Hưởng ứng Phong Trào Cần Vương tại Qủang Nam

Nguyễn Quý Ðại Munich

Bối cảnh lịch sử
Tháng 5 năm 1884 (Giáp thân) hòa ước Patenôtre được ký kết giữa triều đình Huế công nhận sự bảo hộ Pháp buộc triều đình Việt Nam hủy bỏ các ấn dấu của vua Tàu phong cho các Vua Việt Nam. Từ đó không lệ thuộc vào Tàu nửa.

Thực dân Pháp chia nước ra hai khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ , mổi nơi đều tự trị, về sau hòa ước trên mất hết ý nghĩa. Triều đình Huế có danh nhưng không có thực quyền. Toàn dân tộc Việt Nam sống trong vòng nô lệ.

Triều đình Huế do các quan phụ chính Nguyễn Văn Tường (1824-1886) Tôn Thất Thuyết (1835-1913) lãnh đạo phế lập các vua liên tục, các quan lại trong triều đình không ai dám can. Duy nhất Phan Ðình Phùng (1844-1895) phản đối bị cách chức bỏ tù cho về quê

Viên khâm sứ Rheinart phản đối “Nam triều có lập ai lên làm vua, phải xin phép nước Pháp“ nhưng hai ông Tường và Thuyết cứ tự tiện lập phế vua không thông báo cho Khâm sứ ở Huế biết. Thống tướng Millot sai đại tá Guerrier đem 600 quân vào Huế bắt triều đình xin phép lập ông Ưng Lịch lên làm vua. Ngày 26-06 đại tá Guerrier và viên Khâm sứ đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi (1872-1943) xong rút quân ra Hà Nội.

Hòa ước Thiên Tân ngày 27-04-1885 (Ất Dậu) năm Quang Tự thứ 11 .Ông Patenôtre và ông Lý Hồng Chương ký hòa ước gồm các điểm chính , nước Tàu phải nhận sự bảo hộ của Pháp tại Việt Nam. Phải rút toàn bộ quân Tàu đã sang giúp Việt Nam chống Tây.

Rảnh tay với Tàu thống tướng De Courcy vào Huế hống hách buộc triều triều đình Việt Nam mở cửa chính cho cả quân lính đi theo vào . Triều đình muốn giữ lễ nghi, chỉ cho phép thống tướng đi cửa chính, quân đội đi cửa hai bên nhưng De Courcy nhất định không chịu. Làm cho các quan trong triều đình phẩn nộ. Sức chịu nhục có giới hạn, sống chết cũng phải liều một trận đánh.

Cuộc khởi nghĩa đêm 22 rạng ngày 23-05 (ất dậu) ngày 05-07-1885 nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết phải xa giá vua Hàm Nghi chạy trốn. Trong cuộc chính biến nầy dù bất ngờ quân Pháp chết 16 người và bị thương 80 người quân Việt bại trận kinh thành Huế rơi vào tay thực dân. Bước sang trang sử khác. De Courcy sai De Champeaux lên Khiêm cung yết kiến dức Từ Dủ xin lập ông Chánh Mông là Kiên giang quận công lên làn vua.

Ngày mồng 06-08-1885 ông Chánh Mông phải đến tòa khâm sứ làm lễ thụ phong vua lấy niên hiệu là Ðồng Khánh (1885-1888)

Trong dân gian có câu :

“ Ngẫm xem thế sự mà rầu
Ở giửa Ðồng Khánh hai đầu Hàm Nghi “

Vua Hàm Nghi trên đường chạy trốn thảo hịch Cần Vương chống Tây . Ðược các sĩ phu hưởng ứng mọi nơi đều nổi lên đánh phá mong khôi phục lại đất nước. Gây cho thực dân Pháp thiệt hại không ít.

Các cuộc nổi dậy chống Tây:
– Nguyễn Thiện Thuật (1841-? ) địa danh Bải sậy ( 1885-1889)
– Phan Ðình Phùng ( 1847-1895 ) Hương Khê 1895
– Ðinh công Tráng ( 1842-1887) Ba Ðình ( 1886-1887)
– Tống Duy Tân ( 1837-1892 ) Hùng lĩnh (1886-1892)
– Hoàng Hoa Thám ( 1858-1913) Yên Thế (1887-1913)

Ngoài ra ở Quảng Trị có ông Trương Ðình Hội, Nguyễn Tự Như, ở Quảng Bình quan nguyên tri phủ Nguyễn Phạm Tuân, Hà Tỉnh có cậu ấm Lê Ninh (con quan bố chính Lê Khiên) ở Nghệ An ông nghè Nguyễn Xuân Ôn và quan sơn phòng Lê Doãn Nhạ, Thanh Hóa có Hà Văn Mao ở ngoài Bắc đề đốc Tạ Hiện

Tại Quảng Nam (tháng 7.1885 đến tháng 8.1887 ) các thân hào nhân sĩ lập ra Nghĩa Hội Quảng Nam vận động sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Tây. Tiến sĩ Trần Văn Dư (1839-1885) phó bảng Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887) cử nhân Phan Bá Phiến (1839-1887) , ấm sinh Nguyễn Thành (1863-1911) hoàng giáp Phạm Như Xương (1844-?) , tú tài Trần Ðỉnh..

Phạm Như Xương thảo “Hịch Văn thân Quảng Nam “

“ Tủi là tủi cơ nghiệp thần tông, thánh tổ, lúc trung hưng, khi sáng nghiệp, xưa gian truân mới có cõi bờ nay;

Thương là thương dân nơi xích huyện thần châu, đạo đã lấn, mọi lại giành, cương luân hãm đâu còn trời đất cũ.

Người trong nước phải đền nợ nước, lựa là đợi ngàn chung muôn tứ mới đành lòng Trương tử ơn Hàn,

Phận dưới trời thì giúp con trời, lựa là nhờ tấc đất ngọn rau mới đẹp dạ thư sanh đền nghĩa Hán.”

Bài Hịch được như một hồi chuông sau khi tiến sĩ Trần Dư bị tay sai Châu Ðình Kế giết tại La Qua ngày 13.12.1885.

Công cuộc kháng chiến của Nghĩa Hội với tình thần yêu nước cao, về Vủ khí không được trang bị như quân đội của vua Ðồng Khánh do tay sai Nguyễn Thân (1854-1914) đánh dẹp các phong trào chống Tây. Nhưng đã gây cho tay sai và thực dân Pháp thiệt hại qua các trận đánh sau :

Chiến thắng Nam Chơn
De Courcy ra lệnh cho tướng Prudõhomme điều động công binh từ Huế vào Ðà Nẳng bắt dân phu Thừa Thiên , Quảng Nam đắp đường dưới sự chỉ huy của đại úy Besson . Dân phu bị hành hạ, đánh đập gây phẩn uất ngấm ngầm trong lòng chờ cơ hội nổi lên chống lại.

Nên dân chúng liên lạc được nghĩa binh ban đêm về phá hủy các công trình của Pháp, hơn 200 nghĩa binh phát xuất tại bản doanh đóng tại Cu Ðê Nam Ô , vào ngày 1.3.1886 đột kích vào trạm Nam Chơn giết 7 người Pháp bị chặt mất đầu trong đó có đại úy Bosson .

Touchard sai trung úy Malglaive đem quân truy lùng nhưng không tìm ra nghĩa binh, đây là một chiến thắng lớn của nghĩa binh đã làm chùng bước thực dân Pháp.

Chiến thắng tại Phong Thử quận Ðiện Bàn
Vua Ðồng Khánh sai Phan Liêm ( con Phan Thanh Giản) làm khâm sai , đem 300 lính tập đóng tại La Qua để chống lại nghĩa binh và dán những cáo thị của Ðồng Khánh khắp tỉnh Quảng Nam. Lính tập của Phan Liêm gây nhiều phiền nhiểu . Dân chúng không ủng hộ còn phao tin nghĩa binh rút lui, Phan Liêm không đề phòng từ Vĩnh Ðiện tiến sâu vào Phong Thử bị nghĩa binh phục quân đánh, quân Phan Liêm bị bao vây, tìm đường chạy trốn, sau đó nhờ quân Pháp tiếp viện giải thoát . Chạy về La Qua bạt vía bay hồn nên có vè

“ Lẳng lặng mà nghe
Cái vè sai đạo
Văn miếu đồn binh
Ai nấy cũng kinh
Gọi Khâm sai giỏi
Sau lên Phong thử
Nghĩa dõng tứ vi
May chẳng hề chi
Nhờ ba chú Pháp..”.

Chiến thắng Bãi Chài
Sau khi giải thoát cho Phan Liêm ở Phong Thủ nghĩa binh rút lui để bảo tồn lực lượng . Tại Bãi Chài làng Vân Ly Gò Nổi quận Ðiện Bàn nghĩa binh phục kích dùng các ghe nhẹ có thể chèo lướt trên nước đi nhanh, chặt cây dâu gom lại thành bè thả trôi dưới mặt nước có gắn chất nổ , khi bè trôi gần tới ca nô quân dịch phát nổ đã đánh chìm 7 nghe chở quân Pháp và Lính tập của Phan Liêm. Nghĩa binh tấn công tiêu diệt quân địch không kip trỡ tay bị giết rất nhiều. Ngày sau người ta thường gọi bến đò Bãi Chài là bến đò ông Ðốc vì trong trận phục kích đó ông đốc binh họ Bùi đã hy sinh.

Quân Pháp phải tăng cường lực lượng đến tháng 8 năm 1886 ổn định lại tình hình tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên Ấn Hàm (Tiểu La Nguyễn Thành) đã có những cuộc phục kích lẽ tẻ để tiêu diệt quân Pháp. Gây khó khăn cho các việc tiếp tế đốt phá các chợ . (Souvernirs d’Annam , Baille Edit Plon paris 1890 đã viết) “ Chiến lược của các chỉ huy loạn quân khá đơn giản tiêu hao lực lượng quân Pháp,bằng những trận đánh liên tục, Mỗi đêm công kích đồn trại rồi lẫn trốn.. các đồn trưởng ta luôn đuổi bắt cho được giặc, nhưng đó chỉ là ảo vọng, phải bỏ dở..”

Tổng trú sứ Pháp đề nghị với Ðồng Khánh sai Nguyễn Thân (1840-1914) đem binh ra Quảng Nam tấn công các căn cứ nghĩa binh của Nguyễn Duy Hiệu bắt Phạm Như Xương cùng gia đình bắt giải ra Huế . Tại tỉnh Bình Ðịnh tay sai Trần Bá Lộc giết được lãnh tụ Mai Xuân Thưởng ( 1860-1887) và các ông Lê Khanh, Bùi Ðiển.

Nguyễn Thân được thực dân Pháp cấp nhiều vũ khí tối tân hơn, quyết tâm đánh dẹp phong trào nghĩa hội. Cũng như kêu gọi nghĩa binh đầu hàng, cuộc chiến càng ngày khó khăn hơn , nhiều căn cứ nghĩa binh bị quân Nguyễn Thân chiến, và tiếp tục bao vây các nơi nào có nghĩa binh, đời sống nghĩa binh bị cô lập trên các vùng núi rừng nước độc thượng nguồn.

Tú Ðỉnh người hùng lập được nhiều chiến công đánh Pháp trong Nghĩa Hội, nản lòng trước tình thế muốn đầu hàng về với triều đình Ðồng Khánh , bị Nguyễn Duy Hiệu lên án và hạ lệnh chém Tú Ðỉnh, cha con ông Phan Bình ( thân phụ Phan Chu Trinh) làm chuyển vận sứ đồn điền A Bá Tiên Phước bị Nghĩa Hội nghi ngờ, sai người giết tại cầu Mỹ Lý ( Tam Kỳ) cùng người con nuôi Phan Vò.

Nội bộ trong Nghĩa Hội bị phân hóa, Nguyễn Thân cũng như Phan Liêm dùng tiền bạc danh lợi để kêu gọi nghĩa binh bỏ hàng ngũ kháng chiến.. căn cứ nghĩa binh ở Gò Mây , trên thượng nguyên Phước sơn ( quận Khâm Ðức) bị Nguyễn Thân đánh, bắt được gia đình Nguyễn Duy Hiệu , mẹ già 85 tuổi các vợ con.

Phong trào Nghĩa Hội bị đánh bại, Nguyễn Duy Hiệu vì hiếu với mẹ già và thương yêu gia đình các con bị bắt làm con tin. Nguyễn Duy Hiệu bàn với Phan Bá Phiến tránh những cực hình tra tấn khi bị bắt :

“ việc đã không thể làm , thì chỉ chết mà thôi. Nhưng chúng ta cùng chết một lúc vô ích. Vậy ông nên chết trước, còn tôi còn phải lo việc giải tán đảng viên rồi sẽ đem thân cho Pháp bắt. Người Pháp tra hỏi, tôi sẽ cực lực giải thoát cho Hội. Một mình tôi chết không đáng tiếc. Còn Hội ta sau nầy, có kẻ làm thành chí ta, tức là ta sống đó” (Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu)

Phan Bá Phiên vào ngày 21-09-1887 uống thuốc độc chết trước mặt nghĩa binh và nói với với ông Hiệu “ ông hãy gắn sức , tôi xin đi đây “.

Sau khi giải tán Nghĩa Hội không để cho những người theo phong trào bị bắt đánh đập, một mình ông sẽ lãnh nhận tất cả trách nhiệm với triều đình Ðồng Khánh.

Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam tan rã, nhưng sĩ phu cũng như quân dân Quảng Nam đã làm bỗn phận của người dân đối với đất nước bị thực dân đô hộ, Nghĩa Hội không còn, nhưng các phong trào khác thay đổi cách hoạt động , được tiếp tục đấu tranh với thực dân , mong dành lại độc lập cho Việt Nam.

Vua Hàm Nghi bị vào đêm 01.11.1888 đến trung tuần tháng 8 năm 1889 bị đưa sang Bắc Phi lưu đày. Nhưng phong trào Cần vương không thể dập tắc ngay được, cuộc kháng chiến của anh hùng Hoàng Hoa Thám kéo dài đến 1913. Toàn dân Việt Nam bị đàn áp bóc lột , luôn chờ cơ hội nổi lên chống lại thực dân. Năm 1916 cuộc nổi dậy của vua Duy Tân nhưng tiếc thay đã thất bại. Ðó là những điển son sáng chói của hai vua Hàm Nghi và Duy Tân đem lại niềm tin cho dân tộc Việt Nam .

 

Tiểu sử các người tham gia trong Nghiã Hội Quảng Nam

Trần văn Dư (1839-1885)
Sinh ngày 21-12-1839 ( kỷ hợi) làng An Mỹ Tây huyện Hà Ðông Tam Kỳ, ông còn có tên Trần Dư hay Trần Ngọc Dư hiệu Hoán Nhược. Năm 1858 thi đỗ tú tài, 1868 đỗ cữ nhân, 1875 đỗ tiến sĩ.

Ðược bổ nhiệm làm khảo trường thi Bình Ðịnh, Hành tẩu viện cơ mật Thừa Thiên bộ Lại , làm tri phủ Ninh Giang, Quảng Oai (Hải Dương) ông thường bí mật liên lạc với Hoàng Kế Viên đánh thực dân xâm chiếm Bắc Kỳ.

Về Huế dạy cho các vua Dục Ðức và Ðồng Khánh, một thời gian đổi làm Án sát Hà Tỉnh , Ngự sử đạo An Tĩnh tức Nghệ An và Hà Tĩnh được phong cho Hồng lô tự Khanh.

Năm 1884 dưới đời vua Kiến Phúc được cữ về quê nhà giữ chức quan Sơn phòng sứ Quảng Nam.

Năm 1885 ông hưởng ứng phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam chống thực dân Pháp, Ðồng Khánh chống lại các phong trào Cần vương, kêu gọi các sĩ phu bỏ phong trào cần vương trỡ về hợp tác với triều đình Huế, ( lúc bấy giờ có triều đình nhưng hư vị không có quyền hành) Nhưng phong trào Cần vương làm cho thực dân gặp khó khăn các nơi. Nhiều binh sĩ và sĩ quan Pháp bị giết.

Ông là thầy từng dạy Ðồng Khánh nên ông dự định về Huế gặp Ðồng Khánh về đến La Qua quận Ðiện Bàn , bị tên tay sai tuần phủ Quảng Nam là Châu Ðình Kế đối xử với ông vô lễ, xem ông như một người về đầu hàng .Ông phản đối bị giết vào ngày 13.12.1885

Ông khẩu chiến bài thơ :

Thiên địa sinh ngô mạng diệc kỳ,
Trung Hoa thuật gia bất ngô khi
Hà Ðông tiến sĩ đa hoành tư,
Học giả tương lại mạc vọng kỳ

Bản dịch :

Trời đất sinh ta mạng rõ ngông
Thầy Tàu xem tướng chả khí ông
Hà Ðông tiến sĩ thương hoành tử
Học giả sau nầy chớ ước mong

(Theo người thầy người tàu xem tử vi cho biết sau nầy ông chết vì gươm đao lời ấy đúng)

Nguyễn Duy Hiệu 1847-1887
Sinh năm 1847 (Ðinh mùi ) tại xã Thanh Hà huyện Duyên Phúc sau nầy xả Thanh Hà thuộc quận Hiếu Nhơn gần thị xả Hội An Quảng Nam.

Năm 1876 đỗ cử nhân hai năm sau 1879 đỗ phó bảng ông được phụ dạy con vua nên có hàm Hồng lô tự khanh nên người ta gọi là Hường Hiệu ( trước năm 1975 tại Vĩnh Ðiện có trường Trung học lấy tên trường Nguyễn Duy Hiệu.)

Ông ảnh hưởng hịch của vua Hàm Nghi phong trào Cần vương , cùng với sĩ phu quân dân Quảng Nam thành lập “ Nghĩa Hội Quảng Nam “ chống lại thực dân Pháp và tay sai. Phong trào tan rã ông về với triều đình lảnh tất cả trách nhiệm

Có hai giả thuyết về việc trở về của Nguyễn Duy Hiệu :

1/ Nguyễn Thân bắt ông tại Ngũ Hành Sơn cách Ðà nẳng 8 km. ( theo tài liệu của Baille trong cuốn Souvernirs dẽ Annam 1886-1890 trang 80 nhà xuất bàn Plon Paris 1890)

2/ Nguyễn Duy Hiệu sau khi giải tán Nghĩa Hội về lại Thanh Hà lạy bàn thờ tổ tiên ông bà rồi ra ngồi ở Miếu Quan Công của làng và cho người báo cho chính quyền đến bắt. ( tài liệu của Camille Paris trang 88 trong cuốn voyage dõexploration de Hue en Cochinchine par la route mandarine Leruoux Paris 1889).

Ông bị bắt bỏ vào củi như một tội phạm nguy hiểm đem về Huế nhốt vào trại tù võ lâm và bị tra tấn để lấy cung, nhưng ông đã nhận trách nhiệm và nói rằng;

Nghĩa Hội Quảng Nam có ba tỉnh , không dưới vài trăm, đều là người có tên tuổi. Nhưng cam tâm giặc duy có một mình Hiệu nầy thôi, Kỳ dư đều bị ép theo. Họ sợ thiêu hủy nhà cửa không dám không theo, ngoài ra không có bụng gì khác. Vậy chém một mình Hiệu cũng đủ chớ nhọc lòng hỏi tội những kẻ khác làm gìá? (Việt Nam vong quốc sử Phan Bội Châu).

Triều đình kết án xử lăng trì (xẻo từng mảnh thịt cho đến chết ) , nhưng Ðồng Khánh cho gia ân chỉ chém đầu , bản án thi hành ngày 01-10-1887 . ông mong khi bị chém không bịt mắt, đứng thẳng không quỳ quỳ gối như các tử tội khác.

Baille khâm sứ Pháp có mặt trong giờ thi hành bản án đã viết lại trong Souvenirs d’ Annam trong trang 82-84 :

Ngày hôm đó , Hiệu ra pháp trường với một nụ cười trên môi. Hiệu đợi cái chết xứng với danh vị một con người của nòi giống mình, của cấp bực mình, nghĩa là đợi cái chết, không sợ sệt, chịu đựng chết như một người tin theo định mệnh, coi cái chết như một quyết định của số phận không có gì để phải công phẩn chống lại. Hiệu là trong hạng người mà ta thường thấy ở Nam và Trung Kỳ , vừa làm thơ vừa đi đến pháp trường, rồi viết thơ bằng đầu bút lông tay không một chút run rẩy, không để bộc lộ ra một cảm xúc nào cả.

Lời nói bất hủ của Nguyễn Duy Hiệu để lại cho hậu thế một lời nhắn nhủá: ịá một mình tôi chết, không đủ tiếc. Sau nầy, có kẻ làm thành chí ta, tức là ta sống đó

Ông làm bài thơ khi bị án tử hình :

Bài thứ 1

Tây nam vô địch xích đồng tri
Tảo cập kim thời thế khả vi.
Nhược sử gian phong vô áo điện
Hà nan trung đính thát cường di.
Hàn sơn kỷ đắc cô tùng cán ,
Ðại hạ yên năng nhất mộc chi
Hảo bả đan tâm triều liệt thánh,
Trung thu minh nguyệt bạn ngô qui.

Bản dịch của Huỳnh Thúc Kháng :

Vô địch Tây Nam biết đã thừa,
Thời cơ như thế lẽ ngồi trơ.
Dáo như không trỡ tay giàn kín
Giặc khó gì hơn gập lưỡi bừa.
Núi lạnh tùng côi xơ xác đứng
Nhà to cột một khó khăn ngừa.
Về chầu liệt thánh lòng son đấy,
Tháng tám trăng rằm sẳn nhịp đưa.

Bài thứ 2

Cần vương thệ dữ Bắc Nam đồng
Vô nại khuông tương lộ. Vị thông
Vạn cổ cương thường vô Ngụy Tháo
Bách niên tâm sự hữu Quan Công
Thiên thư phận dĩ sơn hà định,
Ðịa thế sầu khan thảo mộc cùng
Ký ngữ phù trầm tư thế giả,
Hưu tương thành bại luận anh hùng

Bản dịch Chu Thiên :

Cần vương Nam Bắc một lòng chung
Khốn nỗi tôn phò lối chửa thông.
Muôn thưở cương thường không Ngụy Tháo
Trăm năm tâm sự có Quan Công
Non sông chưa rõ do trời định
Cây cỏ buồn trông thấy đất cùng.
Nhắn bảo nổi chìm ai đó tá,
Chớ dem thành bại luận anh hùng.

Phan Bá Phiến (1839-1887)
Sinh năm 1839 (Kỷ hợi) tại làng Tân Lộc, huyện Hà Ðông ,Tam Kỳ ông có tự Dương Nhân .Ðỗ cữ nhân năm 1858 ( Mậu ngọ) làm tri huyện Phù Cát Bình Ðịnh.

Ông tham gia Nghĩa Hội Quảng Nam chống thực dân Pháp với Nguyễn Duy Hiệu, cuộc kháng chiến bị Nguyễn Thân đánh bại. Ông uống thuốc độc chết để trọn đạo làm người lãnh đạo khí tiết của một kẻ sĩ. Trước khi chết ông đội mũ, áo quan quay về kinh đô lạy 5 lạy tưởng nhớ các Vua có công dựng nước, lạy Nguyễn Duy Hiệu 2 lạy nói “ Ông hãy cố gắng sức, tôi ra đi “ uống thuốc độc chết trước nghĩa binh vào ngày 21.09.1887.

“ Sống hiếu, chết trung. Vì nước sống tốt đẹp, vì dân chết oanh liệt. Ông quả đủ hai đức sáng và trung kiên “
(Phan Bội Châu đã viết trong Việt Nam vong quốc sử)

Phạm Như Xương (1844- ? )
Sinh năm 1844 tại xả Ngân Thanh huyện Duyên Phúc, Ðiện Bàn .Quảng Nam.

Thi đỗ cử nhân năm 1868 , đỗ Hoàng giáp năm 1875. làm quan trãi qua các nơi Bộ, Viện, Các đến triều Kiến Phúc đổi vào làm Bố chánh Phú Yên. Kinh thành Huế thất thủ phong trào Văn Thân Phú Yên chiếm tỉnh lỵ bắt giam các quan tỉnh, Phạm Như Xương được trả tự do Nhưng Ðồng Khánh đòi làm án vì để mất tỉnh Phú Yên , và đặc cách “ban ơn tha cho để còn dùng về sau” Một thời gian ông xin về hưu , Nguyễn Duy Hiệu mời tham gia Phong Trào Nghĩa Hội viết bài hịch cho phong trào tại quê nhà. Bị Pháp bắt sau đó cho làm sở Tu thư , phái theo giữ sổ sách ở bộ Kinh lược Thanh Nghệ, cho làm Tri phủ Anh Sơn. không lâu xin về quê ở ẩn dật không cộng tác với triều đình Huế.

Ông có hai người con trai Phạm Như Ðinh và Phạm Như Giáp sau nầy đều hy sinh trong cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916 bị thất bại.

Trần Ðỉnh ( ? 1887 )
Người làng Gia Cốc huyện Duy Xuyên .Ông đỗ tú tài nên gọi là Tú Ðỉnh một người đắc lực trong phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam chống Tây, được nổi danh “ Tướng điều “ của hội được phong Tán tương kiêm Tán lý quân vụ, sau nầy có sự bất đồng ý kiến trong Nghĩa Hội Tú Ðỉnh rút quân về Cấm Muồng, Hà Nha hùng cứ chín xả Sông Con , lập tân tỉnh riêng không chịu lệ thuộc vào tân tỉnh Trung Lộc do Nguyễn Duy Hiệu chỉ huy.

Sau đó bị Nguyễn Duy Hiệu chém để thống nhất lực lượng, trong Nghĩa Hội.

Nguyễn Thành (1863-1911)
Sinh năm 1863 tại làng Thạnh Mỹ phủ Thăng Bình Quảng Nam ông còn có tên Nguyễn Hàm tự Triết Phu, hiệu là Tiểu La Thân phụ là Bố chánh Kinh lược sứ Nguyễn Trương nên gọi ông Ấm Hàm ( con quan)

Ông bị bắt trong trận đánh ở Trung Lộc . Nhờ Nguyễn Duy Hiệu lãnh nhận mọi trách nhiệm nên những nghĩa binh bị bắt được thả trong đó có Nguyễn Thành.

Năm 1904 (gíap thìn ) tại quê nhà “Nam Thành sơn trang” Phan Bội Châu (1867-1926) đã cùng Nguyễn Thành đứng ra lập Duy Tân Hội ( khác với phong trào Duy Tân 1906-1908) tôn Kỳ ngoại Hầu Cường Ðể (1882-1951) lên làm minh chủ, với kế hoạch hoạt động khuếch trương thế lực và kiếm cách cầu viện nước ngoài để đánh Pháp.

Phong Trào kháng thuế tại Quảng Nam (1908) Nguyễn Thành bị bắt như những sĩ phu khác đày ra Côn Ðảo. Gia đình gặp nhiều hoạn nạn trong lúc ông ngồi tù, Người vợ hiền và người con gái qua đời .

Nhật Bản trục xuất du học sinh ra khỏi Nhật trong phong trào Ðông Du ông là người nhiệt thành giúp đỡ khi gặp Tăng Bạt Hổ. Ông đau buồn mắt bệnh thổ huyết mất vào năm 1911 thọ 48 tuổi.

Trước khi mất ông đã bài thơ vĩnh biệt bạn bè : “ thời cuộc xoay vần, cơ hội tốt sẽ đến , guồng máy Ðông Á này còn nhiều cuộc biến đổi, anh em gắng lên !! “

Nhứt sự vô thành mấn dĩ ban
Thử sanh hà diện kiến giang san
Bổ thiên vô lực đàm thiên dị
Thời cuộc bất kinh vân biến huyển
Nhân tình chỉ khúng thủy ba lan
Vô cùng thiên địa khai sâm nhãn,
Tái thập niên lai thí nhất quan.

Bản dịch :

Một việc chưa thành tóc nhộm màu
Non sông ngảnh lại thẹn mày râu
Vá trời thiếu sức bàn nghe dễ,
Cứu thế không tài tránh ở đâu
Cuộc biến đợi gì mây đổi sắc,
Tình người e nổi sóng thêm sâu
Mơ toang hai mắt trông trời đất,
Ngắm thứ mười năm vần thế ru ?

Nguyễn Thành một kiện tướng của Nghĩa Hội, Không chịu cúi đầu trước bạo quyền. Luôn tham gia chống bọn thực dân và tay sai tại quê nhà. Như những anh hùng, danh nhân xứ Quảng Nam. Trước năm 1975 tại quận Thăng Bình có trường trung học mang tên là Tiểu La để nhớ mãi Nguyễn Thành một người con yêu của Thăng Bình.

Trong vườn hoa đẹp của lịch sử , ngược lại có những loại sâu rầy, phá hoại những bông hoa tươi đẹp đó. Phong trào Cần vương được nhiều sĩ phu và quân dân hưởng ứng, bỏ địa vị, nghề nghiệp dấn thân vào con đường đấu tranh nhiều chông gai. Hy sinh bản thân và gia đình. Bên cạnh đó có những người làm tay sai đắc lực như Nguyễn Thân ra sức khuyển mã đánh phá chém giết những người yêu nước, dẹp phong trào tại Quảng Nam, tiếp tục ra Hà Tĩnh đánh dẹp Phan Ðình Phùng đào mã cụ Phan, chém giết thường dân vô tội không gớm tay. Lịch sử phê phán Nguyễn Thân, nhắc lại tên phản quốc nầy không phải để vinh danh, nhưng để nhìn lại luật nhân quả :

Nguyễn Thân (1840-1914)
Sinh tại năm 1840 Thạch trụ, huyện Mộ Ðức , Quảng Ngải. Thân phụ là Nguyễn Tuấn một võ quan dưới triều Tự Ðức, thường dùng những quỷ kế để thuyết phục dân thiểu số thiếu học, tương truyền Nguyễn Tấn ăn đường phèn trước mắt người thiểu số. Họ tưởng ông ta ăn đá cuội, nên tôn ông làm thần tướng.

1885 thực dân Pháp sai Thân cùng Trần Bá Lộc đàn áp nghĩa quân ở Bình Ðịnh, dẹp được Mai Xuân Thưởng. Năm 1887 sai Thân đánh dẹp phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam,

Năm 1888 được cho làm Tổng đốc Bình Ðịnh,

Năm 1895 ra Hà tĩnh đánh dẹp Phan Ðình Phùng

Nguyễn Thân làm tay sai thăng tiến nhanh trên đường hoạn lộ , làm quan đến chức làm Phụ chính Ðại Thần

Về hưu sống tại Thu Xà bị bệnh điên mà chết trong cô đơn , người đời nguyền rủa Nguyễn Thân không học nhiều, nhờ thân phụ làm quan nên gọi là Ấm Sinh, và có tài làm tay sai giết người, một tên đao phủ có địa vị !

 

Tài liệu tham khảo
( Cảm ơn Trần Thị Minh Thảo tại Sài Gòn là cháu của ông tiến sĩ Trần Văn Dư cho biết sử liệu về ông cố nội Trần Văn Dư ).

“Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam” NxB Văn Hóa của Nguyễn Q Thắng Và Ng. Bá Thế

“Ðặc san đất ngũ phụng xuân Tân tỵ” Hội ái hữu Quang nam tại Houston

“Quảng Nam trong Lịch sử” Nxb Non nước của Giáo sư Trần Gia Phụng Toronto

“Phong Trào Duy Tân” Nxb Lá bối của Nguyễn Văn Xuân

“Việt Nam sử lược” Nxb bộ giáo dục và trung tân Học liệu của Trần trọng Kim

“Giai Thoại Làng Nho” Nxb Zieleks của Lãng Nhân

“Bộ Quân Sử” của Tổng Tham Mưu

 

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button