Miền Trung, Vùng Chiến Tranh Và Bão Lụt…

GS Trần Gia Phụng

Cơn bão lụt vừa qua làm mọi người chú ý đến miền TrungViệt Nam. Dân chúng miền nầy khá vất vả, dù giàu hay nghèo, vì miền nầy là miền của chiến tranh và bão lụt.

CHIẾN TRANH: Từ khi Ngô Quyền lập quốc đến nay, chiến tranh liên tục xảy ra ở miền Trung. Lý do chính là vì miền nầy là khu vực tiếp giáp giữa các thế lực văn hóa, chính trị bắc nam, và đông tây. C ác trận chiến đẵm máu đã xảy ra tại trục lộ giao thông nầy trước khi các thế lực đối đầu đạt tới một giải pháp nào đó, dưới hình thức nầy hay hình thức khác.

Chiến tranh bắc nam: Khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán năm 938 (mậu tuất) và xưng vương năm 939 (kỷ hợi), nước ta chỉ trải từ biên giới Trung Hoa xuống tới dãy núi Hoành Sơn, nằm giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Phía nam Hoành Sơn khi đó là nước Chiêm Thành (Champa). Khi Lê Ðại Hành lên ngôi năm 980 (canh thìn), nhà vua sai sứ là Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành giao hảo. Vua Chiêm là Paramecvara varman lại bắt giam sứ giả. Lê Ðại Hành rất tức giận nhưng phải tạm gác lại việc nầy, vì bận lo đối phó với cuộc xân lăng của Trung Hoa. Năm 981 (tân tỵ), Lê Ðại Hành đẩy lui được quân Tống cũng tại sông Bạch Ðằng. Năm 982 (nhâm ngọ), Lê Ðại Hành tự đem quân đi đánh Chiêm Thành, tiến đến kinh đô Chiêm lúc bấy giờ là Ðồng Dương (Indrapura, thuộc vùng Quảng Nam ngày nay), giết Paramecvaravarman, lấy nhiều vàng bạc, bảo vật đem về.

Nếu Lê Ðại Hành là người đầu tiên chinh phạt Chiêm Thành thì Lý Thánh Tông (trị vì 1054-1072) là người đầu tiên chiếm đất Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phương nam. Năm 1069 (kỷ dậu), vua Lý Thánh Tôn g tự cầm quân đi đánh Chiêm Thành, cử Lý Thường Kiệt làm nguyên soái đi tiên phong. Quân Việt vào cửa Thị Nại, tiến chiếm Ðồ Bàn. Vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III) chạy xuống biên giới Chân Lạp (Cambodia) thì bị bắt đưa về kinh đô Thăng Long. Chế Củ xin cắt đất 3 châu phía bắc Chiêm Thành lúc đó là Bố Chính (Hà Tĩnh và bắc Quảng Bình), Ðịa Lý (trung và nam Quảng Bình) và Ma Linh (bắc Quảng Trị), đ ể đổi lấy tự do. Vua Lý đổi tên Ðịa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh .

Cuộc hôn nhân Chiêm Việt năm 1306 (bính ngọ) giữa Chiêm vương là Chế Mân (Sinhavarman III) và công chúa Trần Huyền Trân với sính lễ là 2 châu Ô và Lý (hay Rí) đã làm cho biên giới phía nam nước ta lúc ấy rộng xuống tới phía bắc Quảng Nam ngày nay. “Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm / Một gái Huyền Trân cuả mấy mươi? ”

Năm 1307 (đinh tỵ), vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314) thâu nhận 2 châu Ô và Lý, đổi thành Thuận Châu và Hoá Châu. Năm 1402 (nhâm ngọ), vua Hồ Hán Thương (trị vì 1401-1407) sai tướng Ðỗ Mãn đem quân đánh C hiêm Thành. Vua Chiêm là Ba Ðích Lại thất thế, xin dâng Chiêm Ðộng (nam Quảng Nam) nhưng thái thượng hoàng Hồ Quý Ly bắt phải nhường luôn Cổ Lũy Ðộng (Quảng Ngãi) rồi đổi thành 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Ngh iã và đặt Thăng Hoa lộ an phủ sứ cai trị 4 châu .

Năm 1470 (canh thìn), vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497), nhân việc vua Chiêm là Trà Toàn gây hấn ở phía nam, tự mình đem quân đánh Chiêm Thành. Sau khi bổ sung đầy đủ quân ngũ, Lê Thánh Tông quyết định tiê ‘n binh vào đầu năm 1471 (tân tỵ), đánh chiếm cửa Thị Nại, hạ thành Ðồ Bàn, bắt vua Chiêm là Trà Toàn. Lê Thánh Tông lấy vùng đất mới nầy đổi tên là phủ Hoài Nhơn (nghĩa là ôm ấp tình người), sáp nhập với Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, thành Quảng Nam Thừa Tuyên Ðạo có nghĩa là “đất đai mở rộng về phương nam, vâng mệnh vua để tuyên dương đức hoá”, chữ Quảng Nam có từ đây.

Vào cuối đời nhà Lê, tình hình chính trị nội bộ nước ta trở nên xáo trộn.
Năm 1572 (đinh hợi), Mạc Ðăng Dung chiếm ngôi vua, lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim phò tá Lê Trang Tông (trị vì 1533-1548) trung hưng nhà Lê ở Thanh Hoá. Nguyễn Kim lại bất ngờ từ trần, con rể là Trịnh-Kiểm lên thay nắm binh quyền, giết con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Em của Uông là Nguyễn Hoàng rất lo ngại, đã theo lời k huyên cuả Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) “Hoành sơn nhất đới vạn đợi dung thân”, xin phép Trịnh Kiểm và Lê Anh Tông (trị vì 1556-1573) vào trấn thủ phía nam năm 1558 (mậu ngọ). Lúc mới vào, Nguyễn Hoàng chỉ được cai trị đất Thuận Hoá tức là từ nam Quảng Bình vào đến bắc Quảng Nam. Năm 1570 (canh ngọ), Trịnh Kiểm triệu hồi tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh về bắc mới giao Nguyễn Hoàng kiêm lãnh trấn Quảng Nam.

Từ đó, chúa Nguyễn vừa phải lo đối phó với chúa Trịnh ở phương bắc, vừa tiếp tục kiếm cách phát triển và mở đất về phương nam. Cuộc tranh chấp Trịnh Nguyễn đưa đến việc hai bên đánh nhau tất cả 7 lần trong vòng 45 năm, từ 1627 (tân mão) đến 1672 (nhâm tý) tại vùng bắc và nam Bố Chính (Hà Tĩnh, Quảng Bình). Cuối cùng bất phân thắng bại, hai bên ngầm thoả thuận lấy Linh Giang (sông Gianh, Quảng Bì nh) chia hai lãnh thổ cai trị. Về phiá nam, năm 1611 (tân hợi), Nguyễn Hoàng sai quân đánh Chiêm Thành, lấy đất phía nam đèo Cù Mông lập ra phủ Phú Yên. Năm 1653 (quý tỵ), Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (cầm quyền 1648-1687) sai cai cơ Hùng Lộc đánh chiếm đến sông Phan Lang (Phan Rang) đặt làm phủ Thái Ninh, sau đổi thành phủ Diên Khánh. Năm 1693 (quý dậu), Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (cầm quyền 1691-1725) sai tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh (Kính) đán h lấy phần đất còn lại của Chiêm Thành đặt làm Thuận Phủ, đến năm 1697 (đinh sửu) đổi thành Bình Thuận. Nước Chiêm Thành từ nay coi như không còn nữa.

Như thế, riêng tại miền Trung, tổ tiên chúng ta đã phải mất trên 600 năm mới đi từ Hà Tĩnh vào tới Bình Thuận nếu tính từ khi Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành năm 1069 (kỷ dậu), sáp nhập 3 châu Bố Ch ính, Ðịa Lý, Ma Linh đến năm 1697 (đinh sửu), khi Nguyễn Phúc Chu chiếm vùng Bình Thuận.

Trong cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn, miền Trung là chiến trường của những trận đánh khốc liệt trong suốt mấy chục năm cuối thế kỷ 18. Hằng năm, nhân mùa gió thuận, chúa Nguyễn từ Gia Ðịnh phóng những cuộc hành quân tấn công Tây Sơn từ vùng Phú Yên, Bình Ðịnh ra đến Quảng Nam, và cuối cùng Nguyễn Phúc Ánh chiến thắng vua Cảnh Thịnh năm 1801.

Chiến tranh đông tây : Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi năm 1802 tức Gia Long, thống nhất đất nước, miền Trung yên ổn được một thời gian. Chiến tranh lại tái diễn ở đây khi Pháp bắn quả đại pháo đầu tiên vào cửa biển Ðà Nẵng năm 1856, báo hiệu nhiều giông bão sắp xảy ra cho người Việt Nam. Trận đánh quyết định vào cửa Thuận An (Huế) năm 1883, buộc triều đình Việt Nam bắt buộc phải ký hòa ước cha ^’p nhận sự bảo hộ của Pháp. Trước khi chịu sự trói buộc của người Pháp, triều đình Huế vùng vẫy lần cuối vào năm 1885 khi Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc tấn công người Pháp vào đêm 23 rạng 24 tháng 5 năm ất dậu (đêm mồng 4 rạng mồng 5-7-1885). Có sách ghi lại rằng trong cuộc binh biến nầy, người Pháp phản công, đánh vào kinh thành khiến dân chúng chết nhiều đến nổi không kịp chôn, phải quăng xác xuống các ao hồ trong hoàng thành và xuống sông Hương. Nước uống bị ô nhiễm nặng và thành phố bị hôi thối một thời gian dài (Nguyễn Văn Mại, Lô Giang tiểu sử). Tôn Thất Thuyết thất bại, tôn phò vua Hàm Nghi ra Hà Tĩnh mở cuộc Cần Vương. Thân sĩ miền Trung nổi lên chống Pháp khắp nơi. Tỉnh nào cũng có nghĩa hội Cần Vương chống Pháp. Pháp phải tốn một thời gian khá lâu mới bình định được phong trào Cần Vương và Văn Thân.

Sau hiệp định Genève, đất nước bị chia hai ở vĩ tuyến 17 tại sông Bến Hải ở Quảng Trị. Việt Nam là điểm nóng trong thời gian chiến tranh lạnh giữa hai khối chính trị tây đông, giữa khối tự do và cộn g sản. Miền Trung, vùng địa đầu của Việt Nam Cộng Hòa là vùng xâm nhập của cộng sản Bắc Việt. Chiến tranh càng ngày càng ác liệt. Nổi bật nhất là cuộc công kích của Việt cộng vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, hàng ngàn người bị Việt cộng chôn sống. Biến cố Mậu Thân là biến cố bi thảm còn in nét sâu đậm trong trí nhớ của người miền Trung. Sau đó, đến mùa hè đỏ lửa năm 1972. Quân đội Việ t Nam Cộng Hòa đã anh dũng đẩy lui cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, nhưng thành phố Quảng Trị trở thành một đống gạch vụn, mãi cho đến nay chưa xây dựng lại được. Dân chúng Quảng Trị phải bỏ quê phân tán khắp nơi. Năm 1975, cộng sản Hà Nội ào ạt xua quân tấn công Việt Nam Công Hòa, miền Trung lại một lần nữa chịu điêu tàn dưới cơn lửa đạn khốc liệt.

Bão Lụt: Hằng năm bão lụt diễn ra liên miên ở miền Trung. Lý do chính vì vị trí địa lý đặc biệt của nước ta. Trước hết nước Việt nằm ở phía đông nam của đại lục Âu Á . Ðiều đó có nghĩa là nằm ở phía tây của Thái Bình Dương. Hằng năm, đến mùa nóng khô, nhiệt độ đại lục lên cao, tạo thành những vùng hạ áp, trong khi đó biển Thái Bình mát, nhiệt độ thấp. Không khí sẽ di chuyển từ biển vào đất liền. Ngược lại, vào mùa lạnh, nhiệt độ đại lục thấp, nhiệt độ đại dương ấm, áp suất không khí thấp trên mặt biển, gió sẽ từ đại lục ra đại dương. Tình trạng nầy tạo thành gió mùa hằng năm ở khu vực Ðông nam Á.

Thứ nhì, Việt Nam nằm ở vùng giữa hạ chí tuyến (23độ27phút B.) và xích đạo (0 độ). Quanh năm, xích đạo nóng ấm, gió từ hạ chí tuyến thổi về xích đạo. Theo luật Coriolis, do việc quả đất tự chuyển động quanh một trục tưởng tượng từ đông sang tây, tất cả các động tử di chuyển trên quả đất đều bị lệch hướng đối với hướng ban đầu về phía tay mặt ở Bắc bán cầu, và phía tay trái ở nam bán cầu. Việt Nam nằm ở bắc bán cầu. Do đó, quanh năm, gió từ đại lục phía bắc thổi xuống hay từ hạ chí tuyến thổi đi, nghĩa là gió của cả hai mùa, đều bị lệch hướng về phía tay mặt, có n ghĩa là đều chỉa vào Việt Nam. Khi gió di chuyển, gió mang theo mây và sẽ tạo mưa khi có những điều kiện nhiệt độ thuận tiện.

Thứ ba, cấu tạo đất đai của Việt Nam hơi đặc biệt. Miền Bắc, núi chạy xa biển, đồng bằng tương đối rộng. Phía Nam, chỉ có vài ngọn núi thấp không đáng kể. Miền Trung gồm 2 phần rõ rệt là một chuổi bình nguyên dài, hẹp ở phía đông và rặng Trường Sơn ở phía tây.

Rặng Trường Sơn chạy từ thượng nguồn sông Cả (Thanh Hóa) vào đến Quảng Nam, theo hướng tây bắc đông nam, càng về phía nam rặng Trường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển n hư Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên và Quảng Nam). Ðoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Ðà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất ngang Ðồng Hới ( Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km mà thôi. Cao độ trung bình của rặng Trường Sơn khoảng 2.000m., thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500m.

Dãy Trường Sơn là bức trường thành thiên nhiên cao, ngăn gió từ ngoài biển Ðông thổi vào, quanh năm đón nhận những đám mây đầy ắp hơi nước. Khi nhiệt độ giảm thấp, hơi nước trong mây sẽ ngưng tu . và tạo thành những trận mưa lớn. Do tất cả các yếu tố thiên nhiên trên đây, các tỉnh miền Trung mưa nhiều, vũ lượng trung bình hằng năm ở đây cao nhất nước, trên 2500mm nước/năm.

Sông ngòi miền Trung ngắn vì núi chạy sát biển, nhiều ghềnh thác, khó đi lại, sườn dốc, nước chảy không kịp tràn ra hai bên bờ, thường hay gây lũ lụt vào mùa mưa. Khí hậu miền Trung rất khắc nghiệt, mùa hè nóng khô, nhất là vùng bị ảnh hưởng gió Lào, từ Hà Tĩnh vào đến Huế. Nhiều khi mùa nóng khô kéo dài gây hạn hán nặng. Mùa đông lạnh, gió bão lụt lội thường xuyên hằng năm. Cái lạnh ở đâ y rất khó chịu, vì lạnh ẩm xâm nhập thẳng vào thân người. Thường thường, bắc Trung phần bão tháng 9, trung Trung phần bão tháng 10 và 11, miền nam Trung phần vào các tháng 11 và 12. Mưa bão lụt lội hằn g năm thường gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng, tài sản và muà màng.

Thật khó thống kê đầy đủ số thiệt hại mỗi năm, vì năm nào miền Trung cũng hứng chịu những trận bão lụt kinh hoàng, nổi danh nhất là những trận “lụt năm Thìn”. Thử lấy hai số thống kê khác nhau tron g vòng 75 năm. Trận bão ngày 23-10-1924 tại Quảng Trị mất 1.407 người, 3.000 trâu bò, 20.000 heo, 385 thuyền bè (B. Bourotte, La géographie de l’ Annam, Hà Nội 1931, tr. 43). Bảy mươi lăm năm sau, tức vào năm 1999 nầy, trận lụt ngày 2-11-1999 vừa qua, trên 7 tỉnh miền Trung có khoảng 7 triệu dân sinh sống, ít nhất 554 người tử nạn (trong đó 324 ở Thừa Thiên), tàn phá 830.000 nhà cửa, 5.700 bệnh viện và lớp học, 75.000 héc- ta ruộng lúa, và thiệt hại khoảng 215 triệu Mỹ kim (thống kê của CNN ngày 10-11-1999).

Bão lụt càng ngày càng nặng nề, nhất là trận lụt vừa qua mà báo chí gọi là trận “lụt của thế kỷ”. Khi đường liên lạc viễn thông được tái lập sau ngày 10-11-1999, nguồn tin bên nhà cho biết tại Huế, t rong hoàng thành, mức bùn có nơi lên cao 1m., nhiều xác người và gia súc chưa kịp chôn cất, đã sình thối gây ô nhiễm trầm trọng, khiến dân chúng lại lo ngại dịch tả sẽ có thể xảy ra. Vào đầu tháng 11, m ưa lụt lại tái diễn ở Quảng Nam và Quảng Ngãi xuống tới Phú Yên.

Lý do chính làm cho lũ lụt hàng năm trở thành cơn ác mộng của dân miền Trung hiện nay là cây cối rừng núi Trường Sơn bị phá hoại nặng nề. Một thống kê không chính thức cho biết rằng trong 30 năm chiến tranh ở Việt Nam (1945-1975), bom rơi đạn lạc, kể cả chất độc màu da cam của Hoa Kỳ (mà Việt Cộng thường rêu rao), đã tiêu hủy khoảng 25% rừng Trường Sơn. Từ năm 1975 cho đến ngày nay, trong tình trạng gọ i là hòa bình, số cây rừng bị đốn chặt lên đến hơn 50% số diện tích rừng còn lại. Trong báo cáo của mình, ông Rob Morey, một viên chức của United Nations Development Program (UNDP) đã viết rằng: “Nếu như d dà phá rừng nầy cứ tiếp tục nữa, trong tương lai sẽ hoàn toàn không còn rừng để che phủ môi sinh trong năm 2020.” Việc rừng cây bị chặt quá nhiều bắt nguồn từ chính sách xuất khẩu gỗ để lấy ngoại tệ của nhà cầm quyền Hà Nội, và một phần nhỏ do dân chúng thiếu chất đốt, chặt cây lấy củi. Nhà cầm quyền cộng sản lại không có kế hoạch bảo vệ rừng, hay trồng cây tái tạo rừng.

Rừng cây vừa cản bớt sức chảy của nước, vừa giữ cho đất đai khỏi bị xói mòn. Sông miền Trung vốn đã dốc, hẹp, nước chảy mạnh không kịp thoát, dễ tràn lên bờ. Nếu có những cơn bão gây mưa lớn, không có rừng, hoặc rừng bị đốn trụi, nước xâm thực phá hủy các vùng đất không có cây cối giữ lại, đổ tràn xuống gây lũ lụt toàn vùng một cách nhanh chóng. Do đó, từ nay, những trận lụt miền Trung có thể sẽ còn gây thiệt hại nhiều nữa, nếu nhà cầm quyền cộng sản chỉ lo đàn áp và bóc lột dân chúng, mà không có kế hoạch an sinh lâu dài để cứu vãn tình hình.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button