Bên tây hiên xem “Qua mấy trời sương mưa” của Hoàng Lộc
Nguyễn Vy Khanh
Vài nét về hoàng lộc
– Tộc Huỳnh, tuổi Quý Mùi – sinh tại Hội An, Quảng Nam
– Bài thơ đăng báo đầu tiên ở tờ Văn Nghệ Tiền
Phong, do Như Trị Bùi Chánh Thời chọn .
– Thơ xuất hiện ở tạp chí Bách Khoa năm 1961.
– Từ 1961 đến nay, có thơ ở các tạp chí văn học miền
Nam Việt Nam và hải ngoại .
– Được Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, Sài Gòn trao tặng
giải thi ca năm 1970.
– Thơ đã in : Thơ Học Trò (1965)
Trái Tim Còn Lại (1971)
Đang in : Qua Mấy Trời Sương Mưa
Thi phẩm Qua Mấy Trời Sương Mưa của Hoàng Lộc (Văn Mới, 1999) đến với người thưởng ngoạn thi ca như những bài
T hi phẩm Qua Mấy Trời Sương Mưa của Hoàng Lộc (Văn Mới, 1999) đến với người thưởng ngoạn thi ca như những bài ca trữ tình, và với riêng chúng tôi như những âm vang từ vạn cổ, cứ tưởng chừng sống lại với thời xưa và người xưạ Khoảng hai trăm trang thơ gói ghém gần ba mươi năm sáng tác, ba mươi năm ấy bấy nhiêu tình -bao tâm sự và biết bao trôi nổi, phiêu lưu của cuộc đời !
Người xưa thời xưa vốn là chốn thiên đàng huyền hoặc cho nhiều văn nhân thi sĩ, là một chốn trở về tự nhiên với nhiều tâm hồn và tư duy, là một bảo đảm, là cái phao cho những con người lao đao trong cuộc sống, và thường là một thế giới an bình! Tác giả cho chúng ta cảm
giác đang ở bên mái tây hiên đọc sách người xưa hay xướng họa thi ca! Bên mái hiên Tây khi sương mưa tiếp nối theo bước thời gian. “phố mù sương -theo mù sương / lay bay những cánh thơ Đường trong ta (…) (tr. 77) (+). “Ta” đây là một con người “chút hồn đã cũ” (tr. 81) “bên
hiên trăng ta quá đỗi nòi tình” (tr. 106).
Thật vậy, Qua Mấy Trời Sương Mưa đem người đọc đến với những người xưa như Quan Vân-Trường, Khổng Minh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, … Người đọc
có cảm tưởng đang sống cùng thời hay tái ngộ thích thú với NGƯỜI XƯA, có lúc chung đụng, ngồi cùng tửu quán với Thôi Hiệu, Lý Bạch, Phạm Thái hay đang tọa thính những khúc đàn Phượng Cầu Hoàng, Hậu Đình Hoa, v.v. với tài tử văn nhân một thời! Cái xưa ở đây cho
người đọc cảm nhận một tâm hồn áđdông u uẩn nơi tác giả, “sầu chặt một hồn sầu” mà dường như khoa học cũng không thể lý giải :
“đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu ai hay sầu chặt một hồn sầu ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ hồng nhan, hồng nhan -ta chiêm bao (…) nhớ em, nhớ buổi trăng tàn khuyết quán cuồng hào sĩ cũng rưng rưng như ta, dễ một lần ta khóc (mà khóc!) em hát liêu trai khúc nguyệt cầm (…) (Về Hội An, Uống Rượu Đợi Người)
Trước cảnh cũ, nhà thơ vẫn nghĩ “nhà người mái đổ vàng rêu / mà ta lẩn quẩn những điều không đâu!” (tr. 77). Rồi đem cái ta “kém cỏi” đọ với những trang tráng sĩ và những bực thánh hiền ngày xưa:
“nghĩ vô ích cho một thời nghiên bút
câu thơ suông không cứu nổi đời mình
tráng sĩ chi ta mà đầu cũng bạc
tiếng tăm gì mà khổ với thân danh?
(…) ơi những đại thánh hiền nghìn năm trước
với đời này hơi sức dễ bao lăm?
ấy thế đó mà ta còn sống được
giữa mịt mù cho tới hết trăm năm ?”
(Thời Hết Thời -Hội An)
Vì tác giả tự xem đời mình đã dở dang thất chí, và mỏi mệt đường đời, đành tìm vui với rượu:
“dẫu chẳng hề xưng ta tráng sĩ / cũng thấy chừng như mỏi kiếm cung / xin được mời người đôi hớp rượu / cho lòng qua khỏi buổi tàn đông…”(Mặc Cho Đời Bụi Phủ).
Giữa mùa đông nâng chén rượu và nghĩ “lão Khổng Khâu xưa mà sống lại / như ta -cũng ôm đầu khóc ròng” (Rượu Mùa Đông). Uống để mà nghĩ tới đời thăng trầm đáng ra phải quên : “đáng kiếp cho cái nòi Lý Bạch / trăng đời ngươi về một nhà aỉ” (Uống Rượu Một Mình).
Người xưa đó có thể là tiên nhân nước Việt, khi Xuân về nhắc nhở Nguyễn Trãi như nói lên cái phẫn chí của cuộc đời đứt gánh nửa đường: “đỏ mặt chào Xuân đôi hớp rượu / lòng riêng thầm thỉ hoa nhà ai / bốn mươi tư tuổi ta già khụ / đêm ngắt, đèn xanh mắt Ức Trai” (Khai Bút).
Chí chưa thành, dĩ nhiên có những lúc đói, lúc đó nhà thơ mới đem tiền nhân Nguyễn Công Trứ ra mà trách : “quân tử nào ăn chẳng cầu nỏ / Tồn Chất tiên sinh, ông là tên ba láp / (…) nhẩm phú hàn nho, biết lời ông nói trật / muốn chửi đổng vài câu, lại sợ ông buồn” (Nói Chuyện Đói Với Nguyễn Công Trứ).
Cái không khí xưa cũng có thể là chuyện tỏ tình bên mái Tây, dùng chuyện xưa, người xưa để làm quen với “tiểu thơ” hôm naỵ Tây Hiên đây là chốn tình tự, níu kéo, mong “đến đây thì ở lại đây” (ca dao) : “từ trong cổ lục / em là tiểu thơ / lòng quen khuê các / tây hiên đứng chờ (…) về tây hiên cũ / nghe mưa đầu sông / tóc em hà xứ / đời ta tang bồng” (Chuyện Tây Hiên).
Nhà thơ thường xem sách thi phú của người xưa, như một chốn trú ẩn tinh thần dù “… bụng chứa trăm ngàn trang sách cũ / mà nghĩ chưa ra cái khốn cùng” (tr. 130). Ngày nọ, ông đọc Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu rồi so thân và trách cứ người xưa :
“(…) ông bỏ nhà chơi lung / ta rời quê kiếm sống / đất trời không biết tên / bao ác tà thỏ lặn / (…) thêm lần đọc thơ ông / giá được cười ngạo mạn: / ta xa quê ngàn trùng / ông cách quê mấy dặm!” (Đọc Lại Hoàng Hạc Lâu).
Thiên hạ đua nhau dịch thơ Thôi Hiệu, trong khi Hoàng Lộc nhắc đến nhà thơ Trung Hoa xưa như cái cớ vì ông thích nói chuyện với người xưạ Thôi Hiệu trong bài thơ bất hủ đó nhất là ở bốn câu đầu đã chỉ nói đến người xưa (Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ / Thử địa không dư Hoàng hạc lâu / Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản / Bạch vân thiên tải không du du …). Và Hoàng Lộc có lý, người xưa chưa chắc tình cảnh đã bi đát như chúng ta hôm nay, đã than thở khi mới chỉ xa quê vài dặm đường! Nguyễn Du là một trường hợp khác! Lý Bạch trong Khách Trung Tác đã thử định nghĩa tha-hương: “bất tri hà xứ thị tha hương” (không biết nơi nào là tha-hương) có thể đã muốn mang ý nghĩa siêu hình, thì “nhật mộ hương quan hà xứ thị” của Thôi Hiệu cũng là tiếng thét bi đát, xót xa của thân phận con người thật nhỏ bé trong vũ trụ và vô nghĩa trước bước đi của thời gian!
Nhà thơ viết tặng Chiêu Quân, về cái thảm thiết của nàng là bản đàn biệt xứ bi ai khi phải bị cống Hồ và khi chết chôn đất Phiên cỏ mọc đỏ như cỏ quê nhà Hán quốc. Ông níu kéo người xưa để nói chuyện tình yêu và nhân tình thế tháị Trong Về Một Khúc Đàn Tình, Hoàng Lộc dùng khúc đàn Phượng Cầu Hoàng như để nói lên cái tâm sự của ông với những lời thấm thía, cô đọng. Thi sĩ đàn anh Vũ Hoàng Chương thường mượn hình ảnh người xưa trong thi ca ông, nhưng những hình ảnh hoặc ý đó có tính cách trừu tượng, hoặc là thi ý, trong khi với Hoàng Lộc, ông đến gần người xưa và đồng thời đưa người xưa đến với người thưởng ngoạn thi ca của ông.
Tập thơ nói chung đưa người đọc trở về một không gian đã đầy rong rêu phủ kín, nơi đó có những âm vang của tiền nhân và những “hồn ma” quen thuộc cũng như lạ lẫm. Với những hình ảnh cổ điển hay chữ dùng cổ lỗ nhưng nên thơ như chú ngựa thồ, bờm xích thố, châu, quận, cố thổ, cố hương, cố xứ, trời cố xứ, mùa lưu viễn, khúc nguyệt cầm, hồng nhan, ly phụ, nương tử,
rượu tàn niên, quán cô hồn, khúc tống-biệt, người vô lượng, mái tà huy, cao đồ, … Với nhiều điển tích : Phượng Cầu Hoàng với Tư-mã Tương-Như và Trác Văn Quân, Phạm Thái-QuỳnhNhư, Từ Hải, Hoàng Hạc Lâu, Hán Đế, Chiêu Quân, Lã Vọng, Sâm Thương, khúc Hậuđdình hoa, thư cưu, bài Tẩy Mã với Uất Tri Cung, tang điền thương hải, rau đất Thú Dương, … Hay cả câu : “bạn bè trong gió -hỏi: / quân tử ý như hà? /quân tử mà thiếu rượu / hỏi đời còn nhận rả” (tr. 154). Tất cả đã thành công tạo nên một không gian trong một thời gian!
Trong cái xưa cũ còn có CỐ HƯƠNG. Có thể nói cái lõi của tập thơ là những hoài niệm quá khứ, người xưa, quê cũ,… Dòng thơ Hoàng Lộc cũng là dòng thời gian mà suối nguồn là dĩ vãng, dòng nước đi qua những chốn quê hay đô hội, những cõi trời, những trăng sao, có những
bờ bến đam mê, những bến đợi, những chuyến đò lỡ, những ngọn đèn hắt hiu,…
“trường giang ơi trường giang
tài tử ta không đường
chiếc thuyền con mặc dòng nước chảy
ngó bến nào rồi cũng cứ mù sương (…)”
(Câu Đêm -An Bàng)
Mênh mông sông lớn ở đây cho thấy phận người đáng cảm thương hơn những sông lớn của Huy Cận tiền chiến và Tô Thùy Yên hậu chiến. Thơ Hoàng Lộc đưa người
đọc đến với người xưa và với quê hương thân thương Việt Nam. Anh hay nhắc đến những địadanh Hội An, Duy Xuyên, Quảng Nam, Huế, anh gắn bó thơ anh với những không gian yêu dấu một đời đó, cứ xem những tựa đề cũng đã rõ, nào “Ngày Trở Lại Hội An”, “Về Hội An Uống Rượu Đợi Người”, “Ra Tù, Về Lại Hội An”, “Hội An Sương Mù”, “Ngựa Ô Về Duy Xuyên”, “Qua Đò Duy Vinh”, v.v. Quê nhà của Hoàng Lộc là một quê nhà cổ kính:
“phố mù sương -theo mù sương
lay bay những cánh thơ Đường trong ta
hoang sơ bến cũ cây già
mong chi có chuyến đò qua gọi mình?
phượng hoàng nào đậu cành xanh
giùm kêu một tiếng cho đành tịch liêu
nhà người mái cổ vàng rêu
mà ta lẩn quẩn những điều không đâu!”
(Hội An Sương Mù)
Người con phải xa quê mẹ vì nghiệp lính phải dong ruổi bốn phương trời đất nước :
“(…) lại chỉ mình anh qua hè phố lạ
chân lênh đênh không bước kịp tình người
nửa kiếp sống cứ thua hoài thiên hạ
sự nghiệp buồn gió thổi chiều ba mươi
(…) khi dong ruổi với trăm lần lỡ vận
bỗng nghe thèm tắm lại nước sông quê
(…) mẹ ở đó cũng buồn hơn tháng chạp
lòng mỏi mòn tựa cửa chừng ấy năm (…)”
(Lại Một Mùa Xuân Sầu Xứ)
Con người phiêu lãng chưa tròn sự nghiệp nên khi về lạiquê nhà cứ tưởng vẫn còn phiêu bồng :
“người ơi đời ta như mùa đông
về đây mà tưởng còn phiêu bồng
quê nhà, quê nhà ra đất lạ
ai còn nhớ ta thằng tay không?(…) ” (Rượu Mùa Đông)
Cái tình quê hương đó càng đậm đà ở những bài sáng tác ở xa xứ. Đó là tâm sự lữ thứ :
” (…) chỉ khi khuya lắc nằm không ngủ
bất giác nghe tiếng mình thở ra
nghe máu chảy buồn thân lữ thứ
mới đau rưng rức một quê nhà
chính khi đã thấm mùi lưu lạc
là lúc lòng ngưng nghỉ đợi chờ
là lúc cây đời ta hết nước
xứ người nghiêng một bóng cây khộ..”
(Thấm Mùi Lưu Lạc)
“Bóng cây khô” sẽ có lúc đến bên “tràng giang” Mississippi xứ người, mà tâm sự :
“ngươi trôi tới đây từ phương bắc
ta giạt về đây từ phương đông
ta với người cùng nhau trôi giạt
đời ta buồn đời người buồn không?
(…) ta với ngươi cách quê đều xa
đáng khi tâm sự phải sa đà
ngươi chẳng buồn chi ngươi chảy xiết
bỏ trời lưu lạc một mình tạ..”
(Nói Với Dòng Mississippi)
Từ nỗi buồn lữ thứ, cái ám ảnh “tàn xương” như có cái ngậm ngùi của Nguyễn Du
“ở đây mắt mắt toàn thiên hạ
từng ngó ta như ngó lạc loài
nửa tóc cho nhau đều bạc cả
sợ tàn xương lại gửi quê ai!
(…) ta lạ đất trời, thương cố thổ
trăng buồn đâu thể giữ màu xưa (…) ”
(Về Thuở Chia Xa)
Buồn, tác giả hay nhìn về phương Đông, quê nhà :
“sáng dậy anh thường nhìn phương đông
khi quê nhà đang ở đầu hôm
em với anh hai trời một nỗi
như vì sao có tên Sâm Thương (…)”
(Sâm Thương Một Nỗi)
Hoàng Lộc cho thấy cái nhân sinh quan của nhà thơ ở tuổi “tri thiên mệnh” : “biết từ cái-nửa-trăm-năm / thứ chi đã trải đều lầm hết trơn” (Ngày Tri Thiên Mệnh) và không khỏi âu lo trước ngày tàn hơi, nơi mộ địa xứ người, buồn hơn cả Đạm Tiên hơn ngàn năm trước: “(…) rừng phơi rừng trơ xương / trắng mờ cây thập tự / hãy còn kia thiên đường / cho chiếc hồn lạc xứ? / mắt nuối trừng phương đông / cố hương hàng vạn dặm / chỗ ta và thơ nằm / không chút mồ, chút nấm! (…) / cỏ vàng khô, cỏ mục / hơn mồ Đạm Tiên xưa / chỉ không mầu khói sót / càng không người lệ dư / cũng chẳng còn ai biết / đọc ra câu bia đề : /một nhà thơ gốc Việt / đã chết buồn xa quệ..” (-Mộ Địa Cạnh Phố Millington)
Nói chung thơ Hoàng Lộc có cái không khí cổ kính dù kỹ thuật thơ hiện đại. Ông muốn ôm cái vô biên, làm như đã lắm thất vọng đời thường. Đến đây, người đọc đã thấy Hoàng Lộc đưa người thưởng ngoạn đến một không gian buồn, thường quạnh vắng, một quạnh vắng đếntận cõi hư vộ Cảm thức Hoàng Lộc đầy hoài niệm, như sống với quá vãng, một thứ thời gian dệt bằng kinh nghiệm sống, đã qua nhưng vẫn bàng bạc cái không gian hôm naỵ Hoàng Lộc đem cái vô-thể (thời xưa, người xưa) sang hiện-thể qua những vần thi ca trữ tình.
Cái thế giới hoài niệm đó chứa chan TÌNH YÊU, ở Hoàng Lộc là một thứ tình u mặc. Người thơ Hoàng Lộc đa tình, trung thành, sống chết với tình, da diết, nỉ non: “(…) hóa gió tấm lòng em / ta bay / cùng nhau về đâu chẳng được / bởi chỉ vì em / ta dính dáng với đời này!” (Mây Tâm Sự). Người thơ đa tình đem “bài thơ lớn” đi mời: “em chê ta nhiều tình trước / nên e dè không dám nhận tình sau / bài thơ lớn, nếu cần, em đọc suốt / ngập ngừng chi dòng cuối với câu đầủ” (Tình Sau Tình Trước). Và “em đi thử đất trời nào / ai yêu ráo máng cạn tàu bằng tả” (tr. 128). Con người “mãi lơ mơ suốt một đời tình / mãi lưu lạc những hiên nhà gái đẹp” đó đói yêu “như chú ngựa hoang mấy trời dong ruổi / gặm miếng cỏ nào cũng thấy thơm ngon” (tr. 88).
Yêu bất kể cả khi người yêu đã lấy chồng, đã có chửa vượt ngực, “tay bế tay bồng”. Chàng vẫn dai dẳng bắt người yêu phải so sánh chồng với chàng, mất người yêu vẫn “anh hùng” muốn nàng phải “tiếc”:
“gã đàn ông em chọn để sống đời không được giống anh -có những diều không được giống!
(…) thứ gì em muốn ở anh, hắn cũng thể như in nhưng hắn không được giống anh những lời thỏ thẻ để em tưởng tình yêu nào cũng thế không được giống anh cái thoáng môi cười để em tưởng em về với hắn mà anh vui”.
(Không Được Giống Anh)
Những khẳng định vu vơ trễ tràng! Nhưng cũng có lúc chàng phải nài van:
“đã quen mắt trước những trò dâu bể / thôi van em đừng nắng sớm mưa chiều / ta sẽ tới những miền không thể tới / và đời tình may rủi cũng xin theo (…)
(Thơ Cuối Gửi Duy Xuyên).
Chỉ mong tình hiền hòa như loài chim thư cưu sóng cặp bên nhau dưới nước mà cũng đã khó! Nhà thơ nòi tình, yêu nhiều sẽ thất tình nhiều, người yêu sẽ là dĩ vãng: “(…) em đã lâu nay thành dĩ vãng / nhớ em là nhớ kẻ vong tình…” (Vô Tình Khúc). Hay : “(…) chuyện chồng con, em đã rồi -yên phận / có đâu ngờ đau đớn mãi theo ta ! (…)”
(Thời Hết Thời -Hội An)
Kẻ đa tình cũng có lúc biết nhận lỗi : “đã yêu ở Hội An / tình đã ra cửa Đợi / tới đâu, dù được yêu / cũng nghe mình có lỗi (…) (tr. 198). Nhận làm kiếp sâu đo: “lâu rồi ta kiếp sâu đo / quẩnquanh trăm lá sầu khô một đời / em qua gió tạt từng hồi / xô ta lủng lẳng giữa trời oan khiên “(Bất Ngờ Gặp Quế Linh -Tân Định).
Lận đận đời, có lúc chàng mơ gái có chồng hơn gái còn son, và cái “tình mười năm” cũng đáng cho chàng “lạ vườn thê thiết một mùi hương”:
“cái bụng tròn và cổ nổi gân xanh
hắn đã làm chi em mà em ra thế ấy ?
một chút đớn đau -vô số bất bình
lạy trời cho ta thôi đừng ngó thấy !
(…) chỉ mấy tháng nhà người, em nỡ nào thiếu phụ
lạ vườn chiều thê thiết một mùi hương
cổ nổi gân xanh và cái bụng tròn
em ngốn trái khế chua bên hè phố chợ
lạy trời cho ta thôi đừng thấy nữa
để xin một đời nhớ nhớ quên quên
để khỏi một đời lực bực với chồng em…”
(Bực Tức Ca)
Bực tức được thăng hoa thành thi ca, Hoàng Lộc là một! Và khi thua trận bị ở tù, ở chỗ vô định và bất nhân, lại được tin người tình phản bội: “mồ tổ nhà em, loài bất nghĩa / hai năm lòng cũng đủ quên rồi / ta như con chó không buồn sủa / chỉ gầm gừ ngó cuộc tình trôi!” (Bài Thơ Tình Trong Tù). Tâm sự người thua trận buồn nhưng vẫn bi tráng: “… mai lúc ngày đưa tin chiến bại / kinh thành ta sẽ bó đôi tay / hồn nghiêng gặp áo khinh cừu trắng / sự nghiệp buồn tênh, em có haỷ …” (Thất Trận).
Người nhiều tâm sự, nhận hết mọi thua thiệt dễ đến với bạn Rượu/. Có say mới thấy sông Tương: “(…) ngồi với rượu mới hay lòng rã mỏi / mới thấy sông Tương đã cạn bao giờ (…)” (tr. 92). Những khuya với rượu vì chàng biết “nếu sống lại thêm mấy lần chiến quốc / ta chắc gì là tay kiếm xuân thu” (tr. 74). Cũng có lúc chàng đòi “đôi đường ân oán”: “(…) ai dễ cần ta chút hồn đã cũ / em phải một đời bận bịu chồng con? / ta với cái buồn chẳng ai buồn hơn / ngậm điếu thuốc rê gật gù thở khói / giá mà còn em cho ta được nói / chắc đôi đường ân oán cũng không xong!” (tr. 81).
Người thơ say nhưng tâm sự da diết, nói với người xưa, thật xa xưa “chuyện nghìn xưa thầm hỏi chuyện nghìn sau”, như Quan Vân Trường:
“Quan Vân Trường mặt đỏ cũng thành danh
ta đỏ mặt hơn ông, đời lại hỏng
ông cốt cách quỳnh tương, ta hồ đồ rượu dỏm
cuộc trăm năm đã đến thế -hoang tàn
Kinh Châu, Kinh Châu mờ hơi sương
lòng ông, lòng ta -ai biết được?
hào khí ngời thanh long, cũng sụt sùi ngọn bút
chuyện nghìn xưa thầm hỏi chuyện nghìn sau
ông còn đất để về, ta biết về đâủ
mịt mịt trời sương -mờ mờ thân thế
châu với quận đã lạc loài tri kỷ
mảnh trăng suông vừa nhạt thếch rượu mời (…)”
(Bữa Say, Ghé Chùa Ông Hội An)
Bốn câu “Kinh Châu, Kinh Châu mờ hơi sương …” đọc lên như thấy được nỗi căm phẫn của Hoàng Lộc trước nhân tình thế cuộc!
Tâm sự nhiều, khi bên rượu, nhất là những ngày cuối năm : “rượu tàn niên chừ gió xa xăm / gió chi thổi riết năm mươi năm? / quán cô hồn một ta chớ mấy / sợ -mà khinh -những cái thăng trầm / (…) gõ ly ơ hờ du tử khúc / tứ xứ còn nghiêng mỗi bước chân (…) / giá có em cùng chia chút rượu / dễ khi gió đã lặng bên trờỉ / và ta chẳng vạn lần như một / hễ tới là tan ngắt cuộc vui (…) ” (Rượu Cuối Năm). Rõ là rượu vào dễ nghĩ đến tình nhân! Và người “nhớ rượu” sẽ có lúc sợ mất người tình : “chết đi thì quá ngặt / bỏ lại em bên đời / lỡ có thằng chôm trớt / ta nhắm mắt nào nguôi” (tr. 153). Rượu mà nhìn trăng, trăng sẽ trở nên ám ảnh đời, đã trở thành dĩ vãng: “trăng chết vô tình trên giấc mộng / là trăng vỡ lỡ mộng hôm qua / ta khóc vô tình trong cuộcsống / là vô cùng ta xót thương ta” (Vô Tình Khúc).
Nhìn chung, Hoàng Lộc kỹ thuật chăm sóc đi đôi với một nội dung đầy tâm sự của một thế hệ phẫn chí trên một đất nước cùng đường. Tác giả khéo dùng chữ địa phương Quảng Nam hay miền Trung như: chia chác, lâu hung, gái gung, buồn kinh, chơi lung, mỏi cẳng, bương theo, … “rứa thôị chỉ rứạ một lần ta bương theo những thăng trầm mà qua…” (tr. 195)
“… như ta đây rồi sẽ khổ vì em
chớ điên cha chi lại uống say mềm?” (tr. 85).
-nhiều bài, Hoàng Lộc đã chứng tỏ tài dùng chữ, như “ta” với “ngươi” nhiều dụng ý:
“(…) kể ta nghe tình ngươi lận đận
kể ngươi nghe tình ta hoang đường
xin đổi ta đời ngươi hoạn nạn
xin đổi ngươi đời ta tai ương
(…) cứ kể ta là ta thất trận
hơn chi ta mà xưng anh hùng
ta biết ngươi còn ai biết nữa
ngươi biết ta còn ai nữa không? (…)”
(Rượu Mùa Đông)
Hay “hồ Tịnh Tâm, tâm dễ lặng tờ?” (tr. 168); “gió bạt đời, bạc tóc” (tr. 189). Có những ví von nên thơ như “chuyện con rồng với chữ tình như hệt / phải tình kia là một giống rồng thiêng? / (…) mỗi cặp tình nhân là một người thợ vẽ / những tam sao làm thất bổn chữ tình”
(tr. 121).
Con người Quảng Nam còn thể hiện qua giọng thơ ngang tàng “ơi những đại thánh hiền nghìn năm trước với đời này hơi sức dễ bao lăm ?”, v.v. Thơ Hoàng Lộc có không khí ca dao của ruộng đồng quê hương:
“(…) ngày đó tưởng xa là chết được / ai ngờ con sáo cũng sang sông / ngày đó môi em là mật ngọt / ai có ngờ cay nát tấm lòng (…)” (Vô Tình Khúc)
“(…) em có buồn cũng chưa chắc bằng anh / khúc tống biệt chỉ đau lòng kẻ ở / khi con sáo đã cam lìa cố xứ thì bến đời ai nhắc chuyện phôi pha (…) (Lời Dỗ) “(…) đã tới ngày em bay qua sông / ơi con sáo nhỏ vừa sổ lồng…” (Tới Ngày Em Quên)
Hay : “người trong thơ xưa lặn lội bờ sống / hay vẫn chỉ là em, cái cò tội nghiệp?” (Thơ Tặng Vợ Nhà)
+
Tóm một chữ, hơn tám mươi bài thơ của Hoàng Lộc như những dòng “tứ tuyệt bên trời”, “nến thắp chờ xuân. đợi sáng đêm / ngẫm từng không phải, từng không nên / té ra mình ép mình xuôi ngược / giọt máu hồng khô cuối ngọn đèn” (tr. 190). Có cái dũng cái tâm của người sĩ phu
kể cả lúc phải tha hương bên trời lận đận! Qua Mấy Trời Sương Mưa là thi phẩm thứ ba của nhà thơ Hoàng Lộc, vẫn đi trong dòng thơ phẫn nộ và nhiệt thành, dòng thơ chính của các nhà thơ miền Trung từ những thập niên 50, 60 -cũng là thời điểm ông khởi làm thơ. Riêng tập thơ này, ý thơ và tâm tình ông vẫn “nóng”, nhưng tất cả những thứ đó ông đã gói trong cái thâm trầm đã chín của ông, trong cái thua thiệt chấp nhận với số mệnh!
Thi ca trước nhất là để cảm và làm đẹp cuộc đời, như hoa, mỗi hoa mỗi sắc. Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở lòng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo dòng đời trôi nổị Trong giới làm thơ, người lớn tuổi thường rượu cũ quen bình cũ, thường những vần điệu quen, người trẻ thiếu vốn sống và dễ thiếu chiều sâu và điềm đạm của đàn anh, nên có người thiên về kỹ thuật hay hình thức quá, có khi trở thành xảo thuật, bí hiểm, lai căng, hủ nút.
Hoàng Lộc, nhà thơ điềm đạm, vụ phẩm hơn lượng, khi viết về nhân sinh cũng như tình yêu, có bề sâu tư duy, đồng thời có kỹ thuật, chữ dùng đặc biệt, thơ vừa có hồn vừa có âm điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng thức nghệ thuật vào thế giới riêng của ông. Điểm khác đáng nói ở nhà thơ xứ Quảng là ông đã thành công đem thời đại đầy gió bụi, tai ương vào
thi ca, thơ ông có sự sống vì lẽ đó! -Hoàng Lộc cái bất biến là tâm hồn áđdông, dân tộc nhưng hiện đại -tâm hồn của con người hôm naỵ Có sống sót sau một cuộc chiến tàn bạo như cuộc chiến vừa xảy ra trên đất nước mới cảm nhận được trọn vẹn tình ý của nhà thơ, tâm hồn và những nẻo khuất của bản ngã. Phải đọc thơ Hoàng Lộc với kinh nghiệm hạnh phúc và đau khổ, đam mê và khủng hoảng của mỗi ngườị Thế giới đầy những âm vang của vạn cổ của Qua Mấy Trời Sương Mưa đã là những “ảo ảnh” nghệ thuật tuyệt vời, đã đưa người thưởng thức đến một cõi mênh mang. Như người xưa, như Nhượng Tống khi không làm cách mạng đã tìm đến Mái Tây, mái tôi hôm nay yên tĩnh khi đất trời chớm Thu, ngâm nga những vần điệu thương cảm. Theo thiển nghĩ, Hoàng Lộc đã thành công giữ người khách thơ ở lại lâu bên Tây sương, với tình với rượu, với những nhớ nhung, tâm sự, lớn, nhỏ, nhiều sương, mưa, mây trời, sông nước,
với tình và rượu! Người xưa từng sống, từng hạnh phúc và chịu khổ nạn, nhưng hôm nay chỉ có chúng tạ Hình như đó cũng là cái bi đát của kiếp người Việt ở nửa cuối thế kỷ XX!
Nguyễn Vy-Khanh