Miếu Bên Đường

Liễu Hạ Thị

Ông Tạ Bá Tòng bấy giờ đang là Giám đốc Nông Trường Thái Mỹ (1976 – 1980).
Nhân lễ 19/ 5 năm 1977,ông đã ” rủ ” ông Trần văn Giàu xuống diễn thuyết về… Cụ Hồ.
Trịnh Đình Ban dóng một hồi kẻng và “lại” thêm mấy tiếng: Tập trung các Đội trưởng, vào lúc 8 giờ đêm. Phổ biến:
Các Đội trưởng phải khẩn trương tập trung toàn đội. Phải có mỗi đội bốn câu hỏi. Phải nạp lên Ban Giám Đốc. Diễn giả sẽ… xem và trả lời chung trong buổi diễn thuyết hôm sau.
Đội trưởng của tôi là chị Diễm (Diễm Xưa), đã chỉ thị cho cá nhân tôi “hoàn thành ngay bốn câu hỏi cho kịp đệ nạp”
Tôi giúp chị khỏi phải tập trung toàn đội. Sẽ viện cớ đội hậu cần, thường không dễ tập trung đông đủ.
Buổi diễn thuyết hôm 19/5/ 1977,bắt đầu vào khoảng 10 sáng. Hôm ấy, là lần đầu tiên tôi thấy Ông Trần văn Giàu.
Ông mặc sơ mi trắng cộc tay. Người vạm vỡ. Nhưng không có vẻ gì…“từ ruộng đồng, từ bưng biền” cả.
Mở đầu, ông nói:
– Cám ơn các anh chị em đã nêu ra khá nhiều các câu hỏi về Bác. Nhưng hầu hết lại trùng lặp. Vì vậy tôi sẽ phải chọn… (ông móc trong túi ra một trang giấy) những câu tập-trung nhất..
Ông tiếp :
– Trong suốt ba mươi năm trong đời đi diễn thuyết cuả tôi, đây là lần đầu tiên, tôi rất lấy làm sung sướng có được… bốn câu hỏi “rất thông minh…”
Ông nhìn về phiá Ban giám đốc như để tiếp nhận nụ cười rạng rỡ cuả chú Tám Cần (giám đốc), và nét hãnh diện nơi anh Trịnh Đình Ban ( Phó giám đốc), chị Quế Hương ( Trưởng phòng Tổ chức).
Ông lại quay về phía phái đoàn tháp tùng, có cả Báo chí, vưà cười vừa đùa:
– Không ai thu băng… đấy chứ?
Cả hội trường cười rộ lên… làm quà.
– Ở đây là Nam bộ… khỏi cái chuyện đó đi.
Ông nói chuyện rất tự nhiên. Ít ra cũng có tôi chú ý và hiểu được. Tôi chờ đợi…
Ông Giàu lần lược đọc bốn câu hỏi:
1/Bác Hồ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, trong một thời kỳ mà Nho giáo còn nhiều ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt xã hội liệu…nhân sinh quan, vũ trụ quan của Bác có chịu ảnh hưởng cuả Nho giáo hay không?
Nếu có, thì là ở những chỗ nào?
Nếu không, thì tại vì sao?
Ông trả lời qua quýt sau khi khen thêm câu hỏi.

2/Một lần Bác Hồ về thăm làng Sen, về thăm lại ngôi nhà ngày xửa cuả mình…. Bấy giờ Bác đã ngoài sáu mươi. Khi nhìn những kỷ vật cuả cụ Bảng (cái áng sách, cái cặp tre chứa đầy sách chữ Nho…), Bác xúc động đến nỗi đứng khựng lại và sững sờ. Tay cầm điếu thuốc mà quên đốt.
Nếu Bác về vào lúc Năm mươi, Bốn mươi, hay lúc mới Ba mươi tuổi, thì” tâm tư tình cảm” cuả Bác…liệu có khác gì giữa những lần ấy với nhau hay không?
Nếu khác, thì là tại vì sao? Và có thể như thế nào?
Nếu không, thì là tại vì sao?
Ông trả lời qua quýt và khen câu hỏi thêm ra.

3/ Nghe có người kể : ” Một lần nào đó Trung ương thảo luận, và biểu quyết về một quyết định tối ư quan trọng.
Ý kiến cuả Bác Hồ… là ý kiến ” thiểu số “.
Về sau, Trung ương ân hận rằng đã không nghe theo ý kiến “thiểu số ” cuả Bác, nên bị sai lầm…”
“Ý kiến cuả Tập thể cuả Đại đa số “đã sai lầm? “ Ýkiến cuả cá nhân Bác, dù thiểu số ” lại đúng hơn?
Có câu chuyện ấy hay không? Đó là về vấn đề gì?
Nếu không có, thì sao có nhiều người ngoài Bắc về đã kể lại như thế ?.
Ông trả lời qua quýt, và bảo sẽ “tham khảo…rồi trả lời vào một dịp khác”

4/Diễn giả là từng dược lớn lên ở miền Nam…trong hệ ý thức tư sản như anh em chúng tôi hiện nay. Chúng tôi đang lấy lao động để cải tạo, để học tập tiến bộ.
Diễn giả là một người sống gần với Bác Hồ, đã từng lao động cải tạo.
Vậy lời khuyên bảo dạy dỗ nào cuả Bác Hồ đến diễn giả, có liên quan đến hệ ý thức tư sản, đến học tập cải tạo… Mà là lời tâm đắc nhất, đó là gì. Nó xẩy ra trong trường hợp nào?
***
Suốt bốn mươi lăm phút, tôi lắng nghe. Nhưng Ông đã chỉ khen các câu hỏi (cuả Đội Hậu Cần). Và chỉ trả lời sơ sài và quanh quất ba câu số 1, 2 và 3.Tôi chờ ông trả lời câu thứ 4, mà tuyệt nhiên không thấy.
Thâm chí, ông tránh, ông né, ông nói lòng vòng và hời hợt:
“…Rằng nho có nhiều thứ Nho, nho chùm, nho xanh, nho ngọt, nho chua…
“…Rằng Bác đã vận dụng Nho giáo rất giỏi…
” Rằng tôi (T.V.G ) không đồng ý với Lý Chánh Trung, khi ông Trung bảo : “ Chỉ tiếc có một điều về Bác, Bác không vừa là một người Cộng sản vừa là người có đạo Thiên Chuá (sic)…”
“… Rằng Bác,… ( y như sách báo tuyên truyền đã rả rích bấy lâu)

Khi rời diễn đàn, đi tiếp cận với quần chúng thính giả, ông đến ngay chỗ công nhân đôi Hậu cần, cuả chúng tôi.
– Qua nói, các em có “nắm “ được hết không?
Chúng tôi hầu hết đều cười trừ, hoặc giữ im lặng.
– Xóm nhà lá này, hầu hết là anh chị em trí thức ở trên thành phố, thưa Chú.
Anh Trịnh đình Ban cứu khổ cứu nạn.
Tôi thì không giỏi giữ mồm giữ miệng, nhân dịp khoe với ông:
– Cháu đã đọc các “diễn văn”, và sách cuả chú viết… từ thủa mới lên mười.
Tôi nhắc cái chuyện
“Tề thiên Đại thánh, lúc bí thế đã hoá phép… thành cái miếu bên đường. Cái miếu ấy, có trụ cờ bay phấp phới ở mé sau. Ông Tề đã dấu cái đuôi cuả mình bằng cái trụ cờ, có ngọn cờ bay. Ma vương quỷ sứ nó nhận ra.
– Cháu nhớ là đã thấy chú kể như thế ( trong một bài diễn văn )hồi 1946, 1948, thời kháng chiến chống Pháp?.
Ông bèn hỏi quê quán và tên và họ cuả tôi.
Rất ư tự nhiên, ông vò đầu tôi như vò đầu một cháu ngoan và bảo:
-… cái xứ cuả anh này ấy à, cứ sờ lên đầu mỗi người như thế này… biết ngay là… có “cộng sản”.
Mọi người cùng cười. Tôi cũng cũng cười huà theo ăn có, ăn theo. Biết đâu có người sẽ tin tưởng rằng tôi là “cộng sản có hạng” nằm vùng ở trong Nông trường, ở trong nước Việt từ khuya cũng nên.
Tôi tiếp:
– Thưa chú, suốt đời mỗi lần ngang qua bất cứ cái dinh cái miếu nào cháu cũng cố xem, xem cái trụ cờ đặt ở phiá sau hay phiá trước.
Ông vội vã trở về chỗ ban Giám đốc để còn kịp ” ngọ – trai “. Không rõ ông có nghe rõ, và hiểu giùm cái ý ngụ cuả lời thưa trên hay không.

May quá! Chả có ai ở đó nhận ra “cái trụ cờ sau cái miếu… cuả tôi “.
Nó thấp bé lắm, đã được che khuất.
Hoặc vào một thời loạn ly, cái Lăng, cái Miếu nào cũng có những trụ cờ… ở phía trước và ở cả phiásau.

Tối hôm trước, tôi đã ký vào chỗ “chữ ký thứ tư trong lệnh xuất kho” cho nhà bếp cuả chị Diễm, những Bốn con Vịt Bắc Kinh (nuôi lấy giống) vào lúc Chín giờ đêm. Hôm sau, Nông trường chiêu đãi “phái đoàn diễn giả ” ở trên về.
Tôi là trợ lý… cho Phòng Cung tiêu, trợ lý cho thủ kho mà lỵ. Một cái chức không nằm trong biên chế cuả Nông trường. Ông Trưởng phòng Cung tiêu đặt nó ra để sai vặt, và tận dụng sự lương thiện ít nhiều mà tôi có được nhờ ý thức hệ Nho giáo, Phong kiến và Tư sản.
Hai cái hệ ý thức đều đã thất bại, như Ông Giàu đã viết thành sách!.
Chị Diễm đã đi qua cửa nhà Kho nhìn vào hỏi :
– Sao?.. .Anh thấy sao…?
Tôi hiểu mập mờ câu hỏi, bèn đáp :
– “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua… ( con kênh ta đào, có anh và có em…)

Chú thích
Về câu sô 4/ : Tôi được nghe :Ông Giàu bị Đảng ( thời mao -ít cực thịnh ở Bắc ) bắt đi thực tế lao động một vài tháng.
Khi gặp lại cụ Hồ,ông Giàu đã phản ánh sao đó… “Rằng cứ gì người lao động, nông dân mới có quan điểm vô sản.Ông Marx,ông En- ghen là trí thức,chứ đâu có là vô sản?”
Cụ Hồ bảo :
– Chú vốn thông minh. Nhưng ” Đừng bao giờ tỏ ra… thông minh hơn…Đảng !”
Ông Giàu đã khôn ngoan hơn từ bấy. Và trở thành một gia lý thuyết gia mác xít, ít thông minh hơn Đảng.

Liễu Hạ Thị

 

 

.

 

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button