Luân Hoán

Thái Tú Hạp

Sau khi đọc những bài thơ của LH đăng trên tạp chí Mai, Bách Khoa, Văn, Văn Học…tôi sung sướng được tin nhà thơ này đang sinh sống tại Ðànẵng, Lại càng thú vị hơn khi được biết, anh cũng ra đời tại phố cổ Hội Anh, như tôi. và cùng lứa tuổi với tôi.Về sau, khi đã thành bạn bè, tôi mới hiểu thêm, anh chỉ có duyên cư ngụ bên giòng sông Thu khoảng 4 năm (1941-1945). Cuộc chiến đã mang anh lên rừng núi Tiên Hội, Tiên Phước 6 năm(1945-1951) , trả anh về quê cha, Liêm Lạc, Hòa Ða, Hòa Vang Quảng Nam hơn một năm, để rồi giao cho thành phố Ðà Nẵng nuôi anh khôn lớn, từ năm 1953.

Luân Hoán học làm thơ từ năm mười một tuổi, Anh đã cho đọc gỉa biết điều này, qua câu hỏi của nhà văn Hồ Trường An (dưới bút hiệu Ðào Huy Ðán) Người dạy anh làm thơ đầu tiên là thân phụ anh: Ông Lê Hoán, một điền chủ, một viên chức ngành ngân khố, với 4 bà vợ và một đời đào hoa. Người vợ thứ 3 của ông, bà Nguyễn thị Luân, chánh quán La Qua, Ðiện Bàn Quàng Nam, là thân mẫu của Luân Hoán. Nhà thơ đã ghép tên cha mẹ để làm bút hiệu. Và cái bút hiệu này đã đánh ngã những bút hiệu khác anh đã dùng, để sống còn cùng ngòi bút của anh đến hôm nay.

Luân Hoán có thơ đăng trên hầu hết các báo có tầm vóc của miền nam trước 1975. Chính các tạp chí này đã có công giới thiệu, thúc đẩy anh sớm thành danh. Tạp chí Phổ Thông của cố thi sĩ Nguyễn Vỹ, năm 1975, nhằm kỷ niệm 20 năm Phổ Thông (1955-1975) đã thực hiện cuộc thăm dò dư luận rộng rãi mọi thành phần quần chúng và đã công báo 16 nhân vật nổi bật nhất trong năm,dưới tiêu đề: Người của năm 1974, trong đó có Luân Hoán bên cạnh những bạn thơ khác như Vương Hữu Bột (Ðỗ Quý Toàn),Dương Kiền,họa sĩ Choé vv…Trong bải giới thiệu về Luân Hoán tờ báo viết:

Chúng tôi không nghĩ rằng Luân Hoán chỉ là nhà thơ cùa năm 1974, anh là thi sĩ, viết hoa thi sĩ cho cả đời anh, và hơn thế nữa cùa Việt Nam còn mãi (PT trang 114 số 30 năm 1975)

Luân Hoán bắt đầu chọn thơ mình đề in sách từ năm 1964. Tính đến tháng 3/ 75 anh đã ấn hành được 11 thi phẩm, gồm 5 tập in riêng và 6 tập in chung với các bản thơ khác…..

Từ lâu, Luân hoán đã được nhìn nhận là một nhà thơ. Bút pháp của anh vững vàng, nhuần nhuyễn. Thong dong, xuôi suốt ở thể 7, 8 chữ, Mềm mại nhẹ nhàng ở thể lục bát, cô đọng tự nhiên ở 5 chữ. Thơ anh dồi dào hình ãnh, màu sắc với giọng giản dị đôn hậu, hay đưa tục ngữ vào thơ, đánh thức được cảm xúc người đọc.Kêu gọi sự than dự của người thường thức đến từng giòng chữ. Tóm lại Luân Hoán nhà thơ của cảm xúc, và anh thành công trên đường đi của anh

Thái Tú Hạp

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button