Hội An trong tâm tưởng
Nguyễn Bá Trạc, Việt Mercury
Hội An là một thị xã nhỏ, cách Đà Nẵng 27 cây số về hướng Nam. Cả thị xã chỉ có vài con đường với những ngõ hẻm, nhà cửa, chùa chiền cổ kính rêu phong. Nhưng trong các thế kỷ trước, nơi đây từng là một hải cảng quốc tế của “Đàng Trong” – tức là miền Nam Việt Nam của thời Trịnh Nguyễn phân tranh – nơi có mặt các “Phố Tầu,” “Phố Nhật,” nơi định cư của người Trung Hoa, với nhiều nhóm người Âu Châu lui tới làm ăn buôn bán.
Ngày nay, cũng sau một cuộc chiến, cách thị xã này nửa vòng trái đất và một phần tư thế kỷ chia ly, các cư dân của thị xã Hội An tản mác khắp nơi nhưng vẫn gắn bó và duy trì những tình cảm thắm thiết với mảnh đất quê hương cũ. Ông Trần Văn Hựu, một người Hội An định cư ở San Jose, cho biết các đồng hương Hội An đã họp mặt lần đầu tại quán Thằng Bờm vào năm 1995, sau đó họp “Picnic Hè 98 Đồng Hương & Thân Hữu Hội An” tại công viên Hellyer, và cũng đã cùng tham dự các Hội Chợ Hè Quảng Nam Đà Nẵng, tổ chức vào trung tuần tháng Tám, 1999, và ngày 26 tháng Tám, 2000.
Ông nói “Đời có đổi thay, mà mình không thay đổi”
Thương cảng quốc tế
Vai trò của một thương cảng với các hoạt động mậu dịch quốc tế của Hội An trong thời cổ đã được ông Lê Văn Hảo, một tác giả, trích dẫn các tài liệu và nhiều tác giả khác, cho biết khá tường tận với bài viết in trong tập “Hội An,” do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 1986.
Ông cho biết Hội An đã được nhắc đến nhiều trong những thế kỷ trước, khi nó còn là một thương cảng quan trọng của Đàng Trong, dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn. Không hiểu thương cảng này được thành lập từ bao giờ, nhưng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 16, thương nhân Bồ Đào Nha đã từng đến khảo sát và buôn bán ở cửa biển Đại Chiêm, mà họ gọi đấy là cảng Cacciam. Đấy chính là tên gọi xưa của cửa sông Thu Bồn, bắt nguồn từ một địa danh do người Việt đặt là Kẻ Chiêm (Kẻ Chiêm có nghĩa là Đất của người Chàm).
Người Trung Hoa đến đây từ đầu thế kỷ 17, phần lớn từ các tỉnh ven biển nam Trung Hoa, như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải NamẦ Đặc biệt từ giữa thế kỷ 17, khi nhà Minh bị người Mãn Châu chinh phục, các vong thần đem thuộc hạ lánh nạn xuống các nước Đông Nam Á, làn sóng di dân Trung Hoa đến Hội An càng đông. Các chúa Nguyễn cho phép họ định cư ở những phố riêng, lập thành các xóm Minh hương. Cho đến thế kỷ 18 ở đây có khoảng 6,000 người Minh hương.
Người Nhật đến đây cùng một thời gian với người Trung Hoa, lúc đầu là các thương nhân từ Nagasaki tớị Trong 30 năm đầu của thế kỷ 17 – từ 1604 đến 1634 – trong số 331 thương thuyền Nhật Bản đi đến các nước Đông Nam Á, thì có một phần tư đến các cảng Việt Nam (86 chiếc). Trong số này có một nửa đi đến Hội An. Thống kê trên cho thấy vị trí đặc biệt của Hội An đối với nền mậu dịch Nhật Bản.
Người Hoa và Nhật là những người buôn bán chính trong các chợ hội họp hàng năm kéo dài khoảng bốn tháng. Người Hoa và người Nhật có khu phố riêng biệt, có người quản trị riêng và sống theo kiểu của họ. Đến sau năm 1937, khi chính phủ Nhật thi hành chính sách bế quan tỏa cảng thì số người Nhật ở Hội An giảm hẳn đi, chỉ còn lại bốn, năm gia đình, trong khi người Trung Hoa không ngừng tăng lên.
Về những người châu Âu đến Hội An thì người Bồ Đào Nha đến sớm nhất, gây được nhiều ảnh hưởng vì đã có chỗ đứng tại Áo Môn (Macao) trên đất Trung Hoa, nên dễ sang Việt Nam. Người Hòa Lan cũng lập thương điếm từ năm 1636 đến năm 1641 nhưng rồi phải rút đi sau khi họ thực hiện chính sách giúp chúa Trịnh trong cuộc nội chiến với chúa Nguyễn.
Về thời kỳ này, người ta có thể hình dung ra một không khí tấp nập của Hội An vào những mùa thuyền buôn nước ngoài cập bến lấy hàng. Các sử gia trong thế kỷ thứ 17 thường mô tả Hội An như một trạm tạm trú cho các thương thuyền. Tầu buôn của người Trung Hoa và Nhật Bản thường neo tại cảng này trong mùa xuân, đợi gió nồm thổi trong mùa thu để đi lên hướng Bắc. Gần đây người ta cũng vừa khám phá được ở không xa Hội An, cách Cù Lao Chàm khoảng bảy hải lý, một chiếc tầu buôn chìm 500 năm, và đã vớt được khoảng 150,000 món cổ vật vô giá của Việt Nam, phần lớn là đồ gốm. (Xem bài tường thuật đa (ng tải trong Việt Mercury số 77 phát hành ngày 14 tháng Bảy, 2000).
Đến cuối thế kỷ thứ 18, sau những cuộc chiến liên tiếp trong vùng, việc buôn bán ở Hội An suy thoái dần. Bả n báo cáo của một nhân viên thương vụ Anh đến Hội An na (m 1788 – ba năm sau khi xẩy những trận đánh lớn ở vùng phụ cận – cho biết “Hội An bị chiến loạn nên thiệt hại rất nhiều, cơ hồ trở thành bình địạ” Sau khi trích dẫn bản báo cáo, tác giả Lê Văn Hảo nói rằng sang thế kỷ 19, do cửa sông Thu Bồn bị phù sa bồi lấp, tầu lớn không vào được, các thuyền buôn phải theo cửa sông Hàn để vào Đà Nẵng, nên “Hội An chỉ còn là một thành phố nhỏ hiền lành, trầm mặc soi mình trên dòng sông xanh biếc.”
Hoa Phố hay Hải Phố
Ngày nay, cái thành phố trầm mặc soi mình bên dòng sông Thu Bồn xanh biếc, cái thị trấn cổ kính rêu phong, những con phố chật hẹp với những mái chùa cũ kỹ đã được nhìn nhận là một địa điểm di sản quốc tế. Tháng Chạp năm 1999, UỂy Ban Bảo Vệ Di Sản Thế Giới của tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Phố Cổ Hội An và Mỹ Sơn là Di Sản Văn Hóa Thế Giớị
Nhưng về danh xưng của Hội An, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãị Cách đây vài thập niên, thời thuộc địa Pháp, Hội An vẫn được gọi là “Faifo” Về sự xuất hiện của cái tên ấy, có người cho là bắt nguồn từ chữ Hội Phố (gọi tắt tên của Hội An Phố), hoặc là Hai Phố (phố Nhật phố Tàu), hoặc là Hoa Phố (tên một phố lớn của người Hoa). Cũng có lập luận cho rằng đó là Hoài Phố, một tên gọi của nhánh sông Thu Bồn chảy qua vùng nàỵ Nhưng nhiều tác giả cho rằng cách giải thích hợp lý hơn cả và có bằng chứng tương đối xác đáng, thì có lẽ là Hội An xưa vốn gọi là Hải Phố, nghĩa là thành phố ven biển.
Nhà văn quá cố Nguyễn Tuân – người ở ngoài Bắc, ngày xưa từng “theo cha vào thăm phố Hội An về, viết được một bài “Cửa Đại, vậy mà đã gần nửa thế kỷ rồi” – ngày nay, trước khi qua đời, ông lại viết rằng “Quê hương ta đổ vỡ nhiều quá. Nhỏ thường như cái bát cái chén nay còn giữ lại được vẫn là quý. Huống hồ đây là một thị trấn, một thành phố.” Tác giả “Vang Bóng Một Thời” cũng đặt vấn đề danh xưng của Hội An, ông hỏi “Hội An có từ bao giờ và tên cũ của Nó là gì? Là Hải Phố, là Phải Phố? (Mà Tây thuộc địa sau thiết lập hành dinh tòa sứ và trại âm thành FaiFoo) Hay là Hoài Phố?” Rồi nhà văn tự trả lời “Tôi không phải là nhà tra khảo cố sự, nên tôi vẫn cho Hoài Phố là phải hơn. Một cái phố nằm bên sông Hoài (sông Thu Bồn viền phố Hội An còn mang một tên nữa là sông Hoài). Chao ôi một thị xã Nhớ dựng lên sát một hải cảng Đợi (cửa Đại), sao mà đất nước mình có những đại danh từ gợi cảm khá nhiều như vậỵ”
Nguyễn Tuân viết thêm rằng “Hội An nguyên là một chợ phiên quốc tế có những khu Tây, Tầu, Nhật, Ấn, Chà Và. Chợt nhớ thơ Thông Phu (Chiếc lư đồng mắt cua) “Ai dựng thôn quê thành phố xá – Vì đâu bãi cát nối lâu đàị Một cái cảng sông thành cảng biển. Đôi bờ sông Hoài, nay đã tiếp nối những việc làm ăn cũ, bến dâu trên, bãi dâu dưới, các em các bà các cô Tây Thi Quảng Nam vẫn đều đều tiếng đập lụa, giãi lụạ Từ cảng biển không ngớt đưa vào thương điếm phố sông hằng hà thuyền tố yến và thanh quế lừng danh. Phố tấp nập vui như chợ. Bây giờ đây sáu trăm khung dệt chạy điện nhộn nhịp lòng phố chính và các đầu ngõ kiệt. Vui thích vậy thay là Hội An”
Bên này trái đất
Và ngày nay, ở nửa vòng bên này trái đất, khi được hỏ i “Xa Hội An, có gì đáng nhớ nhất?”, ông Đỗ Hữu Nhơn, 68 tuổi, hội trưởng hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Na (~ng, San Jose, nói rằng “Người ta nhớ cảnh – trong đó có chùa Cầu, chùa Phúc Kiến, chùa Quảng Triệu, chùa Ông, chùa Bà, chùa Bà MụẦ Người ta nhớ thức ăn – mà độc đáo là cao lầu, hến xúc bánh tráng, bánh tráng đập ăn ma (‘m nêmẦ Nhưng nhớ nhất lại là nhớ tình người Hội An. Sống trong một thành phố nhỏ, chuyện gì xẩy ra ở ông Bổn là ở chùa Cầu biết, cho nên con người phải sống thánh thiện, nếu không là “mất credit. ”
Ông Nhơn giải thích rằng ở Hội An mà “nói con ông nào bà nào, con ai là biết hết, cho nên tình con người tất phải gắn bó với nhau,” mà đường phố Hội An lại nhỏ hẹp “hai bên nhìn qua nhìn lại biết rõ mọi chuyện” cho nên cần phả i cư xử với nhau cho đàng hoàng.
Diễn tả sự kiện ấy một cách tương tự, ông Trần Văn Hựu, 51 tuổi – chủ nhân tiệm tủ lạnh máy giặt máy sấy Sons Appliance tại đường Taylor, San Jose, một trong những nhân vật Hội An từng đứng tổ chức “Picnic Hè 98 Đồng Hương & Thân Hữu Hội An” – cho biết “Hội An khi ở thì có lúc cũng chán, nhưng khi đi thì nhớ.” Ông giải thích cái cả m giác “chán” là do thị xã quá nhỏ, không nhiều biến cố, “nhưng khi đi xa thì nhớ vô cùng, ấy là vì cái tình con người ở đấỵ” Hồi tưởng những ngày trai trẻ của những thập niên 50, 60, “những ngày tiệm ảnh Huỳnh Sau trong thị xã còn đặt tấm ảnh nhạc sĩ La Hối kéo đàn phong cầm” (La Hối, tác giả bản nhạc “Xuân và Tuổi Trẻ”, là người Hội An) – ông Hựu nói rằng ở xứ này mà “đứng nói chuyện với con nào là cả tỉnh người ta đều biết ngaỵ”
Tủm tỉm liếc nhìn vợ – bà Thái thị Hoàng Oanh, cũng sinh trưởng tại Hội An, nguyên giáo sư trường Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An – ông Hựu vừa cười vừa nói “Cho nên ở Hội An, yêu con nào là chỉ được yêu có một con.”
Ông Hựu cho biết Trung Học Hội An – tiền thân của trường trung học Trần Quý Cáp, ngôi trường trung học chính trong thị xã Hội An – trước đây có mang một cái tên địa phương kỳ lạ là “Trường Trung Học Âm Hồn Bà Rơi” Ông cho biết tại Hoa Kỳ, hiện có hai cựu giáo sư của ngôi trường này, đó là ông Lê Mai, định cư tại thành phố Milpitas, và ông Thái Hinh, cư ngụ ở San Jose.
Hội trưởng hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng, người đứng tổ chức thành công buổi Hội Hè Quảng Nam Đà Nẵng tại khuôn viên trường trung học Overfelt, San Jose, ông Đỗ Hữu Nhơn cho biết vào khoảng 50 cựu học sinh và cựu giáo sư của ngôi trường Trung Học Hội An sinh sống tại Hoa Kỳ “đã gửi về giúp cho bạn bè và thầy học cũ được gần 40,000 mỹ kim, đồng thời cũng đã cung cấp học bổng được cho hơn 13, 14 em học sinh ngày nay ở Hội An.”
Ông Hựu nói rằng “Đối với những người ấy, dẫu thời gian và không gian có đổi thay, lòng họ vẫn tròn trịa, vẫn vằng vặc sáng như trăng rằm.”