Dũng Trần Cừ
Liễu Hạ Thị
Tên nó là Dũng .Mẹ nó mất rồi hay tái giá , cũng chả ai biết nữa . Nó ở với bà cô . Bà này giàu có lắm .Bà nuôi nó , cho nó ăn học .
Nó học với tôi , lớp đệ thất tại một tư thục , niên khoá 1957 . Nó học chăm chỉ . Có lẽ không thông minh lắm đâu . Tôi không chắc lắm . Nhưng lúc nào cũng đứng đầu lớp .Dù được nghe tên mình là học sinh giỏi được tuyên dương , nó cũng chỉ nháy mắt nhiều hơn lên một chút , nhếch miệng cười . . . thật buồn . Nụ cười tắt ngay .Dáng nó hơi cao , so với các bạn đồng tuổi . Da nó lại đen sậm . Tôi chú ý đến màu da cuả nó hơi nhiều .
Bà cô nó thì nước da trắng , trắng lắm. Giàu có và sang trọng .Trò Dũng vẫn đi học với chiếc quần đùi , và cái áo cánh vải thô , nhuộm đen . Áo quần màu đen học sinh ở nhà quê cũng không còn phải dùng nhiều nữa .
Rồi tôi đi học cho xong Đại học . Nó học lên đệ tứ ở một trừờng công lập . Nó trúng tuyển vào trường công từ năm đệ ngũ .Nó bảo là nhờ học với tôi,mới biết ham học .Cho giỏi được như thầy .
Sau vài năm ,gặp lại nó , thấy nó đã sáng suả hơn , dạn dĩ hơn .Tôi gởi nó ăn ở tại nhà một ông bạn người Quảng nam. Nó làm “ thầy kèm”. Đưoợc đến hai ba năm .
Ông này giàu có , nhưng lũ con hư quá , không chịu học .
— Cám ơn anh lắm .Không biết để chỗ mô cho hết . . Nhờ thằng Dũng . ..Sắp con cuả tôi sau này này chắc nên được .
Tôi hỏi :
— Anh biết thằng Dũng , nó là con ai không ?
— . . . anh bảo nó là học trò cũ cuả anh . Biết vậy thôi , chả đủ lắm sao . . .
— Nó là con cuả một tên gián điệp …
Nghe thế, hai vợ chồng người bạn lấy làm lạ . Nhưng lại xuýt xoa hơn , thương mến nó hơn .
Có một lúc , về sau khá lâu, tôi hỏi vì sao mà anh chị giúp đỡ nó một cách khác thường như thế . Chị bảo :
— Nó mồ côi mồ cút , lễ phép lắm . ham học lắm …
Trần Cừ bị Việt minh xử bắn.
Tại toà án , tại Pháp trường , Trần Cừ vẫn hùng biện , vẫn hiên ngang … Trần Cừ làm cách mạng . Vào tù ra tội.
Thủa còn bé,nghe kể về những người như thế , tôi thích họ hơn là gì hết .
Một hôm , đang ngồi ăn , nhìn ra cửa tôi thấy một gã thanh niên gầy gò , đội chiếc mủ ” nghiã quân ” đi xiêu vẹo vào nhà . Hắn dến đứng trước cửa trước . Và đứ’ng mãi ở đấy . Tôi bỏ đuã để ra mời anh ta vào nhà .
Y lấy mủ xuống . Cúi đầu chào . Anh nói lẩm bẩm những lời chào . Tôi không nghe rõ .
— Ồ ! . . . Dũng ! Vào đây ! Vào đây !
Tôi diu nó vào . Bảo ngồi xuống ghế . Rồi tôi trở lại bàn ăn ở trong nhà :
— . . .mẹ và mấy cháu ăn cơm tiếp tục . Con đang có khách . . . Lát nữa , con sẽ ăn tiếp . Con cũng no rồi . . .
Một đưá cháu tôi đưng dậy đi pha trà , để tôi mời khách .
— Cháu làm hai ly nước . . . uống cho mát . Trời nóng . . .
Suốt buổi chiều hôm đó , hai thầy trò nói chuyện với nhau . Không được nhiều , nhưng tôi đã biết đại khái là nó thôi học một vài năm nay .Nó đang đi nghiã quân xã . Xã mất an ninh, nó chạy tản cư ra tỉnh .Người ta lãnh lương thay cho nó .Mỗi tháng nó chỉ phải về ký sổ lương .
Người chỉ huy , người phát lưng dặt cho nó biệt hiệu Dũng Trần Cừ .
Tôi mượn quần áo cuả một đứa cháu , và nhủ nó vào buồng tắm mà tắm cho mát .Rồi sẽ ăn cơm , ở chơi với thầy .
Tôi nhìn thấy nước mắt trong tròng mắt mó . Đôi mắt đục ngầu.Cái màu vàng cuả nước mật , pha sắc đỏ cuả máu . . . Nó đứng dậy vái chào và đi xà lui ra phía cửa như sợ sệt tôi . . . Nó đã uống xong ly nước đá lạnh , có chanh và đường .
— Dũng . . . đừng có ngại . Bữa nào khác ghé chơi . . .
Tôi dúi vào tay nó tí tiền . Nó nhận và tiếp tục đi lui , đi lùi . . . xa ra .
Tôi quay vào nhà . Mẹ tôi hỏi :
— cái trò nào đó vậy con ?
— Nó là . . . cháu cuả ông Cữu Cự . . . hồi còn nhỏ , nó là học trò cuả con .
— Hình như . . . có bịnh gì hả con ?
— Con . . .chắc là nó có bịnh . Hồi nó còn nhỏ , nó khác hẳn với nó bây giờ . . . Cha nó , chắc cũng như cậu . . . ở nhà . Hồi đó . . .
— . .. vậy sao ?
— Cha nó đi ở tù cho đã đời rồi về , rồi đi an trí . . . Hồi năm Việt minh khởi nghiã lên làm lớn . Làm Chủ tịch Việt Minh tỉnh … Sau đó . . . Bị xử tử hình . . . Mẹ nhớ không ?
— Mẹ nhớ .
Những lần sau ,Dũng lại đến .Mẹ ẹ tôi cho ăn , cho uống . Bà dỗ dành biểu nó tắm rửa . . . Nó nghe răm rắp .
— Mẹ bắt chước ông ngoại . Nuôi người bịnh . . . kiểu này, nên dỗ dành.
Thằng Dũng tươi tỉnh hẳn ra . Nó hay ngồi ngó vào cái tủ sách cuả tôi . Nó biết nói chuyện . Mẹ sắc mấy cái thang thuốc … con bổ về ,bắt nó uống . Nó chịu uống …
Tôi bận phải đi Sài gòn vài tuần , khi về nghe mẹ tôi cho tôi biết như vậy.
Rồi biền biệt, không thấy nó đến nhà nữa .
Hỏi thăm , có người bảo “ …hình như mấy ông trên núi xuống , bắt nó đi .… Thấy trong mình có ” giấy tờ nghiã quân” , họ bắn nó mà chạy cho mau . .Trong quận, tới bây giờ chưa cho thân nhân …lãnh tiền tuất .Lương nghiã quân ( cuả nó) , vẫn có người nhận đều đều . . .”
Khoản giữa năm 1978 . . . lúc vô công rồi nghề , tôi thường đến các đường có bày bán đồ sành sứ , đồ xưa gần chợ Bến thành .
Từ bên này đường ( Phạm viết Chánh ?) , nhìn qua bên kia , thấy cái nhà lầu nhiều tầng . Tầng dưới chất đầy những tủ gương , ghế đẩu gỗ tạp . Một ông già . . . đội nón cối đang đi thu các ghế gỗ đem vào nhà .Tôi nhớ mang máng như có người bảo một nhà cách mạng lão thành , nguời làng tôi về Nam , đang ở . . . gần đâu đây .
Sau một lúc quan sát hình vóc tóc da cuả ông già ấy , tôi vẫn không tin vào trí nhớ cuả mình sau những ba mươi năm lưu lạc .
Bỗng tôi như chợt nhớ ra điều gì đó , tôi gọi thử :
— Chú Xã . . .
Ông ta vẫn không chú ý .
— Chú xã . . . Mai . . .
Ông chợt đứng lại , như có chú ý . Tôi băng qua đường và chào hỏi , ra mắt , và xưng xuất một lý lịch trích ngang , một lý lich trích dọc .
Ông nhận ra tôi là con cháu nhà ai , là bạn học cuả các con ông hôi còn học lớp Năm lớp Tư , rồi lớp Ba , lớp Nhì .
— Hồi chú bị Lính Tây về . . . dẫn đi , cháu có thấy . . . Hồi chú làm Chủ tịch xã , thì Ông Tám Hồ làm Chủ nhiệm . Cháu biết . Hồi có bà Lan Đen về tản cư … Ngày nào cháu cũng thấy chú đi xe đạp ghé ngang . . . uống nước .
— Lâu quá , qua . . . quên .
— Chú ở đây từ bao lâu nay rồi ? Cái nhà này cuả chú tốt quá … Coi bộ tiện ( lợi ). . .
— Anh em ở trên Thành uỷ . . . bố trí . Qua nghỉ hưu mấy chục năm nay rồi . Còn cháu …?
— cháu hiện nay công tác ở Hội Trí , bên Mặt trận . . .
Tôi nói dối , nói dóc với mấy người bà con ở ngoài Bắc về , gần thành tinh .
Ông khen tôi có trí nhớ tốt . Không giống như ông bây giờ .
Qua câu chuyện , tôi biết rằng ông đang sống với lương hưu và một bà vợ trẻ . Ông cho thuê chỗ ngồi trước nhà . Ông sắm ghế gỗ thùng đạn mà cho thuê . Ông ở thai tầng lầu , cho thuê cái tầng trệt …
“ cho …anh chị em . . .có nhu cầu gủi hàng , gửi tủ …Họ buôn bán trước nhà …” Người không bóc lột người nữa . Chỉ bóc lột cái . . . thăng dư giá trị . Tôi hầu chuyện chú Xã Mai một cách trơn tru thân mật như người nhà người làng .
Ông cho tôi biết ” các em , giờ thì là Kỷ sư , là bác sĩ , là phó tiến sĩ ” ( tôi nghe ù tai , không dám nhớ chắc ) . Các em đều công tác ở Sài gòn , có nhà cửa và có cả ô tô con .
Tôi hỏi đột ngột :
— Thưa chú , hồi xưa … ở làng mình ai là người truyền bá việc chống Pháp trước nhất .
Ông trả lời một cách tự nhiên ,quen thuộc :
— Ông Học Tiên . . . Lúc bấy giờ chú Sĩ Hai ở dưới … thuộc lớp học trò thi, ham gia trước . Ví qua , chỉ là lớp đàn em .
Ông Học Tiên , còn lớn tuổi hơn ông nội tôi, và là cha vợ cuả chú tôi.
— Không biết chừng đâu . .. chú thuộc lớp với Ông Trần Cừ .
— Anh Cừ có lớn hơn . Sao cháu biết anh Cừ .
— Cháu làm sao biết được . Hồi ông Cừ mất , cháu còn là con nít .Chỉ nghe lịh sử …nói
— Hồi đó các anh … như anh (Trần) Cừ , anh (Trương quang) Trọng , anh ( Trần Nam )Trung . . . có ở Kontum với qua .Trước hay sau … 1940
— Cháu không hiểu vì sao . . . có vụ Gián Điệp Trần Cừ .
— . . . cũng không nên nhắc lại làm gì chuyện đáng buồn đó . Ra ngoài Bắc. . . . Anh em có ngồi lại kiểm điểm . . .Thấy sai lầm .
Tôi vờ thảng thốt :
— Sai lầm ! .. . là sai lầm vì sao vậy chú .
— lúc . . . ở Kontum , khi tụi Nhật qua , tụi Tây lép vế , chi bộ ( trong tù) thảo luận tình hình . Anh Cừ bảo Tổ chức (Đảng) nên Liên minh với Nhật mà đánh Pháp . Sai với chủ trương cuả Trung ương …Đâu có ai biết . Năm ’46 nhớ lại chuyện đó , anh em ở khu uỷ , Tỉnh uỷ kết tội anh Cừ là thân Nhật . . .
***
Tôi biết là nên dừng tại đây . Hãy đợi một lúc khác tôi sẽ hỏi vì sao mà Ông Cừ đang là Chủ nhiệm ( như Bí thư Tỉnh uỷ …) , lại bị kết tội Gián diệp cho Nhật ? Bấy giờ không còn bóng thằng quân thù Phát xít Nhật … trên quê hương . . .
Tôi định sẽ kể chuyện về thằng Dũng, cho chú xã nghe .
“ Chú xã ơi … Nó cư đi xà lui . Nó sợ có người ở sau lưng định giết nó .Nó cứ đi xà lui .
“Mỗi ngày một còm cõi . Rồi cuối cùng nó cũng bị bắt , bị giết . . .
“Nó là con cuả anh ( Trần ) Cừ . . ..
Nhưng tôi thấy nên dừng ở đó .
Trên đường về nhà , tôi ngẫm nghĩ đến một câu đọc thấy trong sách, đã
từ lâu :
Bất cứ một cuộc Cách mạng nào cũng có hai hạng người . Một hạng,chỉ biết làm theo lý tưởng. Một hạng khác, lại biết cách lơi dụng cuộc cách mạng đó .
Dũng Trần Cừ , nó là con trai duy nhất cuả ông Trần Cừ. Nó ở giữa .
Giữa Chú xã Mai và cha nó, Ông Trần Cừ .
Liễu Hạ Thị