ÐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG

Nguyễn Qúy Ðại

Là những người Việt Nam đều mong ngày về quê hương, nơi có lũy tre, con đường làng bé nhỏ, chạy dọc theo bờ sông mang nuớc phù sa về vun bón ruộng đồng, nơi có tiếng hát ru con cuả mẹ hiền, có tiếng mưa rơi trên những tàu lá chuối, dưới ánh trăng non soi bóng để tìm về kỷ niệm của thời thơ ấu.

Từ lâu tôi mơ ước về thăm Việt Nam, nơi ấy có kỷ niệm cuả ba tôi suốt một đời yêu dấu mênh mang, tôi chỉ nghe ba kể lại như một giấc mơ, nhưng ba mẹ tôi không về. Hè qua tôi nghỉ 3 tuần không đi làm thêm, xin nhập cảnh và mua vé đi từ Münich đến Frankfurt, đổi chuyến bay về Sài Gòn. Hành khách phần đông người Việt Nam, tôi ngồi cạnh người nữ trẻ khả ái, muốn làm quen tôi tự giới thiệu,

-Tôi là Lê Hồng Christian, ba người Việt mẹ người Ðức. Quê nội tôi ở Cần Thơ lần đầu về thăm Việt Nam, còn cô về mấy lần? cô ta trả lời

-Tôi tên Dương Huệ Trân về thăm nội ở Ðà nẳng. Nhìn qua tôi tưởng anh người Ðức chính hiệu, như vậy chúng ta là người Việt, anh cũng như tôi về thăm Việt Nam lần đầu. Sau 30/4/1975 ba tôi bị tập trung cải tạo một thời gian, được trả tự do gia đình tôi vượt biên, lúc ấy tôi lên 2 tuổi, được Cap Amanur vớt sang Ðức định cư ở Berlin. Thời gian qua tôi làm luận án ra trường về kinh tế, bận thi và thực tập chờ kết qủa đi làm, nên tranh thủ về thăm quê, Chirstan thế nào ?

-Ba tôi sĩ quan Không quân, chiều 29.4.75 lái Caribou C47 từ Sài Gòn đến Thái lan xin tỵ nạn và định cư Hoa kỳ. Má tôi rời Ðà nẳng trước đó một năm, trở về làm việc tại München, sang thăm ba và kết hôn, từ đó ba tôi chọn nước Ðức làm quê hương thứ hai. Ba tôi học điện toán, làm việc tại Siemens. Tôi học Ðiện tại TU München còn hai lục cá nguyệt hy vọng sẽ xong.

Hoàn cảnh của chúng tôi giống nhau về quê nội. Chuyến bay Lufthansa hạ cánh phi trường Tân Sơn Nhất, nhìn qua cửa sổ hẹp, tôi thấy phong cảnh bên ngoài hoang tàn, đổ nát, không được tu sửa, đường phi đạo cũ nứt nẻ, dặm vá lại lổ đổ những đớm đen của dầu hắc. Cây cỏ úa vàng cao quá tầm nhìn, không được cắt xén, những dãy nhà kho bằng tôn đã đổi màu rỉ sét. Chuyến bay dừng lại ngoài phi đạo, Huệ Trân rơm rớm nước mắt vì xúc động ngày trở về quê hương, riêng tôi cũng hồi hợp đối diện với quê cha lần đầu .

Chúng tôi lên xe bus của Air Vietnam đưa hành khách vào dãy nhà khách dài, trình thông hành nhập cảnh,xếp hàng sau Huệ Trân, người công an đến bảo:

-Ông Tây nầy sang cổng khác.

-Cảm ơn tôi người Việt Nam đi hướng nầy được

Ông ta nhìn tôi rồi bỏ đi, đứng trước quầy xét hành lý, tôi thấy hành khách bỏ vào sổ thông hành 10 dollars, để khỏi bị xét lâu mất thì giờ, trong lúc thân nhân đang chờ ngoài cổng. Nhân viên kiểm soát thấy tên tôi Lê Hồng, trả lại thông hành nở nụ cười và hỏi „ông có biết tiếng Việt không ?“

Ra đến khu thân nhân đón, chia tay Huệ Trân và hẹn gặp tại Ðà nẳng. Hành khách đều vội vả ra khoảng sân trống có các tấm cản, ngăn cách người đi đón tràn vào.

Trước làng sóng thân nhân đưa đón ôn ào với lời chào hỏi.. hơn 5 phút sau tôi thấy tấm bản „Welcome Christian “, kéo hành lý đến nơi chú Thanh và Anh Thi. Chú cháu gặp nhau lần đầu, chú xúc động nước mắt chảy dài trong yên lặng. Anh Thi con gái của chú có nụ cười tươi niềm nở, kín đáo của con gái Á Châu, là sinh viên Ðại học Sài gòn, thường liên lạc E. mail nên chúng tôi không ngỡ ngàng. Dù tôi nói tiếng Việt không sỏi, nhưng chúng tôi thông cảm nhau qua dòng máu họ Lê.

Chú Thanh giống ba tôi, nhưng nước da hơi sạm nắng râu bạc, tóc hoa râm, nói tiếng anh trôi chảy. Trước 1972 chú cũng Pilot từng theo học Anh ngữ ở Lackland AFB, và trường huấn luyện Dyess AFB không quân Texas Hoa kỳ. Về nước phục vụ tại Nha trang, biến cố trước 30/4/1975 kẹt lại không di tản, bị tập trung cải tạo.

Sài Gòn về chiều có những rán mây hồng, đỏ chói tận chân trời, chú tôi gọi Taxi về Sai Gon Hotel, khí hậu oi bức, xe có máy điều hòa đỡ nóng hơn, đường phố tấp nập, người ta chạy xe gắn máy ngược, xuôi. Nhiều lúc tôi giật mình thấy các xe khác đâm vào phía mình ngồi, tài xế bóp kèn nhức cả tai, mạnh ai nấy chạy không ổn định luật lệ lưu thông. Anh Thi ngồi bên cạnh cười và nói

-Anh đừng lo ở đây ít tai nạn gây ra, vì xe lớn không thể chạy nhanh, người ta tự động tránh nhau, những ngày tới anh sẽ làm quen được sinh hoạt tại xứ nầy.

Về khách sạn cất hành lý, chúng tôi đến sông Bạch Ðằng lên chiếc tàu nổi ăn tối. Nơi nầy nhiều kỷ niệm của ba và má tôi lúc yêu nhau, kỷ niệm nào cũng đẹp và đáng nhớ, dĩ vãng của ba má, hiện tại của tôi, lần đầu tiên gặp chú luôn nhắc về ba tôi :

-Gần 28 năm ba cháu không về, mỗi người đều có một suy nghĩ, một hướng nhìn. Phần lớn người Việt Nam xa xứ ai cũng tha thiết với quê hương, đều mong ngày nhìn lại nơi chôn nhau cắt rún. Lòng yêu quê hương, được thể hiện qua việc quyên góp tiền gởi về cho nhà Thờ, Chùa để phân phát chia sẻ với nỗi khổ của nạn nhân lũ lụt mấy năm qua, đôi lúc bị chính quyền làm khó dễ ..!! nhiều gia đình ở hải ngoại bảo trợ cho các trường Dòng, các Chùa có phương tiện đào tạo các Tu sĩ, Nữ tu. Các hội Từ thiện giúp cho người tàn tật có được chiếc xe lăng, người mù được mổ đôi mắt đem lại ánh sáng, các Thương phế bình Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ quên suốt thời gian qua, họ đã nhận được những gói quà tết, những bộ quần áo, đôi nạng mới ..đó là một nguồn an ủi vô tận, từ những tấm lòng tốt của người ra đi còn nhớ cố hương. Ðời thay đổi nhưng chú sống như xưa không bị vẩn đục của thời gian. Nếu ba má cháu cùng về hôm nay càng vui.. Ông nội đang mong gặp cháu, sáng mai chúng ta về Cần Thơ, ăn cơm xong Anh Thi về cư xá sinh viên, chú cháu mình thuê xe Honda chạy một vòng cho biết thành phố Hồ .. Honda. Sài gòn dù đổi tên, nhưng Sài Gòn vẫn của muôn thưở ăn sâu vào lòng người dân miền Nam.

Anh Thi lo học bài, chuẩn bị cho kỳ thi hy vọng đạt được tiêu chuẩn sang Houston một năm lấy cao học (Master). Chúng tôi đến nhà thờ Ðức Bà vào tạ ơn Chúa, dừng xe phía bưu điện, 22 giờ nhưng thành phố còn tập nập người, chú chỉ chiếc đồng hồ nói :

Bưu điện nầy xây từ năm 1878 đồ áng của kiến trúc sư Vildolic khánh thành 1890. Nhiều người đã quá vãng nhưng chiếc đồng hồ ấy tuổi thọ đi theo với thời gian, chứng kiến biết bao đổi thay hoàn cảnh lịch sử Việt Nam qua từng giai đoạn. Bây giờ nhiều cao ốc do các công ty liên doanh ngoại quốc xây cất, nhưng đời sống của người dân chưa tiến bộ, còn chênh lệch nhiều giai cấp vv..

Ðêm đầu tiên tại Saigon tôi ngủ say vì trên chuyến bay không ngủ được, chú tôi dậy sớm xem báo, Anh Thi đến gõ cửa gọi đi ăn điểm tâm. Ba má tôi mua quà cho mỗi người thân, đến City Bank đổi 500 Euro lấy hơn 7 triệu đồng bỏ đầy túi, chú thuê xe du lịch nhỏ của Saigon tourist Cty về Cần Thơ,

Rời Sài Gòn qua xa cảng miền Tây, nhìn những cánh đồng lúa xanh tươi, các vườn mận nở hoa hai bên đường, qua cầu Cầu Mỹ Thuận dài 1535 m, rộng 24m, chiều cao trụ tháp 120m chiều cao 37,5m từ mặt nước đến cầu tàu bè qua lại dễ dàng, do chính phủ Úc xây kinh phí 99 triệu Ðô Úc. Rất tiếc cầu đẹp, nhưng hệ thống quốc lộ còn hẹp và bị hư chưa tu sửa, thỉnh thoảng có vài toán người làm đường, nấu dầu hắc để trám những chổ trủng ổ gà.

Hai bên quốc lộ nhà cửa kế tiếp nhau, các quán cơm, giải khát lúc nào cũng nhiều người, xe không thể chạy nhanh nên thỉnh thoảng dừng lại bên quán uống nước dừa tươi, ăn trái cây về Cần Thơ trời đã xế trưa

Khu vườn của nội tôi khá rộng, bãi cỏ được cắt tỉa bằng phẳng, xanh mướt, nhiều hoa đẹp khoe sắc trong nắng chiều, bao quanh ngôi nhà ngói rộng, hàng dừa triểu nặng những buồng sây trái, hoa chanh, bưởi nở tỏa mùi hương thơm ngát. Xa xa đàn cò trắng bay trên bầu trời xanh không một áng mây, cơn gió nhẹ thổi qua mát rợi làm rung động các cành trúc nghe xào xạc, con chó vàng vẩy đuôi mừng sửa lớn ở đầu sân.

Nội tôi chống gậy ra sân đón, đôi kính lão xệ xuống ngang mũi, râu dài bạc phơ như những sợi tơ trắng mịn. Nội cầm tay tôi âu yếm, thím Thanh đứng nhìn niềm vui của nội. Tiếng Việt nhiều từ tôi không hiểu, nội nói tiếng Pháp chậm nhưng rõ hỏi về học vấn gia đình ba má …

Nội giải thích phong tục và đưa tôi đến trước bàn thờ có bộ lư đồng to lớn, 2 chiếc độc bình bằng sứ màu xanh, chạm rồng có cắm những đóa hoa hồng và hoa cẩm chướng, thờ cúng ông bà, lưu truyền đời nầy qua đời khác, là nguồn gốc văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Tôi cúi đầu, đốt nén nhang thơm mùi trầm để tưởng nhớ tổ tiên, nhìn bức hoành phi màu đen chữ mạ vàng, các câu đối viết theo Hán văn, tôi chụp hình từng câu đối mang về tặng ba tôi, nội tôi hỏi

-Bên Tây ai hiểu chử Hán? những câu đối đó đã hàng trăm năm, ngày nay rất ít người hiểu chữ Hán, thế hệ trẻ ảnh hưởng Tây phương học Anh hay Pháp văn

-Tôi thưa với nội: ba cháu mua nhiều sách, còn người hiểu chữ Hán như thi sĩ Huyền Thanh Lữ dịch cuốn Phan Bội Châu Thi Tuyển từ Hán văn sang Việt ngữ. Người Việt định cư ổn định, chú trọng về vấn đề văn hóa. Phát triển Văn Hóa Việt Nam độc lập, dù mang nhiều quốc tịch khác nhau, nhưng bản sắc dân tộc Việt Nam luôn được tôn trọng. Cộng đồng người Việt phát hành nhiều báo chí Việt ngữ và nhiều loại sách biên khảo giá trị về lịch sử. Nhiều sách trong nước cấm, ngược lại tại hải ngoại được in, dịch sang nhiều ngôn ngữ, phát hành rộng rãi. Các tác phẩm như: Ðêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên); Án Tích Cộng Sản Việt Nam (Trần Gia Phụng) Viết Cho Mẹ và Quốc Hội (Nguyễn Văn Trấn); Văn Học Miền Nam (Võ Phiến). Nhiều loại sách văn chương miền Nam được tái bản: Nghệ thuật Ðọc và Viết văn (Vũ Ký), Bên Giòng Lịch Sử (Cao Văn Luận) sách của Tự Lực Văn Ðoàn (Nhất Linh, Nguyễn Thị Vinh, Khái Hưng) vv..Trung Tâm băng nhạc Asia thực hiện nhiều cuốn Video „Hành trình tìm tự do ; chiến Tranh và Hoà bình“ kỷ niệm thời gian ra đi tìm tự do, và vinh danh những người lính chiến cuả quân đội VNCH.

Nói chung người Việt Nam rất thành công, nhiều Trung Tâm Thương Mãi lớn của người Việt Nam phồn thịnh, Các Chùa được xây dựng và phát huy Phật Giáo. Thế hệ trẻ học giỏi thành tài trên nhiều lãnh vực, người Việt luôn đấu tranh cho tự do dân chủ (Democracy for Vietnam). Biểu tình, kiệt thực đòi hỏi tự do Tôn giáo (Freedom of Religion for Viet nam) và kêu gọi trả tự do cho các Linh mục, tu sĩ Phật Giáo bị cầm tù quản thúc, những trí thức, nhà văn, nhà báo, đấu tranh cho tự do dân chủ đã bị bắt kết án tù. Người Việt đều phẩn nộ lên tiếng chống đối việc làm của lãnh đạo CSVN dâng Ải Nam Quan (Lạng Sơn), thác Bản Giốc (Cao Bằng) và nhiều phần đất biên giới, hải phận cho Trung cộng. Nội tôi cười nói :

-Như vậy dân tộc Việt Nam còn may mắn, có cộng đồng người Việt ở hải ngoại hướng về quê hương, ý thức sứ mệnh thiêng liêng trước lịch sử dân tộc,và sự tồn vong của tổ quốc, đã đấu tranh và lên tiếng với thế giới tự do, nhất là vấn đề về nhân quyền, tự do tôn giáo… hy vọng trong tương lai đất nước sẽ thay đổi lãnh đạo, kinh tế phát triển để vươn lên với các nước tại Á Châu ..Nội không đi xa, nhưng nghe tin tức qua đài BBC, VOA, và đài phát thanh Á Châu

-Ba cháu thường nhắc về đời sống và phong tục Việt Nam, nên cháu không có gì xa lạ, và yêu thích đời sống thiên nhiên tại đây. Ánh tà dương còn đẹp tôi đi dạo với nội quanh vườn, hít không khí trong lành của vùng thôn giả. Từ mé vườn ra sông là chiếc cầu nhỏ, nội đưa tay nói:

-Chiếc cầu nầy ngày xưa ba cháu thường ra sông bôi lội hay ngồi câu cá, đời sống đổi thay, nhưng còn đường mòn, cái cổng nhỏ nầy vẫn như xưa, mấy chiếc lu lớn, và cái hồ xây cao đều để chứa nước mưa nhưng phải đậy kín tránh muỗi mòng, lúc thủy triều lên múc nước đổ vào lu, bỏ phèn lóng bùn để dùng, nhưng không ngon bằng nước mưa. Chiều mai mời bà con nội, ngoại đến cùng ăn tối mừng cháu về thăm quê, chú thím chuẩn bị, bà con họ sống hiền hòa, chất phát với ruộng đồng nhưng cởi mở vui tính, cháu nên nói tiếng Việt dù chậm, với lời chúc mừng thăm hỏi, tục ngữ Việt Nam có câu „tiếng chào cao hơn mâm cỗ “

-Cháu được ba dạy tiếng Việt có thể đọc và viết, tuy không giỏi vì ít tiếp xúc dùng ngôn ngữ Việt. Mẹ cháu mặc áo dài trong dịp tết Việt Nam, nấu món ăn Việt Nam, và nói ít tiếng Việt nhờ đã học trong thời gian làm việc ở Ðà Nẳng.

Nội tôi đã ngoài 80 đôi mắt còn tinh anh, lúc trẻ bị tai nạn xe giải phẩu nhiều lần nên về già thường tái phát đau nhức, không thể đi xa. Nội rất thương và thông cảm nỗi lòng của ba tôi, sức khỏe nội tôi suy yếu, sợ không còn thời gian gặp lại ba tôi lần cuối cùng!!

Lần đầu tiên tôi ngủ trên phản gỗ mít màu đen bóng mát, chiếc mùng trắng phủ quanh chống muỗi, sáng hôm sau tôi cùng chú thím đi viếng mộ bà nội, ở khu vườn bên cạnh đốt nén nhang tưởng niệm.

Buổi sáng „Tây Ðô “ công viên nhiều hoa đẹp, trên sông nhiều ghe thuyền, hành khách buôn bán tấp nập các quán cafe đông người. Những năm trước khi nhắc về Cần Thơ, ba tôi thường đọc mấy câu thơ và kể lại “Bến sông nầy trước 1954 có tên Quai de Commerce, từ năm 1958 lấy tên Ninh Kiều „

„Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Mỗi chiều thứ bảy nhiều người như nem

Ðẹp xinh cảnh sắc về đêm

Nhìn sông thấy nước nhớ thêm tình người“

 

Nếp sinh hoạt tại đây không vội vả, vài người chân không mang dép, khăn vắt vai vui cười ngồi uống cafe bên quán cốc. Chúng tôi đến phòng công an ghi tên tạm trú, họ xem giấy thông hành của tôi ghi tên vào sổ, có lẽ chỉ tại Việt Nam còn làm thủ tục hành chánh nầy mà thôi ? Chú đưa tôi đi ngang Bộ Chỉ Huy Quân Ðoàn 4 ngày xưa và nói

-Nơi ấy sau ngày 30 tháng 4 tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết không chịu đầu hàng, ngày nay người ta vẫn còn thương nhớ và đồn rằng : „ ông tướng đã hiển Thánh“

Chúng tôi ghé ăn hủ tiếu Mỹ Tho thật ngon, ly cafe qúa đậm đặc, đến nhà hàng quen chọn thực đơn cho buổi tiệc chiều.

Phong cảnh Việt Nam đẹp thật, nhưng nhiều người đã bỏ sự nghiệp, tài sản ra đi tìm tự do, làm lại cuộc đời với đôi bàn tay trắng, hai chữ tự do thật giá trị. Nội tôi dậy sớm sau khi ăn điểm tâm, ra sân tập thể dục và tỉa các cây kiểng có hình dáng giống con hạt, con công xinh xắn. Hòn non bộ có tháp có chùa trên hồ nước nhỏ với đàn cá vàng, và chiếc cầu bắt qua khe suối, đá núi rêu phong, những cây bonsai vui mắt. Lúc nhàn rỗi ngồi ngắm cảnh nầy như hòa mình với thiên nhiên, quên đi ưu phiền bận rộn.

Người Việt có đời sống nhiều nghệ thuật và lãng mạn, thời tiết nắng ấm quanh năm, ngược lại ở Ðức có tự do dân chủ, kinh tế cao, nhưng thời tiết lạnh .Ðời sống của chú thím tôi không cao sang, nhưng hạnh phúc có nhà vườn rộng thênh thang. Chú có tâm hồn nghệ sĩ huýt gió hát hay nhưng ít nói về chính trị. Tôi nhắc đến tập thơ của Nguyễn Chí Thiện tiến sỉ Bùi Hạnh Nghi dịch sang tiếng Ðức tựa „Echo aus dem abgrund / tiếng vọng từ đáy vực“, có người khác dịch sang Anh văn „Hoa địa ngục“. Tôi đã đọc và cảm nhận được nỗi lòng của người thi sĩ, bị tù đày lâu ở Việt Nam, ông ta đã đến Hoa Kỳ trong diện nhân đạo, ở xứ tự do, văn, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, họ thật sự tự do sáng tác nghệ thuật vì nghệ thuật. Chú trả lời

-Xã hội Việt Nam khá phức tạp, đổi thay nhiều sau 30.4.75, đã làm cho con người sống thụ động „nghe và thi hành“. Những năm cải tạo bị đối xử rất tồi tệ, bị cùm chân, nhốt xà lin bỏ đói, nhiều người chết vì thiếu ăn, không có thuốc chửa bệnh !! Ngày nay nhờ mở cửa tiếp xúc với Tây phương, Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Kiều về nước mang ngoại tệ, hàng hóa, thuốc tây được nhập cảng, đời sống tương đối khá hơn so với thời gian trước. Những thập qua chú đã xúc động, rơi nước mắt nghe tin Trần Văn Bá, Hoàng Cơ Minh và những chiến sĩ vô danh đã hy sinh, vì lý tưởng đấu tranh giải phóng Việt Nam, chú ngưỡng mộ bạn Không quân Lý Tống đã làm những việc thật anh dũng và ngoạn mục khi bay trở lại trên vòm trời Sài Gòn.

Tâm trạng của chú tôi và có lẽ của nhiều người khác, thời gian trôi qua thật mau, chiều về trong vườn cây xanh, rộn rả tiếng cười chào hỏi của bà con bên nội, ngoại đến bằng xe Honda trước ngõ, ghe nhỏ cập bến sau vườn người xách trái cây, cặp vịt, tôm, cá lốc đựng trong giỏ bằng tre đến biếu, vài người mang theo mấy cây đàn

Nội tôi mặc quốc phục áo dài the đen, khăn đóng tiếp bà con, buổi họp mặt vui vẽ, nhà hàng phục vụ đầy đủ, những kết bia, chai rượu cạn dần với tiếng „dô dô“, cá lóc nướng trui, tôm càng màu xanh nướng trên than hồng, tôm chín đổi sang màu hồng đậm, chấm muối tiêu với chanh tươi trái màu xanh, nhiều nón ăn hấp dẫn thơm ngon ..Ba tôi tặng nội hai chai Reny Martin, nhưng nội không uống, mời từng người gọi là rượu phương xa. Nhân viên nhà hàng phục vụ tất cả bàn ghế mang đến đủ số, ngồi ăn trong vườn nhìn hoa lá, nghe tiếng chim kêu thật là thơ mộng

Men rượu đã thấm, trong tiếng đàn độc huyền cầm, trầm bổng mấy câu vọng cổ thật mùi, gây cho người nghe rung động và xao xuyến. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với văn minh và phong tục miền Nam.

Thời gian qúa ngắn tôi phải tranh thủ đi thăm các thắng cảnh, đến những nơi khác như thành phố Mỹ Tho trầm lặng dọc theo đường Trưng Trắc, qua cầu Quây đến công viên Lạc Hồng, hai bên bờ sông nhiều quán ăn thanh lịch bán các món ăn đặc sản miền Nam. Chúng tôi qua bắc Rạch Miễu đi dạo và gọi chuyến đò tới thăm cồn Phụng nơi xuất phát Ðạo Dừa cậu hai Nguyễn Thành Nam. Phong cảnh còn đây nhưng người xưa đã mất! Ðạo Dừa chìm vào lãng quên

Ðến Châu Ðốc uống nước cây thốt nốt viếng Núi Sam, có dịp đi tàu ngược sông Mekong, trước 1975 ba tôi thích có cuộc hành trình đến xứ Chuà Tháp, nhưng thời chiến tranh không thực hiện được. Xem tài liệu dòng sông nầy dài 4.200km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam Trung Hoa, Miến Ðiện, Lào,Thailand, Kamboscha và nam Việt Nam.(chia làm 9 nhánh sông nên gọi là Cửu Long). Ðồng bằng miền Nam (Mekong Delta) là vựa lúa lớn nhất Việt Nam rộng trên 39.574000 mẫu, đất miền Nam nhờ giòng sông nầy mang phù sa về, bồi đắp nên màu mở cây trái xanh tươi. Tôi lên tới Biển Hồ là danh từ quen thuộc của người Việt để gọi biển Tonlé Sap. Theo tiếng Khmer Bưng Tonlé Sap. Hồ nước ngọt giống hình số 8 có người nói giống như cây đàn Violin. dài 160 km rộng 30 km. Diện tích mùa nước cạn 2.940 km2 mùa mưa nước sông dâng lên, diện tích tăng lên 13.000 km2

Biển Hồ đổ nước vào sông Mekong những mùa nước lớn mang các loại cá về miền Nam cá chép (carp) cá trê, cá bông lau (catfish) cá linh (murrel), cá đé (herring) cá rô (climbingperch) và cá trẻm (gourami). Người Miên nhìn qua có vẽ trầm lặng, nhưng có ai hiểu được một thời sóng gió, họ đã giết nhau chết hàng triệu người không thương tiếc ?

Trở lên Sài gòn thành phố từng mang tên hòn ngọc viễn đông? nhưng ồn ào bụi mờ xe cộ quá động, ngồi uống cafe nhiều người đến quấy rầy nào là bán vé số, bán kẹo, ăn xin, Người giàu có quyền lực ăn nhậu vui chơi, người lao động nghèo thì nghèo tận cùng xã hội không đủ ăn !

Ði vũng tàu trên chiếc tàu cá mập ra đến bãi tắm biển hơn 1 tiếng, biển nước màu xanh đẹp, nhưng có loại sứa nếu lội đụng nó bị ngứa, trên bãi cũng có ghế dù đủ màu che nắng, phục vụ du khách. Nhưng thiếu vệ sinh công cộng, người ta ngồi ăn nhậu đều ném rát xuống bàn nào vỏ xò, lá chuối …

Tôi mua vé Air Vietnam đi Ðà Nẳng giá đắc gấp đôi, so với người trong nước, có địa chỉ và số phone hẹn trước. Huệ Trân đón ở Phi trường hai tuần lễ chúng tôi có dịp nói lại tiếng Ðức,vui mừng như gặp lại cố nhân. Ðến trước viện bảo tàng Chàm, gần trường Sao Mai nhìn lại „ chổ cập bến của tàu Helgoland“, nơi nầy hơn 30 năm trôi qua, mẹ tôi đã chia sẻ với nạn nhân thời chiến tranh khói lửa đã đổ xuống quê hương nầy .

Sông Hàn nước tha thước xuôi dòng với những ngày mưa nắng, chiếc phà trên sông vẫn còn đó, không biết những gì đã thay đổi, trên sông nầy con tàu ngày xưa đã đem lại cho mẹ tôi kỷ niệm đáng yêu trong nghề nghiệp. Chiếc cầu sắt với tên De Lattre „Ðờ lách “ đã nhiều lần thay đổi tên, đưa chúng tôi đến Ngũ Hành Sơn, phong cảnh đẹp hùng vĩ nhìn mây trời, nước biển xanh biếc mang những làng sóng bạc đầu vào các gành đá cheo leo, bãi cát Mỹ khê vàng mịn với những hàng cây phi lao xanh lá ..Tiên sa (Monkey moutain) China Beach. Nghe ba mẹ tôi kể đã đi qua các nơi nầy.

Sự hiện diện của tôi ngày nay trên xứ sở nầy như một định mệnh. Cách nhau gần một thế hệ, nhìn những người thợ đập đá không đeo bao tay, ngồi đục khắc các tượng, mồ hôi nhể nhại giá bán cái tượng chưa tới 3 Ðô ? Ði xa thành phố nhìn đời sống trên cánh đồng lúa, bờ tre, còn vất vả của những người nông dân, cày ruộng sau con trâu gầy, họ ở trần đầu đội chiến nón lá rách, trời nắng như lửa đổ. Trên công trường xây cất những người thợ, bưng chuyền tay nhau bằng những cái rổ đựng cát, sạn, từng viên gạch. quần áo rách, vá nhiều mảnh vải khác màu, không có mũ, giày dép an toàn lao động? Cuộc sống của người Việt Nam còn lam lũ, chưa tiến bộ

Chúng tôi đến Hội An thành phố cổ từ thế kỷ 17, còn lại những nét cổ kính trầm mặc, nhiều du khách Ðông Tây đến đây du lịch, gặp vài ba người Ðức đi tới đi lui lại gặp nhau, nhiều ngôi Chùa cổ đẹp lộng lẩy. Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) nhỏ hẹp kiến trúc bằng gỗ, di tích cuối cùng của người Nhật. Một ngày ở Hội An tối về biển cửa Ðại thưởng thức gió mát trăng thanh, nhiều món ăn biển nhưng hôm sau chúng tôi bị đau bụng tiêu chảy, có thể ngộ độc? hoặc không quen, có thuốc đau bụng đủ loại, mẹ tôi đã chuẩn bị bỏ trong balô. Uống thuốc khỏi bệnh nhưng không khỏe, tôi không thể đi thăm Kinh Ðô Huế. Thật đáng tiếc ba tôi đã bỏ thì giờ đọc lại cuốn Cố Ðô Huế của tiến sĩ Thái Văn Kiểm, tóm lược một chương các nơi quan trọng .

Huệ Trân may mắn không bị đau bụng, nhưng cô ta nhức đầu khó chịu vì thời tiết miền Trung nóng quá. Gia đình bên nội Huệ Trân khuyên tôi không nên ăn các thức ăn khác, đã nấu cho riêng tôi một nồi cháo. Ngày hôm sau đi tàu lửa đến Nha Trang, biển nơi đây đẹp cát trắng, hợp với tên miền Thùy dương.

Hành lý để lại Cần Thơ mang theo mấy bộ đồ ngắn trong balô, nên đi đâu cũng nghe người ta gọi chúng tôi là „Tây balô “. Huệ Trân trưởng thành ở Ðức, nhưng vẫn giữ nếp sống người Á Châu trong gia đình nề nếp. Chúng tôi đối xử với nhau trong tình bạn, chơi chung nhưng mướn Hotel riêng, về Sài Gòn, Huệ Trân và Anh Thi chơi với nhau rất thân. Chúng tôi mướn xe đi thăm Thánh Thất Cao Ðài Tây Ninh, tôi được hai cô hướng dẫn hiểu biết nhiều hơn, vào thăm các Ðại học Sàigon, được biết có các chương trình Ðại học của ngoại quốc đầu tư, nhưng sinh viên phải đóng tiền học phí quá nhiều so với mức sinh hoạt của đời sống tại Việt Nam.

Anh Thi học Ðại học theo chương trình của Mỹ (Tranfer Program University of Houton Clear Lake (UHCL) nhận sinh viên Saigon National Uinversity. Ðiều kiện tuyển sinh thi Toefl đạt số điểm 500, 550 . Ngày cuối cùng ba đứa chúng tôi đi tàu đò về Cần Thơ, để chào tạm biệt ông nội, hành lý chú thím đã mua sắm đủ thứ, trái cây đủ loại, bánh chả và các món khô cá, đặc biệt quà cho má tôi là chiếc áo dài màu xanh có thuê bông rất đẹp .

Huệ Trân đi Hà nội để nhìn lại 36 phố phường, với hồ Hoàn Kiếm, chùa Một cột đang soi mình trên đất ngàn năm văn vật. Từ giã Việt Nam sau 3 tuần lễ, qúa ngắn trên đường quê hương, tôi đã đối diện với xã hội… Việc làm của các thiếu nữ xinh đẹp, một số khá lớn núp dưới hình thức tiếp viên của các “quán cà phê đèn mờ”, quán bia ôm, tiệm nhậu, tiệm tắm hơi đấm bóp, hớt tóc nữ v.v… có tiền thì mọi việc có thể ôm, trao đổi..Thân phận con người qúa rẻ, trẻ em, phụ nữ bị bán qua các biên giới… Nếu là một người ngoại quốc du lịch thì chả cần để ý đến việc bên lề xã hội, hơi đâu vướn bận buồn phiền, nhưng nguồn gốc tôi là người Việt nên có những nỗi niềm băn khoăn ray rức .. Gia đình chú thím đưa tôi ra phi trường gởi hành lý, nhân viên quan thuế lục xét phần văn hóa phẩm, buộc kiểm duyệt film và đòi đóng tiền tôi hơi bực mình hỏi họ

-Các nơi tôi du lịch người ta chỉ xét vũ khí, chất nổ sợ khủng bố hay buôn thuốc phiện hàng lậu thuế ? Các cuốn film Video tôi quây hình ảnh đẹp quê hương Việt Nam ? họ lạnh lùng trả lời

-Ðây là phi trường Việt Nam

Chú Thanh thấy tôi tranh cải với họ, chú không muốn mất thì giờ vô ích, lấy mấy trăm ngàn trả tiền kiểm duyệt tại chỗ. „Ðời sống Việt Nam hiện nay khá phức tạp, tiền là cứu cánh là phương tiện. Sau ngày đổi đời, đạo đức, luân lý ,tình cảm, gia đình và xã hội, bị lung lay và băng hoại từng ngày !!“

Tôi hiểu được lý do tại sao? ba tôi và những người khác không trở lại Việt Nam ! Trên đường về Ðức, quê cha chỉ còn trong ký ức nhạt nhào, cách xa từ bến bờ hôm nao, là những dãy bờ ngăn cách mù khơi, ở giữa đôi bờ đại dương như biển lòng nhỏ hạt lưu vong.

 

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button