Những Bức Hình Lịch Sử
Một trạm buôn bán của người Bồ Ðào Nha tại Hội An vào đầu thế kỷ 17
Theo Giáo Sư Nguyễn Văn Xuân: “Hội An thật sự được thành lập vào sơ niên thế kỷ XVII. Ngay từ những năm đầu, nó đã trực thuộc vào dinh trấn Thanh Chiêm ở cách đó chừng 10 cây số. Trấn này gọi là Quảng Nam, trước kia gồm các phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn; về sau, kết hợp phủ Điện Bàn thành ra bốn phủ. Vị đứng đầu dinh trấn trong nhiều năm, bao giờ cũng là các con Chúa và sau đều trở thành nguyên thủ tức là Chúa Nguyễn như Nguyễn Phước Nguyên, Phước Lan, Phước Tần… Do lẽ trấn quan trọng, giàu có (hồi đó rất nhiều vàng trên mặt đất, rừng có nhiều trầm hương quế, thú lạ) nên được thiên hạ ở tứ xứ đổ về buôn bán: Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp… Khách đến, ngoài việc mậu dịch còn có nhiều người chuyên về tôn giáo, du lịch, lánh nạn, mở đường thông thương…
Pháp đổ bộ
Cùng thời điểm với Phong Trào Chống Thuế tại Quảng Nam, đồng bào miền Bắc cũng nỗi dậy chống Thực Dân, đây là hình các chiến sĩ Việt Nam yêu nước bị bắt trong vụ Hà Thành Ðầu Ðộc 1908.
Năm 1908 là năm có nhiều biến cố chính trị và quân sự, từ phong trào kháng thuế trung kỳ, cho đến Hà Thành Ðầu Ðộc và cuộc khởi nghĩa của hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Ðây cũng là năm mà máu dân Việt yêu nước đổ xuống nhiều nhất. Hình ảnh 8 chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp xữ tử ngày 17 tháng 11 năm 1908.
Một góc thành Hà Nội vào năm 1889 nơi đây Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882, tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhăm Ngọ, Henri Rivière sai thông dịch viên đưa tối hậu thư vào thành cho ông Hoàng Diệu, buộc ông phải cho quân lính rời khỏi thành sau khi hạ hết khí giới và mở cửa thành, ông cùngcác quan phải ra nộp mình cho hắn . Theo bản Corresponance politique du Commanant Henri Riviere au Tonkin của André Masson thì Henri Riviere buộc “Ðúng 8 giờ sáng ngài phải thân hành đến dinh tôi hàng phục, có mặt đông đủ các quan Tuần Phủ, Bố Chánh, Án sát, Đề Đốc, Chánh, Phó Lãnh Binh . Nếu đúng 8 giờ, Ngài và toàn thể thuộc viên của Ngài không đến Lãnh sự quán để tỏ vẻ chấp thuận những điều kiện của tôi, thì quân đội của tôi lập tức tấn công vào thành”. Hoàng Diệu một mặt xin triều đình Huế viện binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông báo các tỉnh đề phòng. Trong khi Hà Nội ở trong tình thế dầu sôi lữa bỏng thì phái chủ bại ở triều đình Huế đề nghị mở cửa thành cho quân Pháp ra vào tự do và triệt binh để người Pháp khỏi nghi ngờ . Ngay cả Vua Tự Đức cũng hạ chiếu quở trách ông đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng ông Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu lúc bấy giờ có Tuần Phủ Hoàng Hữu Xung, Đề Đốc Lê Văn Trinh, Bố Chánh Phan Văn Tuyển, Án Sát Tôn Thức Bá, và lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với thành .
Sau một cuộc chiến đấu nhưng vô vọng, quân ta dần tan rã . Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, ông Hoàng Diệu đi về dinh, nai nịt gọn gàng, mặc chiếc áo the thâm, tấm khăn nhiễu xanh chít lên đầu, và dải dây lưng nhiễu hồng thắt ra áo ngoài, tay cầm thanh kiếm tuốt trần, rồi lên mình voi xông trong mưa đạn tiến vào thành cung . Tại đây ông truyền lịnh:”Ai muốn về kinh thì về, còn ai muốn chiến đấu nữa thì lên Sơn Tây tập hợp với đại binh của Hoàng Kế Viêm chờ ngày báo phục”. Khi mọi người giải tán, ông vào dinh viết bài di biểu tạ tội, rồi quay ra đi thẳng đến cửa Võ Miếu lật chiếc khăn đang bịt trên đầu treo mình lên cành cây trước Miếu mà tuẫn tiết đúng vào giờ Ngọ, tức ngày 25 tháng 4 năm 1882. Ông thọ 54 tuổi .
Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và các con của ông
Tên thật là Trương Văn Thám, tục gọi là Hoàng Hoa Thám . Thân sinh là cụ Trương Văn Vinh ở thôn Lang Trung (Yên Thế). Thân mẫu không rõ tên là gì, người ta chỉ biết bà cụ quê ở làng Ngọc Cực, kế bên thôn Lang Trung . Hoàng HoaThám cưới vợ vào lúc 18 tuổi và có được một trai, tên là Cả Trọng . Thám tình nguyện gia nhập vào đoàn nghĩa quân cách mạng do viên Lãnh Binh Trần Quang Soạn ở Bắc Ninh điều khiễn, năm ấy Thám mới 20 tuổi . Hoàng Hoa Thám đã nhiều lần chứng tỏ mình là một chiến sĩ ưu tú nhất trong việc kháng Pháp bên cạnh các nhà cách mạng nổi tiếng như Tán Thuật (tức Nguyễn Thiện Thuật, làm chức Tán Tương Quân Vụ) và Ðề Kiểu .
Vào năm 23 tuổi, Hoàng Hoa Thám đã từng theo nghĩa phụ là Bá Phúc vận động nghĩa quân tại Vân Nam giúp cho viên Cai Kinh ở Lạng Sơn . Trong những ngày hợp tác với Cai Kinh, nhờ có taì về quân sự lại có đởm lược hơn người, Thám được phong chức Ðốc Binh . Do đó, mọi người gọi Hoàng Hoa Thám là Ðề Thám . Cai Kinh bị giết chết ở Lạng Sơn vào ngày 6-7-1888, Ðề Thám liền đứng ra tụ họp một số nghĩa quân để đánh phá những vùng Quế Dương, Võ Giàng, Hiệp Hòa, Việt Yên …
Quân Pháp bấy giờ lấy làm lo ngại trước sự tấn công ác liệt và mạnh mẻ của quân Ðề Thám . Ðể trừ mối họa lớn, Pháp liền cho họa hình của Ðề Thám dán khắp nơi, với lời khuyến khích ai giết được Ðề Thám sẽ lãnh thưởng trọng hậu . Tuy xuất thân từ gia đình nông dân, Ðề Thám là con người có hoài bão to tát, có chí lớn hơn người . Trước gót sắt xâm lăng của Pháp, Ðề Thám cương quyết chiến đấu đến cùng để giành lại tự do cho dân tộc.
Thế lực của Ðề Thám càng ngày càng lớn mạnh . Vào năm 1889, lực lượng kháng Pháp của Ðề Thám có hơn 500 khẩu súng và một số nghĩa quân hết lòng hy sinh vì đại nghĩa . Thám cho tập trung tất cả các nghĩa quân tại làng Ðình Thảo thuộc Nhã Nam để làm lễ tế cờ, khao quân và cùng nhau uống máu ăn thề sinh tử có nhau . Thám chia quân ra nhiều nơi và làm đồn ải để mưu việc trường kỳ kháng Pháp . Những địa điểm được chọn là : Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Yên, Bắc Giang, ở những nơi này đều có căn cứ và lực lượng võ trang trấn giữ . Riêng vùng Yên Thế được Thám chọn làm nơi đóng quân của bộ chỉ huy , vì nơi đây được xem như là một hiểm địa, có thể lo kế lâu dài trong việc tổ chức chống Pháp. Ngoài ra, Thám lại còn tìm cách liên lạc với các giới, qui nạp những người có lòng yêu nước chân thành, tạo thành một hậu thuẩn vững mạnh trong việc kháng Pháp lâu dài.
Tuy nhiên, sau 30 năm nằm gai nếm mật chiến đấu trong anh hùng và gian khổ, ngày 10 tháng 2 năm 1913, lúc 4 giờ 30 sáng, 3 tên thổ phỉ do Lương Tam Kỳ phái đến dùng cuốc đập vào đầu Ðề Thám, sau đó cắt đầu người anh hùng có một không hai trong lịch sử kháng Pháp, đem dâng cho thực dân.
Hình ảnh tên phản quốc “Khâm Sai Ðại Thần” Lê Hoan, Tổng Ðốc Hải Dương và tay sai đắc lực của Thực Dân Pháp trong cuộc chiến tranh chống lại Ðề Ðốc Hoàng Hoa Thám. Theo sử gia Phạm Văn Sơn trong
quân sử Việt Nam Cộng Hòa ” nhằm mục đích tiết kiệm xương máu và san sẻ bớt sự vất vả cho quân
đội viễn xâm Pháp. Ngày 30 tháng 7 năm 1909, cái triều đình tay sai Huế của Pháp ở Huế bèn thi
hành lệnh của quân cướp nước, cử tên đại việt gian Lê Hoan, đem 400 thân binh phối hợp với quân
Pháp khủng bố đồng bào của nó..”
Vua Khải Ðịnh.
Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Chu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu .Có đoạn ông đã viết : “… Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạ đã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đối đãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đã quen trong Hán văn đó mà thôi … ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Ðảo là cái tên húy của bệ hạ , để tỏ ý phản đối .” Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước .
Phu Việt Nam trong các đồn điền cao su của Pháp tại miền Nam
…Ðất nước tôi nghèo, chinh chiến đã bao thu
Một ngàn năm trong xích xiềng nô lệ
Chân tôi bước nghe niềm đau vô kể
Của ông cha trong tủi nhục căm hờn.
Một trăm năm giặc Pháp cướp quê hương
Mỗi gốc cao su một thây người yêu nước
New Guinea, Reunion, những tử tù lê bước
Máu da vàng nhuộm đỏ đất Châu Phi …
Vua Duy Tân
Vào khoảng tháng 9 năm 1915, Trần Cao Vân được Việt Nam Quang Phục Hội ủy nhiệm cùng bạn đồng chí là Thái Phiên tiếp xúc với vua Duy Tân để mời nhà vua tham gia cuộc
khởi nghĩa chống Pháp.
Trần Cao Vân và Thái Phiên đã tìm đủ mọi cách đưa Phan Hữu Khánh vào làm tài xế cho vua Duy Tân để thực hiện được chương trình giao phó. Trong dịp này, Phan Hữu Khánh đã dâng lên vua Tự Đức một bức thư đại ý tâu trình lên vua những thảm trạng của đất nước và sự nô lệ của dân tộc và nguyện vọng của dân chúng mong muốn khôi phục lại nền độc lập của quốc gia. Xem thư xong, vua Duy Tân vô cùng cảm động và mong ước được hội kiến với các nhà ái quốc để luận bàn quốc sự.
Ngày 12 tháng 3 âm lịch (1916), Cao Vân và Thái Phiên giả làm người đi câu, đến tìm gặp vua Duy Tân trên Ngự Hà và hoạch định chương trình khởi nghĩa cứu quốc. Sau đó, ít lâu Cao Vân và Thái Phiên được bầu vào ủy ban khởi nghĩa tại kinh đô Huế trong dịp tiếp xúc nhà vua lần thứ hai. Thái Phiên giữ chức chủ tịch và Cao Vân làm chức quân sự Lúc đầu cuộc tổng khởi nghĩa định vào giờ Ngọ, ngày Ngọ, tháng Ngọ tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm Bính Thìn (nhằm ngày 8 tháng 6 năm 1916). Trần Cao Vân đã làm bài thơ “Hỏa Xa Quế Hàn” dưới đây để ra hiệu lịnh mật cho các nơi:
Một nỗi xa thơ đã biết chưa ?
Bắc Nam hai ngã gặp nhau vừa,
Đường rầy đã sẵn thang mấy bước.
Ống khói càng cao ngọn gió đưa.
Sầm dậy tứ bề trăm máy chuyển,
Phút thâu muôn dặm nửa giờ trưa
Trời sai ra dọn xong từ đấy,
Một mối xa thơ đã biết chưa ?
Nhưng sau đó, theo quyết nghị chung, vì trường hợp khẩn cấp, phải khởi nghĩa trước một tháng, vào đêm mùng 2 tháng 4 năm Bính Thìn, tức ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng ngay chiều mồng 1 âm mưu bị bại lộ, quân Pháp đã áp dụng những biện pháp đề phòng rất gắt. Trần Cao Vân và Thái Phiên không ngờ vực gì cả, cứ theo như kế hoạch đã định đưa vua Duy Tân ra khỏi hoàng thành. Vua Duy Tân và Thái Phiên bị bắt gần cửa Nam Giao (Huế), còn Trần Cao Vân cũng bị bắt tại Hà Trung thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.
Bên cạnh máu xương và nước mắt của bao người dân Việt mỗi ngày đã đổ xuống trong suốt 100 năm bị
Thực Dân đô hộ, vẫn có những kẻ cam phận tôi đòi cúi đầu nhận ân huệ từ tay quân cướo nước.