Ông Ích Khiêm (1840-1890)
Nguyễn Quý Ðại
Tiểu sử
Ông Ích Khiêm sinh năm 1840 làng Phong Lệ, phủ Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc dòng dõi họ Ong sống vùng cao nguyên, đời Tự Ðức (1847-1883), thi đỗ cử nhân, vua cho bỏ chữ trùng một bên, thành chữ Ông, từ đó có dòng họ Ông Ích tại Quảng Nam. Sau khi thi đậu được bổ dụng làm quan chức Tiễu phủ sứ.
Giai thoại hồi nhỏ “ một hôm ông ra tỉnh choi, giữa đường gặp các quan di làm lễ nghinh xuân: quan tổng dốc ngồi võng đòn cong phủ nhiễu điều, trên che bốn lọng xanh. Ði tới đâu, hai bên hàng phố đều đứng chào, duy ông cứ ngồi nghiễm nhiên trong quán nước, xâu hai chân vào chiếc giày rách ai bỏ đó.
Quan thấy vô lễ, sai lính bắt hỏi thì ông ứng đối rất hoạt bát. Quan ra một câu dối thử tài nếu đối hay tha tội vô lễ :
“ Cắc cớ hay, hai cẳng xỏ một giày “
Ông đối lại.
“ Sung suớng mấy, một đầu che bốn lọng ! “
Bối cảnh Lịch sử
Lúc làm quan ở Huế, quân Pháp chiếm Kinh thành Huế. Ông Ích Kiêm bị cách chức phải đi tiền quân hiệu lực. Thời gian nầy nghiên cứu binh thư, áp dụng nhiều chiến luợc tâm lý đánh thắng giặc nhiều trận. Ðuợc nhận lại phẩm hàm cũ, thăng chức Tiễu phủ sứ nên người ta thường gọi ông là : “ Ông Tiễu.“.
Năm Tự Ðức thứ 2 ở Quảng Tây có Hồng Tú Toàn cùng bọn Dương Tú Thanh ,Tiêu Triều Quí, Lý Tú Thành nổi lên xưng là Thái Bình Thiên Quốc, chiếm đất Kim Lang, và các tỉnh phía Nam sông Truờng Giang.
Nhà Thanh đánh dẹp được (1863) bên Việt Nam Tự Ðức thứ 16. Lúc ấy dư đảng của Hồng Tú Toàn là bọn Ngô Côn chạy sang nước ta, trước xin hàng, rồi sau đem tàn quân cướp phá các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Nam (1868) Ngô Côn chiếm Cao Bằng. Triều dình sai quan tổng đốc Phạm Chi Hương viết thư sang cho nhà Thanh đem quân sang tiểu trừ. Nhà Thanh sai phó tuớng Tạ Kế Qui, đem quân sang cùng với Tiểu phủ Ông Ích Khiêm và đề đốc Nguyễn Viết Thành đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất Khê. Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân ta đánh thua ở Lạng Sơn, tham tán Nguyễn Lệ, phó đề đốc Nguyễn Viết Thành tử trận, thống đốc Phạm Chi Hương bị bắt.
Cuối năm 1870 Ngô Côn đem quân vây đánh tỉnh thành Bắc Ninh, quân của Tiễu phủ Ông Ích Khiêm thắng trận giết đuợc Ngô Côn. Nhờ cách dụng binh khéo léo. Sáng quay lưng về huớng Ðông, chiều quay lưng về huớng Tây.
Quân Tàu thuờng thức khuya hút thuốc phiện, sáng thức dậy chưa tỉnh con say, mắt nhắm, mắt mở, lại bị mặt trời chiếu thẳng vào mặt làm quáng mắt. Quân đội của Ông Ích Khiêm bố trí trận đứng quay lưng về huớng có ánh nắng mặt trời buổi sáng. Quân Tàu hướng về phía mặt trời không thấy bị Quân ta chém giết vô số Ngô Côn bị giết trong trận nầy.
Ngô Côn bị tử trận nhưng còn những đồ đảng là Hoàng Sùng Anh hiệu cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ den, Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên bị vây, trung quân đô thống Ðoàn Thọ đưa quân lên đóng ở Lạng Sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành Ðoàn Thọ bị tử trận, Võ Trọng Bình thì vuợt thành chạy thoát.
Vua Tự Ðức sai Tiễu phủ Ông Ích Khiêm đánh dẹp. Quân binh có 10 đội, ông cho đóng quân xa trại giặc rồi ra lệnh : mỗi đạo phải dùng 10 đồng tiền (tất cả 10 đội quân là 100 đồng tiền. Hai mặt được sơn hai màu khác nhau trắng và den) làm tiền bói theo quẻ âm dương. Ðêm ấy lập đàn tế, các tướng tá cao cấp đều vào thi lễ.
– Ông đến truớc đàn khấn to cho mọi người nghe :
– Nếu thần linh phù hộ thì cho 100 dồng tiền sấp cả hay ngửa cả. Chứ trong 100 dồng nầy chỉ một đồng sấp hoặc ngược lại một dồng ngửa, thì ông tìm kế rút lui.
– Rồi ông tung 100 đồng tiền lên cao rơi xuống trên mặt mân dều sấp 100%. (Truớc đó ông ngầm thay 100 đồng tiền sơn hai mặt đều màu đen.) Quân sĩ vui mừng được ơn trên phù hộ đánh thắng quân giặc. Ông Ích Khiêm thu tất cả các đồng tiền bỏ vào túi. Ông làm lễ tạ ơn và tuyên báo :
– Thế nầy đủ biết lòng trời còn tựa xã tắc, tướng sĩ hãy ra sức một phen thế nào ta cũng thắng. Nhờ vào lòng tin tưởng quân sĩ hăng say không nao núng dù thế giặc mạnh. Ðã đánh thắng và dẹp được giặc.
Chiến trận vẽ vang Ông Ích Khiêm đuợc thăng chức Tham Tri, Ông đuợc lệnh ra Bắc hợp với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc để mưu cầu chống Pháp, Ông gặp quân Thanh đã cho Phùng Tử Tài, Từ Duyên Húc, Nhưng quân Tàu dòi hỏi quá nhiều lương thực, áp bức dân ta tàn ác, dân chúng oán than khắp nơi. Ông làm bài thơ.
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Ðến khi có giặc phải thuê Tàu !
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến buớc chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu de ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Vua Tự Ðức mất ngày 17.7.1883 không con, nuôi 3 người cháu làm con nuôi, theo di chúc lập Dục Ðức (31 tuổi) con trưởng lên nối ngôi. Trong lúc Vua ưng ý Dưỡng Thiện nhưng còn nhỏ 14 tuổi. Các quan trong triều đình là : Trần Tiễn Thành (1813-1883), Nguyễn Văn Tường(1824-1886), Tôn Thất Thuyết (1835-1913) làm phụ chính.
Ðuợc 3 ngày Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đổi tờ di chiếu, bỏ Dục Ðức lập quốc công húy là Hồng Dật (37 tuổi) con thứ 29 của Thiệu Trị lên ngôi hiệu là Hiệp Hòa bị bức tử 30.7.1883. Triều đình ngơ ngác không ai dám ý kiến. Quan ngự sử Phan Ðình Phùng can “ Tự quân chua rõ tội gì mà làm sự phế lập nhu thế, thì sao phải lẽ “.
Phan Ðình Phùng bị bắt giam cách chức cho về quê. Ngày 30.11.1883 Nội các Nguyễn Văn Tường lập con nuôi thứ 3 vua Tự Ðức là Duỡng Thiện (15 tuổi) vào 5 giờ sáng ngày 2.12.1883, lấy hiệu là Kiến Phúc làm vua duợc 6 tháng bị bệnh băng hà (có tài liệu cho rằng Nguyễn Văn Tường đầu độc ? ) chọn Ung lịch 12 tuổi lên ngôi ngày 2.8.1884 hiệu là Hàm Nghi
Hòa uớc Patenôtre (Giáp thân 1884) công nhận cuộc bảo hộ của thực dân Pháp, triều đình Huế chỉ giữ hư vị. Văn thần võ quan phần nhiều cầu an, không lo giúp nước.Ông Ích Khiêm không thể làm ngơ trước bối cảnh xả hội. Ông tổ chức một một tiệc mời các quan tham dự. Bàn trên cỗ dưới la liệt, các món đều là thịt chó.
– Lúc vào tiệc, nhiều người không ăn đuợc thịt chó, hỏi có món nào khác không ?
– Bẩm, hôm nay trên dưới toàn là chó!
Tiệc xong, các quan gọi nước uống mãi không thấy người nhà đem nước. Vì ông Ích Khiêm dặn trước đừng mang nước, một lúc người nhà lên ông quát tháo :
– Lũ chúng bay chỉ biết đứa lớn đứa nhỏ ngồi ăn hại cơm trời, chẳng đứa nào biết việc nước là chi cả ! Các quan tham dự biết Ông Ích Khiêm lấy người nhà chưởi các người không lo giúp nuớc.
Ông Ích Khiêm tính tình khảng khái như thế, không luồn cúi tưuớc bạo quyền, làm phật ý với Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nên bị bỏ tù cùng chung số phận nhu Phan Ðình Phùng. Khi ở trong ngục ông viết hai câu thơ:
“Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết “
“Tứ nguyệt tam vương thậm bất tường “
Tạm dịch : Sông Hương chia hai giòng nuớc, thì khó nói chuyện, một bên trong một bên đục.
Chữ cuối của mỗi câu thơ có chữ thuyết và tuờng ám chỉ Tôn Thất Thuyết Và Nguyễn Van Tuờng trong 4 tháng dã thay dổi 3 vua (Dục Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc). Ông bị an trí ở Bình Thuận. Ông làm bài thơ :
Mình ốc mang rêu rửa sạch ai
Rung cây nhát khỉ thế thường hoài
Mèo quào xuể vách còn chi sức
Sứa vượt qua đăng mới gọi tài
Nhớ kẻ dang roi dong vó ngựa
Ðố ai lấy thúng úp mình voi
Xưa nay ếch giếng chê trời hẹp
Chim xổ lồng ra, mở mắt coi !
Ông Ích Thiện, Ông Ích Hoắc, Ông Tán Nhì đều là những người con yêu nước của Ông Ích Khiêm. Cháu nội của Ông sau nầy Ông Ích Ðường có tình thần yêu nước, dấu tranh trong phong trào kháng thuế xin xâu. Tuổi trẽ hăng say đương đầu với bạo lực mong đem lại Dân quyền và Nhân quyền phong trào bị đàn áp, ông bị kết án tử hình. Nhắc lại để tưởng nhớ Ông Ích Ðuờng một người hùng của năm 1908 tại Quảng Nam.
Ông Ích Khiêm mất năm 1890 thọ 50 tuổi. Trên ngôi mộ của Ông còn lại những bia đá lưu danh một người có công đánh duổi quân giặc. Tinh thần yêu nước Ông Ích Khiêm thật cao cả một tấm gương sáng mãi mãi với hậu thế.
Tài lieu tham khảo
“Giai Thoại làng Nho” của Lãng Nhân
“Việt Nam sử luợc” quyển 2 của Trần Trọng Kim
“Quảng Nam trong lịch Sử” của Giáo sư Trần Gia Phụng