hai mươi bốn giờ của đời người ở An Lộc

Phan Nhật Nam.

Vào mùa Hè 1972, Bạch Lê vừa qua hai mươi tuổi, đúng ra hai mươi-mốt tuổi ba tháng. Cô nhớ chính xác như thế vì tại thời điểm mùa Hè nầy cô đã trải qua những ngày, giờ, nói đúng ra từng phút, giây hình như không chuyển dịch, thay đổi. Và từ những giờ, phút không thể nào quên kia (không thể dùng một từ ngữ nào khác để diễn đạt nên), cô đã thành một người nào khác với những tính cách tâm lý, phản ứng chịu đựng, phương thức chống cự qua những hoàn cảnh mà cô không thể lường trước, dự tính ra được. Cô đã thành một người lạ với chính mình. Tại sao như thế? Tại sao lại như vậy? Cô tự hỏi với bản thân rất nhiều lần câu hỏi đơn giản không thể trả lời nầy.
Khi cho lớp học nghỉ hè sớm hơn chương trình dự trù theo yêu cầu của Sở Học Chánh do nhận lệnh khẩn cấp từ Tòa Hành Chánh tỉnh, cô nói với đám học sinh nhỏ lời tạm biệt, và mong sẽ mau chóng gặp lại chúng trong ngày hè tại nhà cô – điểm tập trung vui chơi ngoài giờ lớp học. Cô gọi đám học sinh là “mấy sắp nhỏ”, vì đấy là những học sinh bậc tiểu học, cho dù là lớp cuối cùng. Thật ra, cũng có vài học trò đã đứng ngang cùng cô giáo, có khi hơn hẳn phần đầu – những nam sinh đã, hoặc sắp đến tuổi thành niên. Nhưng bởi trường học mở ra trong một vùng chiến trận lâu dài, trẻ con thường phải bỏ học do tình hình chiến cuộc, thế nên được đến trường (dẫu muộn màng) phải là một cố gắng rất lớn của cả gia đình mà phần lớn cha mẹ nghèo khổ, đời sống khó khăn. Trẻ thường đi học với bụng đói, khuôn mặt dãi dầu, chịu đựng, mang theo gói khoai, sắn gói trong lá chuối cùng với những tập vỡ nhàu nát. Nếu nhà ở ngoài vòng đai chiến lược thị xã thì đứa trẻ phải đi qua những khoảng rừng, khúc đường bị đào, phá, đắp mô, gài mìn như bổn phận hằng ngày của người lính hành quân, lên mặt trận. Chỉ khác, chúng không có vũ khí, và không có vật dụng che thân như chiếc nón sắt, đôi giày cao cổ của người lính. Đầu trần, chân đất, trẻ băng qua cảnh chết để đến lớp học. Thỉnh thoảng có những em đột nhiên vắng mặt không xin phép trước. Có thể chúng theo cha (thường là quân nhân di chuyển đến đơn vị mới, một nơi xa xôi nào khác); hoặc người cha vừa chết trận (sự kiện bi thảm tất nhiên xẩy ra hằng ngày đối với những người lính), nên người mẹ đưa chúng về một nơi nào đấy gọi là “quê bên ngoại”. Thật ra, Thị Xã An Lộc, Tỉnh Bình Long nầy cũng đã là một nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của Miền Nam. Trước đây, lúc chưa thành lập tỉnh, còn là Quận Hớn Quản thuộc Tỉnh Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Long vốn là vùng đặc thù của miền Đông Nam Bộ với hệ thống đồn điền cao su bạt ngàn rộng, dài đến tận đất Miên. Tàng lá xanh dầy che kín toàn vùng đất đỏ, từ phi cơ nhìn xuống chỉ thấy một màu lục đậm mênh mông, nặng nề, u uất. Trong khối rừng thẩm bóng mịt mùng nầy, da người công nhân cạo mủ (thành phần dân cư đông đảo chủ yếu của kỹ nghệ đồn điền cao su thành hình từ đầu thế kỷ 20, do giới chủ nhân xuất phát từ giai tầng thực dân thuộc địa người Pháp khai thác) dần trở nên nhờ nhờ xanh xao, phì bũng.. Phần do tác động lâu dài từ hơi mủ, phần do khí hậu khắc nghiệt của vùng đất mới khai thác nổi tiếng về chứng sốt rét ác tính. Trong đời sống khắc nghiệt nầy (đấy là chưa kể đến tình trạng chiến tranh sau những năm 60, năm Mặt trận giải phóng Miền Nam thành lập mà vùng Miền Đông Nam bộ là chiến khu, căn cứ địa chiến lược), đứa trẻ cũng có thể vắng mặt với lý do bất hạnh hơn – Chúng vừa bị tử thương do một nguyên nhân đã hoá nên bình thường – Bộ đội cộng sản pháo kích vào thôn, xã nơi chúng ở, hoặc trên đường đến lớp trẻ đã dẫm phải mìn, bẫy do du kích cộng sản gài đêm trước. Từ tình cảnh xót xa như trên của học sinh, Bạch Lê thật lòng yêu thương những trẻ nhỏ của mình. Cô gọi chúng bằng danh xưng “em” vô cùng yêu mến. Cũng bởi bản năng làm chị mà cô đã, đang lưu giữ, thực hiện cho đến hôm nay với bốn người em mà chúng xem cô như một người mẹ thứ hai.. Chị Hai, Hai đâu rồi! Hai ơi! Nhà cô luôn ấm áp thanh âm thân mến từ bốn người em, cho dù đấy là ba thiếu nữ sắp, đang qua tuổi vị thành niên, và đứa em trai lên mười. Đám học sinh bắt chước những người em của Bạch Lê, gọi cô với danh xưng giản dị thân thiết “cô Hai”. Thường thường, sau tan học, những buổi cuối tuần, Bạch Lê cùng lớp học đi vào những khu vườn, rừng thưa chung quanh thị xã. Màu áo trắng của cô giáo và đám trẻ lộ rõ, len lỏi giữa khối xanh cây lá, thêm linh động với tiếng cười hoan hỉ và những câu chuyện nhỏ nhặt, câu hỏi ngây thơ.. “Cô Hai ơi, người Mỹ họ ở đâu kìa, sao con hổng thấy họ ăn cơm như người mình? Khi nào cô Hai đi Sài Gòn nhớ cho con di theo nhen! Căn nhà còn là một sở thú thu nhỏ, bởi cha cô là một nghệ nhân tinh xảo, ông có thể chế biến một chiếc bẩy thích hợp cho bất cứ loại chim chóc, thú vật nào, từ chim hoàng yến kiêu kỳ, đài cát với tiếng hót lộng lẫy đến con kỳ đà cục nịch, nặng nề.. Bắt được con vật, xong thuần hóa chúng thành một loại gia cầm, thú vật nuôi trong nhà và tập cho chúng chung sống với nhau trong mối hòa thuận mà ai trông thấy cũng phải kinh ngạc, thán phục. Bản thân Bạch Lê, cô cũng đã thuyết phục được con mèo xin từ một chị bạn trong ấp Sóc Gòn, con mèo khó tính, hợm hĩnh luôn cau có, hờn giận với bốn đứa con nó vừa sinh ra sau khi Bạch Lê mang về nhà – Ý con vật muốn được chìu đãi riêng từ người chủ do đàn con của nó mang lại. Một hôm Bạch Lê nhặt được một ổ sóc sơ sinh ngoài vườn vì gió đánh bạt, rơi xuống đất. Cô mang chúng vào nhà, đặt chung cùng với ổ mèo.. Thoạt đầu, mèo mẹ không chịu, gầm gừ từ chối lũ sóc con, một loài gậm nhấm như chuột, bọ, lũ cố thù của mèo. Bạch Lê giỗ giành.. Thôi mà con, gắng nuôi giùm lấy phước, nó cũng như con của con mà.. Cô nói với mèo mẹ, đồng thời đun lũ sóc con (đang háu đói vì sóc mẹ không biết lạc ở đâu) vào lòng bụng mèo mẹ đang căng sữa. Cuối cùng, mèo mẹ thuận cho đàn sóc bú với thái độ miễn cưỡng qua tiếng gầm gừ nho nhỏ khó chịu. Nhưng, tình thế không hẳn hoàn toàn thuận tiện, mỗi khi Bạch Lê bận chuyện phải vắng mặt, mèo mẹ lại đẩy bầy sóc ra ngoài với thái độ bực bội (cách thế tự nhiên của loài mèo, vốn ích kỷ, khó tính), Bạch Lệ lại phải can thiệp với lời an ủi, khen ngợi, khuyến khích: Đừng làm vậy cưng, coi, nó cũng như con mình mà.. Cuối cùng điều kỳ lạ xẩy ra: Mèo mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng bầy sóc cẩn thận như con đẻ của mình. Bọn học sinh nhỏ, khách người lớn đến chơi, trông thấy cảnh mèo mẹ đùa với đàn sóc đều trầm trồ thán phục: Cô Hai hay quá! Cô Hai biết dạy mèo như gánh “xiệc”. Bạch Lê cười vui: Vì tui tuổi con mèo mà.. Quả thật cô cũng không biết rằng, đấy là do khả năng thiên phú cho những người tốt bụng – Những người có khuynh hướng yêu trẻ con, thú vật, và chuyển lưu mối nhiệt thành thân ái đến cùng chúng. Trẻ con và thú vật (kể cả thú vật sẵn tánh hung dữ) rất nhạy cảm đối với phản ứng nầy.

Cảnh sống yên lành đầm ấm nơi căn nhà Aáp Thánh Mẫu (phần đông là cư dân Công Giáo sẵn có tinh thần, thái độ quyết liệt dứt khoát với phía cộng sản từ những kinh nghiệm thương đau của chính cá nhân, gia đình họ) bỗng dưng bị xé toang vào những ngày đầu tháng Tư, năm 1972. Phía Đồi Gió đường vào khu đồn điền Quản Lợi khói bay mù mịt, máy bay lên xuống vô hồi và những tiếng nổ rung rinh đến những ngôi nhà trong thị xã. Người từ Lộc Ninh, quận cực Bắc của Bình Long, xã Thanh Lương đổ về tan tác, thương tâm. Những người sống gánh theo những người chết. Tiểu khu Bình Long lập một vòng đai phòng thủ quanh thị xã với hệ thống mìn chống chiến xa, lựu đạn, chuẫn bị dịp mất còn với lực lượng cộng sản, phần lớn từ miền Bắc mới xâm nhập vào. Lực lượng lính miền Bắc dự chiến tại mặt trận An Lộc có yễm trợ tối đa của pháo binh, xe tăng, cùng niềm tin, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- vào Nam giải phóng đồng bào đang bị Mỹ-Ngụy kềm kẹp”. Mỗi lính bộ đội miền Bắc đều được cấp phát một bộ áo quần mới với tiêu lệnh riêng: “Chỉ được xử dụng trong dịp diễn binh tại An Lộc để chào mừng phái đoàn chính phủ cách mạng của nhà nước Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.” Người dân An Lộc không biết tiêu lệnh “hồ hỡi, phấn khởi” nầy, họ chỉ biết đào hầm xuống sâu hơn, trên lót bất kỳ vật dụng cứng cáp nào gia đình có được để tránh pháo – Pháo Việt cộng.

Nhiều hơn những điều nguy nan gần kề kể trên, gia đình Bạch Lê còn có “kinh nghiệm” đau thương riêng trước đây ở ấp Phú Lạc, nơi cư ngụ đầu tiên kể từ ngày rời Trà Vinh đến Bình Long, năm 1959. Ấp Phú Lạc cách trung tâm thị xã khoảng ba cây số hướng đi Lộc Ninh, bên cạch sân bay Đồi Đồng Long, cửa ngỏ phía Bắc của An Lộc. Vì chiếm giữ một vị trí quan yếu như thế nên ấp thường xuyên là mục tiêu tấn công của tỉnh đội Bình Long, các đơn vị du kích địa phương, từ khi lực lượng vũ trang của Mặt trận giải phóng được tăng cường thêm vũ khí, nhân sự miền Bắc. Dân cư Bình Long, An Lộc nói chung, và Phú Lạc nói riêng là đối tượng chịu sự khủng bố không nương tay của lực lượng gọi là “bộ đội giải phóng” – hay gọi tắt gọn, chính xác là Việt cộng – cộng sản Bắc Việt lẫn cộng sản Miền Nam.
Ông Cai Phán, trưởng ấp vốn là trùm Họ Đạo Phú Lạc nên cũng gọi là ông Trùm Phán, một lão ông tuổi quá 70 sống đời hướng thiện, tốt lành: Mến Chúa và Yêu Người. Những ngày trai trẻ khi còn làm cai đồn điền, Cai Phán đã là nguồn an ủi, che chở đối với lớp người khốn khổ cạo mủ khi bị chủ người Pháp áp bức. Bởi ông đã từng ra đi với họ từ miền Bắc hơn nửa thế kỷ trước; ông cùng họ chia sẻ Đức Tin về một Đấng Thiên Chúa qua cuộc sống hằng hằng lầm than, khổ đau. Bảo, người con trưởng vào lính, chết trận, vợ Bảo đi làm sở Mỹ xong tái giá với một Mỹ kiều, Cai Phán nhận đủ đau thương, im lặng chịu đựng cảnh huống nghiệt ngã một cách khắc kỷ, một mình nuôi đàn cháu gồm năm đứa trẻ tuổi chưa đủ lớn khôn. Năm 1965, lực lượng giải phóng cộng sản phát động đợt đồng khởi mùa khô tấn công các cơ sở, vị trí chiến lược Miền Nam, bắt đầu vùng rừng miền Đông Nam Bộ với Đồng Xoài, An Lộc, Lộc Ninh dọc Đường 13, đường dẫn về Bình Dương, Gia Định, Sài Gòn. Một đêm, Aáp Phú Lạc bị tràn ngập.. Trong ánh lửa ngôi nhà bị đốt cháy, Cai Phán, lão ông bảy – mươi hai tuổi bị kéo lê ra giữa sân ấp, trước nhà thờ họ Đạo, bà vợ gầy yếu, đầu tóc trắng rối rắm nằm lăn trên đất ôm chân chồng, chung quanh đàn cháu gào kêu, xin tha.. Mặc kệ! Đoàn người áo quần đen, cổ quấn khăn rằn đá tung đám trẻ, bà cụ già, đạp chân lên đầu Trùm Phán đọc những tội danh: “Cai đồn điền tức tiếp tay với thực dân Pháp bóc lột đồng bào, giai cấp công nhân; Trùm họ Đạo, tức là đại diện tôn giáo phản động chống đối cách mạng; và Trưởng Aáp quả là bằng chứng làm tay sai Mỹ-Ngụy giết hại, đàn áp đồng bào, chống phá cách mạng! Chưa kể đến “tội làm cha của một tên Ngụy ác ôn” có nợ máu với nhân dân, cho dẫu hắn ta đã đền tội ác!”Cai Phán, Trùm họ Đạo Phú Lạc bị bắn vỡ óc trước chứng kiến bắt buộc của dân chúng, và năm đứa cháu nội tuổi chưa đủ tuổi thành người, dẫu đứa lớn nhất. Bà vợ Trùm Phán, tuổi quá già không đủ sức chịu đựng, kích ngất khi nghe tiếng nổ trên thân thể người chồng. Trong đêm đẫm máu kia, gia đình Bạch Lê cũng nằm vào danh sách đối tượng bị truy lùng. Sau khi hành hình Trùm Phán xong, đoàn người tiến vào nhà cô với tiếng thét: “Bắt con mẹ y tá Xinh..,bắt con y tá.” Bà Xinh bị kéo lê như cách của Trùm Phán nhưng với “phương tiện” sẵn có – đầu tóc dài, dày của bà. Tên trưởng toán du kích tuyên đọc “tội danh”: “Tên Hồ Thị Xinh là nhân viên y-tế ấp, tay sai Mỹ-Ngụy, giết hại, đầu độc đồng bào với những thứ thuốc có chất độc..” Nhưng, bởi bộ đội cách mạng là, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu” nên luôn “khoan hồng nhân đạo, tha tội cho kẻ biết ăn năn hối cải, tạo hoàn cảnh thuận tiện để cải tạo tiến bộ mà chuộc tội..” Cuối cùng, để cảnh cáo, đám “chiến sĩ giải phóng” chỉ tịch thu tất cả “các thứ thuốc độc” kia gồm ngàn viên Chloroquine, thuốc chống sốt rét cực mạnh do quân đội yểm trợ, và hết thảy bông, băng, dụng cụ y tế). Riêng Bạch Lê thì bị cáo buộc, chung tờ tội trạng với bà mẹ: “Lợi dụng cớ đi học, có hành vi sai trái, tiếp xúc, liên lạc với bọn phản động ngụy quân – ngụy quyền để thông báo, tiết lộ bí mật hoạt động cơ sở cách mạng..” (mà sau nầy, cô được biết ra, “tội” kia là do một cô bạn cùng lớp đã báo cáo với cơ sở cộng sản nằm vùng địa phương là cô thường được những người lính trong tiểu khu hay tới nhà thăm viếng, cho quà). Và ông Bình, cha Bạch Lê mang chiếc máy thâu thanh “Aáp Chiến Lược” (vật đắt giá duy nhất của gia đình do cơ quan thông tin tiểu khu phát không cho những đồng bào trong ấp theo chiến dịch vận động quần chúng) chạy vọt dưới làn đạn, và tiếng hô tàn sát đuổi theo ..Tiêu diệt tên biệt kích Mỹ với điện đài gián điệp! Bạch Lê nương bóng tối, chạy nhanh qua khu vườn chuối của lô đất bên cạnh, nhà của tên Khánh, gã học sinh cùng lớp, lớn hơn cô ba tuổi- nhân vật chỉ điểm cho đội đặc công, lực lượng khủng bố, truy lùng, hành quyết người dân đêm ấy. Thật sự chỉ là biện pháp của Khánh muốn cưỡng ép cô theo hắn ta vào chiến khu.
Mười lăm tuổi, Bạch Lê đã biết rõ thế nào là ý nghĩa, mục tiêu của cách mạng giải phóng, của những người gọi là bộ đội cộng sản.

Từ kinh nghiệm của đêm đen đe dọa, chết chóc kể trên, gia đình Bạch Lê dời vào Aáp Thánh Mẫu, ấp cực tây của thị xã, cuối Đại Lộ Hoàng Hôn – Đường Trần Hưng Đạo – hướng mặt trời lặn với buổi chiều đến cùng mầu xanh tím khi khu rừng trước ấp dần chìm vào bóng tối của đêm. Căn nhà của Bạch Lê được gọi là nơi “Chân Trời Tím” theo cảm quan lãng mạng của những người trẻ tuổi thân quen với gia đình – người hằng sống trong cảnh chết, vượt nỗi khổ chiến tranh, nơi An Lộc từ hơn mười năm qua. Nhà gồm năm chị em gái là nét sinh động trong sáng giữa đêm đen đe dọa, vây bủa ngặt nghèo đối với cộng đồng nhỏ bé, nơi vùng đất nguy biến. Bạch Lê là ánh sáng dẫn đầu, rực rỡ nhất. Gia đình cô đã sống trọn một khoảng đời dài nơi hẻo lánh, nhỏ bé nầy, và cũng ở đây, họ dựng nên thành một thế giới hạnh phúc, với tấm lòng chơn chất đơn giản, tình nghĩa thương yêu. Bởi đã hiểu đủ nghĩa tân toan của cuộc sống, nên con người rất biết quý trọng những ngày tháng bình an. Những người em của Bạch Lê mang danh tính vùng đất nơi họ đã sinh ra, lớn lên: Aân Nghĩa Bình Long.

– Cô Hai và cả nhà phải đi thôi, vài hôm nữa thế nào cũng đánh nhau lớn. Hay nhất là về ở tạm dưới Chơn Thành (quận cực Nam của Bình Long, nằm trên đường 13, cách An Lộc khoảng 50 cây số), khi nào yên yên chúng tôi sẽ đưa trở về lại.
Đám sĩ quan trẻ gồm Trung úy Hưng (em Đại tá Nhật, Tỉnh Trưởng Bình Long), Thiếu úy Kha thuộc Ty An Ninh Quân Đội; Thiếu úy Khải, sĩ quan cận vệ Tướng Hưng (Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh) đồng có ý kiến khuyến khích gia đình cô di tản bằng phương tiện trực thăng tỉnh đang đưa công chức, cố vấn dân sự Mỹ, và một số thường dân ra khỏi vùng chiến trận. Sỡ dĩ gia đình Bạch Lê được sự lưu ý nhiệt thành nầy là do những điều tốt lành như vừa kể trên, thêm bản thân cô dẫu đang tuổi hai mươi, nhưng với tư cách nghiêm chĩnh, đôn hậu, qua chức nghiệp giáo viên từ lâu đã gây mối cảm mến đối với tập thể dân cư thưa ít, nơi một vùng lửa đạn hung tàn. Cô là giáo viên khế ước độc nhất do Ty Học Chánh được tuyển dụng từ khi còn học Lớp 12 trường trung học tỉnh.
– Mấy “ông thầy” nói phải đa, cô Hai đi đi, em ở nhà coi nhà cho cô và bà ngoại. Trung, học sinh lớn nhất lớp nói giọng khôn ngoan, theo câu chuyện giữa cô giáo và các viên sĩ quan.
– Đi sao đành, nhà cửa vườn tược như thế nầy, rồi còn đàn gà nầy nữa, bỏ nó cho ai coi. Mà đâu đã đến nỗi gì, nhà đã đào cái hầm, có gì thì chui xuống cũng được. Đi xuống dưới Chơn Thành ở nhờ nhà ai bây giờ!? Bạch Lê thoái thác trong lúc vãi lúa cho đàn gà gồm nhiều chủng loại, gà sao, gà gô, gà Tây, gà Uùc.. đang chạy quanh chân cô riu rít, như muốn bày tỏ cách quyến luyến, gìn giữ. Tuy có lời mạnh mẽ cùng những người bạn, nhưng mỗi lần ông Hiển, trưởng Ty Bưu Điện Bình Long chuyển cho cô điện tín của người cha đánh đi từ Sài Gòn (mà nay hiện đang ở Chơn Thành) thúc dục cô đưa gia đình di tản, Bạch Lê cũng có phần xao động, lo âu. Nhưng bản chất vốn cứng cỏi, cô dấu kín qua nét mặt tĩnh lặng. Tuy nhiên, cũng đã nhiều lần, lòng cô chợt trùng xuống bởi mối băn khoăn.. Không hiểu tại sao lần ba đi Sài Gòn cuối cùng nầy mình lại chạy theo khóc xin ba ở lại, đừng đi? Có bao giờ mình khóc giữa đám đông đâu? Lúc mới mười-hai tuổi, mình còn biết trốn chỗ ở nhờ của cô Ba dưới Trà Vinh, một mình, không có đồng bạc trong túi, trở về được Bình Long kia mà. Chẳng lẽ đây là “điềm xấu” báo trước cho sự không may? Nhưng Bạch Lê vẫn không bày tỏ điều u uẩn nầy, bởi nói ra cũng chỉ làm mẹ và các em thêm lo lắng. Ích lợi gì. Bạch Lê cố gắng giữ sinh hoạt thường ngày không xáo trộn, thay đổi dưới gầm thét kinh hoàng của đạn lửa. Và cái chết hiện thực dần dà siết chặt.

Tai họa đến mau chóng và hung tàn hơn lòng người có thể dựï phòng, chịu đựng. Từ đêm khuya rạng sáng sớm ngày 12 tháng Tư, pháo nỗ dồn khắp thị trấn, xuống những vị trí mà cả nhà đã biết đấy là cửa ngõ đi vào thị xã: Hướng phía Bắc, phi trường Đồi Đồng Long, đường từ An Lộc về; hướng Đông, đường đi vào khu đồn điền Quãn Lợi, có các ấp Sóc Gòn, Srók- tôn-cui, Đồi Gió.. Nhưng cũng không hẳn thế, Đạn pháo cũng tập trung vào những địa điểm quan trọng của thị xã, tòa hành chánh, bộ chỉ huy tiểu khu.. Năm con người ngồi co ro trong chiếc hầm chật đào sâu xuống nền nhà trên có lớp bao cát và thân cây chuối, hai em Bình và Nghĩa ngồi sát vào Bạch Lê, lưng dựa vào tường đất ẩm; Hiệp và đứa em trai út, Long ngồi cạnh bà mẹ. Qua bóng tối lờ mờ, Bạch Lê cố phân biệt khuôn mặt của mỗi người thân, nhưng cô chỉ thấy loáng thoáng những tròng mắt loáng sáng.. Mẹ mình ngồi chỗ kia, con Nghĩa ở đó.. Thật ra chỉ là cách an ủi, gây thêm lòng tự tin giữa nguy khốn vì còn được hiện diện của người thân bên cạnh. Một loạt tiếng nổ xé trời âm âm như vỡ nứt tung toàn khối vật chất trên và dưới mặt đất.. Đám người chồm sát vào nhau.. Chết rồi, nhà mình bị rồi.. Vệt ánh sáng lờ mờ đâu từ trên mái nhà hắt vào; Nghĩa, con gái thứ ba của gia đình, ngồi sát miệng hầm hơi nhớm người lên.. Má ơi, Hai ơi, nhà mình bị sập cái mái rồi.. mà con nghe tiếng khóc bên nhà dì Vỹ. Bạch Lê lắng tai.. Quả thật có tiếng khóc của rất nhiều người hỗn độn rấm rức, thương tâm.. Con ơi, con ơi, má ơi, má! Nhà dì Vỹ, mẹ của tám người con đặt tên theo cách đơn giản, thật thà của người Nam (và cũng thật tội nghiệp thương tâm).. Trung, Hiếu, Ân, Nghĩa, Lễ, Phép. Mầu (thay chữ Mồ), và Côi (chỉ hai con út); người anh cả, Đại là cảnh sát viên của tỉnh. Nhà dì Yỹ ở sát cạnh, hai gia đình đã thân cận cùng nhau từ bao năm- cách gần gũi thân tình giữa những người cùng chung cảnh khổ. Hai gia đình cũng có những người con có tên trùng nhau.. ân, nghĩa – Điều mà họ luôn trân trọng giữ gìn.
Trời mờ sáng, cùng lúc bớt pháo, Bạch Lê cùng em, Nghĩa bò lên khỏi hầm, rờ rẫm trên những đồ đạc lỗng chổng của căn nhà vừa bị đạn pháo, xong vạch hàng rào chui qua nhà dì Vỹ.. Giữa bóng tối chập dầy mùi khói, đồ đạc tung toé, tan nát.. những hình người lê lết, cử động trong vũng máu.. Có ai còn sống không? Có ai bị gì không? Bạch Lê hỏi nhỏ với hai hàm răng cắn chặt. Dì, dì đây con.. Dì bị thương.. Không biết mấy đứa kia sao? Cô Hai, cô Hai.. Tui đây, giúp giùm tui.. Bạch Lê nương theo tiếng nói quơ tay tìm tới những khối đen..Tay cô chạm phải những thân thể ấm nóng, có tiếng rên ư ử rên rĩ, có xác nằm im. Trời sáng để thấy rõ hơn cảnh tượng thương tâm, anh Trung (người anh thứ hai của gia đình) bị đạn xé tan từng phần nhỏ, bộ phận gan, ruột bị kéo ra ngoài do sức ép và mảnh trái pháo; không thể gọi đó là một cái xác của con người nhưng là một khối thịt, xương bầy nhầy hỗn độn. Hiếu, người thứ tư nằm thiêm thiếp trong góc nhà, may thay anh chỉ bị hơi ép nên khi dần tỉnh, thấy ra xác anh mình.. Hiếu bò lại.. Anh Ba ơi.. trời ơi, anh Ba ơi..Thật ra chỉ là những tiếng khò khè đứt khoảng. Hiếu không còn sức để khóc. Bạch Lê lay tỉnh dần những người bị kích ngất, bảo Nghĩa chạy về lấy hết bông băng còn có ở nhà mình; cô bảo Lễ (cùng tuổi với Nghĩa, 17): “Con Phép bị nặng nhất, bây giờ mầy là đứa bị nhẹ, vậy xuống dưới bếp lấy than nhỏ đem lên đây cho Hai, kêu đứa nào phụ nấu nồi nước sôi.. Và đám người nằm, ngồi lây lất trên máu, đất, cát dần giúp nhau khâu vết thương với kim chỉ may quần áo sau khi nhúng vào nồi nước sôi. Thuốc cầm máu là những cục than đen giả nhỏ.. Sau nầy, những vết thương được chữa trị theo cách cùng khốn nầy đóng thẹo như một phép lạ, nhưng lớp thịt, da của Phép luôn giữ màu đen của than. Xác người chết vùi nông ở một góc sân trước nhà. Không ai còn sức để đào sâu hơn.
Khi Bạch Lê trở về nhà thì trời đã qua trưa, đi ngang qua tủ kíến vỡ, cô nhìn vào, chỉ thấy cái khung đen của lớp gỗ. Chó Nết từ một nơi nào bò ra, con vật kêu tiếng mừng rỡ.. Bạch Lê ngồi xuống ôm con vật đã sống cùng gia đình cô hơn mười năm. Riêng với cô từ ngày nó cùng cô chỉ là những đứa trẻ, con chó con chạy xoắn xít. Nay, chó Nết hình như hiểu thấu tình cảnh nguy nan, đưa đôi mắt mệt mõi già nua nhìn chủ.. “Nết, mày đừng chạy đi đâu nghe, nghe pháo thì chui xuống dưới tủ.” Bạch Lê chỉ cái tủ sụp vỡ, xiêu đỗ, áo quần rơi la liệt. Chó Nết chứng tỏ hiểu ý, liếm chậm rãi lên mu bàn tay cô chủ. Bạch Lê nhìn lên mái nhà trốc ngược, miếng tôn cong lên như mảnh giấy bị xé rách.
Nhưng cảnh thảm thiết ở nhà dì Vỹ dẫu sao cũng chỉ ra trong bóng tối. Hơn nữa, bóng tối còn có khả năng dấu bớt phần đau thương, thêm cho người mối an ủi được che dấu, lẫn trốn- lẫn trốn cái chết. Bạch Lê lại còn được phần “hạnh phúc” do căn nhà chỉ bị phá bung mái, nên dẫu sao vẫn còn là một ngôi nhà cho những người thân được phần bình an. Hóa ra cô đã lầm lẫn trong dự kiến chịu đựng cùng đành nầy. Bốn ngày sau, ngày 16, sở dĩ Bạch Le nhớ rõ những ngày tháng nầy vì hôm ấy cô vô tình nhặt được cuốn lịch, và ngày 16 là sinh nhật của cô hai tháng trước.. Mình chỉ mới hai mươi-mốt tuổi hai tháng, mà sao quá sức như thế nầy!! Cô có ý nghĩ tự thương thân. Ngày nầy pháo hơi thưa lại chị bắn vào những mục tiêu quân sự, Bạch Lê ra đứng trước hiên nhà nhìn ra khu rừng.. Hướng “chân trời tím” mỗi buổi chiều.. Bạn bè không biết đưá còn, đứa nào mất.. Rồi mấy đứa nhỏ nữa.. Cô không dám nghĩ gì thêm, nhìn chung quanh khu vườn tan hoang tơi tả, tất cả những con chim đã bay đâu mất tăm, những chiếc lồng trống trơn , méo mó, gãy vụn; bầy gà nằm la liệt, những cụm, túm lông rây rây máu.. Cô thấy nặng trong ngực.. Chúng nóù không là gia súc, thú vật nhưng là cuộc sống, tình thương, lòng yêu đời trung hậu vừa mất đi của chính bản thân cô. Là da thịt với con người. Khi cô đang nghĩ điều nầy thì chó Nết ở đâu chạy đến quấn quýt quanh chân Bạch Lê, ngước đôi mắt tuy mờ đục nhưng lấp lánh nét trung hậu của con vật khôn ngoan.. Cô vừa định ngồi xuống để vỗ về Nết, thì con vật như bị điều gì thúc đẩy, bỗng tháo chạy gầm gừ, gào rít, và băng mình ra hiên nhà, hướng hàng rào phòng thủ mà lính tiểu khu đã gài chặt từ tuần trước.. Nết, Nết… đi vào… vào.. Bạch Lê cuống quýt, cô chạy ra hàng hiên.. Bên kia cánh rừng hoàng hôn đã phủ xuống màu xanh của buổi chiều u uất.. Nết, đi vào…vào..chết, chết con ơi… Từ phía Bắc, hướng sân bay Đồng Long một đoàn người đông đảo nháo nhác xô đẩy, vừa chạy vừa kêu gào thất thanh.. Cứu! Cứu giùm trời ơi! bởi pháo bắt đầu dội xuống.. Một chiếc xe nhà binh chở đầy lính và thường dân (có thể là gia đình binh sĩ) len ra khỏi đoàn người hướng lên con đường hàng rào phòng thủ quanh thị xã.. Trời ơi là trời! Bạch Lê bật kêu lớn.. Trời ơi! Ơi kêu giùm.. ai kêu giùm! Ai kêu giùm! Bà mẹ và những người em từ trong nhà vọt ra cùng những người lính quen vừa mang lương thực đến cho. Đoàn người và chiếc xe như một đàn ong vừa bị hung đốt, họ vội bỏ con đường chính (đường Ngô Quyền) tản ra hai bên lộ. Chiếc xe hướng về ấp Thánh Mẫu thay vì chạy về ngã Bộ chỉ huy Tiểu Khu. Bạch Lê và những người ở hiên nhà kêu hết sức lực, đồng thời dùng khăn, áo, mảnh vãi có được hô hoán ra hiệu.. Đừng! Đừng, ngừng lại trời trời là trời.. Nhưng chiếc xe dưới đe dọa của loạt đạn pháo như con vật tuyệt vọng gầm rú tìm đường thoát hiễm.. Đầu mũi xe chạm vào ranhhàng rào phòng thủ.. Trái mìn chống chiến xa nỗ bùng dâng lên cột đất, đá, khói, bụi.. Sức nỗ đẩy mạnh thân xe và những hình người theo lên.. Những chấm đen rơi rụng tơi tả trong ráng nắng chiều chuyển màu tím. Không phải màu lãng mạng của hoa bèo, hoa sim nhưng màu tím sậm của máu người khô đọng. Tiếng nỗ đồng thời rung động giải lựu đạn gài dọc hàng rào.. Tất cả đồng nỗ bùng.. Thân chó Nết tung cao vật vã. Con vật cố lết vào dưới tròng mắt đứng khô cứng của Bạch Lê.. Nết ơi! Bạch Lê biết rất rõ, cô không

Hai mươi bốn giờ
của đời người
ở An Lộc

Vào mùa Hè 1972, Bạch Lê vừa qua hai mươi tuổi, đúng ra hai mươi-mốt tuổi hai tháng. Cô nhớ chính xác như thế vì tại thời điểm mùa Hè nầy cô đã trải qua những ngày, giờ, nói đúng ra từng phút, giây hình như không chuyển dịch, thay đổi. Và từ những giờ, phút không thể nào quên kia (không thể dùng một từ ngữ nào khác để diễn đạt nên), cô đã thành một người nào khác với những tính cách tâm lý, phản ứng chịu đựng, phương thức chống cự qua những hoàn cảnh mà cô không thể lường trước, dự tính ra được. Cô đã thành một người lạ với chính mình. Tại sao như thế? Tại sao lại như vậy? Cô tự hỏi với bản thân rất nhiều lần câu hỏi đơn giản không thể trả lời nầy.
Khi cho lớp học nghỉ hè sớm hơn chương trình dự trù theo yêu cầu của Sở Học Chánh do nhận lệnh khẩn cấp từ Tòa Hành Chánh tỉnh, cô nói với đám học sinh nhỏ lời tạm biệt, và mong sẽ mau chóng gặp lại chúng trong ngày hè tại nhà cô – điểm tập trung vui chơi ngoài giờ lớp học. Cô gọi đám học sinh là “mấy sắp nhỏ”, vì đấy là những học sinh bậc tiểu học, cho dù là lớp cuối cùng. Thật ra, cũng có vài học trò đã đứng ngang cùng cô giáo, có khi hơn hẳn phần đầu – những nam sinh đã, hoặc sắp đến tuổi thành niên. Nhưng bởi trường học mở ra trong một vùng chiến trận lâu dài, trẻ con thường phải bỏ học do tình hình chiến cuộc, thế nên được đến trường (dẫu muộn màng) phải là một cố gắng rất lớn của cả gia đình mà phần lớn cha mẹ nghèo khổ, đời sống khó khăn. Trẻ thường đi học với bụng đói, khuôn mặt dãi dầu, chịu đựng, mang theo gói khoai, sắn gói trong lá chuối cùng với những tập vỡ nhàu nát. Nếu nhà ở ngoài vòng đai chiến lược thị xã thì đứa trẻ phải đi qua những khoảng rừng, khúc đường bị đào, phá, đắp mô, gài mìn như bổn phận hằng ngày của người lính hành quân, lên mặt trận. Chỉ khác, chúng không có vũ khí, và không có vật dụng che thân như chiếc nón sắt, đôi giày cao cổ của người lính. Đầu trần, chân đất, trẻ băng qua cảnh chết để đến lớp học. Thỉnh thoảng có những em đột nhiên vắng mặt không xin phép trước. Có thể chúng theo cha (thường là quân nhân di chuyển đến đơn vị mới, một nơi xa xôi nào khác); hoặc người cha vừa chết trận (sự kiện bi thảm tất nhiên xẩy ra hằng ngày đối với những người lính), nên người mẹ đưa chúng về một nơi nào đấy gọi là “quê bên ngoại”. Thật ra, Thị Xã An Lộc, Tỉnh Bình Long nầy cũng đã là một nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của Miền Nam. Trước đây, lúc chưa thành lập tỉnh, còn là Quận Hớn Quản thuộc Tỉnh Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Long vốn là vùng đặc thù của miền Đông Nam Bộ với hệ thống đồn điền cao su bạt ngàn rộng, dài đến tận đất Miên. Tàng lá xanh dầy che kín toàn vùng đất đỏ, từ phi cơ nhìn xuống chỉ thấy một màu lục đậm mênh mông, nặng nề, u uất. Trong khối rừng thẩm bóng mịt mùng nầy, da người công nhân cạo mủ (thành phần dân cư đông đảo chủ yếu của kỹ nghệ đồn điền cao su thành hình từ đầu thế kỷ 20, do giới chủ nhân xuất phát từ giai tầng thực dân thuộc địa người Pháp khai thác) dần trở nên nhờ nhờ xanh xao, phì bũng.. Phần do tác động lâu dài từ hơi mủ, phần do khí hậu khắc nghiệt của vùng đất mới khai thác nổi tiếng về chứng sốt rét ác tính. Trong đời sống khắc nghiệt nầy (đấy là chưa kể đến tình trạng chiến tranh sau những năm 60, năm Mặt trận giải phóng Miền Nam thành lập mà vùng Miền Đông Nam bộ là chiến khu, căn cứ địa chiến lược), đứa trẻ cũng có thể vắng mặt với lý do bất hạnh hơn – Chúng vừa bị tử thương do một nguyên nhân đã hoá nên bình thường – Bộ đội cộng sản pháo kích vào thôn, xã nơi chúng ở, hoặc trên đường đến lớp trẻ đã dẫm phải mìn, bẫy do du kích cộng sản gài đêm trước. Từ tình cảnh xót xa như trên của học sinh, Bạch Lê thật lòng yêu thương những trẻ nhỏ của mình. Cô gọi chúng bằng danh xưng “em” vô cùng yêu mến. Cũng bởi bản năng làm chị mà cô đã, đang lưu giữ, thực hiện cho đến hôm nay với bốn người em mà chúng xem cô như một người mẹ thứ hai.. Chị Hai, Hai đâu rồi! Hai ơi! Nhà cô luôn ấm áp thanh âm thân mến từ bốn người em, cho dù đấy là ba thiếu nữ sắp, đang qua tuổi vị thành niên, và đứa em trai lên mười. Đám học sinh bắt chước những người em của Bạch Lê, gọi cô với danh xưng giản dị thân thiết “cô Hai”. Thường thường, sau tan học, những buổi cuối tuần, Bạch Lê cùng lớp học đi vào những khu vườn, rừng thưa chung quanh thị xã. Màu áo trắng của cô giáo và đám trẻ lộ rõ, len lỏi giữa khối xanh cây lá, thêm linh động với tiếng cười hoan hỉ và những câu chuyện nhỏ nhặt, câu hỏi ngây thơ.. “Cô Hai ơi, người Mỹ họ ở đâu kìa, sao con hổng thấy họ ăn cơm như người mình? Khi nào cô Hai đi Sài Gòn nhớ cho con di theo nhen! Căn nhà còn là một sở thú thu nhỏ, bởi cha cô là một nghệ nhân tinh xảo, ông có thể chế biến một chiếc bẩy thích hợp cho bất cứ loại chim chóc, thú vật nào, từ chim hoàng yến kiêu kỳ, đài cát với tiếng hót lộng lẫy đến con kỳ đà cục nịch, nặng nề.. Bắt được con vật, xong thuần hóa chúng thành một loại gia cầm, thú vật nuôi trong nhà và tập cho chúng chung sống với nhau trong mối hòa thuận mà ai trông thấy cũng phải kinh ngạc, thán phục. Bản thân Bạch Lê, cô cũng đã thuyết phục được con mèo xin từ một chị bạn trong ấp Sóc Gòn, con mèo khó tính, hợm hĩnh luôn cau có, hờn giận với bốn đứa con nó vừa sinh ra sau khi Bạch Lê mang về nhà – Ý con vật muốn được chìu đãi riêng từ người chủ do đàn con của nó mang lại. Một hôm Bạch Lê nhặt được một ổ sóc sơ sinh ngoài vườn vì gió đánh bạt, rơi xuống đất. Cô mang chúng vào nhà, đặt chung cùng với ổ mèo.. Thoạt đầu, mèo mẹ không chịu, gầm gừ từ chối lũ sóc con, một loài gậm nhấm như chuột, bọ, lũ cố thù của mèo. Bạch Lê giỗ giành.. Thôi mà con, gắng nuôi giùm lấy phước, nó cũng như con của con mà.. Cô nói với mèo mẹ, đồng thời đun lũ sóc con (đang háu đói vì sóc mẹ không biết lạc ở đâu) vào lòng bụng mèo mẹ đang căng sữa. Cuối cùng, mèo mẹ thuận cho đàn sóc bú với thái độ miễn cưỡng qua tiếng gầm gừ nho nhỏ khó chịu. Nhưng, tình thế không hẳn hoàn toàn thuận tiện, mỗi khi Bạch Lê bận chuyện phải vắng mặt, mèo mẹ lại đẩy bầy sóc ra ngoài với thái độ bực bội (cách thế tự nhiên của loài mèo, vốn ích kỷ, khó tính), Bạch Lệ lại phải can thiệp với lời an ủi, khen ngợi, khuyến khích: Đừng làm vậy cưng, coi, nó cũng như con mình mà.. Cuối cùng điều kỳ lạ xẩy ra: Mèo mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng bầy sóc cẩn thận như con đẻ của mình. Bọn học sinh nhỏ, khách người lớn đến chơi, trông thấy cảnh mèo mẹ đùa với đàn sóc đều trầm trồ thán phục: Cô Hai hay quá! Cô Hai biết dạy mèo như gánh “xiệc”. Bạch Lê cười vui: Vì tui tuổi con mèo mà.. Quả thật cô cũng không biết rằng, đấy là do khả năng thiên phú cho những người tốt bụng – Những người có khuynh hướng yêu trẻ con, thú vật, và chuyển lưu mối nhiệt thành thân ái đến cùng chúng. Trẻ con và thú vật (kể cả thú vật sẵn tánh hung dữ) rất nhạy cảm đối với phản ứng nầy.

Cảnh sống yên lành đầm ấm nơi căn nhà Aáp Thánh Mẫu (phần đông là cư dân Công Giáo sẵn có tinh thần, thái độ quyết liệt dứt khoát với phía cộng sản từ những kinh nghiệm thương đau của chính cá nhân, gia đình họ) bỗng dưng bị xé toang vào những ngày đầu tháng Tư, năm 1972. Phía Đồi Gió đường vào khu đồn điền Quản Lợi khói bay mù mịt, máy bay lên xuống vô hồi và những tiếng nổ rung rinh đến những ngôi nhà trong thị xã. Người từ Lộc Ninh, quận cực Bắc của Bình Long, xã Thanh Lương đổ về tan tác, thương tâm. Những người sống gánh theo những người chết. Tiểu khu Bình Long lập một vòng đai phòng thủ quanh thị xã với hệ thống mìn chống chiến xa, lựu đạn, chuẫn bị dịp mất còn với lực lượng cộng sản, phần lớn từ miền Bắc mới xâm nhập vào. Lực lượng lính miền Bắc dự chiến tại mặt trận An Lộc có yễm trợ tối đa của pháo binh, xe tăng, cùng niềm tin, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- vào Nam giải phóng đồng bào đang bị Mỹ-Ngụy kềm kẹp”. Mỗi lính bộ đội miền Bắc đều được cấp phát một bộ áo quần mới với tiêu lệnh riêng: “Chỉ được xử dụng trong dịp diễn binh tại An Lộc để chào mừng phái đoàn chính phủ cách mạng của nhà nước Cộng Hòa Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.” Người dân An Lộc không biết tiêu lệnh “hồ hỡi, phấn khởi” nầy, họ chỉ biết đào hầm xuống sâu hơn, trên lót bất kỳ vật dụng cứng cáp nào gia đình có được để tránh pháo – Pháo Việt cộng.

Nhiều hơn những điều nguy nan gần kề kể trên, gia đình Bạch Lê còn có “kinh nghiệm” đau thương riêng trước đây ở ấp Phú Lạc, nơi cư ngụ đầu tiên kể từ ngày rời Trà Vinh đến Bình Long, năm 1959. Ấp Phú Lạc cách trung tâm thị xã khoảng ba cây số hướng đi Lộc Ninh, bên cạch sân bay Đồi Đồng Long, cửa ngỏ phía Bắc của An Lộc. Vì chiếm giữ một vị trí quan yếu như thế nên ấp thường xuyên là mục tiêu tấn công của tỉnh đội Bình Long, các đơn vị du kích địa phương, từ khi lực lượng vũ trang của Mặt trận giải phóng được tăng cường thêm vũ khí, nhân sự miền Bắc. Dân cư Bình Long, An Lộc nói chung, và Phú Lạc nói riêng là đối tượng chịu sự khủng bố không nương tay của lực lượng gọi là “bộ đội giải phóng” – hay gọi tắt gọn, chính xác là Việt cộng – cộng sản Bắc Việt lẫn cộng sản Miền Nam.
Ông Cai Phán, trưởng ấp vốn là trùm Họ Đạo Phú Lạc nên cũng gọi là ông Trùm Phán, một lão ông tuổi quá 70 sống đời hướng thiện, tốt lành: Mến Chúa và Yêu Người. Những ngày trai trẻ khi còn làm cai đồn điền, Cai Phán đã là nguồn an ủi, che chở đối với lớp người khốn khổ cạo mủ khi bị chủ người Pháp áp bức. Bởi ông đã từng ra đi với họ từ miền Bắc hơn nửa thế kỷ trước; ông cùng họ chia sẻ Đức Tin về một Đấng Thiên Chúa qua cuộc sống hằng hằng lầm than, khổ đau. Bảo, người con trưởng vào lính, chết trận, vợ Bảo đi làm sở Mỹ xong tái giá với một Mỹ kiều, Cai Phán nhận đủ đau thương, im lặng chịu đựng cảnh huống nghiệt ngã một cách khắc kỷ, một mình nuôi đàn cháu gồm năm đứa trẻ tuổi chưa đủ lớn khôn. Năm 1965, lực lượng giải phóng cộng sản phát động đợt đồng khởi mùa khô tấn công các cơ sở, vị trí chiến lược Miền Nam, bắt đầu vùng rừng miền Đông Nam Bộ với Đồng Xoài, An Lộc, Lộc Ninh dọc Đường 13, đường dẫn về Bình Dương, Gia Định, Sài Gòn. Một đêm, Aáp Phú Lạc bị tràn ngập.. Trong ánh lửa ngôi nhà bị đốt cháy, Cai Phán, lão ông bảy – mươi hai tuổi bị kéo lê ra giữa sân ấp, trước nhà thờ họ Đạo, bà vợ gầy yếu, đầu tóc trắng rối rắm nằm lăn trên đất ôm chân chồng, chung quanh đàn cháu gào kêu, xin tha.. Mặc kệ! Đoàn người áo quần đen, cổ quấn khăn rằn đá tung đám trẻ, bà cụ già, đạp chân lên đầu Trùm Phán đọc những tội danh: “Cai đồn điền tức tiếp tay với thực dân Pháp bóc lột đồng bào, giai cấp công nhân; Trùm họ Đạo, tức là đại diện tôn giáo phản động chống đối cách mạng; và Trưởng Aáp quả là bằng chứng làm tay sai Mỹ-Ngụy giết hại, đàn áp đồng bào, chống phá cách mạng! Chưa kể đến “tội làm cha của một tên Ngụy ác ôn” có nợ máu với nhân dân, cho dẫu hắn ta đã đền tội ác!”Cai Phán, Trùm họ Đạo Phú Lạc bị bắn vỡ óc trước chứng kiến bắt buộc của dân chúng, và năm đứa cháu nội tuổi chưa đủ tuổi thành người, dẫu đứa lớn nhất. Bà vợ Trùm Phán, tuổi quá già không đủ sức chịu đựng, kích ngất khi nghe tiếng nổ trên thân thể người chồng. Trong đêm đẫm máu kia, gia đình Bạch Lê cũng nằm vào danh sách đối tượng bị truy lùng. Sau khi hành hình Trùm Phán xong, đoàn người tiến vào nhà cô với tiếng thét: “Bắt con mẹ y tá Xinh..,bắt con y tá.” Bà Xinh bị kéo lê như cách của Trùm Phán nhưng với “phương tiện” sẵn có – đầu tóc dài, dày của bà. Tên trưởng toán du kích tuyên đọc “tội danh”: “Tên Hồ Thị Xinh là nhân viên y-tế ấp, tay sai Mỹ-Ngụy, giết hại, đầu độc đồng bào với những thứ thuốc có chất độc..” Nhưng, bởi bộ đội cách mạng là, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu” nên luôn “khoan hồng nhân đạo, tha tội cho kẻ biết ăn năn hối cải, tạo hoàn cảnh thuận tiện để cải tạo tiến bộ mà chuộc tội..” Cuối cùng, để cảnh cáo, đám “chiến sĩ giải phóng” chỉ tịch thu tất cả “các thứ thuốc độc” kia gồm ngàn viên Chloroquine, thuốc chống sốt rét cực mạnh do quân đội yểm trợ, và hết thảy bông, băng, dụng cụ y tế). Riêng Bạch Lê thì bị cáo buộc, chung tờ tội trạng với bà mẹ: “Lợi dụng cớ đi học, có hành vi sai trái, tiếp xúc, liên lạc với bọn phản động ngụy quân – ngụy quyền để thông báo, tiết lộ bí mật hoạt động cơ sở cách mạng..” (mà sau nầy, cô được biết ra, “tội” kia là do một cô bạn cùng lớp đã báo cáo với cơ sở cộng sản nằm vùng địa phương là cô thường được những người lính trong tiểu khu hay tới nhà thăm viếng, cho quà). Và ông Bình, cha Bạch Lê mang chiếc máy thâu thanh “Aáp Chiến Lược” (vật đắt giá duy nhất của gia đình do cơ quan thông tin tiểu khu phát không cho những đồng bào trong ấp theo chiến dịch vận động quần chúng) chạy vọt dưới làn đạn, và tiếng hô tàn sát đuổi theo ..Tiêu diệt tên biệt kích Mỹ với điện đài gián điệp! Bạch Lê nương bóng tối, chạy nhanh qua khu vườn chuối của lô đất bên cạnh, nhà của tên Khánh, gã học sinh cùng lớp, lớn hơn cô ba tuổi- nhân vật chỉ điểm cho đội đặc công, lực lượng khủng bố, truy lùng, hành quyết người dân đêm ấy. Thật sự chỉ là biện pháp của Khánh muốn cưỡng ép cô theo hắn ta vào chiến khu.
Mười lăm tuổi, Bạch Lê đã biết rõ thế nào là ý nghĩa, mục tiêu của cách mạng giải phóng, của những người gọi là bộ đội cộng sản.

Từ kinh nghiệm của đêm đen đe dọa, chết chóc kể trên, gia đình Bạch Lê dời vào Aáp Thánh Mẫu, ấp cực tây của thị xã, cuối Đại Lộ Hoàng Hôn – Đường Trần Hưng Đạo – hướng mặt trời lặn với buổi chiều đến cùng mầu xanh tím khi khu rừng trước ấp dần chìm vào bóng tối của đêm. Căn nhà của Bạch Lê được gọi là nơi “Chân Trời Tím” theo cảm quan lãng mạng của những người trẻ tuổi thân quen với gia đình – người hằng sống trong cảnh chết, vượt nỗi khổ chiến tranh, nơi An Lộc từ hơn mười năm qua. Nhà gồm năm chị em gái là nét sinh động trong sáng giữa đêm đen đe dọa, vây bủa ngặt nghèo đối với cộng đồng nhỏ bé, nơi vùng đất nguy biến. Bạch Lê là ánh sáng dẫn đầu, rực rỡ nhất. Gia đình cô đã sống trọn một khoảng đời dài nơi hẻo lánh, nhỏ bé nầy, và cũng ở đây, họ dựng nên thành một thế giới hạnh phúc, với tấm lòng chơn chất đơn giản, tình nghĩa thương yêu. Bởi đã hiểu đủ nghĩa tân toan của cuộc sống, nên con người rất biết quý trọng những ngày tháng bình an. Những người em của Bạch Lê mang danh tính vùng đất nơi họ đã sinh ra, lớn lên: Aân Nghĩa Bình Long.

– Cô Hai và cả nhà phải đi thôi, vài hôm nữa thế nào cũng đánh nhau lớn. Hay nhất là về ở tạm dưới Chơn Thành (quận cực Nam của Bình Long, nằm trên đường 13, cách An Lộc khoảng 50 cây số), khi nào yên yên chúng tôi sẽ đưa trở về lại.
Đám sĩ quan trẻ gồm Trung úy Hưng (em Đại tá Nhật, Tỉnh Trưởng Bình Long), Thiếu úy Kha thuộc Ty An Ninh Quân Đội; Thiếu úy Khải, sĩ quan cận vệ Tướng Hưng (Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh) đồng có ý kiến khuyến khích gia đình cô di tản bằng phương tiện trực thăng tỉnh đang đưa công chức, cố vấn dân sự Mỹ, và một số thường dân ra khỏi vùng chiến trận. Sỡ dĩ gia đình Bạch Lê được sự lưu ý nhiệt thành nầy là do những điều tốt lành như vừa kể trên, thêm bản thân cô dẫu đang tuổi hai mươi, nhưng với tư cách nghiêm chĩnh, đôn hậu, qua chức nghiệp giáo viên từ lâu đã gây mối cảm mến đối với tập thể dân cư thưa ít, nơi một vùng lửa đạn hung tàn. Cô là giáo viên khế ước độc nhất do Ty Học Chánh được tuyển dụng từ khi còn học Lớp 12 trường trung học tỉnh.
– Mấy “ông thầy” nói phải đa, cô Hai đi đi, em ở nhà coi nhà cho cô và bà ngoại. Trung, học sinh lớn nhất lớp nói giọng khôn ngoan, theo câu chuyện giữa cô giáo và các viên sĩ quan.
– Đi sao đành, nhà cửa vườn tược như thế nầy, rồi còn đàn gà nầy nữa, bỏ nó cho ai coi. Mà đâu đã đến nỗi gì, nhà đã đào cái hầm, có gì thì chui xuống cũng được. Đi xuống dưới Chơn Thành ở nhờ nhà ai bây giờ!? Bạch Lê thoái thác trong lúc vãi lúa cho đàn gà gồm nhiều chủng loại, gà sao, gà gô, gà Tây, gà Uùc.. đang chạy quanh chân cô riu rít, như muốn bày tỏ cách quyến luyến, gìn giữ. Tuy có lời mạnh mẽ cùng những người bạn, nhưng mỗi lần ông Hiển, trưởng Ty Bưu Điện Bình Long chuyển cho cô điện tín của người cha đánh đi từ Sài Gòn (mà nay hiện đang ở Chơn Thành) thúc dục cô đưa gia đình di tản, Bạch Lê cũng có phần xao động, lo âu. Nhưng bản chất vốn cứng cỏi, cô dấu kín qua nét mặt tĩnh lặng. Tuy nhiên, cũng đã nhiều lần, lòng cô chợt trùng xuống bởi mối băn khoăn.. Không hiểu tại sao lần ba đi Sài Gòn cuối cùng nầy mình lại chạy theo khóc xin ba ở lại, đừng đi? Có bao giờ mình khóc giữa đám đông đâu? Lúc mới mười-hai tuổi, mình còn biết trốn chỗ ở nhờ của cô Ba dưới Trà Vinh, một mình, không có đồng bạc trong túi, trở về được Bình Long kia mà. Chẳng lẽ đây là “điềm xấu” báo trước cho sự không may? Nhưng Bạch Lê vẫn không bày tỏ điều u uẩn nầy, bởi nói ra cũng chỉ làm mẹ và các em thêm lo lắng. Ích lợi gì. Bạch Lê cố gắng giữ sinh hoạt thường ngày không bị xáo trộn, thay đổi dưới gầm thét kinh hoàng của đạn lửa. Và cái chết hiện thực dần dà siết chặt.

Tai họa đến mau chóng và hung tàn hơn lòng người có thể dựï phòng, chịu đựng. Từ đêm khuya rạng sáng sớm ngày 12 tháng Tư, pháo nỗ dồn khắp thị trấn, xuống những vị trí mà cả nhà đã biết đấy là cửa ngõ đi vào thị xã: Hướng phía Bắc, phi trường Đồi Đồng Long, đường từ An Lộc về; hướng Đông, đường đi vào khu đồn điền Quãn Lợi, có các ấp Sóc Gòn, Srók- tôn-cui, Đồi Gió.. Nhưng cũng không hẳn thế, Đạn pháo cũng tập trung vào những địa điểm quan trọng của thị xã, tòa hành chánh, bộ chỉ huy tiểu khu.. Sáu con người ngồi co ro trong chiếc hầm chật đào sâu xuống nền nhà trên có lớp bao cát và thân cây chuối, hai em Bình và Nghĩa ngồi sát vào Bạch Lê, lưng dựa vào tường đất ẩm; Hiệp và đứa em trai út, Long ngồi cạnh bà mẹ. Qua bóng tối lờ mờ, Bạch Lê cố phân biệt khuôn mặt của mỗi người thân, nhưng cô chỉ thấy chập choạng những tròng mắt loáng sáng.. Má ngồi chỗ kia, con Nghĩa ở đó.. Thật ra chỉ là cách an ủi, gây thêm lòng tự tin giữa nguy khốn vì còn được hiện diện của người thân bên cạnh. Một loạt tiếng nổ xé trời âm âm như vỡ nứt tung toàn khối vật chất trên và dưới mặt đất.. Đám người chồm sát vào nhau.. Chết rồi, nhà mình bị rồi.. Vệt ánh sáng lờ mờ đâu từ trên mái nhà hắt vào; Nghĩa, con gái thứ ba của gia đình, ngồi sát miệng hầm hơi nhớm người lên.. Má ơi, Hai ơi, nhà mình bị sập cái mái rồi.. mà con nghe tiếng khóc bên nhà thím Vỹ. Bạch Lê lắng tai.. Quả thật có tiếng khóc của rất nhiều người hỗn độn rấm rức, thương tâm.. Con ơi, con ơi, má ơi, má! Thím Vỹ, mẹ của tám người con đặt tên theo cách đơn giản, chơn thật của người Nam (và cũng là lòng chịu đựng trong mọi hoàn cảnh).. Trung, Hiếu, Ân, Nghĩa, Lễ, Phép. Mầu (thay chữ Mồ), và Côi (chỉ hai con út); người anh cả, Đại là cảnh sát viên của tỉnh. Và chính vì lý do “có con là cảnh sát ác ôn Ngụy” nầy nên chú Vỹ, ông cai trường Tiểu Học Quản Lợi (ngày còn trẻ là công nhân cạo mủ cao su của đồn điền địa phương) đã bị “toà án nhân dân” xử tử hình trong đợt thanh trừng 1965 như trường hợp Trùm Phán kể trên. Từ đấy, nhà thím Vỹ dọn vào Ấp Thánh Mẫu, hai gia đình trở nên thân cận cùng nhau qua bao năm – Cách gần gũi thân tình giữa những người cùng chung cảnh khổ. Hai gia đình cũng có những người con có tên trùng nhau: Ân, Nghĩa – Điều mà họ luôn trân trọng giữ gìn.
Trời mờ sáng, cùng lúc bớt pháo, Bạch Lê cùng em, Nghĩa bò lên khỏi hầm, rờ rẫm trên những đồ đạc lỗng chổng của căn nhà vừa bị đạn pháo, xong vạch hàng rào chui qua nhà thím Vỹ.. Giữa bóng tối chập dầy mùi khói, đồ đạc tung toé, tan nát.. những hình người lê lết, cử động trong vũng máu.. Có ai còn sống không? Có ai bị gì không? Bạch Lê hỏi với hai hàm răng cắn chặt. Thím, thím đây con.. thím bị thương.. Không biết mấy đứa kia sao? Cô Hai, cô Hai.. Tui đây, giúp giùm tui.. Bạch Lê nương theo tiếng nói quơ tay tìm tới những khối đen..Tay cô chạm phải những thân thể ấm nóng, có tiếng rên ư ử rên rĩ, có xác nằm im. Trời sáng để thấy rõ hơn cảnh tượng thương tâm, anh Trung (người anh thứ ba của gia đình) bị đạn xé tan từng phần nhỏ, bộ phận gan, ruột bị kéo ra ngoài do sức ép và mảnh trái pháo; không thể gọi đó là một cái xác của con người nhưng là một khối thịt, xương bầy nhầy hỗn độn. Hiếu, người anh thứ hai nằm thiêm thiếp trong góc nhà, may thay anh chỉ bị hơi ép nên khi dần tỉnh, thấy ra xác anh mình.. Hiếu bò lại.. Trung ơi.. trời ơi, em ơi..Thật ra chỉ là những tiếng khò khè đứt khoảng. Hiếu không còn sức để khóc. Bạch Lê lay tỉnh dần những người bị kích ngất, bảo Nghĩa chạy về lấy hết bông băng còn có ở nhà mình; cô bảo Lễ (cùng tuổi mười-bảy với em cô, Nghĩa): “Con Phép bị nặng nhất, bây giờ em là đứa bị nhẹ, vậy xuống dưới bếp lấy than nhỏ đem lên đây cho Hai, kêu đứa nào phụ nấu nồi nước sôi..” Và đám người nằm, ngồi lây lất trên máu, đất, cát dần giúp nhau khâu vết thương với kim, chỉ đen may quần áo sau khi nhúng vào nồi nước sôi. Thuốc cầm máu là những cục than đen giả nhỏ. Sau nầy, những vết thương được chữa trị theo cách cùng khốn nầy đóng thẹo như một phép lạ, nhưng lớp thịt, da của Phép luôn giữ màu đen của than. Xác người chết vùi nông ở một góc sân trước nhà. Không ai còn sức để đào sâu hơn.
Khi Bạch Lê trở về nhà thì trời đã qua trưa, đi ngang qua tủ kiến vỡ, cô nhìn vào, chỉ thấy cái khung đen của lớp gỗ. Chó Nết từ một nơi nào bò ra, con vật kêu tiếng mừng rỡ.. Bạch Lê ngồi xuống ôm con vật đã sống cùng gia đình cô hơn mười năm. Riêng với cô từ ngày nó cùng cô chỉ là những đứa trẻ, con chó con chạy xoắn xít. Nay, chó Nết hình như hiểu thấu tình cảnh nguy nan, đưa đôi mắt mệt mõi già nua nhìn chủ.. “Nết, mày đừng chạy đi đâu nghe, nghe pháo thì chui xuống dưới tủ.” Bạch Lê chỉ cái tủ sụp vỡ, xiêu đỗ, áo quần rơi la liệt. Chó Nết chứng tỏ hiểu ý, liếm chậm rãi lên mu bàn tay cô chủ. Bạch Lê nhìn lên mái nhà trốc ngược, miếng tôn cong lên như mảnh giấy bị xé rách.
Nhưng cảnh thảm thiết ở nhà thím Vỹ dẫu sao cũng chỉ xẩy ra trong bóng tối. Hơn nữa, bóng tối còn có khả năng dấu bớt phần đau thương, thêm cho người mối an ủi được che dấu, lẫn trốn- lẫn trốn cái chết. Bạch Lê lại còn được phần “hạnh phúc” do căn nhà chỉ bị phá bung mái, nên dẫu sao vẫn còn là một ngôi nhà cho những người thân được chỗ trú ẩn với cảm giác bình an. Hóa ra cô đã lầm lẫn trong dự kiến chịu đựng cùng đành nầy. Bốn ngày sau, ngày 16, sở dĩ Bạch Lê nhớ rõ những ngày tháng nầy vì hôm ấy cô vô tình nhặt được cuốn lịch, và ngày 16 là sinh nhật của cô hai tháng trước.. Mình chỉ mới hai mươi-mốt tuổi hai tháng, mà sao quá sức như thế nầy!? Cô có ý nghĩ tự thương thân. Ngày nầy pháo hơi thưa, lại chỉ bắn vào những mục tiêu quân sự, Bạch Lê ra đứng trước hiên nhà nhìn ra khu rừng.. Hướng “chân trời tím” của mỗi buổi chiều “ngày xưa”.. Bạn bè không biết đứa nào còn, đứa nào mất? Rồi mấy đứa nhỏ nữa? Cô không dám nghĩ gì thêm, nhìn ra khu vườn tan hoang tơi tả, tất cả chim đã bay đâu mất tăm, những chiếc lồng trống trơn, méo mó, gãy vụn; xác bầy gà nằm la liệt, những cụm, túm lông rây rây máu. Cô thấy nặng trong ngực.. Chúng nóù không là gia súc, thú vật nhưng là cuộc sống, tình thương, lòng yêu đời trung hậu vừa mất đi của chính bản thân cô. Là da thịt với con người.. Khi cô đang nghĩ điều nầy thì chó Nết ở đâu chạy đến quấn quýt quanh chân, ngước đôi mắt tuy mờ đục nhưng lấp lánh nét trung hậu của con vật khôn ngoan.. Cô vừa định ngồi xuống để vỗ về Nết, thì con vật như bị điều gì thúc đẩy, bỗng tháo chạy gầm gừ, gào rít, và băng mình ra hiên nhà, hướng hàng rào phòng thủ mà lính tiểu khu đã gài chặt từ tuần trước.. Nết, Nết.. đi vào, vào!! Bạch Lê cuống quýt, cô chạy ra hàng hiên.. Bên kia cánh rừng hoàng hôn đã phủ xuống màu xanh của buổi chiều u uất.. Nết, đi vào.. vào.. Chết mất, chết mất con ơi.. Từ phía Bắc, hướng sân bay Đồng Long một đoàn người đông đảo nháo nhác xô đẩy, vừa chạy vừa kêu gào thất thanh.. Cứu! Cứu giùm trời ơi! Bởi pháo bắt đầu dội xuống (hình như có người chỉ điểm đang ở đâu đó). Pháo rơi chính xác vào giữa đoàn người dồn đống. Khói bốc lên từ lớp lớp thân người ngã xuống, xé banh. Một xe nhà binh chở đầy lính len ra khỏi đoàn người hướng lên con đường hàng rào phòng thủ quanh thị xã.. Trời ơi là trời! Bạch Lê bật kêu lớn.. Trời ơi! Ai kêu giùm.. ai kêu giùm! Ai kêu giùm! Bà mẹ và những người em từ trong nhà vọt ra cùng những người lính quen vừa đến đưa cho khẩu phần lương thực tiểu khu phát cho dân. Đoàn người và chiếc xe như một đàn ong vừa bị hung đốt, họ vội bỏ con lối chính (đường Ngô Quyền) tản ra hai bên lộ. Chiếc xe hướng về ấp Thánh Mẫu thay vì chạy về ngã bộ chỉ huy tiểu khu. Bạch Lê và những người ở hiên nhà kêu hết sức lực, đồng thời dùng khăn, áo, mảnh vãi có được hô hoán ra hiệu.. Đừng chạy tới! Đừng chạy, ngừng lại, trời trời là trời.. Nhưng chiếc xe dưới đe dọa của loạt đạn pháo như con vật tuyệt vọng gầm rú tìm đường thoát hiễm.. Đầu mũi xe chạm vào ranh hàng rào phòng thủ. Trái mìn chống chiến xa nỗ bùng dâng lên cột đất, đá, khói, bụi và ánh lửa. Sức nỗ đẩy mạnh thân xe và những hình người bốc dựng theo lên với những lưỡi lửa.. Những chấm đen rơi rụng tơi tả trong ráng nắng chiều chuyển màu tím. Không phải màu lãng mạng của hoa bèo, hoa sim nhưng màu tím sậm của máu người khô đọng. Tiếng nỗ đồng thời rung động giải lựu đạn gài dọc hàng rào. Tất cả đồng nỗ bùng.. Thân chó Nết tung cao vật vã. Con vật cố lết vào dưới tròng mắt đứng cứng của chủ, đoạn ruột kéo lê do nửa phần thân sau vỡ toang, hai chân nát ngấu.. Nết ơi! Bạch Lê biết rõ – Cô không chỉ khóc vì con vật. Cái chết của chó Nết báo hiệu về tai họa đang gần kề cụ thể – Khi thủy thủ đoàn của chiếc tàu ngầm biết dưỡng khí đang cạn kiệt.

..Chết em rồi Hai ơi!! Bình chỉ kịp kêu tiếng ngắn, hất tung chiếc gàu đang cầm tay, ngã gục lên ngang thành giếng. Đứa bé gái mười hai tuổi rung bần bật vì nỗi khiếp sợ khi nhìn xuống thân.. Máu chảy từng vòi, từng đường, phùn phụt, tung toé, đầm đìa. Đang cúi trên bếp lửa, Bạch Lê phóng chạy ra vườn với đôi chân đã thành một lực đẩy cực nhanh. Cô chụp kịp được đứa em trước khi ngã gục trên đất.. Hai! Hai! Em bị phải không Hai, em chết không Hai, đừng để em chết nghe Hai.. Đứa em nói líu nhíu trong cơn mê hoảng.. Không, không, cưng không việc gì hết.. Má, má, má và Nghĩa, Hiệp đâu, kêu thằng Long xuống hầm. Đem má xuống hầm.. Thêm quả đạn rơi xuống phá tung mặt hiên nhà, phần còn lại của chiếc mái đỗ sụp. Lấy tấm ra giường xé cho chị mấy miếng, Nghĩa chạy ra vườn bức hết lá sống đời đem vào đây.. Má đừng khóc. Hiệp biểu thằng Long ngồi im.. Không việc gì phải khóc. Không khóc. Ngồi im. Bạch Lê bình tĩnh ra lệnh từng người. Cô vốn nói nhanh, nay tốc độ phát âm lại tăng thêm gấp bội, nhưng âm tiếng rõ ràng, chính xác.. Nằm im, có Hai với cưng đây.. Hai ở với em.. Cô trở lại với đứa em trong tay. Đứa bé gái không còn kêu la, nhìn chị thảng thốt, cầu cứu, tin cậy, rên nhỏ, run rẩy.. Em không chết hả Hai? Không, cưng không việc chi cả, bị sơ sơ thôi mà.. Bạch Lê vuốt chất nhờn lấm đầy bụng đứa em màu nâu đen, ươn ướt.. Cô run run rẩy kéo vạt áo trước bụng.. Em có đau không, cái gì đây? Cô không rõ phần ruột tấy máu hay một thứ, loại gì của cơ thể đứa em đang nhầy đầy bàn tay. Bình nhìn xuống tay chị.. Mận đó, mận em hái ngoài vườn vừa rồi.. Bạch Lê thở hơi yên tâm, cô không dám nói ý nghĩ vừa có với em.. Nó mà bị lủng ruột như vầy thì chỉ có chết.. Nghĩa đâu, xé miếng ra được chưa.. Đây, đây, lá “sống đời” đây Hai.. Cô bỏ vào miệng nhai ngấu nắm lá.. Có thuốc rồi.. có thuốc rồi, cưng đừng sợ nhen.. Hai lo cho cưng.. Đứa bé gái nói nhỏ.. Hai bịt thuốc cho em hả Hai? Ừa.. ừ.. Cô nhìn phần trái thân thể đứa em.. vai, hông, đùi tất cả sâm sấp máu; lòng cô se thắt.. Tội con nhỏ quá, không biết cánh tay nó có còn được không? Khi tất cả mọi người đã vào lại hầm, Bạch Lê nói quyết liệt: Chỉ kẹt quá mới ra khỏi hầm thôi.. đái, ỉa gì cũng trên miệng hầm để mà nhảy vào lại.. Chỉ mình con Bình thôi cũng đủ khổ rồi.

..Cô Hai! Cô ơi, cô.. em đây.. cô ở đâu, cô Hai.. Có tiếng gọi thất thanh từ đầu ngỏ, chen giữa âm vang tiếng nổ.. Cô ơi.. cô.. Tiếng gọi nghẹn lại có lẻ vì hơi khói, bụi.. Thằng nhỏ Trung, thằng Trung, Nghĩa chạy lên kêu em nó xuống đây.. Thằng bé được đun nhanh vào hầm, nó nói giữa tiếng run.. Cô, cô đi đi cô ơi.. nó pháo chết hết.. Làm sao mà em lên đây?! Bạch Lê hỏi dồn.. Con.. em, em thấy nó pháo chỗ nhà cô, em chạy xe dưới trường mình lên.. Cô đi đi cô ơi, xuống dưới chỗ trường mình (Trường ở ấp Phú Đức, Đông-Nam thị xã) Trời đất! Bạch Lê kêu tiếng thảnh thốt; cô vừa chạm vào người đứa học trò. Thân đứa bé nhơm nhớp, trơn dính đầy đất cát. Sao, sao không áo quần gì vậy nè? Cô hỏi gấp. Em đang ở trong hầm, nghe mấy chú lính dưới đó nói ấp nhà cô bị pháo, em dọt chạy lên đây, giữa đường.. giữa đường, ủi xuống hố mấy lần.. Đi đi nghe cô.. Trời ơi, Trung em!! Bạch Lê quơ tay ôm đầu đứa nhỏ, cô cảm thấy vành tai thằng bé chạm vào ngực.. Nhỏ nầy nó có cái tai dài như tai Phật mà mình cứ nhéo đau mỗi khi nó nghịch phá.. Đâu ngờ đứa học trò ngỗ nghịch nhất lớp lại là đứa chung thủy thế nầy?! Bây giờ, em ở đây với cô, mai, mốt, đợi khi nào bớt pháo, chị Bình đỡ đỡ, bớt đau.. cô đi với em về dưới trường.. Không được, em phải về, má nói lên biểu cô xong là phải về liền.. trên nầy bị pháo nhiều hơn dưới đó. Bạch Lê ôm đầu thằng nhỏ sát ngực, tóc nó gây nồng mùi khói, hơi thuốc súng, và đất khô; cô kìm giữ rúng động, nói tiếng đứt khoảng: Em.. về cẩn thận nghe.. Có gì là cô ân hận lắm.. nghe Trung, em.. Em chạy xe lẹ lắm, cô đừng lo.. Thằng bé bò ra khỏi hầm.. Thưa ngoại, thưa cô.. em đi nghe mấy chị.. Bạch Lê muốn theo đứa học trò ra khỏi hầm, nhưng thật sự cô không còn chút nhỏ sức lực. Đứa em trên tay thiêm thiếp rên. Nhớ cẩn thân nghe Trung, mai cô xuống nghe. Cầu lạy Chúa xin che chở cho học trò con.. Nó mà bị chuyện gì thì không biết làm sao?. Bạch Lê không biết mình đã nói ra lời, khấn thầm hay chỉ là ý nghĩ mờ nhạt. Em xuống dưới đó nghe cô Hai. Trung gắng nói vói lời chào với cô giáo của nó, lời thằng bé bị lấp bởi ì ầm tiếng nổ gần xa.

Bốn ngày sau khi bé Bình bị thương, phần vai, đùi trái chảy lớp nước vàng, đóng khô cứng trên vết thương sưng tấy, cô bé thiêm thiếm trong cơn sốt cao độ. Bạch Lê bảo Nghĩa qua gọi anh Hiếu và cô Phép ở nhà thím Vỹ để có quyết định.. “Nói với bà con còn lại trong ấp phải dời khỏi ngay đây, vì ấp đã là mục tiêu đạn pháo. Việt cộng cố ý bắn vào ấp để trả thù thái độ chống cộng từ lâu”. Hai gia đình và chòm xóm đều đồng ý, và dự định đợi ngày thưa pháo rồi hẳn đi. Trước khi đi thì gọi để cùng có nhau, bớt phần sợ hãi.
Bạch Lê kéo chiếc xe Honda dame 50 phân khối từ sau chiếc tủ và bức tường ngăn giữa nhà ngang và căn bếp, cô đạp thử máy.. Tiếng máy nổ như một phép lạ. Cả gia đình nhìn trân vào chiếc xe tưởng như một ân huệ, hy vọng giải cứu cuối cùng. Bạch Lê phân công: “Bây giờ Hai chạy xe, Nghĩa ngồi sau giữ em Bình, Long ngồi trước. Hiệp với má đi bộ sau, chạy tới chỗ bệnh viện thì thả Bình và Nghĩa xuống, Hai trở lui đón má và Hiệp.. Gắng đi xuống tới dưới trường (ấp Phú Đức) là coi như thoát được cái nạn pháo nầy”. Sáng ngày 28 tháng 4, toán dân khoảng ba-mươi người rời khỏi ấp thấp thỏm, với những dạng hình vá víu, co quắp bởi gia đình nào cũng có người bị thương phải mang vác, khiêng cáng theo. Đoàn người tơi tả di chuyển không tiếng động giữa những đường phố đỗ nát vương vãi xác người, thú vật cháy nám, hiện thực cảnh địa ngục của một chốn trần thế bị cất bỏ ân huệ do một định mệnh độc ác vô lường.. An Lộc, Bình Long- Những tên gọi sao quá đắng cay mai mĩa. Nhưng gia đình Bạch Lê sau khi băng ngang Công Viên Tao Phùng, tới trước cổng bệnh viện thì xẩy ra điều không dự định.. Bà mẹ bỗng bỏ đoàn người (dự tính đi xuống ấp Phú Đức) chạy thẳng vào Đường Cách Mạng, con đường nhỏ ngăn đôi bệnh viện và trường Trung Học Bình Long. Bạch Lê và những đứa em đồng la lớn.. “Má, má trở lại, chỗ đó toàn nhà của lính với toà hành chánh.. Nó pháo chết má ơi”
– Mấy đứa đợi đó, má vào chỗ chú Thưởng coi ra sao? Bà mẹ chạy vụt đi.
-Không được má ơi, đây là nơi nó pháo nhiều nhất mà má! Coi kìa..má, má.. Nhưng bà mẹ đã khuất sau những bức tường đỗ sập. Năm chị em đứng trơ vơ giữa đường phố hoang tàn như những hồn ma người chết oan khuất hiện hình về một nơi vừa bị cơn địa chấn cực mạnh đi qua. Chung có cách im lặng của một vùng núi lửa sau lần bùng nổ, tàn phá. Đoàn người Ấp Thánh Mẫu đã khuất sau dãy trường học, năm chị em đứng trơ trọi giữa cảnh chết của An Lộc. Hơi đạn khói và mùi người chết gây gây. Không còn ai hết hã Hai? Một người em hỏi nhỏ, Bạch Lê không lời đáp lại.

Khi theo mẹ vào nhà ông Thưởng Bạch Lê có cảm giác nặng lòng dẫu người người đã trú trong căn nhà đồng lòng thúc dục.. “Cô Hai đưa mấy em vào đi, nhà có hầm chắc lắm, lại đông người đỡ sợ, có nhau lúc hoạn nạn, chạy qua bên bệnh viện cũng gần để chữa trị cho em Bình luôn.” Quý, người lính em ông Thưởng nói lên điều hợp lý cuối cùng. Tuy nhiên cô vẫn thấy có điều băn khoăn khác khỏi khi bước vào khoảng sân, chui xuông căn hầm đã đầy cứng người của hai gia đình.. Gia đình ông Thưởng, và anh Nhã, chồng chị Mùi với hai đứa con gái; chị Mùi đang mang thai gần ngày sinh, chiếc bụng căng cứng dưới áo bà ba.

Ngày 9 tháng 5 hoàn tất một điều kinh sợ mà Bạch Lê hằng tưởng ra một cách cụ thể dẫu không nói nên lời.
Trước ngày gớm ghê kể trên, Kha, thiếu úy ở Ty An Ninh Quân Đội Bình Long, người bạn lâu năm của gia đình ngõ lời với Bạch Lê khi cô đứng nhìn về phía Ấp Thành Mẫu khuất sau những dãy nhà sập vỡ, chìm chìm trong màn khói dày đặc..
– Chị Hai gắng nghe, yên yên thì mình về làm lại mấy hồi,
– Bạch Lê bình thản: Ai cũng bị chớ đâu riêng mình, tôi chỉ buồn cho bên nhà thím Vỹ, lo thằng Trung, học trò tôi không biết từ ngày đó tới nay có hề chi không? Cánh tay con Bình, em nó mới mười hai tuổi, lớn lên với sẹo cùng mình như vậy chịu sao thấu.. Mà không biết có còn gì nữa không? Thật ra cô muốn nói lời khắc nghiệt về cái chết nhưng cố ý kìm giữa lại. Cái chết của người, của thú, khi chó Nết hấp hối nhìn cô trối trăn.. Vật cũng biết đau thương chứ đâu riêng con người. Miệng mím chặt, mắt cô ráo khô khi nói chuyện với Kha.
– Em định hỏi chị Hai nếu thích thì em nói với đại úy Long, trưởng ty mà cũng anh của của em cho gia đình chị vô hầm nhà ông; ở đó lính em đào cho ông cái hầm chịu bom cũng được chớ không phải là pháo.. Nhà chị Hai vô đó thì chắc chắn hơn ở chỗø chú Thưởng nầy.
– Gia đình ông Long hay còn có ai? Bạch Lê không mấy nôn nóng dọn đến.
– Ông ở một mình thôi, gia đình ở Sài Gòn, nên cho thêm nhà bà Hoa Lê, chủ tiệm uốn tóc ngoài phố ở nhờ nữa..
– Nếu gia đình chị qua ở thì nhà bà đó đi đâu?
– Thì bà ta về lại ngoài phố, trên chợ Mới,
– Vậy đâu được, lỡ người ta đi ra bị pháo thì mình ân hận em ạ. Bạch Lê chối từ, cô hiểu điều nguy khốn không từ một ai.
Nhưng tất cả dự định, chuẫn bị, đề phòng của người dân đã trở nên vô ích, bởi họ không biết được rằng, bộ chỉ huy cộng sản mặt trận An Lộc đã quyết định dứt điểm mục tiêu thị xã sau hai lần thất bại 12 và 16 tháng Tư vừa qua. Thế nên khi những con người khốn khổ trú ngụ trong căn hầm nhà ông Thưởng bò ra để nấu bữa cơm trưa ngày 9 thì hẳn họ không hề biết được rằng đấy là những giờ phút cuối cùng báo hiệu bởi loạt đạn pháo 130 ly cùng lần rơi xuống khắp nơi, cơ sở quân sự hay vị trí nhà dân.. Căn nhà vỡ tung như một chiếc hộp giấy bị xé rách, lửa bốc lên từ bất cứ khối, loại vật chất nào dẫn lửa hay không.. Nghĩa, người em thứ ba, cô thiếu nữ 17 tuổi ngã vật xuống nền đất khi đang ăn miếng cơm cuối cùng; Kha nằm sấp người ngang chéo bên thây Nghĩa do vừa giành giúp Bạch Lê rửa chén, bát sau bữa ăn; trong đám bụi khói bốc dầy, nhỏ Hiệp (sinh 1957) bò lê hoảng loạn.. Má ơi.. Hai ơi! Cô bé thả tay mặt, cánh tay trái đong đưa rời rã như cành cây gãy.. Bạch Lê từ nhà trong chạy băng qua lửa, khói trở ra sân sau.. Chị Mùi và hai đứa con quằn người trong vũng máu, một lúc sau, hai đứa bé nằm im, nhưng thân thể người đàn bà mang thai tiếp tục oằn lên từng chập.. Cái thai trong bụng người mẹ hấp hối vùng vằng kiếm đường thoát ra để sống. Anh Nhã, người chồng bị ném tung vào một góc nào đấy. Má, má.. Long, Hiệp chạy lại xuống hầm, anh Quý đâu.. Anh Quý ơi giúp tôi một tay! Bạch Lê nói đứt khoảng vì khói, bụi, hơi lửa thốc vào mũi, họng. Cô cúi xuống trên em Hiệp trước, mắt cô gái mở trừng trừng, ổ mắt phải lồi ra, nhưng người nguyên vẹn không sây sát. Bạch Lê luồn tay dọc thân em, cô không thấy vết máu, nhưng người dần bầm tím; thân thể Kha cũng tình trạng tương tự, hơi thở anh nặng nhọc, đứt khoảng, lưng áo anh có những lỗ thủng.. Với một cách bình tĩnh kỳ lạ, Bạch Lê đẩy chếc Honda ra, nói như ra lệnh với Quý giờ nầy đã hoàn hồn sau cú nổ.. Bây giờ anh chạy xe hay tôi chạy xe? Xe chị, chị chạy dễ hơn tôi. Vậy anh ngồi sau cho con Nghĩa đi trước , sau đến Kha, rồi nhỏ Hiệp em tôi và cuối cùng là chị Mùi.. Anh đàn ông tay mạnh hơn tôi, ngồi giữ người bị thương chắc hơn. Và dưới đạn pháo nổ dồn, qua màn khói, lửa dậy, băng trên những gò đống xác thây người, thú vật, đồ đạc vương vải.. Bạch Lê từng chuyến đưa mỗi người bị nạn vào Bệnh Viện Bình Long đang vang dậy tiếng rên la của hàng ngàn người lê lết, quay quắt trên, trong máu. Người chết, người sắp chết, đang còn sống nằm chồng lên nhau trên sàn nhà sênh sếch màu đỏ bầm..
Người lính quân y ra hiệu cho Bạch Lê nhìn lên chai nước biển.. Mực nước đã đóng cứng bất động. Từ khi bị thương đến lúc chết, Nghĩa luôn mê man, cô không nói được tiếng ngắn cùng người thân, Bạch Lê nhìn xuống xác em, cô gái 17 tuổi nằm thiêm thiếp như ngủ say, thân thể liền lặng ấm nồng sức sống, mái tóc đen mum xõa dài trên vai linh động, mềm mại. Cô gái chết chỉ do một mảnh đạn cực nhỏ bằng nửa hạt gạo phá sâu trên ổ mắt. Bạch Lê quay qua Kha, giờ nầy đã tỉnh, nhưng ánh mắt bắt đầu lạc lõng, ngây dại.. Chị Hai, em.. có.. Bạch Lê cúi xuống thấp hơn cố nghe những lời cuối.. Chị Hai.. vợ em ở.. cầu Phan Thanh Giản, nó bầu.. ba tháng, ở với.. ông, bà già em.. Trong ví có hình, địa chĩ.. Hai đem về cho.. em cám ơn, Hai.. đồng hồ cho thằng Long, trên.. chỗ hầm ông Thưởng có ba ..ba lô..co.. ó nhiều thứ.. .. cho Hai. Mắt khô rốc, cô nhìn qua thây chị Mùi, giờ nầy đã nằm yên nhưng chiếc bụng vẫn còn phập phồng nhịp nhỏ.. Bác sĩ, mình cứu đứa nhỏ được không bác sĩ? Bác sĩ Tâm cố mở lớn đôi mắt đỏ ngầu, mệt nhọc: Cô nuôi nó được không.. Ông nhìn quanh những thây, xác ngỗn ngang, và bàn tay lấm máu của mình. Bạch xoay người lại phía em Hiệp đang nằm thiếm thiếp trên đất, nhịp thở làm phì phọp nhữngbọt máu ở ba vết thương cạnh sườn.. Cô dùng những sợi chỉ nầy cột hết “ven” máu cho cô em, cứu được chừng nào hay chứng nấy. Người y tá chỉ xuống cánh tay gần như dứt lià của Hiệp. Hay cắt luôn cho em nó khỏi đau.. Bạch Lê đề nghị. Vô ích, có gì để cho em nó được toàn thân. Bạch Lê ngồi buộc lại từng sợi gân máu cho em lòng trống không, tay cô đã hoá nên đỏ tươi. Không biết máu của những ai.
Nửa đêm 9 rạng 10 tháng 5, toàn thể đạn pháo cộng sản mặt trận An Lộc đồng đổ xuống một điểm duy nhất: Bệnh Viện Bình Long – Bởi phía cộng sản đã ước tính và ước tính đúng: Ban ngày pháo kích nhiều vị trí, nhưng đến đêm, dồn lại một vị trí: Bệnh viện, nơi người ta tập trung thương, bệnh nhân, bệnh binh của ngày vừa bị nạn.
Bạch Lê ngồi bên em đếm từng viên đạn rơi xuống đục tung mái bệnh viện, phá toang những căn phòng, lật đỗ mỗi chiếc giường, ném tung thây người từng chập, từng hồi, vật vã tan hoang.. Những con người hấp hối được dựng dậy để chứng kiến thêm lần chết thứ hai, lần chết thứ ba của người bên cạnh, của chính bản thân.. Hai, Hai.. pháo dữ quá, chết hết.. Hai chạy đi, kiếm cái hầm.. chui vô hầm. Đột nhiên, Hiệp hóa nên tỉnh táo (phần tỉnh táo cuối cùng của người trước khi chết). Không, chị không bỏ em, chết thì chết chung.. Hai không bỏ em. Bạch Lê nói tỉnh dẫu thật lòng tan nát, hoãng kinh. Lửa! Lửa! Lửa! Lửa dậy lên từng chập soi xuống tròng mắt những con người- Người chết và người đang, sắp chết. Hiệp trở lại đề nghị, khôn ngoan, dứt khoát.. Hai phải sống, đem má và con Bình, thằng Long về gặp Ba. Hai chạy đi, kệ em.. Hai chạy đi.. kiếm cái hầm.. Mắt kẻ hấp hối long lanh sáng dưới lửa của cái chết có thật. Bạch Lê bò vào căn hầm y tá mà cô biết có cái hầm chìm.. Cô chui vào, chồng lên những hình người lèn chặt!! Không được, không được, chật lắm rồi, không còn chỗ.. chui ra, chui ra.. Mặc, cô chịu đựng những lôi, kéo, đấm đá, có kẻ nắm đầu tóc cô giật mạnh.. Đạn pháo nỗ dồn dập không dứt khoảng. Bóng tôi kín bưng. Khói, bụi, hơi thuốc đạn nồng đặc. Bạch Lê lèn chặt thân thể mình giữa những thân người. Hẳn chỉ là những đàn ông. Một trái đạn nổ ngay đâu trên mái căn phòng. Lửa bùng vào sát mặt. Bóng tối dày thêm âm âm. Bạch Lê bới những hình người chung quanh với một sứ mạnh không hề co, cô nghe ra mùi máu, mùi người chết tanh tanh.. Bạch Lê biết mình đã ra lại hành lang Bệnh viện. Nương ánh đạn pháo, cô cất mình chạy càn lên những thân người. Người còn rên la tức là kẻ sống. người nằm im hẳn đã chết. Dưới đạn pháo, trên thây người, dẫm bãi máu, cô chạy như chưa bao giờ chạy nhanh hơn. Bạch Lê ra khỏi khu bệnh viện, băng qua đường Ngô Quyền, vào khu công chánh mặt hướng phiá đường Lê Lợi, nơi tương đối thưa pháo nổ. Có ánh đèn leo lét trong một ngôi nhà vừa thoáng thấy, Bạch Lê chạy đến.. Bà con cho tôi vô với! Cô khẩn khoản. Không được, chật lắm, không còn chỗ. Giọng người đàn ông gắt gỏng! Tội tôi mà chú, hai đứa em tôi vừa chết, tôi còn bà má với hai đứa nữa phải lo.. chú làm phúc!! Cô là ai, ở đâu..? Người đàn bà hỏi ái ngại.. Dạ tôi ở ấp Thánh Mẫu, vừa trong Bệnh viện chạy ra.. em tôi chết hai đứa trong đó, tôi dạy dưới Phú Đức.. Dì thương tôi làm phước.. Những trái đạn nổ gần chấm dứt lời nói, Bạch Lê nhào vào vũng tối căn hầm trước khi người đàn bà vội vã.. Vào đi.. vào đi..cô.

Với hai bàn chân trần, Bạch Lê dẫm lên đất lửa sôi bỏng mãnh gang thép, bầy nhầy thịt, xương người lâm nạn tối hôm qua, cô trở lại bệnh viện sáng ngày 10, đi qua hành lang đã biến thành một dãy nhà đựng xác chết ngỗn ngang- những thây người chết không còn nguyên vẹn. Đến chỗ căn phòng y tá ( nơi có chiếc hầm chìm bị pháo) khi loay hoay bới đống xác chết, người hấp hối để tìm em Hiệp.. Chị Hai! Kha bỗng nhiên ngồi dậy như quỷ nhập tràng. Mà thật đúng chỉ là một xác chết vừa được phút hồi dương ngắn ngủi do tấc lòng quá đỗi đau thương, uất hờn. Một người lính quân y hỏi nhỏ.. Cô có phải là cô gì Bạch.. phải không? Vâng, tôi tên là Bạch Lê, nhưng mấy em tôi quen gọi là chị Hai thôi.. Hèn gì hai người em cô khi pháo kích vừa rồi cứ kêu tên cô mãi.. Họ kêu cho đến khi chết vì bị thương thêm hai, ba lần nữa.
Bạch Lê và người mẹ cùng hai đứa em còn lại đến ấp Phú Đức (nơi có ngôi trường cô dạy học nay biến thành trại tỵ nạn) lúc buổi chiềungày 10. Sáng 11, cô trở lại bệnh viện để chôn hai người em với sự giúp đở của anh em cô Nhật (bạn của Nghĩa em cô), và Lễ, anh của Nhật. Đoàn người đi chôn xác có thêm hai người không ngờ trước: Anh em Hiếu, Nghĩa.. Đấy là hai gã trai nghịch ngợm cùng Bạch Lê chơi đùa từ thưở thơ ấu, nơi vùng đất nầy, lúc cả bọn chưa tới tuổi lên mười. Hiếu, Nghĩa không bao giờ học quá lớp Nhì, không lên lớp Nhất (lớp 5).. cho đến ngày cả hai đăng lính. Họ vẫn giữ xưng hô mầy, tao cho đến hôm nay.. Sáng hôm nay, họ lễ phép nói cùng bạn: Hai cho tụi nầy đi chôn hai em Nghĩa, Hiệp. Hẳn nỗi đau thương đã biến dạng Bạch Lê nên thành một người khác. Một người tồn tại, vượt thắng cảnh Chết. Khi chôn xong hai em trong khuôn viên bệnh viện An Lộc, ngang qua trường Trung Học Bình Long, nơi cô lớn lên ngày thanh xuân.. Một buổi nào rất xa. Xa như tiếng máy xe ủi đất lui, tới trên đống xác người ùn lấp. Xa như nụ hôn tuổi con gái lần đầu đời được thương yêu. Ngày Hè 1967, cũng nơi công viên Tao Phùng nầy. Hôm nay, Ngày Hè cuối cùng, 1972 của đời tuổi trẻ lúc Bạch Lê được hai mươi mốt tuổi, ba tháng. Tưởng như mới là hôm qua.

Viết lại sau 30 năm
để tặng Hai,
1972-2002.
Phan Nhật Nam.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button