly rất thích có một người đẹp ngồi trước mặt. Ông có thể vừa hút thuốc lá, vừa ngắm người đẹp hàng giờ, không nói câu nàọ Muốn có “người mẫu” đẹp thì phải thuệ Nhưng dạo đó anh em hết sức eo hẹp về tiền bạc. Thơ đăng báo không có nhuận bút. Chỉ nhờ vào truyện ngắn. Nhưng lâu lâu anh em mới bán được một truyện. Số nhuận bút ít ỏi này có thấm vào đâụ Thời gian đó, chúng tôi thường tụ hội trên một căn gác hẹp ở hẻm Nguyễn Văn Dụng, do Hoài Điệp Tử đứng tên mướn. Muốn tới căn gác này, có thể đi vào bằng ngõ Trần Hưng Đạo hay ngõ Bùi Viện. Tiền thuê nhà thiếu chịu cả năm. Tiền cơm, tiền cà-phê, thuốc lá ghi đầy sổ mấy cái quán gần đó. Lâu lâu mới có tiền nhuận bút một truyện ngắn thì nhằm nhò gì. Nhưng cũng phải trang trải phần nào để giữ “uy tín” mà… ghi sổ tiếp! Vì thế, anh em hội ý với nhau là mỗi lần lãnh nhuận bút, không nên cho Hoàng Trúc Ly biết. Mời ông đi ăn, cứ nói là ghi sổ. Ông biết được anh em có tiền, ông nằng nặc đòi thuê cho kỳ được “người mẫu” để ông ngắm. Không làm theo ý ông thì cả ngày, cả đêm không có người nào được yên ổn với ông. Ông ngồi trước mặt người đẹp, thả khói thuốc lá liên tục, mặt đờ đẫn ngẩn tò te như người mất hồn, mất víạ Anh em bực lắm. Người nào cũng đói bụng, cùng thèm cà-phê, thuốc lá, vậy mà đành ngồi nhìn ông… đốt tiền (!)
Có người đẹp trước mặt, nhà thơ Hoàng Trúc Ly cóc thèm nói chuyện với bạn bè. Ông cứ ngồi lặng lẽ như thế. Ngồi hoài…
Dạo đó, anh em thường hút thuốc Rubỵ Có câu: “Troa dách cách ru-by” (nói theo tiếng Pháp ba-rọi là 3 đồng 4 điếu Ruby). Vậy mà ông cứ đốt thuốc liên tục. Sau này, nhà thơ Hoàng Trúc Ly còn có thêm tật mê ca sĩ. Ông “mê” tiếng hát của nữ danh ca Thanh Thúỵ Chuyện này nhiều người biết. Ngoài ra, theo lời nhà thơ Tô Thùy Yên, nhà thơ Hoàng Trúc Ly còn “mê” nữ nghệ sĩ Huyền Trân. Huyền Trân là một nghệ sĩ đẹp tài hoa, hát chèo cổ, hò và ngâm thơ giọng Huế hay theo lối sa mạc của người Nam đều tuyệt vờị
Hoàng Trúc Ly chỉ làm thơ, không chịu viết truyện ngắn. Ông còn sỉ vả chúng tôi: “Chúng mày nô lệ đồng tiền. Tao, không!” Có một thời gian, tôi làm Thư ký Tòa soạn một tờ tuần báo, thấy Hoàng Trúc Ly đang rách, tôi đề nghị ông chủ nhiệm mời Hoàng Trúc Ly phụ trách trang thợ Từng biết tên tuổi Hoàng Trúc Ly, ông chủ nhiệm mừng lắm. Tôi xin một cái hẹn buổi sáng. Khi tôi đưa Hoàng Trúc Ly tới thì ông chủ nhiệm ngủ chưa dậỵ Viên quản lý yêu cầu chúng tôi ngồi chờ. Hoàng Trúc Ly nổi sùng, văng tục: “Me…. cái thằng trọc phú khinh ngườị Thôi về!”.
Và, ông về thật! Tôi nói cách gì, ông cũng gạt đị Và, ông tiếp tục… rách.
Thi sĩ Hoàng Trúc Ly sống như thế đó. Lần lượt chúng tôi trở thành ký giả chuyên nghiệp, có tí tiền rủng rỉnh. Điểm hẹn hò chúng tôi thường là nhà hàng Thanh Thế. Hoàng Trúc Ly không ngồi với chúng tôị Ông ngồi một mình ở nhà hàng Kim Sơn, gần Thanh Thế. Ông thường ngồi ở đó từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Ông lặng lẽ nhìn ra đường, uống hết chai “33” này đến chai khác. Anh em bận rộn nghề nghiệp nên ít đến với ông. Chúng tôi mời ông qua với anh em ở Thanh Thế thì ông từ chốị Ông cứ ngồi ở Kim Sơn. Ông sống với thế giới riêng của ông. Nhiều bạn bè tới trước mặt ông, ông tỉnh bơ, không chào hỏi ai cả. Trong khoảng thời gian này, nhiều bài thơ trác tuyệt của Hoàng Trúc Ly đã ra đời, cho đến khi trên tạp chí Nhân Loại, ông Tam Ích viết một bài về Hoàng Trúc Ly, đánh giá Hoàng Trúc Ly là một thiên tài thi cạ Từ đó về sau, không thấy ông làm thơ nữạ Bạn bè có người nói, ông khoái quá, ông tự mãn nên ông không làm thơ được nữạ Tôi không nghĩ vậỵ Ông có cuộc đời không giống aị Ông không có cái tự mãn tầm thường đó. Nhưng lý do tại sao ông không làm thơ nữa thì ông không nóị Chúng tôi nghĩ là ông đã mất phong đô.. Nhà văn, nhà thơ tới lúc không còn phong độ thì ngưng viết là điều hợp lý.
Vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, Hoàng Trúc Ly… viết văn! Viết tiểu thuyết. Và ông trở thành cây bút ăn khách. Thời gian này ông cặp kè với Ngọc Tú (tức Ngọc Thứ Lang người dịch cuốn “Bố Già”). Hoàng Trúc Ly cặp kè với Ngọc Tú và hít-tô-phe (thuốc phiện). Hai ông thường trực ở một con hẻm, đường Phạm Ngũ Lão, bên cạnh Thư Lâm Ấn Thư Quán. Đầu hẻm có quán bà Năm Đen, cũng là một điểm tụ hội thường xuyên của các anh em nhà văn, nhà báọ Hai ông Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú đều không vợ, không con và cũng không có… nhà cửạ Hai ông rất tương đắc. “Hít” xong một cặp, một trong hai ông, có khi cả hai ông, ra ngồi uống bia với anh em. Uống bia một hồi giả hết thuốc, lại trở vào làm cặp nữa, rồi lại trở ra uống biạ Trong câu này tôi dùng hai lần tiếng “lại” để quí vị thấy được cái vòng lẩn quẩn này cứ tái diễn hoàị Thông thường, người “hít-tô-phe” không uống được bia, rượụ Nhưng hai ông Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú lại “hít được, uống được”. Thế mới độc đáo! Thế hai ông mới tương đắc với nhaụ Ba tiếng “hít-tô-phe” hình như do nhà báo Tô Văn Trần Đức Lai đặt rạ Đó là đọc trại ba tiếng… “hít cho khỏe” (!).
Khu vực Phạm Ngũ Lão ăn thông qua đường Đề Thám, Bùi Viện, nối với xóm Sáu Lèo ở đường Hoàn Lương.
Thời gian đầu, khi từ quê Sađdéc lên Sàigòn sống với thân phụ, tôi có ở khu vực này 11 năm. Nhà thơ Phan Yến Linh cũng ở đây khá lâụ Khu vực này thật phức tạp, ồn ào, hầu như không có ranh giới giữa ngày và đêm. Giờ nào cũng có người ngủ và người thức. Cách vài tiếng đồng hồ lại có một cuộc ấu đả, đánh ghen, đôi khi đổ máụ Nhà tôi ở gần nhà nghệ sĩ Minh Chí. Những người hâm mộ cổ nhạc chắc còn nhớ, từ thập niên 1950, tên tuổi của đôi nghệ sĩ Việt Hùng – Minh Chí đã nổi như cồn. Nhà thơ Phan Yến Linh lúc đầu ở trọ nhà một người bạn, đối diện nhà nghệ sĩ Minh Chí, sau dọn về ở với tôi và đã theo… ám ảnh tôi suốt mấy năm. Hai tiếng “ám ảnh” là của Phan Yến Linh. Hễ ai hỏi ông đang ở đâu thì ông đáp: “Lúc này tao đang… ám ảnh Phương Triều”.
Khu vực chúng tôi ở có rất nhiều động “chị em ta” và động “hít”. Nổi tiếng nhứt là động “hít” của bà Nương. Nhà văn Lê Văn Trương mà tên tuổi lẫy lừng vào những thập niên 1940 và 1950, trong những năm cuối đời đã thường lui tới động “hít” của bà Nương, ở con hẻm 217 đường Đề Thám. Tiền bối Lê Văn Trương lúc đó rất nghèọ Ông là một nhà văn hết thời, không còn được mời mọc, săn đón nữạ Ông thường lặng lẽ lê chân trên những con đường chung quanh khu vực Phạm Ngũ Lão – Đề Thám và xóm Sáu Lèọ Đôi vai chở nặng những nghiệt ngã của thời gian và tình đời, đã nghiêng xuống. Dáng ông trầm uất, nặng nề. Nhà văn Lê Văn Trương đó!… Nhà văn một thời có những tác phẩm đã làm say mê hàng triệu độc giả từ Bắc chí Nam. Nhưng, những ngày tháng đó, ông có còn gì nữa đâu, ngoài một tâm tư nặng trĩu u hoàị Sự đào thải tàn khốc của thời gian đã không bỏ qua một cây bút tài hoa! Tôi nghĩ, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, danh ca… thường có số phận không khác nhau mấỵ Một khi đã xuống sức, mất phong độ là rồi đời! Người thưởng ngoạn đầy nhiệt tình nhưng cũng không thiếu sự vô tình. Họ có thể cuồng nhiệt lăn xả vào thần tượng chỉ để xin một chữ ký, nhưng cũng sẵn sàng ném cà chua, trứng thối, kèm theo những tiếng huýt sáo, la ó một khi thần tượng của họ xuống sức. Danh thủ các bộ môn thể thao chắc cũng vậy thôị
Không biết thú vui nuôi mèo có từ lúc nào mà dạo đó ở nhà ông Lê Văn Trương luôn luôn có vài chục con mèọ Đủ màu sắc, tam thể, nhị thể, mun, mướp… Cha tôi có quen biết hai nhà văn Phú Đức và Lê Văn Trương. Nhà văn Lê Văn Trương thích nuôi mèo; nhà văn Phú Đức thích nuôi chim.
Khu vực tôi ở sát cạnh “ngả tư quốc tế” (tức ngả tư Đề Thám – Bùi Viện) và gần đó, trên đường Bùi Viện lại có hậu trường rạp Nguyễn Văn Hảo, nơi các đoàn cải lương thay phiên nhau trình diễn. Thuở nhỏ tôi cũng hâm mộ cải lương. Hồi mới từ Sađdéc lên Sàigòn, tôi đã nhiều phen hú vía vì những náo động của xóm tôi ở. Nửa đêm, đang chập chờn trong giấc ngủ, tôi bàng hoàng ngồi dậy, tông cửa chạy ra, vì những tiếng la thất thanh, đại loại như:
– Trời ơi! Việt Hùng đã đâm Minh Chí chết queo rồi!…
Cái tin thật động trời! Vậy mà những người hàng xóm vẫn cười tỉnh bơ, hỏi:
– Đâm trúng đâu, mậỷ
Thằng nhỏ đáp, cũng… tỉnh bơ:
– Trúng ngay bịch màu, chớ trúng đâu! Minh Chí sống lại đi ăn cháo với Việt Hùng rồi!
Cứ như vậy đó! Gần một năm sau, tôi mới quen với cái nếp sống của xóm nàỵ Từ hồi còn trẻ, tôi đã bị chứng mất ngủ, mãi cho đến bây giờ. Ít khi tôi ngủ được quá 5 tiếng đồng hồ một đêm. Do vậy, dạo đó tôi vô cùng khốn khổ vì sự ồn ào trong xóm. Phan Yến Linh vốn là người hết sức vô tự Nằm xuống, chưa đầy hai phút thì ông đã ngáy như sấm. Trong đời, tôi sợ nhứt là tiếng ngáy của Phan Yến Linh. Tiếng ngáy của ông không đều đều, mạch lạc như người khác. Có lúc ông ngáy giọng cao, có khi ông xuống giọng thấp. Lại có khi ông ngưng gần 5 phút, không ngáỵ Mang chứng mất ngủ kinh niên, nằm cạnh ông, nhiều khi tôi muốn phát điên. Cả đêm tôi cứ phải theo dõi tiếng ngáy của ông. Trời cao, đất dày đã cho tôi một ông bạn thân quỉ sứ này để hành hạ tôị Rồi đang lúc ngáy ồ ồ, ông… mở mắt ra, hỏi tôi:
– Sao mày không ngủ đỉ Mày cứ thức rình tao hoài làm sao tao ngủ được?
Tôi tức mình muốn dộng cho ông một đạp. Ngủ riêng thì không thể. Nhà chỉ có hai cái giường. Cha tôi ngủ một giường. Còn một cái kê gần cửa ra vào thì dành cho tôi ngủ và tiếp bạn bè… năm châu, bốn biển (!). Nếu có thêm một, hai người bạn thì cứ dùng cái giường làm hộp cá mòị Nhưng ít có ai dám ngủ đến đêm thứ hai sau khi nếm qua cái tiếng ngáy vô tiền khoáng hậu của Phan Yến Linh. Lì nhất là ông bạn thơ Minh Châu (kiêm ca sĩ, cùng thời với Việt Ấn), vậy mà sau khi cầm cự được ba ngày, Minh Châu cũng phải cuốn vó. Nhưng, những người bạn đó không đi luôn. Lâu lâu cần… một đêm mất ngủ thì lại lò dò tới, thức nói chuyện cả đêm, mặc tình cho Phan Yến Linh muốn ngáy sao thì ngáỵ Trương Đạm Thủy nói:
– Không phải nó ngáy đâu! Nó gáy!… Tụi bây để ý con dế xem. Cốt thằng Phan Yến Linh là con dế.
Hoài Điệp Tử thêm:
– Nhưng nó là con dế cơm. Nó gáy nghe nhức cái lỗ taị
Có thể nói, cái xóm tôi ở là cái lò sản sinh ra những ông tiên nâu trẻ. Mấy ông nhóc, tuổi từ mười hai đến mười lăm làm nghề ma-cô, dắt mối cho mấy động “chị em ta”. Thấy mấy ông nhóc thức đêm hành nghề buồn ngủ ngáp lên, ngáp xuống, mấy bà chủ động “hít” bèn dụ dỗ:
– Tụi bây chỉ cần hít một cặp là tỉnh táo cả đêm, không sợ mệt mỏị Thế là mấy ông nhóc thử chơị Thử riết rồi ghiền luôn. Nhà thơ Phan Yến Linh cũng có thử, nhưng không ghiền. Tôi thì không đời nào dám léng phéng với nàng tiên nâụ Tôi đang “để ý” một cô bạn nữ sinh trong xóm. Cô thường hăm he tôi:
-Anh mà nhào vô cái món đó là em… oánh anh chết!
Xin trở lại với Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú, hai nhà văn đang ăn khách. Hai ông viết “feuilleton” (truyện dài đăng từng ngày) trên nhựt báọ Truyện đăng xong được bán cho nhà xuất bản, in thành sách. Thời gian đó, muốn làm chủ nhà xuất bản phải có bản lãnh và biết tính toán. Một số chủ nhà xuất bản tính thế này: Nếu sách in xong, phát hành đi các hiệu sách trên toàn quốc thì bán chậm và ế ẩm, thâu hồi vốn được cũng phải mất thời gian khá lâụ Chi bằng bán cho các nhà cho thuê sách (khoảng 400 nhà) tại Sàigòn, Chợ Lớn, Gia Đi.nh. Bán được 400 cuốn thì coi như huề vốn. Số còn lại đem bán “sôn”. Bán đại hạ giá. Tiền lời là ở phần nàỵ Lời ít nhưng mà chắc ăn, thâu tiền ngay không bị chôn vốn. Chủ nhà xuất bản mua truyện của hai ông Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú là một anh Ba, nói tiếng Việt không rành. Ông ta cóc cần biết văn chương, chữ nghĩa của hai ông như thế nàọ Bởi vậy mới xảy ra nhiều chuyện… đau đớn! Thí dụ, ông chủ nhà xuất bản ấn định mỗi đầu sách chỉ in 16 tập. Cứ sắp chữ đến trang cuối tập thứ 16, ông ta để chữ “HẾT’, cóc cần đoạn kết! Từ giữa thập niên 1960 loại truyện ma quỉ rùng rợn đang ăn khách. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly trở thành… “vua” của loại truyện ma quỉ! Lúc đó cũng là thời điểm ăn khách của các tác giả Nghiêm Lệ Quân, Người Khăn Trắng…
Viết đến đây, tôi không khỏi ngậm ngùi, xót xạ Khuôn mặt xanh xao, tiều tụy của Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú vẫn còn chập chờn trước mặt tôị Thi sĩ Nguyễn Vỹ nói câu bất hủ: “Nhà văn An Nam khổ như chó”. Nhưng đó là cái khổ vật chất. Còn những hệ lụy khác. Hai ông Hoàng Trúc Ly và Ngọc Tú viết truyện ma lâu ngày lại trông giống như… hai con ma! Vật vờ, thất thểu…
Năm 1966, tôi đã vào quân đội, thỉnh thoảng ghé lại quán bà Năm Đen để gặp bạn bè. Hầu như gặp đủ mặt ở đó. Thường xuyên có Khánh Giang (Thư ký Tòa soạn Tạp chí Thời Nay), Dương Trữ La, Mai Xuân Đạo, Anh Thoại (thật ra là Thại, biên tập viên của Đài phát thanh Sàigòn), Thanh Việt Thanh, Tống Minh Phụng, Lâm Tường Dũ, Huỳnh Văn Mạnh (phu quân nữ ký giả Song Thi, phóng viên đài VOA), Huỳnh Thanh Tòng, Lê Trường Ly, Nguyễn Thu Minh và Hoàng Thắng (tạp chí Phổ Thông), Trần Xuân Thành (Cục Tâm Lý Chiến), nhạc sĩ Anh Việt Thu (tác giả “Tám Điệp Khúc”), Phượng Hải, Phan Yến Linh, các họa sĩ Hoàng Nhung, Diệp Đình… Tại quán này, có một hôm anh em uống bia tới hết tiền. Giờ chót, một thằng nhỏ đem lại một tập vé số cặp 8, nài nỉ mua dùm vì gần tới giờ xổ số. Không ai còn tiền, trừ nhà báo Đ. Ông Đ mua một tấm, trúng lô độc đắc 5 triệu đồng (còn 7 tấm kia không biết ai trúng, không phải chúng tôi). Dạo đó, một chiếc xe Mazda 1500 mới cáu cạnh, giá chỉ có một triệu haị Số nhà văn, nhà báo đen như vậy đó. Hoàng Trúc Ly chửi đổng: “Mẹ kiếp, ông mà trúng cặp 8, bốn chục triệu, là ông dẫn tụi mày đi khắp các nhà hàng ăn nhậu đến khi nào tụi mày chịu hết nỗi, vừa khóc vừa năn nỉ ông mới cho về”. Ông chỉ nói dóc chơi thôị Có tiền, ông nướng trên đèn dầu phọng chớ đời nào ông mua vé số.
Tại quán bà Năm Đen, nhà văn Dương Trữ La ra qui định: Uống “33” (loại bia trứ danh hồi đó) phải bằng nhau, không được ăn gian. Có lần ông bạn thơ Phượng Hải ghé lại quán. (Phượng Hải thuộc Trúc Lâm Thi Xã cùng với thi sĩ Bút Trà (phu quân bà chủ nhiệm báo Saigon Mới), thi sĩ Hồng Tiêu (phu quân nữ sĩ Tùng Long), Hoa Đường v.v…). Dương Trữ La gọi:
– Chị Năm ơi, cho mỗi người thêm một chaị Riêng Phượng Hải thì mười hai chaị Nãy giờ tụi này uống 11 chai rồi!
Phượng Hải nhăn nhó thì Dương Trữ La trợn mắt:
– Không chấp nhận thì đi chỗ khác chơị Không có chuyện tới đây… đá gà chết!
Thời gian sau, làm ăn khấm khá, Dương Trữ La uống Martell và Hennessy chớ không uống bia nữạ Một số anh em khác cũng đổi qua rượu ma.nh. Trong đó có người được bạn mời uống bia, đã rót bia vào ly rồi đem ra đổ xuống gốc câỵ Bạn hỏi thì anh ta trả lời rằng:
– Tao không thích làm trung gian. Bia vào bụng tao rồi lát nữa cũng ra gốc câỵ Thôi thì cho nó đi thẳng, khỏi mất công chở nă.ng.
Anh bạn đó sau 75 đã chết vì uống quá nhiều rượu đế, loại rượu nấu bằng khoai lang khoai mì, có chấm thuốc rầy cho rượu trong vắt.
Cái nết uống rượu của Dương Trữ La… thật là phóng khoáng. Có bao nhiêu tiền cũng uống hết và đãi bạn. Hết tiền thì ghi sổ. Có lần, bà Ái Liên (bà xã của Dương Trữ La) khóc nức nở, dậm chân kêu Trời vì đưa một số tiền cho ông đi đóng hụi, dọc đường gặp bạn, ông cao hứng tấp vào quán uống tới khi không còn một đồng nào trong túị Cùng một cái nết với Dương Trữ La còn có nhà văn Không quân Dương Hùng Cường tức Dê Húc Càn và Ph. Tr. (tay trống cự phách, đứng thứ nhì ở Việt Nam, chỉ sau Huỳnh Anh). Dương Hùng Cường bán sách cho nhà xuất bản. Nhà xuất bản giao tiền. Có tiền rủng rỉnh thì không đời nào Dương Hùng Cường về nhà ngaỵ Ông đi kiếm bạn. Và khi về đến nhà thì trong túi ông không còn một cắc. Bạn bè biết ý nên sau này chỉ giao cho ông một số, phần còn lại thì giao tận tay vợ ông.
Ph. Tr. thì muôn năm mang hàm răng sún. Bà xã ông bao lần đưa tiền cho ông đi làm răng, ông đều cúng hết cho thần Lưu Linh. Cuối cùng, bà xã ông phải đích thân dẫn ông tới nha sĩ và giao hẹn: – Ông làm răng cho ổng. Tôi trả tiền.
Vậy mà không hiểu, Ph. Tr. dụ dỗ ông nha sĩ thế nào mà ông nha sĩ nhận tiền xong rồi trao lại cho… Ph. Tr.! Dĩ nhiên là mấy cái răng khỏi trồng.
Cái ngông của nghệ sĩ kể hoài không hết. Theo đoàn văn nghệ VNCH đi trình diễn ở Lào, hai ông Ph. Tr. và Qụ buổi tối ngoéo tay nhau mò xuống quán rượụ Một em bước tới mời rượụ Ph. Tr. gọi:
– Martell.
– Hai người hai lỷ
– Không. Tôi, một chaị
Em quay sang Qụ, Qu búng tay:
– Tôi cũng một chai!
Thế là cả quán bia ôm náo đô.ng. Chưa từng có người khách nào vào quán loại này dám gọi một mình một chai Martell. Các em bu lại đông như kiến vì tưởng gặp được… hai ông vua dầu hỏa! Kết quả, đêm đó hai ông bị lột sạch, sáng nằm chèo queo vì không có tiền để xuống phố dùng điểm tâm.
Một dạo, nhạc sĩ Bảo Thu tức ảo thuật gia Nguyễn Khuyến (con trai nhà báo Tam Đức), khai thác nhà hàng Nam Đô, bạn bè thân, sau khi nhậu đã đời ở nơi khác, kéo về Nam Đô… quậy tiếp, cao hứng lên sân khấu đánh trống, thổi kèn, hát mấy câu bá láp theo kiểu Lâm Tường Dũ: “Nhà em giàu em dư may, dư mặc. Nhà anh nghèo, anh xách con… con… con cái anh gởi cho em nuôi!”
Lâm Tường Dũ cố tình ngập ngừng ở câu “anh xách con…” khiến cho mọi người hồi hộp… Mấy bà thì nín thở, tỏ ý khó chịụ Nhưng rồi ai nấy đều thở phào nhẹ nhỏm “tai qua nạn khỏi”! Có khi Lâm Tường Dũ đổi ý câu sau: Nhà anh nghèo, anh xách cái áo anh giặt anh chơị
Cao hứng hơn nữa chúng tôi lấy tên một người bạn ra làm nạn nhân. Chẳng hạn: “Thưa quí vị, hôm nay là sinh nhựt của nhà văn, nhà báo Thái Châu Phan Yến Linh. Xin mời nhà báo Thái Châu lên sân khấu…”.
Thái Châu Phan Yến Linh lên sân khấu cảm tạ thân hữu rồi cũng ngâm mấy câu thơ tào lao gây hào hứng để anh em nhậu tiếp.
Có lần, nhà hàng Nam Đô đóng cửa, lúc đó cũng đã 2 giờ sáng. Anh em định kéo ra về thì Thanh Việt (danh hề) nói:
– Tui còn hai chai Napoléon ngoài xẹ Ta kiếm chỗ “mần” tiếp.
– Được thôi! Chịu chơi thì cứ… chơi tới cùng!
Cả bọn bỏ xe trước nhà hàng Nam Đô, thả bộ xuống cầu Ông Lãnh. Thường thường vào giờ đó, quán Biên Thùy vẫn mở cửạ Quán này nổi tiếng với món cá lóc nướng truị Cá do xe hàng từ tỉnh chở lên, còn lội trong thùng, đem ra nướng trui thì… “hết phản”!
Khi tới gần trường Trung học Tư thục Nguyễn Văn Khuê, thấy một nhà còn sáng đèn, phía trước che một tấm nhựa, có mấy cái bàn nhỏ, một người bạn nói:
– Ăn gì nổi nữa mà tới quán Biên Thùỵ Quán này còn mở cửạ Ta vào đây cũng được.
Cả bọn đồng ý, kéo ghế ngồị Một ông già bước ra niềm nở:
– Mấy cậu sao tới trễ vậỷ
Thanh Việt nhanh nhẩu:
– Bác ơi, có sôđda không?
– Dạ, không! Chỉ có Coca Colạ
– À, Coca Cola pha với Napoléon cũng được. Thôi, làm ơn
cho mấy chai đi, bác.
Ông già đem ly và Coca Cola ra, rồi trở vào trong. Thanh
Việt nhìn theo rồi bỗng trợn trừng, ú ớ:
– Thấy Tía rồi mấy cha ơi!… Tầm bậy, tầm bạ không
hà!…
– Cái gì tầm bậy, tầm ba,. hơ??
Cả bọn nhìn vào trong. Trời ơi, giữa nhà sừng sững một cái quan tài với mấy ngọn đèn leo lét. Thì ra đây là một căn nhà đang có tang chớ không phải quán xá gì cả!
Thanh Việt nhai râu:
– Thôi, vào cuốc mấy cái rồi dọt cho lẹ, mấy tía ơi!…
Cả bọn bước vào, dàn hàng ngang. Thanh Việt chấp tay xá chủ nhà:
– Thưa bác, tụi con tới trễ, không dám làm phiền bác quá khuyạ Xin bác cho phép tụi con cúng lạy rồi về.
Cả bọn quì xuống, xì xụp lạỵ Chủ nhà nói:
– Các cháu tới là quí rồị Có chi mà phiền, ở lại
uống với tôị
Người nào cũng lí nhí:
– Dạ, thôi cám ơn bác. Gần sáng rồi chúng cháu phải về
để đi làm.
Vừa ngượng, vừa mất hứng, cả bọn đành chia taỵ
Không biết bà Năm Đen còn giữ cuốn sổ ghi đầy tên tuổi các bậc “đại văn hào, thi bá… lợi á” kèm theo số nợ dày đặc không? Có nhiều món nợ chưa thanh toán. Sau tháng Tư đen 1975, anh em ly tán, mỗi người một con
đường luân lạc khác nhaụ
Bản thân tôi hầu như mất hết liên lạc với những
người bạn cũ.
Sau ngày đi tù từ miền Bắc về, tôi có nghe ông bạn thơ Phượng Hải kể rằng, Hoàng Trúc Ly vẫn áo “khinh cừu”, phiêu lãng qua những… “nửa đêm ngoài phố”. Có một lần vào dịp Tết, Phượng Hải rước Hoàng Trúc Ly về nhà (ở bến Lò Gốm, Bình Tiên) đãi đằng cơm rượu tươm tất. Đến mùng 6 Tết, Phượng Hải đưa Hoàng Trúc Ly lên xe lam, không quên nhét vào túi thi sĩ tí tiền còm rồi trở về nhà dọn dẹp nhà cửạ Đang lui cui gom mấy cái ly, mấy thùng nhựa đựng bia hơi, tình cờ Phượng Hải nhìn ra thì thấy… Hoàng Trúc Ly lại đứng sừng sững ở trước nhà. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly nói tỉnh bơ:
– Đầu năm về nhà, chẳng có cái đếch gì làm. Tao ở thêm mấy bữa nữạ
Thế là bạn thơ lại rước… bạn thơ vào! Ông Phượng Hải lại bày ra bia bọt, mồi mẻn tiếp tục… say tình tri kỷ!
Một thời gian ngắn sau đó, thì Hoàng Trúc Ly đi luôn, đi về cái cõi mà ai cũng phải tới, nhưng không biết… ở chỗ nào! Nửa đêm, Hoàng Trúc Ly ngất ngưỡng một mình trong cơn say trên đường. Và một chiếc xe, do tài xế bất cẩn lạc tay lái, đã đưa Hoàng Trúc Ly đi luôn vào… cổ tích! Thì… cũng như Lý Bạch say quá nhào xuống sông ôm bóng trăng mà chết.
Còn Ngọc Tú tức Tú Lé, tức Ngọc Thứ Lang cũng là một quái kiệt trong chốn võ lâm báo chí. Sau cuốn “Bố Già”, Ngọc Tú được ông chủ nhà xuất bản Đ. rước về nhà, cơm, rượu, thuốc đầy đủ, để ông tiếp tục dịch thêm mấy cuốn nữạ Tôi không nhớ rõ là Ngọc Tú có thêm bao nhiêu cuốn sách nữạ Chỉ biết thời gian ngắn sau đó thì Ngọc Tú lại trở về. tái định cư tại khu vực quán bà Năm Đen!…