Bà Điểm…

Liễu Hạ Thị

Tháng tám năm này, tôi lên lớp nhì. Phải đi lên tận làng Long phụng mới có trường có lớp. Đường bùn xa ba cây số. Tôi không ngại mấy. Chỉ ngại… vì phải học với ông Ấm. Ông anh con nhà cậu. Học trò lúc bấy giờ trong lớp học, hễ đứng lên mở miệng phải “thưa thầy…”. Tôi phải thưa sao đây.
“Thưa thầy…
“Thưa anh…
“Thưa anh Ấm…
“Thưa anh thầy ấm …
Thử đủ cách. Rồi tôi nghiệm ra, thưa thầy là ổn nhất. Đây là trường học. Chỉ có thầy và trò. Không có anh ấm, không có em ấm… Tôi tập thưa như thếthầm thì trong mồm. Phải cho nó quen cái miệng và cho nó nhập tâm.
Một cái ngại lòng nữa, là phải ở trọ nhà bà chị dâu, cũng lại là con dâu cuả nhà một ông cậu mình. Không lẽ mình ăn chực, ở nhờ. Không lẽ mình lại kỳ cục như thế. Tôi hơi lo.
Bà Xếp Ba. Tôi phải gọi bà làm sao đây. Mẹ tôi bảo:
–Mấy cậu mợ và mẹ đây, ai cũng kêu nhả là “nhà Sếp ba”, thì con gọi chị Sếp Ba là đúng rồi.
Tôi lại phải lẩm nhẩm cho nhập tâm. Chị Sếp Ba… Chị Sếp ba. Cũng không khó mấy.
Bấy giờ, sau 1945, người ta không ai còn muốn bị gọi mình bằng phẩm hàm, chức tước cuả ngày trước đó. Ở trọ nhà chị vài ngày, thì mới hay rằng không còn mấy ai gọi chị giống như tôi. Họ gọi bà là chị Điểm, Bà Điểm. Người ta gọi vậy thì được, chứ tôi thì đâu có được.
Rồi còn có một ngại lòng khác nữa. Nhà chị đang ở, là nhà thuê. Chị lấy tiền đâu ra mà thuê. Con Phương, con gái cuả chị, nó bằng tuổi tôi. Tại sao không được đi học. Nó ngồi nhà bán mấy mẹt kẹo mù u. Còn chị thì đi hội đi họp mãi…
Chị nguời Phan thiết. Đụng ông anh tôi có lẽ là nhằm vào thời ông làm sếp ga trong miền gần đó.
“Tiá cuả chi là một ông nhà nho… như dượng… ở ngoài này. Ông đặt tên cho chị là Điểm, là bắt chước theo cái tên bà Đoàn thi Điểm…
“Tiá cuả chị… hùn mở trừơng Dục anh trong Phan thiết… Về già ông bị mù… Lẩn quẩn trong nhà, chà cho lán mấy cây cột gỗ…
“…ngày xưa con cá mòi ở Phan thiết, nó nhiều lắm… Cá mắm ở Phan thiết… nhiều hơn ngoài mình…
“…chị được Tiá chị cho đi học… chữ Quốc ngữ, chữ Pháp… Học chung với toàn bọn con trai. Học chưa tới đâu thì… bị nghỉ học. Rồi thì lấy… anh…
Chị kể cho tôi nghe như thế. Có lẽ vì tôi thích nghe. Nghe chăm chú giữa những bữa cơm chiều rất đạm bạc.
— Anh Sếp… bây giờ… ở đâu ?
— Anh còn ở trong Khu Sáu. Còn mấy đứa ở trong đó với anh. Cháu Viên là lớn nhất.Cháu Dân, cháu Quấc, cũng còn ở với anh. Chị mang về quê nội ba đứa gái. Cháu Phương, cháu Lâm và cháu Hoa.
Tôi chỉ thấy cháu Phương và cháu Hoa ở với chị. Cháu Hoa có lẽ mới lên hai. Thấy chị còn cho nó bú.
— Cháu Lâm thì… ông bà nội bắt giữ… mà nuôi…
***
Tôi giỏi toán hạng nhất ở lớp Nhì. Ở lớp Nhất, có anh học trò đứng đầu lớp, là nhờ giỏi toán. Tôi kiếm đâu ra một phần tư manh giấy trắng. Giấy Đáp cầu. Đóng một cuốn vở thừa ra, Rồi ngồi trong lớp đợi “ ngày lành “, ngày mà ông thầy anh ấm cuả tôi vui… Đem cuốn vở đó lên, vào lúc học trò ra về đã hết, thưa:
— Thưa anh… anh ra thêm bài toán đố, cho em… Về nhà… làm thêm.
Ông cười vui vẻ, và bỏ cuốn vở đó vào cặp. Tôi cúi đầu (như để chào) rồi chạy… đi mất.
Hai ngày. Ba bốn ngày. Năm sáu ngày rồi mà ông quên phéng cái ơn huệ nhỏ mọn. Ông không nhắc, không… trả lại cuốn tập toán. Tôi bắt đầu sợ.
Vào một ngày lành vào tuần lễ sau đó. Ông trả lại vở cho tôi. Bấy giờ học lớp nhì còn có môn tập viết. Ông gạch hang nguyên cuốn vở cho tôi. Ông viết một câu làm mẫu, bằng mực đỏ:
“Chữ viết cuả tôi còn xấu. Tôi phải tập viết chữ”
Chẳng những tôi đã tập viết cho đầy một cuốn vở ấy, mà tôi còn … “gặm một khối căm hờn” trong môn viết chữ viết.Tôi mượn vở học cuả “ tụi long phụng” mà vẽ theo cho bằng được.
Cũng nhờ đấy mà tôi có them việc làm. Sao chép các “Thông báo, Chỉ thị” cuả bà Sếp Ba, Chủ tịch Ban Chấp Hành Phụ nữ xã. Chép thành ra mười bản vào mỗi cuối ngày thứ tư trong tuần.
“ Chữ cuả em tròn triạ, dễ đọc đối với trình độ cuả các chị em Ban Chấp Hành các thôn, hơn là chữ cuả chị”.
Xã Đại đồng cuả tôi có đến Mười thôn, mười BCH Phụ nữ Cứu quốc. Chết cha thằng em Nhi đồng cứu quốc luôn.
Nhưng may mà cái lớp Nhì, cái khoảng đời ở trọ cuả tôi nó đã qua đi cái vụt.Tôi đậu Tiểu học và đi… Lê Khiết. Bà Điểm đi là Phụ nữ tỉnh …
Tôi không còn gặp chị Sếp Ba,và ô ng thâầ y anh ấm từ bấy.
***

Hà nôi ngày 10/1975
“ Em Hạ,
“ Chị thấy chị vẫn còn có trách nhiệm đối với em như là cô Vân ị
“ Nhân có người về Nam, chị gửi cho em hai cuốn sách.Em đọc xong, cho chị biết ý ki ến.
“ Điểm.
“ Sự thất bại cuả ý thức hệ phong ki ến”
“ Sự thất bại cuả ý thức hệ tư sản”
Tác giả Trẩn văn Giàu.”
Tôi chỉ nhận được thư. Sách thì còn đợi ra trại, về nhà mới thấy.
Từ bé, hồi còn rất bé, tôi đã thích đọc sách. Sách gì cũng đọc.Nếu đọc sách bậy bạ mà hư người thì tôi phải hư hơn ai hết.Nếu đọc sách Mác xít mà thành người cộng sản, thì chắc bây giờ tôi đã có trên năm chục tuổi Đảng.Tôi không nhớ sách.Vì vây khi đọc sách cuả ông Giàu xong, chị Điểm hỏi tôi thấy thế nào. Tôi bảo:
— Quan điểm lâp trường cuả ông Giàu là quan điểm Mác xít. Ở trong này, tụi em có đọc Marxism, và nhiều những..ism khác.Có lẽ ông Giàu đang viết một cuốn khác nữa, sau này …
Bà chưa quen với lối đùa cợt cuả tôi. Hỏi:
— Sao em biết ? Cuốn gì thế …
Tôi vờ nghiêng đầu nói nho nhỏ tên một cuốn sách mà tôi phịa ra “ sự thất bại cuả ý thức hệ … đương thời”.Bà bảo:
— Cái thằng quỷ !
Số là trước đó, chị em đã ngồi ôn lại những chuyện ngày cũ, ngày chị sống ở chợ Long phụng. Nhà thuê cuả bà Chúng. Bà Sum có những người con trai là anh Vầy,thằng Hội. Cạnh nhà ông Thừa bán thuốc Bắc.Có nhà bà Lan đen ở trên tỉnh tản cư về với hai thằng con đen như “chà và”. Có nhà bà Sếp Ba.
— Chị biết không …? Hồi đó mỗi lần ông Giáp văn Cương, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 đến nhà chị, em đã chạy ra đường tập bắn bi… Em lén nghe thử ông nói. … chuyện gì với chị …
— Cái thằng quỷ … !
Ông Giáp văn Cương (về sau là môt ông Tướng ngoài Bắc) nghe nói cũng là Sếp ga, Nhưng thuộc lớp nhỏ hơn anh Sếp Ba, chị Sếp Ba tôi ít nhất là mười tuổi.
Thuả nhỏ, cứ thấy ai có râu nhiều, nghĩ là … phải già, lớn tuổi. Bà Điểm thì có nước da trắng,chắc là phải trẻ.
Chị bắt tôi phải “có ý kiến”, về kiến trúc cuả lăng Bác Hồ. Có ý kiến về “tụi thằng Thiệu thằng Kỳ”. Chị bắt tôi phải đọc báo Học tâp, và cho ý kiến.Mỗi lần như vậy, tôi hay đánh trống lãng, bằng những chuyện … lan man.
Kiến trúc La mã, kiến trúc Hy lạp,kiến trúc Gothique, …Kiến trúc Đình khác kiến trúc Chuà, Lăng tẩm bên Tàu khác lăng tẩm ở Huế …
Chuyện trồng cây, tưới phân. Chuyện nuôi heo,lai giống. Chuyện đào mương đắp đập…
Thượng vàng, hạ cám biết bao nhiêu, tôi nói bấy nhiêu cho bà nghe.
— Làm sao em biết được cả những chuyện đó.
— Tại vì em từng làm thầy giáo. Em sợ thua học trò.Tụi nhỏ trong nầy, ghê lắm chị ạ …Qua một đêm không đọc sách, sáng ra thua tụi nó ngay …
Môt hôm bà đến nhà để nhờ vơ tôi đi tìm mua cho anh “một cái đồng hồ quả quýt”.Phải là thứ to gấn bằng quả quýt, có nút lên giây, có đủ ngày giờ … Kiểu … min nớp xăng ca răng ( 1940’s).
Bà bắt gặp tôi lúi húi đọc bản Báo Cáo rất chi tiết cuả d/c Chủ tịch hay Bí thư tỉnh T.B…ngoài Bắc.Tôi viết lung tung trên mây tờ giấy lớn. Tôi làm tính làm toán theo các số liệu báo cáo …
— Em đang làm cái gì đó… ?
— … em đang làm nhân dân. Em đinh bỏ tù ông này …
Bà bảo tôi trình bày, giải thích nhiều khoản …, từng khoản :
“ Chị xem nào …! Bấy nhiêu người, bấy nhiêu ngày, bấy nhiêu lượt người ngày quét lá làm phân, bấy nhiêu ngày trồng cây nhớ Bác, bấy nhiêu lượt người hội họp học tập Nghi quyết …,Bấy nhiêu tài nguyên mà ông làm ra bấy nhiêu sản lượng. Bấy nhiêu thóc luá hoa màu mà ông nuôi ra từng ấy lợn hơi, lợn móc hàm … bấy nhiêu vịt, bấy nhiêu gà …
“Thì cái tỉnh T.B, không ai còn đủ gạo mà ăn, không còn một cái cây cái lá nào còn sót cho năm sau … Và mỗi con lợn xuất chuồng chỉ cân đưoc chừng mười ký …”
— … em viết lại cho sạch sẽ rõ ràng.Chị sẽ đọc lại …Chị sẽ mang về Hà nội … Cho người ta thấy …
— Bộ chị muốn giết em sao … !
Tôi vẫn phải chấp hành cái lệnh cuả bà. Vì trước đó bà đã bày vẽ cho tôi một chuyến làm ăn … lớn.Chạy vay vốn,mua sợi cước(đan lưới cá) trong Nam, chở về bán cho người làm biển ngoài Trung. Tiền lời ra sau vài chuyến, đủ tùy gia phong kiệm trong mười năm (1976 – 1986).Một cái ơn trời bể …
Bấy giờ bà đã nghỉ hưu. Bà đang có những con những rể những cháu ở Hà nội, ở Sài gòn, ở Bình thuận … Bà còn giữ hộ khẩu Hà nội … nhưng thường đi đi về về trong này bằng máy bay.
Nhớ có những lần bà bảo :
“… mẹ con chị ngoài ấy trước kia, có những lần đóng cửa lại mà … khóc với nhau. Một bầy dòi …em ạ ! “
Dạo ây gia đì nh anh chị tôi còn hai đứa con gái út đang sắp vào Đại học.Bà tổ chức các con, các rể … đã là ông này bà nọ, một cuộc hội nghị tại Sài gòn. Gọi tôi đến nghe cho biết “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mấy thằng con trai và mấy đứa con gái lớn lo tiếp chuyện tôi.Không phát biểu nhiều. Duy có ba anh chàng rể thì đóng góp ý kiến nồng nhiệt:
— Mẹ hãy để các em học ở Hà nội. Ngoài ấy chuyên sâu hơn … Tổ chức Đoàn đội có quy củ hơn …
Tôi vểnh tai nghe.
— Con hoàn toàn không đồng ý. Mẹ cứ cho các em vào học Đại học Sài gòn.
— Chú ấy bảo thế … là không đúng đâu ! Trong này nó áp dụng hệ “mười hai năm”( trung học).Trên ĐạI học, thì nó còn có các phân khoa rõ rệt …! Sinh viên chúng nó có phong cách học tập …khác hẳn, hơn hẳn ngoài mình … Học ra học, chơi ra chơi …
— Con nhất trí với chú … Bảo chuyên, và sâu ư … Trong này có thể lại chuyên sâu hơn hẳn ngoài ta … nữa đấy.Mẹ cứ cho hai em vào đây …
Tôi lấy tai nghe.
Và sau đó thì được biết rõ thêm rằng ba ông (Tiến sĩ ) Nghè -rể … đều đang là Giáo sư Đại học trong này. Một đứa xuất thân Quảng ngãi quê cha, và hai đứa xuất Bình thuận, quê mẹ cuả các đứa cháu Hà nội cuả tôi.Một từ Trung quốc về, hai từ Liên xô về từ cuôi thập niên 1960s …
Bà Điểm sau đ ó, đã cho hết hai đứa con út về học ở Sài gòn cuối thập niên 1970s. Và tôi thì mang bầy con ra khỏi nước …
Eo ôi,cho tới giờ này không có đứa nào có bằng cấp học vị gì cho cao.
— Chị Ba ơi … Em không có được uy thế về kinh tế, không thể có uy thế về chính trị …Con em nó chẳng bằng ai. Báo cáo chị !
Đó là giả sử như xuống tuyền đài, tôi còn gặp lại bà Điểm, người chị dâu cuả tôi mà báo cáo.

Liễu Hạ Thị
9/2004.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button