Lãnh Binh: Trương Công Ðịnh (1821-1864)
Khởi nghĩa tại Gia Đinh 1860
Ông Trương Công Ðịnh người tỉnh Quảng Nam, sinh năm 1820. Sự nghiệp của ông bắt đầu như một viên võ quan giữ đồn điền. Năm 1860, sau ngày quân Pháp tiến vào địa phận Ddồng Nai ông được thăng chức Quản Cơ và được phái đi trấn thủ Thành Kỳ Hòạ Khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông là một trong những người tiếp tục chống Pháp tích cực trong các vùng Chợ Lớn, Tân An, Gò Công, vào khoảng 1862-1864. Người Gò Công (Nam Phần), trước làm chức Quản Cơ tại Gia Định. Trước khi người Pháp đặt nền thống trị tại Việt Nam, ông chiến đấu rất mãnh liệt. Vì có công chống giữ đồn Kỳ Hòa, ông được thăng chức Lãnh Binh An Giang, nhưng ông lại không chịu nhận chức mới, cương quyết ở lại Gia Định quyết liều sống chết với giặc xâm lăng. Trong trận phục kích đêm 7-12-1860, binh của Trương Công Định đốt phá đồn, quân Pháp đóng tại chùa Khải Tường (góc đường Lê Quý Đôn và Trần Quý Cáp hiện nay), giết được viên chỉ huy Pháp là đại úy Barbé. Năm 1861, đồn kỳ Hoà thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị thương, Trương Công Định rút quân về Gò Công, chiêu mộ thêm binh sĩ. Khi hàng ngũ đã cũng cố xong, ông mở những loạt tấn công vào quân Pháp, nghĩa quân đã thắng được nhiều trận vẻ vang tại Gò Công, Tân An, Cần Giuộc, Cầu Nôi.
Sau khi triều đình Huế ký hoà ước Nhâm Tuất (1862), ông được lệnh đổi ra Phú Yên. Ông không nhận, lại tiếp tục ở miền Nam chống Pháp. Đại thần Phan Thanh Giản nhiều lượt khuyên nhủ, nhưng ông cương quyết chống Pháp tới cùng. Túng thế, Pháp cho người đến khuyến dụ, ông cũng làm ngợ Dưới cờ Bình Tây Đại Nguyên Soái, Trương Công Định hăng hái chống Pháp với sự hưởng ứng của nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ. Binh của ông đã gây nhiều thiệt haị cho Pháp tại Rạch Tra, Thuộc Nhiêụ Thiếu Tướng Bonard được lệnh đem toàn lực xuống Gò Công quyết tiêu diệt nghĩa quân. Bị vây khốn cả bốn mặt, Trương Công Định đành phải bỏ chiến khu Bình Xuân, nhưng lại hoạt động quấy phá các đồn trại trong đất Gò Công. Nhưng sau đó có tên Huỳnh Công Tấn làm phản, do bạn của hắn là Nguyễn Hữu Nguôn giới thiệu với Pháp để thâu dụng làm chức đội trưởng. Có lần Tấn ăn hối lộ của một viên cai tổng tại Gò Công để người này đem gia đình lên Saigon theo chính phủ mớị Việc vở lỡ, Tấn bị khiển trách nặng nề, Trương Công Định muốn chém Tấn, nhưng có nhiều người can ngăn, Tấn được tha tộị Từ đó Tấn rắp tâm làm phản. Nhân khi đi tuần tại miệt Gò Công, Tấn gạt nghĩa quân, trốn sang hạt Tân An, nhờ lính Pháp nơi đây hộ tống lên Saigon gặp Nguôn. Nguôn giới thiệu với các sĩ quan Pháp thưởng cho Tấn 20 lượng vàng, cho giấy ban khen. lại phong làm đội trưởng chỉ huy một toán lính.
Trong trận đánh Gò Công tháng 2 năm 1863, dưới quyền chỉ huy của Đề Đốc Jaurès, Tấn được đi trước mở đường làm tay sai cho quân Pháp tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Biết Tấn theo giặc, Trương Công Định vô cùng tức giận, cho người về Saigon, Gia Định tìm cách trừ Tấn, nhưng không có kết quả. Trong cuộc tấn công của Pháp vào “đám lá rối trời” Tấn cũng đi trước dẫn đường. Trong trận này, Tấn bị thương ở đùi, được đưa về Saigon băng bó vết thương. Biết Huỳnh Công Tấn là người thù của Trương Công Định, lại Tấn có công giúp Pháp diệt trừ nghĩa quân, Pháp cho Tấn chỉ huy một đội người Việt theo Pháp cùng với Nguyễn Hữu Nguôn, xuống tấn công chiến khu Bình Xuân – Kiến Phước. Ngày 19 tháng 8 năm 1864, khi Trương Công Định cùng với 30 chiến sĩ tâm phúc từ chiến khu Bình Xuân trở về làng Gia Thuận ở bên sông Vàm Láng để quan sát địa hình. Có tên mật báo địa phương đến báo cáo với Tấn. Tấn dẫn bọn tay sai đến phục tại bãi cỏ bên nhà Trương Công Định, lại cho người đi báo cáo với một tàu Pháp để xin viện binh. Trời tờ mờ sáng, quân của Tấn tràn vào, Trương Công Định và 30 chiến sĩ quyết mở đường máu, chống cự mãnh liệt, lớp tử trận, lớp thoát ra vòng ngoàị Trương Công Định bị quân của Tấn bao vâỵ Một mình xông tả hữu đột, Trương oanh liệt chém ngã nhiều tên phản quốc, nhưng binh sĩ của ông cũng chết rất nhiềụ Vòng vây vừa được mở rộng, thì cũng vừa lúc quân Pháp tiếp viện tới, chúng nổ súng càn vào binh sĩ bất cứ bạn hay thù, Trương Công Định bị trúng một viên đạn vào giữa xương sống chết ngay tại trận, năm ấy ông vừa được 44 tuổị Sau khi ông mất, Tấn và Nguôn muốn đến cướp thây để lập đầu công, nhưng 18 chiến sĩ sống sót cương quyết không cho ai đụng tới thân thể ông. Viên Đại Úy Pháp, trước nghĩa cử cao đẹp của 18 chiến sĩ, cho người thông ngôn nói với các chiến sĩ bằng lòng tha cho tất cả anh em còn sống sót, riêng thi thể Trương Công Định xin đưa về Gò Công an táng theo lễ đàng hoàng. Nhưng anh em chiến sĩ không bằng lòng, đòi tự tay khiêng thi hài của chủ tướng xuống tàu đưa về Gò Công. Viên đại úy đành phải chấp thuận. Về đến Gò Công, 18 chiến sĩ cách mạng phụ lực với một bà quả phụ, nghe đâu Bà hầu của Trương Công Định đứng ra chôn cất.
Đền thờ và mộ của nhà cách mạng dân tộc Trương Công Định hiện nay ở đường Lý Thường Kiệt, Gò Công, nơi gần nhà ông Đốc Phủ Hàm, có một tấm bia đá do bà Trần thị Sinh dựng, chính giữa khắc:
Đại Nam Phấn Dũng Đại Tướng Quân truy tặng Ngũ Quân Gò Công Trương Công Định chi mộ
Một bên có đề:
Tốt ư Giáp Tý thất Nguyệt thập bát nhật.
Nghĩa là:
Mất ngày 18 tháng 7 năm Giáp Tý.
Một bên kia đề:
Trần thị Sinh lập thạch.
Nghĩa là
Trần thị Sinh dựng bia.
Phía trên trước đền thờ có hai chữ Trung Nghĩa, và hai bên cột trụ ngoài cửa bước vào có hai câu đối:
Sơn Hà thu chính khí: Núi sông thu chính khí
Nhật nguyệt chiếu đan tâm: Nhật nguyệt chiếu lòng son
Ngoài cửa đền có hai câu đối như sau:
Trương khí quật cường, vô kiệt nêu cao đất Việt Định tâm kháng chiến, văn mô chói rạng trời Nam.
Huyện Tân Hòa khảng khái Cần Vương, tờ chiếu ngọc, Làng Gia Thuận trung dung tựu nghĩa, chiếc gươm vàng.
Riêng 18 chiến sĩ cách mạng, sau đó Huỳnh Công Tấn dụ quy hàng tân triều, nhưng tất cả mắng chửi Tấn là tên phản quốc, Tấn hạ lệnh cho lính bắn chết trước mặt viên Đại úy Pháp. Tấn được người Pháp cất nhắc đến chức Lãnh Binh, vì đã giúp người Pháp bình định miền Nam, trừ Trương Công Định. Thật vô cùng tủi nhục !
Được tin Trương Công Định bị thọ hại với các chiến sĩ can trường, thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một văn tế khóc người trung nghĩa vị quốc vong thân.
12 bài thơ khóc Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu
1.
Trong Nam tên họ nổi như cồn,
Mấy trân Gò Công nức tiếng đồn
Dấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ Huynh môn.
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,
Quả ấn bình Tây đất vội chôn.
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
Lâm đâm ba chữ điếu linh hồn
2.
Linh hồn nay đã thác theo thần
Sáu tỉnh còn noi dấu Tướng quân
Mực sở lãnh binh mờ mắt giặc,
Son bằng ứng nghĩa thấm lòng dân.
Giúp đời dốc trọn ơn nam tử,
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần.
Ốc ngỡ tướng tinh rày tỏ mặt
Giúp xong nhà nước buổi gian truân
3.
Gian truân kể xiết bấy nhiêu lần
Vì nước đành trao một tấm thân.
Nghe chốn Lý nhân người sảng sốt,
Nhìn cồn Đa phước cảnh bâng khuâng.
Bát cơm Kê lữ chi sờn buổi
Mảnh áo Mông nhung chẳng nệ phần,
Chí dốc ra tay nâng vạc ngà,
Trước sau cho trọ chữ quân thần.
4.
Quân thần còn gánh nặng hai vai,
Lỡ dỡ công trình hệ bởi ai.
Trăm đám mộ binh vầy lớn nhỏ,
Một gò cô lũy chống hôm mai.
Lương tiền nhà ruộng ba mùa trước,
Thuốc đạn ghe buôn bốn biển ngoài
May rủi phải chăng trời cũng biết,
Một tay chóng chỏi mấy năm dài
5.
Năm dài những mảng ngóng tin vua
Nhìn nhẵn thầm loan lẽ đặng thua.
U, kế năm hằng còn chỗ đoái Ngô,
Tôn trăm chước đợi ngày đưa
Bày lòng thần tử vài lời sớ
Giữ mối giang sơn mấy điệu bùa
Phải đặng tuổi trời cho mượn số,
Cuộc này ngày vậy có phân bua.
6.
Phân bua trời đất biết cho lòng
Công việc đâu cũng muốn xong.
Cám nỗi nhà nghiêng mong chống cột,
Nài bao bóng xế luống day đồng.
Đồng nai, Chợ Mỹ lo nhiều phía;
Bến Nghé, Sài Gòn kể mấy đông.
Dẫu biết dùng binh nhờ đất hiểm.
Chẳng đành xa bỏ cõi Gò Công.
7.
Gò Công binh giáp ngó ràng ràng
Đoái Bắc trông Nam luống thở than.
Trên trại Đồn đờn huê khóc chủ
Dưới hàm bao ngược sóng kêu oan.
Mây đằng truông Cốc đường hoang vắng,
Trăng xế gò Rùa tiếng đầu tan
Mấy dặm non sông đều xửng vửng
Nạn dân ách nước dễ ai toan.
8.
Ai toan cho thấu mấy trời sâu,
Sự thế ôi thôi đã lắc đầu
Giặc cỏ om sòm mưa lại nhóm,
Binh sương lác đác rắng liền thâu
Cờ lau đã xếp trên Giòng cát,
Trống sống còn gầm dưới cửa khâu.
Cảnh ấy những mơ người ấy lại
Hội này nào thấy Tướng quân đâu ?
9.
Tướng quân đâu hỡi – có hay chăng ?
Sáu ải cơ đồ nửa đã ngăn
Cám nỗi kiến ông ra sức dẹp
Quản bao sâu mọt chịu lời nhăn
Đá kêu rêu mọc bia Dương Nghiệp
Cỏ úa hoa tàn mã Lý Lăng
Thôi vậy thì vầy thôi cũng vậy
Anh hùng đến thế để ai giăng
10.
Để ai giằng thúc lối sau này,
Trời hỡi chưa cho vội đánh Tâỵ
Thà buổi Trường sa da ngựa bọc,
Khỏi nơi Đạo chích tiếng muôn rầỵ
Lục lâm mấy chặng huê sầu bạn,
Thủy Hử vì đâu nhạn lẻ bầy
Hay vậy cõi biên dừng vó ký,
Gáu nương chờ vận có đâu vầy
11.
Đâu vầy sấm chớp nổ thình lình,
Gió hạc thêm buồn mấy đạo binh
Ngựa trạm xăng văng miền Bắc khuyết
Xe nhung ngơ ngẩn cõi Tây Minh
Bài văn phá lỗ, cờ chưa tế
Tấm bảng phong trần gió đã kinh
Trong cuộc còn nhiều trang tướng tá,
Lời nguyền trung nghĩa há làm thinh
12.
Làm thinh hổ đứng giữa hai ngôi,
Nếm mật từ đây khó nỗi ngồi,
Mũi giáo Thi Toàn đừng để sét,
Lưỡi gươm Dự Nhượng phải toan giồi,
Đánh Kim chi sá thăng Lưu Dự,
Giúp Tống xin phò gã Nhạc Lôi.
Ủng hộ nước Nam về một mối
Ngàn năm miếu tăng rạng công tôi
Văn tế Trương Công Định
Nguyễn Đình Chiểu
Hỡi ôi !
Giặc cỏ bò lan Tướng quân mắc hại !
Ngọn khói Tây-bang đóng đó, cõi Biên còn trống đánh sơn lâm;
Bóng sao Vũ khúc về đầu, đêm thu vắng tiếng canh dinh trại.
Nhớ tuớng quân xưa
Gặp thuở bình cư,
Làm người chí đại
Từ thuở hàng viên lữ, phép binh trăm trận đã làu;
Đến khi ra quảng đồn điền, vô nghệ mấy ban cũng trải,
Lối giặc dánh, tới theo quan Tổng,
trường thi mô súng, trọn mấy năm ra sức tranh tiền
Lúc cuộc tan về ở Tân Hòa, đắp lũy, đồn binh giữ một góc bày lòng địch khái.
Chợt thấy cánh buồm lai sứ, việc nghị hòa, những tưởng rằng xong;
Đã đành tấm giấy chịu phong, phận thần tử há đâu dám cãi
Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, |đón ngăn mấy dặm mã tiền;
Thương bụng dân phải chịu Tướng quan phò, gánh vác một vai khổn ngoại
Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ phu lắm kẻ noi theo
Tóm muôn dân thâu sổ mộ binh, luật định nào ai dám trái
Văn thời nhờ Thượng biện, tham biện giúp các cơ bàn bạc việc nhung
Võ thời dùng tổng binh, Đốc binh, coi mấy đạo sửa sang khí giới
Xót thương thay !
Tiền vàng ơn chúa, trót đã rỡ ràng;
Án bực mưu binh, nào còn trể nãi
Chí lăm giốc cờ xuê lộ bố, chói sắc giữa trào
Ai muốn đem gươm báu
Can tương, chôn hơi ngoài ải.
Há chẳng thấy
Lũ giặc Lang-sa, Nhiều phương quỷ quái
Giăng dưới nước tàu đồng, tàu sắt, súng nổ quá bắp rang
Kéo trên bờ, mã quỉ mã tà, đạn bắn như mưa vãi,
Dầu những đại đồn thuở trước, cũng khó toan đè trứng ngàn cân
Huống chi cô lũy ngày nay, đâu dám chắc treo mành một giải
Nhưng vậy mà
Vì nước thấm thân đã nấy, còn mất cũng cam; Giúp người cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại Rạch lá, Gò Công mấy trận, người thấy đã kinh; Cửa khâu, Trại cá các nơi, ai nghe chẳng hãi
Nào nhọc sức họ tào biên sổ, lương tiền nhà ruộng, cho một câu hiểu nghĩa lạc quyên;
Nào nhọc quan võ khố bình cân, thuốc đạn ghe buôn, quyền bốn chữ giang thương đạo tảị
Núi đất nửa năm ngăn giặc, nào thành đồng lũy sắt các nơi
Giáo tre ngàn dặm lánh Tây, là ngựa giáp xe nhung mấy cái
Ôi !
Chí giốc đem về non nước cũ, ghe phen hoạn nạn, cây thương phá lỗ chưa lìa;
Nào hay trở lại cảnh cây xưa, nhắm mắt lâm chung, tấm bản phong thần vội oải
Chạnh lòng quân sĩ, thương quan Tướng, nhắc quan Tướng, chiu chít như gà
Bực trí nhân dân, giận thằng tà, mắng thằng ta, om sòm như nhái
Ôi !
Sự thế hỡi bên Hồ, bên Hán, bao giờ về một mối xa thơ ?
Phong cương còn nửa Tống, nửa Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái !
Nào phải kẻ táng sư đầu giặc, mà để nhụ miếu đường
Nào phải người kiểu chiếu đánh Phiên, mà gây thù biên tái
Hoặc là chuộng một lời hoà nghị, giận Nam phiên phải bắt Nhạc Phi về
Hoặc là lo trăm họ hoành la, hờn U địa chẳng cho Dương Nghiệp lại
Vì ai khiến dưa chia, khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh những thêm buồn
Biết thuở nào cờ phất, trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vừng sao chẳng đoái ?
Còn chi nữa, cõi cô thế riêng than người khóc tượng, nhắm mắt rồi, may rủi một trường không
Thôi đã đành, bóng tà dương gấp ghé kẻ dạy đồng, quay gót lại hơn thua trăm trân bãi
Ôi !
Làm ra cớ ấy, tạo hoác ghen ghét chi ? Nhắc đến đoạn nào, anh hùng rơi lụy mãi.
Cuộc trung nghĩa hai năm làm Đại Tướng, nhọc nhằn vì nước, nào hơn tiếng thị, tiếng phi;
Cõi An hà một chức chịu lãnh binh, lay lắc theo thời, chưa chắc đâu thành đâu bại
Khóc là khóc, nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi
Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường tớ dại
Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thấy kiêng dè.
Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái
Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, mãn hùm che mặt rằng xuê
Thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải
Ôi !
Trời bến Nghé mây mưa sùi sụi, thương đấng anh hùng, gặp lúc gian truân
Đất Gò Công cây cối ủ ê, cảm niềm thần tử. hết lòng trung ái
Xưa còn làm tướng, giốc rạng giồi hai chữ Bình Tây
Nay thác theo thần, xin dựng hộ một câu phúc thái
Hỡi ôi ! Phục duy chứng giám.