Ông Ích Ðường

Nguyễn Quý Đại

Tiểu sử

Ông Ích Đường có tình thần yêu nước, đấu tranh trong phong trào kháng thuế xin sâu. Tuổi trẽ hăng say đương đầu với bạo lực mong đem lại Dân quyền và Nhân quyền phong trào bị dàn áp, ông bị kết án tử hình. Nhắc lại để tưởng nhớ Ông Ích Đường một người hùng của năm 1908 tại Quảng Nam.
Ông Ích Đường (1884-1908) con trai Ông Ích Kiền. Ông Ích Đường học trò thi rớt, từng theo Phan Chu Trinh vào Nam ra Bắc hướng dẫn Phan Chu Trinh lên Yên Thế (1905) gặp lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.
Ông Ích Khiêm có người con trai với bà vợ người Hà Đông tên là Ông Ích Thọ , Ông Thọ là em khác mẹ với ông Kiền. Ông Ích Thọ về thăm quê mẹ, lên Yên Thế theo Hoàng Hoa Thám . Ông đem gia phả, cùng Phan Chu Trinh lên Yên Thế gặp ông Thọ nhìn ra chú cháu.
Ông Ích Đường như một anh hùng trong phong trào kháng thuế xin xâu tại Điện Bàn năm 1908. Ông Ích Đường chỉ huy dân chúng Hòa Vang vây lãnh Điềm đốt đình Quá Giáng, dẫn dân điệu viên tri huyện Điện Bàn xuống tòa công sứ Hội An xin xâu, giúp Tú Cang bắt Trần Quát. Khi Pháp đàn áp cuộc biểu tình, lùng bắt các lãnh tụ phong trào, Ông Ích Đường trốn lên Hộ Vực miền núi của Túy Loan, bị viên lý trưởng là Đặng Phiên chỉ điểm cho Pháp bắt. Cao đao có hai câu
“ Cậu Đường mười tám tuổi đầu
Dẫn dân công ích xin xâu dưới tòa “
(Theo chú thích của Giáo sư Trần Gia Phụng theo lời con Ông Ích Đường là Ông Ích Bật sing năm 1902 lúc đó Ông Ích Đường 19 tuổi. Vậy lúc hoạt động phong trào 25 tuổi )
Vào ngày 11.5.1908 Ông Ích Đường bị xử trảm tại chợ Túy Loan. Được tin trên dân chúng đã âm thầm làm lễ truy điệu một bài điếu văn :

“..Hởi ôi ! Biển Việt sóng xao,
Núi Nam mây ủ, gió ái quốc đón đưa hào kiệt,
Mưa duy tân giục giã anh hùng
Mở nghĩa tự do,tranh cùng chính phủ
Lòng thương nước tính toan ngày tháng,
Dạ vì dân tư tưởng đêm hôm,
Người như thế đất trời nỡ phụ.
Nhớ linh xưa !
Con nhà nghiã sĩ, cháu kẻ trung thần
Từ thuở xưa, ông giúp Nguyễn Hoàng (1)
Đánh lũy bắc, dẹp giặc ngoài,
Sau lại đến chú cha ứng nghĩa,
Ngăn người tây, trừ kẻ tà,
Gan trung trinh rúng động quỷ thần,
Tiếng tiết liệt dậy vang trời đất
—————————–
Nên anh phải chiều lòng dân chúng
Đem gạo cơm đến đó nài hầu
Sao lại tiếng hung đưa đến,
Giết chánh Năm (2) đốt Qúa Giang
Cùng là hiệp phásở xâu
Nên lãnh Chánh dẫn anh ra giám sát,
Cả một tỉnh tính trong mấy huyện
Ai nấy đều ôm dạ đau sầu
Thương là thương thất cơ gặp đảng ác ma,
Mang vu cáo mắc tay độc quỷ
Tưởng ở triều đình canh sĩ,
Sự minh oan nào có Bao công
Đem nghĩa thích cho người tráng sĩ
Trông thấy non sông Phong Lệ (3) lòng luống sầu thương
Đoái xem ngọn cỏ Túy Loan (4), lụy sa khôn xiết.
Ôi thôi ! Thôi chết sống vì đâu ?
Xã dân đều tiếc.
Chết vì nòi vì giống Lạc Long,
Nên chết oan mà anh cũng an tâm.
Chết vậy mà người khen nhiệt huyết.
Trước linh mộ cúi dâng bốn lạy,
Sau đưa hai chữ hiển linh.
Sông thương nước chết cũng thương nước
Xin hồn phách noi núi Việt «

( Bài văn tế nầy do Ông Ích Bật, con của Ông Ích Đường đọc lại .Ông bật cho biết khi cha ông từ trần, ông còn nhỏ. Về sau các bác, chú đọc lại cho ông học thuộc lòng .Ông Bật quên đoạn giữa Giáo sư Trần Giai Phụng phỏng vấn tại Đà Nẳng (1970-1973)

1/ chỉ Ông Ích Khiêm
2/ Chánh Năm tức chánh tổng Trần Quát trong vụ Duy Xuyên
3/ nơi sinh trưởng của Ông Ích Đường
4/ nơi Ông Ích Đường bị giết

Thành kính ghi ơn thầy Trần Gia Phụng ở Toronto đã cho bộ Biên khảo, bao gồm tài liệu quý giá, sử liệu về quê nhà Quảng Nam. Như một ngọn đèn soi lại những trang lịch sử hào hùng của Việt Nam ,nói riêng tỉnh Quảng Nam

Cảm ơn anh chị : Ông Ích Dũng Phạm Thị Diệu tại Đà Nẳng gởiõ một số sử liệu về dòng họ Ông Ích Khiêm

Tài liệu tham khảo
Giai Thoại làng Nho của Lãnh Nhân
Việt Nam sử lược quyển 2 của Trần Trọng Kim
Quảng Nam trong lịch Sử Giáo sư Trần Gia Phụng

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button