Hội An hồi sinh sau nhiều thế kỷ bị bỏ quên

Tác Giả Richard S. Ehrlich, Thái Tú Hạp lược dịch

Lời người dịch: Tổ chức UNESCO (Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) vừa tổ chức cuộc họp tại thành phố Marrkesh, Marốc đã chính thức công bố nhận thêm 48 địa điểm trên thế giới vào di sản văn hóa của nhân loạị Trong danh sách này có 2 địa điểm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Theo lịch sử ghi nhận Hội An là thương cảng đầu tiên thuộc Đàng Trong ở giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, được đánh giá là thương cảng sầm uất vào đầu thế kỷ 16. Trải qua bao nhiêu biển dâu thăng trầm vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp cổ kính với lối kiến trúc đặc thù mang tính chất văn hóa, lịch sử Thánh tích Mỹ Sơn mặc dù đã bị hư hại qua thời gian nhưng vẫn lưu dấu thánh địa của người Chăm qua các triều đại hưng thịnh từ thế kỷ thứ 10 tại miền đất Quảng Nam. Những bài khảo cứu về Thánh Địa Mỹ Sơn cũng như những tài liệu giá trị khảo cứu sâu sắc về Phố Cổ Hội An chúng tôi trân trọng giới thiệu quý độc giả tìm đọc Đặc San Quảng Đà từ số 1 đến số 8 xuất bản từ năm 1992 đến 1999. Có thể tìm mua tại các hiệu sách hoặc tại tòa soạn Saigon Times. Kỳ này chúng tôi xin được trích đăng từ Đặc San Quảng Đà số phát hành năm 1999 bài viết của Ký giả Richard S. Ehrlich khi ông ghé thăm Phố Cổ Hội An, đã đăng trên Tạp chí DYNASTY nổi tiếng xuất bản tại Đài Loan. Bài viết có tính cách khách quan qua nhận xét của một du khách ngoại quốc. Tuy không có những công trình khảo cứu sâu xa nhưng cũng thể hiện được những nét chính giòng văn hóa tiêu biểu của Phố Cổ Hội An qua nhiều thời đại. Và kỳ tới chúng tôi sẽ giới thiệu Thánh Địa Mỹ Sơn qua bài biên khảo của Giáo sư Kiêm Đạt.

Nằm khép mình eo biển miền Trung Việt Nam, bên giòng sông Thu Bồn trầm mặc, Hội An được xem là thành phố cổ kính, có nhiều hấp lực như một cô gái duyên dáng nhất của bán đảo Đông Dương từ nhiều thế kỷ qua và mãi cho đến bây giờ. Mặc dù lịch sử như những cơn bão lửa thổi qua bao nhiêu khổ đau thăng trầm, vẫn sừng sững thách đố với thời gian, với lòng người nhân thế đến đi trong cõi tạm cuộc đờị Ngày nay, Hội An đã trở nên một trong những địa điểm có nhiều nét thu hút du khách đến từ phương xa thăm viếng, tìm lại bóng dáng cổ kính rêu phong mà Hội An tự nó đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ, làm lưu luyến lâu dài trong tâm khảm nhiều người sau khi rời thành phố yêu dấu này của Việt Nam.

Không phải bây giờ mà Hội An đã thực sự được nhắc nhở đến từ đầu thế kỷ 16, 17. Bến cảng Hội An đã rộn rịp đón tiếp thương thuyền của Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Pháp, Trung Hoa đến buôn bán hoặc trao đổi sản phẩm của nước ngoài và bản xứ. Chính sự hiện hữu của các thuyền nhân nước ngoài, đã thiết lập những cơ sở thương mãi, đền thờ và chùa chiền với mục đích để tạ ơn những vị Trời, Phật, Thần Thánh đã hiển linh cứu giúp, che chở họ vượt qua đại dương đầy hiểm nguy giông bãọ Nhờ mối giao lưu nồng nhiệt đó, Hội An đã trở thành một trung tâm điểm, kết hợp những giòng văn hóa đông tây sâu sắc tuyệt vời.

Hội An, nơi chốn tạo nên nhiều cảm hứng cho những nhà địa chất học, những nhà khảo cổ muốn đi ngược giòng thời gian vài trăm năm về trước, hoặc trên những mảnh vụn bằng sành, bằng gốm của những thời đại hơn ngàn năm để tìm dấu vết của tiền nhân xuất hiện ở miền đất đầy di tích nàỵ

Địa thế Hội An càng thuận lợi hơn, thiên tai bất hạnh cho những nơi khác nhưng hải cảng Hội An là nơi chốn trú ẩn an toàn trong những mùa giông bãọ Trong thời gian mưa gió này, những thương khách ngoại quốc có dịp lên bờ kết thân với người bản xứ, bổ sung thêm nước ngọt, thực phẩm, trao đổi hàng hóa và tu bổ tàu bè. Hội An cung cấp những mặt hàng được ưa thích và nổi tiếng như trầm hương, sừng tê, ngà voi, bông vải, đồi mồi, trai ốc, mật ong, cau khô, hồ tiêu, tơ lụa địa phương… Thương khách ngoại quốc cũng mang đến những sản phẩm như trà, thuốc bắc, đồ sứ đủ màu tuyệt đẹp, lưu huỳnh, vải vóc…

Hội An được xem như trạm dừng chân lý tưởng khi gió mùa thổi ngang qua biển Nam Hải trên tuyến đường Nam Bắc Á Châu. Vào mùa xuân, gió mùa đổi hướng thổi những cánh buồm từ Nhật Bổn và Trung Quốc đến phương Nam và tắp vào hải cảng Hội An. Đợi khi mùa hạ gió bắc thổi về những thương thuyền lại ra khơi về cố xứ. Nhưng trong thời gian tạm dừng chân phiêu lãng, một số trong những thương thuyền đã luyến lưu tình cảm với những cô gái bản xứ nên quyết định tình nguyện ở lại xây tổ ấm tiếp tục mở cửa hàng buôn bán và chọn Hội An làm quê hương thứ hai đến trọn đời.

Khoảng thời gian năm 1600, thương thuyền Nhật đã xây nên cầu Nhật gọi là Lai Viễn Kiều hiện nay, với lối kiến trúc hoàn toàn của bản sắc văn hóa Nhật. Theo truyền thuyết của người địa phương cho biết người Nhật xây cầu Nhật Bổn này để chống động đất. Nơi yếu điểm thân mình của con Rồng vĩ đại mà đầu ở Ấn Độ và đuôi ở Nhật Bổn, nếu không yểm bằng kiếm thiêng, con Rồng sẽ vươn mình làm cho thiên tai khủng khiếp có thể xảy ra không lường mức độ thiệt hại về nhân mạng và vật chất. Cùng thời gian đó các người Trung Hoa cũng đã hình thành khu phố Quảng Đông, trung tâm buôn bán với người bản xứ. Cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp đã theo các thương thuyền ghé đến Hội An để truyền đạọ Một trong những vị giáo sĩ lừng danh nhất của Pháp là Alexandre Rhodes đã đến Hội An và tại thành phố cổ kính ông đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ từ tiếng La tin, dễ đọc và thông dụng cho đến ngày naỵ Vào thế kỷ 18 và 19, những biến cố tang thương vì sự tranh ngai giữa những nhân vật trong hoàng tộc ở kinh thành Huế đã phá hủy di sản quý báu cổ kính của Hội An.

Sau những biến cố kinh hoàng đó, nền kinh tế phồn thịnh của Hội An cũng bị ảnh hưởng suy thoái nặng nề. Các thương thuyền không đến nữa vì nạn bế quan tỏa cảng, con sông Hội An mỗi ngày bị bùn lầy hoang phế. Cũng từ những đổ vỡ tiêu điều, các quan viên trong các triều đại kế tiếp kết hợp với những nhà đầu tư địa phương quyết định lập nên hải cảng Đà Nẵng mà người Pháp gọi là Tourane, vì Đà Nẵng có hải cảng lớn rộng hơn, đất đai rộng rãi, thuận lợi phát triển về kinh tế. Thế là từ đó Hội An bị chìm vào quên lãng. Như một cô gái duyên dáng thầm lặng nhưng phải tự lo liệu số phận của mình. Gió bão cũng tàn phá lần hồi những tuyến đường xe hỏa từ Đà Nẵng – Hội An từ đầu thế kỷ 19 và Hội An không đủ ngân khoản để trùng tụ Những thế hệ trai trẻ hậu sinh của Hội An cũng đã ruồng bỏ “người tình cổ kính” để chạy đuổi theo ánh sáng đô thành rực rỡ hơn những ngọn đèn vàng hiu hắt. Cũng may Hội An đã vượt qua tầm tay lửa đạn của hai cuộc chiến khủng khiếp Pháp – Việt trong thời gian cả trăm năm và hơn hai mươi năm nội chiến. Hội An như người đẹp ngủ trong rừng lâu năm bỗng nhiên vươn vai đứng dậy chào đón du khách viễn phương đến thăm viếng. Hội An đã đi vào lịch sử. Những năm sau 1980 các nhà học giả, khảo cổ ngoại quốc đã đến thăm viếng Hội An và đã thích thú khám phá những kiến trúc giá trị về nghệ thuật của Hội An từ mấy trăm năm về trước nên những nhà bác học khảo cổ danh tiếng này đã thuyết phục Hội Đồng Unesco của Liên Hiệp Quốc nên tặng một số ngân khoản để trùng tu Hội An và từ đó Hội An đã trở thành một trong những trọng điểm du lịch của thế giớị Hơn 60,000 cư dân của thành phố Hội An vui mừng đón nhận những nụ cười từ khắp bốn phương trời mang đến. Hội An thực sự đã hồi sinh. Ngôi chợ giữa phố ở ven sông Sài Giang từ sáng sớm đã thấy tụ hội đông đảo với đầy đủ các mặt hàng rau trái tươi xanh bên cạnh những hàng tôm cá vừa đem lên từ những ghe thuyền Cửa Đạị Trên sông Hội An tấp nập ghe đò ngược xuôị Đầu thuyền chở du khách cô lái đò e thẹn chỉ hai bên bờ giới thiệu những vòm lá cây xanh, những tên làng tên xóm. Trẻ thơ tung tăng thả diều, đàn bà đang giặt dũ và những người đàn ông an nhàn buông cần trên bờ sông.

Những ngôi nhà cổ ở Hội An cũng được du khách nhiệt tình chiếu cố đến: Như những du khách chúng ta gặp ở khu Beverly Hills hoặc Hollywood, tay cầm bản đồ hướng dẫn để đến xem những căn nhà lộng lẫy của các đại minh tinh. Tại Hội An, du khách cũng cầm trên tay những bản hướng dẫn để đến thăm những ngôi nhà cổ kính xây dựng từ những thế kỷ 16, 17 mà nay vẫn sừng sững tồn tại qua mưa gió thời gian. Mái ngói âm dương đầy rêu xanh. Du khách được chủ nhân hân hoan mời vào xem bên trong những cây cột cây kèo được chạm trổ tinh vi, những tủ thờ bàn ghế đều bằng gỗ quý đen mun chạm trổ khá mỹ thuật có hình tượng lịch sử, hoa điểu ngư tiều, những phong cảnh Trung Hoa và Việt Nam. Trên các kệ tủ trưng bày những món đồ cổ giá trị như bình, chén trà, độc bình cắm hoa, lư hương…đều là đồ sứ trắng, lam ngọc hay những màu sắc hài hòa đúng mức xinh đẹp đem đến từ Trung Hoa theo các thương thuyền, từ mấy trăm năm trước. Đa số các nhà ở Hội An đều thiết trí bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên ông bà cha mẹ hương khói nghi ngút. Hai bên hoặc ở trên bệ thờ có treo những tấm phướng hoặc liễng bằng vải nỉ có thêu bông hoa hay rồng phượng chung quanh và kết những hạt kim cương giả lấp lánh với những câu viết chữ Trung Hoa như rồng bay phượng múa. Dân cư ngụ trong thành phố Hội An không phải ai cũng làm ra tiền hay giàu sang phú quy, cũng có những người lao động thật vất vả mới đủ sống qua ngàỵ Những màu sắc tươi thắm của các màu sơn mới phết lên tường thành của các chùa chiền làm tăng thêm vẻ lộng lẫy, tuy nhiên đã làm giảm đi ít nhiều nét đẹp cổ kính tự nhiên như bức tranh thủy mạc thanh thoát, cổ kính từ nguyên ủỵ Lần đầu tiên Hội An đã bị bỏ quên hàng mấy trăm năm, mới tìm lại cái sinh khí ngày xưa, khi các thương thuyền nước ngoài tấp nập ghé lại thăm thành phố Hội An êm đềm, trầm lắng dễ thương, để rồi ra đi mang niềm lưu luyến khôn nguôi.

 

Related Articles

Back to top button