Gương trung cang, nghĩa khi: Ðỗ Thúc Tĩnh

Đỗ Thúc Tĩnh, tự Cấn Trai, tên húy Như Chương, sinh ngày 20 tháng 2 năm 1818(16 tháng giêng năm Mậu Dần), quê làng La Châu, huyện Hòa Vang, mất năm 1862(26 tháng giêng năm Nhâm Tuất). Cha là Đỗ Như Tùng, mẹ là Đinh Thị Thoại.

Mồ côi cha từ thủơ còn bé, nhà nghèo, Đỗ Thúc Tĩnh thờ mẹ, kính anh rất mực hiếu đễ, được bà con xóm làng ngợi khen. Ông sớm thông minh và ham học. Năm 1846(Thiệu Trị thứ 6, năm Bính Ngọ) ông đỗ cử nhân. Năm 1848(Tự Đức thứ nhất, năm Mậu Thân) ông đỗ tiến sĩ. Năm 1850 ông đuợc bổ tri phủ Thiệu Hóătỉnh Thanh Hóa). Mấy tháng sau ông xin về vì mẹ ốm nặng. Mẹ mất, ông ở nhà thọ tang ba năm. Đến 1853 ông được bổ làm tri phủ Diên Khánh(tỉnh Khánh Hòa).

Lúc bấy gìơ nhân dân Diên Khánh bị đói kém. Ông tìm cách vỗ về nhân dân, cấp thuốc men cho người bệnh tật, phân phát gạo cho người nghèo khó. Ông khuyến dụ bọn trộm cướp, du đảng, khuyên răn họ kiếm công việc làm ăn lương thiện. Diên Khánh là vùng có nhiều gai góc, bụi rậm sầm uất, cọp thường ra quấy nhiễu khiến nhân dân sợ hãi, ly tán. Ông lo sửa chữa dường sá, vận động nhân dân phát quang gai góc, bụi rậm, bày cho bà con gài bẫy bắt cọp. Ông gíup dân dựng nhà ở, khai khẩn đất hoang đẩy mạnh sản xuất, lập ấp, mở thêm ba thôn, mở mang chợ búa. Nhờ vậy Diên Khánh đã có thêm 242 mẫu ruộng, 960 gia đình an cư lập nghiệp.

Với năng lực và thành tích trên, năm 1855(Tự Đức thứ 8), Đỗ Thúc Tĩnh được thăng chức Viên ngoại bộ binh và điều về Kinh nhưng nhân dân Diên Khánh làm đơn gửi về triều xin lưu ông lạị Tự Đức khen ông là người liêm cán, hết lòng vì dân, cho ông được hưởng hàm hàn lâm viện thị độc nhưng vẫn gĩư chức tri phủ Diên Khánh để tiếp tục công việc chiêu dân, lập ấp, làm gương cho các phủ, huyện khác. Năm 1856 ông được thăng chức án sát tỉnh Khánh Hòa, hai năm sau làm bố chính tỉnh nàỵ Năm 1861 ông về triều giữ chức binh bộ hữu thị lang.

Năm 1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, hai năm sau chúng chiếm tiếp thành Định Tường(tỉnh Mỹ Tho). Trong lúc tại triều đình có nhiều người lo sợ chủ hòa, thì Đỗ Thúc Tĩnh dâng sớ tình nguyện xin Tự Đức cho vào Nam cùng quân dân trong ấy chống giặc Pháp xâm lược, cứu nước. Trong sớ có câu “Dĩ lục tỉnh binh lương, thâu lục tỉnh thổ võ, bất phí triều đình nhất binh, nhất lương”. Nghĩa là:”Dùng binh lính, lương thực vùng lục tỉnh, giành lại đất đai vùng lục tỉnh, không tốn của triều đình một quân sĩ, một hạt gạo”

Ông được Tự Đức khen là người có nghĩa khí, phong làm hồng lô tự khanh và giao giữ chức tuần vũ Định Tường kiêm chức khâm phái biện sự quân vụ. Ngày ông lên đường vào Nam, Tự Đức cấp 30 lạng bạc, ngựa trạm và giao một tờ dụ để chiêu mộ nghĩa dân. Ông vào đến Biên Hòa, dùng thuyền lên Vĩnh Long. Ông ăn mặc cải trang, len lỏi vào hàng ngũ tướng sĩ, binh lính, động viên họ chiến đấu, hô hào nhân dân tham gia kháng chiến chống Pháp, thu góp lương thực, tuyển mộ nghĩa binh, gây được phong trào giết giặc, cứu nước khá sôi nổi tron g đồng bào lục tỉnh. Lúc đầu Đỗ Thúc Tĩnh phối hợp với Trương Công Định, về sau với Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương… góp phần đánh thắng giặc Pháp nhiều trận, xuất sắc nhất là trận đốt cháy tàu Esperance của Pháp tại vòm Nhật Tảo năm 1861. Tự Đức ngợi khen, tuyên dương công trạng các tướng sĩ tham gia trận đánh và ban thưởng nhiều thứ.

Nhờ lập được một số thành tích lúc đầu, tháng 11 năm 1861, Đỗ Thức Tĩnh được thăng chức laị bộ hũu thị lang. Trong khi đang cùng với quan quân tập trung sức lo việc đánh đuổi giặc Pháp. lo toan thu hồi các tỉnh miền Đông thì ông lâm bệnh và mất tại quân thứ Vĩnh Long, thọ 45 tuổi.

Tự Đức truy tặng ông chức tuần vũ Định Tường, cấp cho gia đình ông 1 vóc gấm, 5 tấm lụa, 10 cây vảị 80 lạng bạc, phái quan khâm mang đến nhàtổ chức lễ phúng điếu trọng thể khi thi hài của ông được đưa về Quảng Nam. Ông được an táng tại làng Hương Lam, cạnh làng La Châu, quê ông.

Cái chết của Đỗ Thúc Tĩnh gây xúc động lớn đối với hàng ngũ những người yêu nước chủ trương kháng chiến chống Pháp trong triều Tự Đức cũng như trong nhân dân lúc bấy giờ.

Khi được tin ông chết, vua Tự Đức phê: “Đỗ Thúc Tĩnh là người trung can, nghĩa khí, chẳng may chết sớm. Việc làm của ông tuy chưa thành tựu, nhưng tâm chí của ông thật đáng khen, đáng chuộng”.

 

Back to top button