anh cho em mùa xuân

Vĩnh Du

Cái máy Yanmar ba bloc đầu bạc nấc lên những tiếng nổ nghèn nghẹn cuối cùng rồi im bặt. Người tài công phóng xuống hầm máy, lúc này nước đã xâm xấp vì sóng dập liên tiếp trong suốt mấy ngày qua. Anh ta nắm chặt sợi dây ló ra từ chiếc đầu máy giật lia giật lịa. Mùi dầu cặn bốc ra ngầy ngật. Khối sắt ương ngạnh vẫn trơ trơ, không có dấu hiệu gì cho thấy nó sẽ trở lại tình trạng bình thường. Mồ hôi trên trán người tài công nhỏ xuống thành dòng. Thất vọng, anh ta chui ra khỏi hầm, ngồi bẹp xuống khoang, lắc đầu. Cái lắc đầu của anh như một tảng băng lạnh buốt rơi xuống ngay trên đầu mọi người ngay giữa vùng biển nóng như thiêu đốt. Trên khuôn mặt họ, ngoại trừ anh tài công và vài người đàn ông khác, ai nấy cũng đều lộ ra vẻ sợ hãi và lo âu cùng cực. Không sợ hãi sao được khi mà cái máy tàu, như trái tim của con người, đã ngừng đập. Nó đã thôi không còn bật lên những tiếng nổ chói tai nhưng tràn đầy sức sống. Nó đã thôi không còn thở ra những cụm khói đen từ cái ống sắt nóng bỏng ló lên bên trên mui thuyền. Khốn nỗi không ai trên chiếc thuyền định mệnh này có chút kiến thức nào về máy móc. Người thanh niên tự xưng là thợ máy bây giờ chỉ biết ngồi đực ra, mặt xám xịt vì xấu hỗ xen lẫn sợ hãi. Anh ta đã tự khoác cho mình cái áo thợ máy để được xuống thuyền vượt biên. Cũng may không ai căm giận đến nỗi túm lấy anh mà quăng xuống biển. Chừng như trong phút nguy nan, người ta bỗng đâm ra thương và tội nghiệp nhau hơn.
Thế là hết. Vô vọng. Con thuyền như một cái xác không hồn trôi vật vờ trên mặt biển lúc này sóng đã tạm yên. Trong lòng chiếc thuyền khoảng mười thước bề dài và ba thước bề ngang là hai mươi ba sinh mạng con người không biết sẽ ra sao. Cái sống mỗi lúc một thêm mơ hồ và cái chết thì rất cận kề. Biển cả quá mênh mông, chung quanh chỉ trời và nước. Con thuyền như một chấm rất nhỏ giữa cái vòng tròn xanh thẫm vĩ đại đó. Ban ngày đã thế, ban đêm còn đáng sợ hơn. Mặt biển đen ngòm như mực và bầu trời không một ánh sao. Con thuyền đã trôi như thế một ngày một đêm. Ðã có rất nhiều con tàu thật lớn với đèn đuốc sáng choang xuất hiện chung quanh nhưng mặc cho những ánh lửa cầu cứu tuyệt vọng cháy bập bùng trên mui con thuyền khốn khổ, những chiếc tàu vĩ đại ấy cứ lặng lẽ bỏ đi mỗi lúc một xa cho đến khi mất dạng trong màn đêm dày đặc. Chẳng hiểu tại sao người ta lại có thể dửng dưng đến độ lạnh lùng cho dù có thể họ biết rằng bên dưới ngọn lửa kia là những con người đang đi dần vào vòng tay thần chết. Họ cũng không buồn dừng lại một phút để nhìn xem con thuyền đang trôi bập bềnh ấy là cái thứ quái quỉ gì.
Không kể những đứa trẻ đã ngủ thiếp đi vì chẳng biết sợ hãi là gì, những người còn lại mà nhất là mấy người đàn bà đều hoang mang và lo âu đến gần như ngây dại. Trong số những người đàn bà ấy có Thu, một thiếu phụ trẻ vượt biên cùng với hai đứa con nhỏ, một lên năm và một lên ba. Từ lúc nhìn thấy người tài công ngồi bẹp xuống khoang thuyền lắc đầu chán nản nàng đã cảm nhận ra hiểm nguy đang chực chờ trước mặt. Dù biết thế nhưng nàng vẫn cố bình tĩnh vì hơn ai hết nàng biết mình là điểm tựa duy nhất cho hai đứa bé. Không thể để cho chúng thấy bộ mặt sợ hãi của mình, Thu tự nhủ.
Gần bốn ngày trên mặt biển da nàng đã hóa ngăm ngăm màu bánh mật. Hai đứa con của nàng lúc mới xuống thuyền trắng trẻo bao nhiêu thì bây giờ đen đúa bấy nhiêu. May cho Thu, chúng rất ngoan và không hề khóc. Chừng như chúng cũng mơ hồ nhận ra chuyến đi này có một cái gì đó rất lạ lùng, bí hiểm, không như những chuyến đi khác. Thu đã từng tay xách nách mang hai con đi thăm chồng ở các trại cải tạo.  Có khi nàng đã phải đi cả ngày trời mới đến nơi, để rồi chỉ được gặp Nghĩa không đầy mười phút. Ngắn đến nỗi Nhân, đứa con trai ba tuổi không kịp làm quen với ba nó. Bởi lẽ khi bé Nhân vừa đầy tháng thì Nghĩa đã sống kiếp ngựa trâu trong một trại cải tạo cách  Sài gòn cả trăm cây số. Xuân, đứa con gái của hai  người  nay  đã lên  năm. Con bé ra đời một tháng sau ngày hiệp ước Ba Lê được ký kết và mùa Xuân đang đến trong lòng người miền Nam với hy vọng hòa bình. Lúc ấy Nghĩa vừa tốt nghiệp Thủ Ðức với cái lon chuẩn úy. Chàng được đổi về một đơn vị Ðịa Phương Quân đồn trú tại Chương Thiện. Thu muốn mang con theo để được gần chồng nhưng Nghĩa không đồng ý. Chàng không muốn người vợ thương yêu và đứa con bé bỏng của mình phải đối diện với những bất trắc có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Hiệp ước ngưng bắn tuy được ký kết với sự giám sát của thế giới nhưng cuộc chiến giành dân lấn đất lúc này mới thực sự nổ ra. Trước thái độ cương quyết của Nghĩa, Thu đành trở về Sài gòn sống với ba mẹ chồng, cam phận làm dâu. Biết Thu mồ côi từ tấm bé, vả lại Nghĩa lại là con một, hai ông bà thương con dâu như thể con ruột. Ngày tháng lặng lờ trôi qua và Xuân mỗi lúc một lớn nhanh như thổi.
Rồi tháng Tư oan nghiệt vụt đến mang theo xe tăng, đại pháo và những chiếc dép râu man rợ của quân thù phương Bắc vào ngay tận con tim thành phố Sài Gòn. Miền Nam đắm chìm dưới màu cờ máu. Hơn tuần lễ sau, khi Thu đang hoang mang không biết số phận chồng ra sao, Nghĩa trở về. Chàng về không phải trong bộ đồ nhà binh màu cứt ngựa với chiếc bông mai vải đen trên cổ như những lần trước mà trong bộ đồ thường dân rộng thùng thình, chừng như của một người dân tốt bụng nào đó đã cho chàng trong cơn hỗn loạn. Sài Gòn như một con bệnh đang lên cơn sốt, sống những ngày tháng thoi thóp lo âu dưới chế độ mới. Ngày nào cũng nghe loáng  thoáng  có tin  Ủy Ban Quân Quản đã xử  tử một người nào đó mà họ nói là có nợ máu với nhân dân. Như những sĩ quan miền Nam khác, Nghĩa không biết khi nào sẽ đến lượt mình. Nhiều đêm tiếng chó sủa đầu xóm đã làm cả nhà thức trắng. Rồi đến những tiếng đập cửa đâu đó và gần nhất là tiếng khóc than gào thét não nuột của một người đàn bà vọng đến trong đêm đã làm Thu sợ đến thất thần. Nàng ốm đi thấy rõ. Chỉ trong không đầy một tháng mà đôi mắt nàng, đôi mắt biếc hồ thu ngày nào đã thụt sâu, trỏm lơ. Người nàng gầy rạc đi, trong khi cái bụng bầu mỗi ngày một lớn. Nàng sợ không khéo mình sẽ sẩy thai mất. Nhưng rất may, giữa tháng sáu đứa con thứ hai của Thu và Nghĩa ra đời. Không đầy hai tuần sau đó, Nghĩa cuốn gói lên đường trình diện học tập theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản thành phố. Chàng đã có ý định trốn không đi, nhưng Thu can ngăn. Nàng nói chánh quyền cách mạng chỉ gọi đi có mười ngày, thôi thì đi như để trả nợ quỉ thần rồi về. Nghĩa không tin vào những gì mà quân chiến thắng đã rêu rao, nhưng chìu ý vợ, anh lặng lẽ thu xếp đi trình diện. Hai vợ chồng đèo nhau trên chiếc Honda đàn bà năm mươi phân khối ra đến trường Trưng Vương, nơi các sĩ quan chế độ cũ được lệnh tập trung. Nhìn chồng khuất sau cánh cổng, Thu bùi ngùi lặng lẽ leo lên xe quay về mà lòng ngổn ngang trăm mối. Nàng biết chồng chấp nhận đi cũng chỉ vì nghe theo lời khuyên của nàng. Liệu rồi chàng có về sau mười ngày theo như lời hứa hẹn của chế độ không?
Nghĩa đã không về. Một năm, hai năm rồi ba năm trôi qua. Ðể bây giờ Thu ngồi trên chiếc thuyền tử sinh  bập  bềnh  trên  biển Ðông đầy bất trắc nơi sóng to gió dữ có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Nàng đã không muốn vượt biên trong hoàn cảnh như thế này. Nhưng lần cuối dắt hai con lên thăm chồng, lúc ấy đã bị đưa ra một trại cải tạo nằm sâu trong rừng Tây nguyên heo hút, Nghĩa đã lợi dụng lúc tên quản giáo không để ý đã khuyên Thu nên dẫn con ra đi. Nghĩa bảo phải đi bằng mọi giá. Ði để còn hy vọng cho con và cho cả mọi người. Thu không muốn bỏ chồng trong tình huống ngặt nghèo như thế, nhưng ở lại cũng chẳng làm gì khác hơn được. Tình thế mỗi lúc một bi đát, gia đình Nghĩa rơi xuống gần đến tận cùng đất đen. Chút tài sản dành dụm từ mấy chục năm qua cũng đã rơi vào tay nhà nước. Nàng và ba mẹ chồng đã phải mang đồ trong nhà ra bán lần bán lữa, kể cả chiếc Honda đầy kỷ niệm của hai vợ chồng, chiếc xe đã một thời đưa hai người đến với nhau, là chứng tích cho một cuộc tình. Chỉ còn lại cuối cùng là căn nhà trống không, chưa biết sẽ lọt vào tay cách mạng lúc nào. Tổ trưởng tổ dân phố đã nhiều lần lên giọng hách dịch bảo gia đình nàng dọn đi vùng kinh tế mới tham gia lao động sản xuất để đứa con ngụy quân được Ðảng và nhà nước khoan hồng cho về sớm hơn. Nhưng bố mẹ Nghĩa vẫn cố bám lấy căn nhà như bám víu lấy chút hy vọng mong manh. Căn nhà, nơi Nghĩa đã sinh ra và lớn lên, là một cái gì vô cùng thiêng liêng. Và cha mẹ Nghĩa nhất định ở lại. Sau khi biết được ý muốn của Nghĩa, hai người đã tìm cách xoay sở giúp cho Thu dẫn con xuống thuyền vượt biên.
Một đêm bất định trên biển cả đã dần qua. Hàng chục con tàu to như những thành phố nổi đã lần lượt bỏ chiếc thuyền bé bỏng của Thu. Bóng tối đã lui dần và tận cuối chân trời vầng dương đang chầm chậm nhô lên từ bên kia đáy nước. Xa xa lại thấy thấp thoáng bóng một con tàu xám xịt trên nền trời mờ nhạt. Vài người đàn ông trên thuyền lại xé quần áo buộc lại nhúng dầu đốt lửa làm hiệu kêu cứu. Bóng con tàu hiện ở cuối chân trời đã làm lóe lên tia hy vọng trong lòng mọi người. Những con mắt lạc thần lại có dịp sáng lên khi nhìn về hướng con tàu, lúc này vẫn hãy còn xa tít. Chừng như nó đang đứng bất động. Chiếc tàu thật dài, với những cột nhô cao lên như những chiếc cần câu. Bỗng dưng hình dáng con tàu thu nhỏ lại, nhỏ lại từ từ. Có tiếng thở dài thất vọng, thôi rồi nó lại bỏ đi. Nhưng không, chừng như con tàu đang xoay mình nhắm hướng chiếc thuyền mắc nạn mà tiến dần vào. Thu nhắm nghiền hai mắt, chắp tay lâm râm khấn nguyện. Nàng nghĩ có lẽ đây là hy vọng cuối cùng. Bởi lẽ nếu không được cứu ngày hôm nay, liệu ngày mai biển cả có còn yên lặng nữa hay không? Khấn xong, Thu mở mắt ra nhìn chằm chặp vào chiếc tàu màu xám mỗi lúc một lớn dần. Rõ ràng là nó đang tìm đến với những người lâm nạn. A¨nh mắt rạng rỡ niềm vui, Thu lẩm bẩm tạ ơn Trời Phật. Khi còn cách chiếc thuyền khoảng vài trăm thước, con tàu từ từ bẻ lái xoay ngang. Bỗng có tiếng la thảng thốt của anh Mẫn, người tổ chức vượt biên:
– Chết rồi, bà con ơi! Tàu của nước nào đây mà có hình búa liềm trên ống khói!
Tiếng anh Mẫn như sấm dội chát chúa vào tai của từng người lớn trên thuyền, lúc này ai cũng đang nhìn đăm đăm về hướng chiếc tàu với nỗi vui mừng trước viễn ảnh thoát chết. Nét  vui  trên  mặt  mọi  người  tan biến đi. Họ cố không tin chiếc tàu đang đứng trước mặt họ là tàu của khối cộng. Người ta đã nghe nhiều lần về chuyện tàu Liên Xô vớt người trên biển và đưa trở về Việt Nam. Nhưng trễ quá rồi, không còn đường nào khác. Chiếc thuyền đánh cá của họ đã như cái xác trôi vật vờ không định hướng từ ngày hôm qua, làm sao mà chạy thoát bàn tay khổng lồ của chiếc tàu có hình liềm búa này. Với nét mặt đăm chiêu, anh Mẫn trầm tỉnh cất giọng:
– Bà con nghe tôi nói đây. Tôi nghi đây là tàu Liên Xô, vì tôi đã thấy có chữ gì giống như chữ Nga trước mũi tàu. Nếu họ biết mình là người Việt tôi tin chắc chúng ta sẽ bị trả về Việt Nam. Trễ lắm rồi, chúng ta phải hành động ngay, không thể chần chừ. Chúng ta sẽ nói với họ chúng ta là người Cao Miên, người Kam-pu-chia. Bà con không ai được nói mình là người Việt Nam hết nghe không! Vì vậy,  ta phải đốt hết tất cả những gì có thể tố cáo với họ rằng mình là người Việt. Giấy tờ, thuốc lá, tiền bạc, kinh sách… đốt hết. Bà con nghe rõ chưa?
Lời anh Mẫn như tiếng pháo lệnh tối hậu. Bản năng sinh tồn làm con người bỗng trở nên nhanh nhẹn vô cùng. Không ai bảo ai, người ta lôi ra hàng xấp giấy bạc tiền Việt Nam bó lại hoặc đút vào lò mà đốt. Hàng chục cây thuốc lá Ðồng Nai, Sài Gòn Giải Phóng  dấu kỹ từ mấy ngày qua trong phút chốc cũng làm mồi cho thần hỏa. Anh Mẫn nhìn quanh quất chung quanh thuyền lần nữa như để cầm chắc không còn một dấu vết Việt Nam nào. Sau đó, mọi người lặng yên, hồi hộp chờ đợi.
Giờ phút quyết định  đã đến. Chiếc tàu búa liềm bấy giờ đã cập sát chiếc thuyền vượt biên. Thang dây được thả xuống và những người thủy thủ da trắng leo xuống thuyền. Lạ một nỗi không ai trong bọn họ có mang vũ khí. Chừng như chiếc tàu này không phải là tàu quân sự. Khi anh Mẫn hỏi, họ cho biết họ đang trên đường về Liên Xô sau khi vừa hoàn thành một chuyến công tác ở Việt Nam. Sau khi khám xét chiếc thuyền một hồi lâu và chất vấn anh Mẫn cùng hai tài công, hai người thủy thủ leo lên chiếc thang dây trở về tàu của họ.
Năm phút, mười phút rồi một giờ trôi qua. Sự đợi chờ trong nỗi bất định như những bàn tay quái ác bóp chặt vào khí quản từng người. Cuối cùng, hai thủy thủ ban nãy xuất hiện và thêm một chiếc thang dây được thả xuống. Họ đã đồng ý cứu những người tỵ nạn từ Kam-pu-chia. Nhưng họ sẽ đưa đi đâu, không ai được biết. Mọi việc vẫn còn trong vòng nghi vấn.
Các thủy thủ Liên Xô tiếp tay với những người đàn ông trên thuyền đưa trẻ em và phụ nữ lên tàu trước. Hai con của Thu  được lên đầu tiên. Ba người tị nạn cuối cùng rời thuyền là anh Mẫn và hai người tài công. Sau khi ai nấy đã an vị trên tàu, một thủy thủ buộc dây thừng vào chiếc thuyền nhỏ để kéo theo. Không ai biết tại sao họ lại quyết định như thế. Có người nghĩ rằng tàu Liên Xô sẽ đưa họ đến một nơi nào đó gần đất liền rồi bắt họ xuống thuyền bơi vào bờ.
Mười phút sau khi chiếc tàu Liên Xô tiếp tục cuộc hải hành, gió từ ngoài khơi nổi lên mang theo những  đợt  sóng  khá cao. Chừng như một cơn bão đang dần đến. Những người tỵ nạn “Kam-pu-chia” đừng nhìn theo con thuyền đã dung chứa họ trong mấy ngày qua, lòng buồn vui lẫn lộn. Sóng nổi một lúc một nhiều, có những ngọn sóng khá to ập cả vào chiếc thuyền bên dưới. Giây lát sau, một tiếng rắc thật lớn vang lên và con thuyền vỡ ra làm đôi. Phần còn lại vẫn dính vào chiếc dây thừng, tòn ten bên dưới. Một thủy thủ Liên Xô với con dao khá dài trên tay, tiến đến sát bên mạn tàu, giơ tay cao chém mạnh vào sợi dây. Sợi dây đứt ra, phần còn lại của con thuyền rời khỏi chiếc tàu, nổi lều bều rồi chìm khuất trong những  đợt sóng bủa vây. Ðưa tay tháo nốt khúc dây thừng còn lại, anh thủy thủ quay đầu nói với anh Mẫn bằng tiếng Anh, giọng nhát gừng:
– Các người may mắn lắm đấy.
Nói xong hắn lặng lẽ bỏ đi. Những người tị nạn”Kam-pu-chia” nhìn nhau bằng ánh mắt của  kẻ sống sót sau cơn hồng thủy. Có lẽ Trời đã nghe được tiếng kêu cứu bi thương của người vượt biển mà ra tay tế độ. Thoát chết nhưng vẫn còn một nỗi băn khoăn không biết chiếc tàu Liên Xô sẽ đưa họ đi đâu. Vẫn chưa thấy con tàu đổi hướng. Ðể gợi lòng thương hại, anh Mẫn đã nói với viên thuyền trưởng rằng ông ta có thể mang người tỵ nạn đi đâu cũng được ngoại trừ Việt Nam và Cao Miên, với lý do rất giản dị rằng Việt Nam là nước thù nghịch và Kampuchea là nơi mà họ đã liều chết ra đi. Viên thuyền trưởng chỉ im lặng, không tỏ thái độ dứt khoát nào. Và cứ thế mọi người vẫn canh cánh trong lòng một nỗi lo âu. Nếu bị mang về Việt Nam thì thà chết trên biển còn hơn. Nhất là Thu, làm vợ của một sĩ quan ngụy đang đi cải tạo rồi lại vượt biên thì không làm sao tránh được đòn thù của chế độ. Ðêm trước ngày xuống thuyền ra đi, khi ngồi trong một quán cà phê ở Vĩnh Long, một trong những điểm hẹn của nhóm người vượt biên, Thu đã nghe qua máy truyền thanh tin một số người vượt biên bị xử tử vì chống lại với công an khi bị bắt. Cái tin ấy đã làm nàng và một số người rúng động, nhưng đã quyết ra đi thì không thể nào trở lại Sài Gòn. Thôi thì cũng đành nhắm mắt đưa chân, chỉ cầu mong ơn trên ngó đến hai đứa con nhỏ mà giúp nàng đến bến bình yên.
Anh Mẫn căn dặn người tài công phải luôn xem chừng hướng đi của tàu, nếu thấy có vẻ gì khả nghi phải lập tức thông báo để anh kịp thời nghĩ ra phương cách đối phó. Người tài công vẫn còn giữ lại được chiếc địa bàn loại M1 của quân đội Mỹ, vì thế việc theo dõi phương hướng không mấy khó khăn. Suốt một ngày trôi qua nhưng chiếc tàu Liên Xô vẫn tiếp tục xuôi về hướng Ðông Bắc. Dù vậy, hiểm nguy vẫn chực chờ vì bờ biển Việt Nam rất dài và con tàu rất có thể sẽ tấp vào Hải Phòng. Mệt lã vì những ngày dập vùi trên biển cộng với sự lo lắng triền miên, Thu lăn ra ngủ say như chết.
Khi Thu tỉnh giấc thì chiếc tàu đang nằm trong hải phận Phi Luật Tân. Những người thủy thủ Liên Xô đã thay đồ trắng và đứng sắp hàng hai bên boong tàu. Trước mũi và bên cạnh con tàu là hai chiếc khinh tốc đỉnh của hải quân Phi. Sau đó khá lâu, từng người tị nạn “Kam-pu-chia” được lệnh nối đuôi nhau rời tàu Liên Xô để bước xuống hai chiếc khinh tốc đỉnh. Nỗi lo lắng của mọi người bấy giờ đã tiêu tan như bọt sóng để thay vào đó là sự mừng vui và ngạc nhiên tột độ vì không ai có thể tin được một chiếc tàu cộng-sản lại có thể đưa những người trốn chạy cộng-sản đến bờ bến tự do.
Nước mắt Thu lăn dài trên má. Bấy giờ nàng mới có thì giờ hồi tưởng lại những phút hiểm nghèo với sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong đường tơ kẻ tóc. Nàng nghĩ không chừng kế hoạch do anh Mẫn đề ra đã giúp cho đoàn người không bị tàu Liên Xô trả về Việt Nam. Nhưng có một điều nàng tin chắc là Phật Trời đã ra tay cứu vớt những đứa con tội tình. Ðiều đó rõ như ban ngày vì nếu chiếc tàu Liên Xô đến chậm trong vài giờ thôi, chiếc thuyền vượt biên cùng hai mươi ba sinh linh  giờ này chắc đã vùi thây trong lòng biển cả.
Khi Thu mở mắt ra quay đầu nhìn lại thì con tàu Liên Xô hãy còn đứng đó, bất động. Những người thủy thủ vẫn đứng lặng hai bên mạn tàu, trông theo hai chiếc khinh tốc đỉnh như quyến luyến những người bạn đồng hành bất đắc dĩ đã theo họ trong hai ngày qua. Hay có lẽ họ đang thèm muốn được ngắm nhìn đất nước tự do trước mặt. Bỗng dưng Thu thấy bùi ngùi và đâm ra tội nghiệp cho những người cộng sản trên chiếc tàu cứu mạng. Cho dù họ là kẻ thù hay có là gì đi nữa thì họ vẫn là người ơn của nàng, một cái ơn nàng không biết đến bao giờ trả được. Thu đưa tay vẫy chào từ biệt rồi vội quay mặt đi, nghe trên môi như có gì mằn mặn
***
Về đến căn cứ hải quân Phi Luật Tân, nhóm người tỵ nạn tháo bỏ lớp áo người Miên và lập tức khai với giới chức thẩm quyền rằng họ là người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Một tuần sau, họ được chuyển sang trại tị  nạn Mandaluyong, ở ngoại ô thành phố Manila. Nơi đây, ba mẹ con Thu cùng những bạn thuyền nhân đã chính thức trở thành người tỵ nạn hợp pháp dưới quyền kiểm soát của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Cuộc sống trong trại rất bình lặng, buổi sáng sau khi điểm danh xong mọi người lắng nghe ban thông tin gọi tên để lên nhận thư thân nhân. Lần nào cũng vậy, Thu đều chăm chú lắng tai nghe dù biết rằng thư của nàng, nếu có, chỉ đến từ ba mẹ chồng ở Việt Nam. Mồ côi từ tấm bé, Thu ở với người dì cho đến ngày khôn lớn. Một năm sau ngày nàng và Nghĩa nên duyên vợ chồng, bà dì yêu quí của nàng cũng đột ngột ra đi. Bà ta nằm xuống đơn độc, không con cái. Từ đó, Thu không còn người thân nào  khác ngoài chồng con và gia đình bên chồng.
Sau khi nghe ban thông tin gọi tên xong, Thu sắp hàng đi nhận phần ăn và lấy nước. Nhờ có hai con nhỏ, Thu được sắp xếp cho ở trong một căn phòng khá ấm cúng, tuy có phần chật chội vì phải chung chạ với rất nhiều người. Diện tích ở của mỗi người khoảng chừng hai thước vuông. Ai nấy cũng khư khư giữ chặt cứng những vật dụng cá nhân vì nếu không thì chúng sẽ biến mất bất cứ lúc nào. Tình trạng an ninh trong trại rất ổn định, nhân viên quản lý và trật tự Phi rất dễ chịu, không hề có thái độ hách dịch hay quấy nhiễu người tỵ nạn, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn và một nữ tu người Việt từ Manila thỉnh thoảng đến thăm để quan sát cũng như theo dõi tình hình trong trại. Có những buổi chiều buồn chán trống trải Thu thường dẫn con đi ra xóm nhỏ gần đó để la cà làm quen với những  người  Phi. Họ  rất dễ thương,  hiền hòa, hiếu khách. Một lão già chủ tiệm tạp hóa thích nựng hai đứa con nàng và cho chúng bánh kẹo, đồ chơi. Thu nhủ thầm, đây đúng là những ân nhân của mình và quốc gia Phi Luật Tân quả là một miền đất với nhiều tâm hồn cao thượng. Họ đã ra tay che chở mình, không hề tỏ ý ghen ghét hay ganh tị cho dù biết rằng những người tỵ nạn này mai kia mốt nọ sẽ có một đời sống vật chất tốt đẹp hơn của họ ở một vùng đất trù phú xa xôi mà có lẽ họ sẽ không bao giờ đến được.
Ba tháng trôi qua. Thu đã nhận được hai bức thư từ gia đình chồng cho biết Nghĩa vẫn còn ở trại cải tạo. Nàng sống lặng lẽ trong sự đợi chờ và hoang mang không biết ngày mai sẽ ra sao. Có nhiều thuyền nhân đến sau Thu đã xuất trại đi định cư ở Mỹ. Nghe nói họ được thân nhân bảo lãnh. Những người được tàu Mỹ vớt cũng được đi định cư rất nhanh. Thu biết mình tứ cố vô thân nên không còn biết làm gì khác hơn là yên lặng đợi chờ. Ðôi lúc ngã lòng nàng lại nghĩ biết đâu vì mình được tàu Liên Xô vớt cho nên người ta nghi ngờ là gián điệp. Những người đi chung với Thu vẫn còn ở trại, chưa ai được gọi đi phỏng vấn ngoại trừ anh Mẫn vì anh là cựu sĩ quan phế binh của chế độ cu.õ Trước mặt nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn, thương tích chiến tranh của anh ta đã có giá trị hơn hàng trăm chứng từ. Nghĩ vẫn vơ mãi có khi làm Thu muốn nổi điên, nàng đành tìm quên qua hai đứa con thơ và những cánh thư hiếm hoi đến từ quê hương bên kia vùng biển lớn.
Tháng mười ở Manila mưa gào gió động với những trận bão liên tiếp từ ngoài khơi tràn vào. Mỗi lần một trận gió ập đến là mỗi lần những căn lều chung quanh khu phòng Thu ở run lên cầm cập, xiêu vẹo, ẹo tới ẹo lui, mấy tấm bạt tấm bố trên nóc lều chỉ chực chờ tuột ra để bay theo gió. Thu thấy mình may mắn vô cùng được ở trong phòng chắc chắn, kiên cố, tuy có lạnh nhưng không đến nỗi lạnh và ướt như những người ở trong nhà lều ngoài kia. Cảnh tượng những người tị nạn ướt đẫm đứng run lập cập cùng nhau tìm cách chống chỏi cho căn lều khỏi bị gió cuốn đi làm Thu liên tưởng đến hình ảnh chồng mình. Chắc Nghĩa giờ này cũng đang đem tấm thân gầy gò ốm yếu của chàng ra để chống lại với những trận đòn thù của lũ quản giáo. Lần cuối cùng gặp Nghĩa, chàng đã không còn là chàng của những ngày hai người mới quen nhau. Người chàng gầy rạc đi, má hóp lại, hai mắt lõm sâu, râu tua tủa bên trên vành môi thâm đen nứt nẻ như mảnh ruộng khô. Mỗi lần nhìn thấy chồng như thế, Thu lại ân hận khi biết chồng đi trình diện học tập cải tạo cũng chì vì chìu ý nàng. Nàng cũng không hiểu tại sao Nghĩa bị cầm tù quá lâu, di chuyển hết trại này sang trại khác cho dù Nghĩa chỉ là một giáo chức bị động viên vào Thủ Ðức. Biết Nghĩa có ý định trốn trại, Thu đã nhiều lần khuyên chồng cố gắng chịu đựng chờ ngày được thả. Nàng sợ nếu vượt ngục bất thành, chàng sẽ chết dưới lằn đạn thù hay sẽ bị tra tấn hành hạ dã man cho đến chết. Nghe vợ nói, Nghĩa chỉ gật đầu ậm ừ cho nàng yên lòng.
Bỗng có tiếng phát ra từ máy phóng thanh gọi Thu lên văn phòng nhận thư. Nàng đứng bật dậy đi như chạy sau khi không quên dặn Xuân nhớ trông chừng thằng em trai. Lòng nàng rộn lên một niềm vui. Chắc lại là thư của ba mẹ chồng,  không  chừng  Nghĩa  sắp được thả. Suốt ba tháng qua mỗi lần nhận thư nhà là mỗi lần Thu lại có cảm tưởng như thấy bóng con tàu cứu tinh khi còn lênh đênh trên mặt biển. Nàng ký tên vào quyển sổ dầy cộm, nắm chặt phong thư mỏng manh trên tay và đi nhanh về phòng sau khi cảm ơn người trực văn phòng.Về đến nơi, nàng bóc vội thư ra đọc. Bên trong phong thư có in sọc chéo xanh đỏ lộ ra tờ giấy pelure quen thuộc. Mẹ chồng nàng lâu nay vẫn thích dùng giấy pelure để viết thư vì bà nghĩ rằng thư càng nhẹ càng chóng đến tay người nhận. Nét chữ quen thuộc của bà chạy dài trước mắt Thu:

“Thành Phố …. ngày… tháng…năm…
“Con yêu của ba mẹ

 Từ ngày mẹ nhận được cái thư trước của con đến nay cũng đã gần một tháng. Con và hai cháu nội thương quí của ba mẹ vẫn bình an chứ? Bên này ba mẹ vẫn thương và nhớ các con luôn.
Con ơi, mẹ rất đau buồn khi viết những dòng này gửi đến con. Con yêu của mẹ, ba mẹ mong con bình tâm. Mẹ không muốn cho con biết tin này nhưng mẹ không thể làm cách nào khác hơn. Dù vậy, ba mẹ vẫn nuôi hy vọng và ngày đêm cầu nguyện với Phật Trời cho chồng con còn sống mà trở về.
Con ơi, tuần rồi công an Phường có đến nhà mình và cho ba mẹ biết chồng con đã bị quân đội cách mạng bắn chết vì âm mưu trốn trại. Nghe hung tin, ba mẹ tức tốc đi lên trại cải
 taïo cuûa choàng con vôùi hy voïng mong manh raèng coù theå hoï ñaõ laàm vôùi ngöôøi naøo khaùc chöù khoâng phaûi laø choàng con. Nhöng con ôi, maáy ngöôøi caûnh veä treân aáy ñaõ xaùc nhaän raèng ngöôøi troán traïi bò baén cheát chính laø Nghóa. Ba meï ñaõ naèng naëc ñoøi hoï ñöa ñeán nôi choân Nghóa thì hoï döùt khoaùt töø choái. Hoï laïi nhaát ñònh khoâng cho bieát lyù do taïi sao.
Hôn tuaàn leã troâi qua, ba vaø meï khoâng nghe tin töùc gì khaùc hôn. Con ôi, chöa bao giôø ba meï caûm thaáy ñau xoùt nhieàu nhö luùc naøy. Baây giôø thì ba meï chæ coøn coù con vaø hai chaùu laø nieàm an uûi lôùn nhaát vaø ñoäc nhaát. Tình theá luùc naøy caáp baùch laém con aï. Toå daân phoá ngaøy naøo cuõng ñeán baûo ba meï doïn ñi leân vuøng kinh teá môùi ôû Vaøm Coû Ñoâng nhöng ba meï vaãn cöù naèn nì xin ôû laïi. Ba meï khoâng bieát tình traïng naøy seõ keùo daøi ñöôïc bao laâu.
 Cuoái thö ba meï caàu mong cho con vaø hai chaùu noäi yeâu quí cuûa ba meï ñöôïc bình an, nhaát laø con coù theâm söùc khoûe vaø nghò löïc ñeå vöôït qua moïi khoù khaên traéc trôû. Meï mong con bình taâm. Neáu coù tin gì theâm meï seõ laäp töùc vieát thö cho con.”
“Ba Meï yeâu cuûa con”

 Nhöõng doøng chöõ cuûa meï choàng nhö nhaûy muùa tröôùc maët naøng. Thu thaáy maët mình noùng böøng trong khi phaàn thaân theå coøn laïi nhö lòm ñi. Naøng döïa löng vaøo töôøng, nhaém nghieàn hai maét . Xuaân, ñöùa con gaùi cuûa naøng vaãn maõi meâ chôi vôùi em khoâng nhaän ra thaùi ñoä khaùc thöôøng cuûa meï. Maûnh giaáy pelure moûng manh rôi xuoáng chieáu, Thu  uùp maët vaøo hai tay aâm thaàm khoùc, bôø vai naøng rung leân theo töøng tieáng naác. Nghe tieáng meï khoùc, Xuaân boû em chaïy ñeán, naém tay Thu giaät lia giaät lòa- Meï ôi, sao meï laïi khoùc vaäy?
Nhöõng ngöôøi trong phoøng thaáy theá cuõng khoâng hieåu chuyeän gì. Hoï yeân laëng nhö ñeå chia xeû trong khi vaãn theo doõi ñoäng tónh. Hoài laâu Thu môùi môû maét ra, noùi vôùi con:
– Meï coù chuyeän khoâng vui, con cöù tieáp tuïc chôi vôùi em ñi.
Xuaân laïi giaät tay meï, khaån khoaûn:
– Chuyeän gì vaäy meï, sao meï khoâng noùi cho con nghe?
Thu laéc ñaàu, maét naøng vaãn coøn öôùt suõng:
– Khoâng, meï khoâng muoán noùi, con ñöøng laøm meï giaän.
Thaáy meï coù veû cöông quyeát, Xuaân laõng ra, ñeán beân em. Thu naèm vaät xuoáng, loøng vaãn coøn baøng hoaøng tröôùc caùi tin quaù môùi, quaù ñoät ngoät. Naøng thaáy ñaát trôøi chung quanh chæ toaøn moät maøu ñen vaø côn baõo beân ngoaøi baây giôø cuõng laø côn baõo saâu trong taän cuøng taâm thöùc naøng. Hoùa ra chuyeán ñi naøy cuûa naøng hoaøn toaøn voâ nghóa. Naøng ñi laø vì chìu theo yù muoán cuûa choàng, baây giôø neáu thöïc Nghóa ñaõ cheát thì coøn gì ñeå hy voïng vaø mô öôùc. Loøng naøng thoaùng choác daáy leân moät noãi caêm thuø. Cheá ñoä naøy, chính cheá ñoä naøy ñaõ laøm ñaûo loän cuoäc ñôøi naøng, ñaõ cöôùp maát ñi nhöõng gì yeâu quí nhaát cuûa naøng vaø cuûa khoâng bieát bao nhieâu ngöôøi khaùc.
Khi côn baõo beân ngoaøi baét ñaàu laëng daàn thì cuõng laø luùc Thu thieáp ñi. Hai ñöùa con naøng chöøng nhö ñaõ chaùn vì khoâng coøn troø chôi naøo khaùc cuõng laên ñuøng ra nguû.
Hai tuaàn sau khi nghe tin döõ, Thu ñöôïc vaên phoøng Cao UÛy goïi ñi phoûng vaán ôû toøa ñaïi söù Myõ, vaø hôn  thaùng sau, naøng cuøng hai con ñöôïc leänh rôøi traïi ñi ñònh cö taïi thuû ñoâ Hoa Thònh Ñoán.
***
Thu đến Mỹ ngay lúc lễ Thanksgiving mới vừa qua và người ta đang chuẩn bị đón mừng Giáng Sinh. Ðặt chân xuống phi trường Washington National Airport, nàng và hai con thấy mình đơn chiếc và lạc lõng vô cùng giữa một khung cảnh hết sức xa lạ. Phòng đợi của phi trường lấp lánh những ngọn đèn hoa và trong một góc phòng là cây Noel rất to, lộng lẫy với lủng lẳng những quả cầu đầy màu sắc rực rỡ. Bên ngoài tuyết đang nhè nhẹ rơi, những hoa tuyết trắng nõn như bông gòn bay một ngày trời hạ nào đó ở quê nhà. Lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy tuyết rơi, hai đứa con của Thu rất thích thú. Chúng dán mắt sát vào cửa kính nhìn mãi như không bao giờ biết chán. Trước khi rời Manila, Thu đã được căn dặn khi đến Hoa Thịnh Ðốn phải ngồi tại phòng đợi để chờ người đến đón. Người ta không quên cho nàng một tấm bìa cứng có in sẵn ba chữ “IRC” để người đi đón có thể nhận ra mẹ con nàng một cách dễ dàng. Ba mẹ con ngồi chùm nhum bên nhau như ba con nai từ rừng hoang lạc lối, ngơ ngác, sợ hãi khi thấy chung quanh là những sinh vật rất lạ lùng. Ai nấy cũng ăn mặc chỉnh tề, sang trọng vói áo choàng, áo dạ, tay xách những chiếc va li đắt tiền trong khi mẹ con nàng mỗi người chỉ độc mỗi một chiếc áo ngắn củn cỡn, quà tặng của các cơ quan từ thiện ở Manila. Bên cạnh chân ghế nơi Thu và hai con ngồi là cái túi ny lông màu trắng có in bốn chữ “ICEM” thật to, bên trong gói ghém tất cả hành trang của cả ba người.
Khoảng mười lăm phút sau, một người đàn ông Á châu xuất hiện, tiến thẳng về hướng ba mẹ con Thu. Ông ta tự xưng là chí nguyện viên của Hội IRC và cho biết sẽ đưa Thu về nơi ở tạm. Ông nhìn tuyết rơi bên ngoài khung kính rồi nhìn ba mẹ con Thu trong bộ đồ ngắn, tỏ ý ngạc nhiên pha lẫn ái ngại:
– Bà và hai đứa bé có mang theo áo ấm không? Bên ngoài trời lạnh lắm.
Thu lắc đầu, chỉ vào người nàng và chiếc túi ny-lông trên tay:
– Không, đây là tất cả những gì mà chúng tôi có. Nhưng thưa ông, bây giờ chúng ta đi đâu vậy, có xa lắm không?
– Không xa lắm. Ra khỏi nơi đây chúng ta chỉ phải đi bộ chừng năm phút là đến nơi tôi đậu xe. Chúng ta đi ngay thôi.
Ba mẹ con Thu và người đàn ông Á châu bước nhanh ra cổng phi trường. Cánh cửa vừa mở, một luồng gió lạnh tạt vào làm người đàn ông nhăn mặt:
– Có lẽ bà nên mặc đỡ cái áo khoác của tôi chứ nếu không lại bị cảm lạnh đấy.
Thu từ chối:
– Không sao đâu. Tôi chỉ sợ cho hai đứa nhỏ thôi, còn tôi có thể chịu được.
Người đàn ông nhìn vội xuống hai đứa bé rồi nói nhanh:
– Thế thì thế này. Bà bế đứa nhỏ, còn tôi bế đứa lớn, chúng ta cùng chạy nhanh đến chỗ đậu xe nhé.
Nói xong, không đợi Thu trả lời, người đàn ông nhấc bỗng Xuân lên, xô cửa bước ra. Thu cũng nhanh nhẹn bế Nhân, ôm con sát vào lòng như thể truyền hơi ấm cho con rồi chạy theo sau lưng người đàn ông.
Thu và các con được đưa về tạm trú tại một khách sạn trên đường Connecticut. Hàng ngày nàng dắt hai con xuống văn phòng tổ chức IRC để ký tên vào sổ điểm danh và để được nghe ông Ronald, nhân viên của hội IRC nói sơ qua về đời sống ở Mỹ. Ronald ngày xưa đã từng là một quân nhân có tham chiến tại Việt Nam. Nhờ tài nói tiếng Việt rất lưu loát, ông ta đã được Hội giao trách nhiệm chăm sóc người tỵ nạn Việt Nam. Ngày nào cũng như ngày nấy, ông ta đều thúc giục người tỵ nạn đi làm và không quên nói rằng sở dĩ nước Mỹ giàu mạnh nhanh như thế cũng chỉ vì người Mỹ siêng năng, chịu khó làm việc. Thu rất khó chịu khi nghe ông nói nhưng không thể lên tiếng phản đối vì biết dù sao thì cũng nhờ cái hội này mà nàng và hai con mới đến Mỹ được. Nhiều người tỵ nạn Việt Nam sau mấy ngày nghe ông ta lên lớp đã ghi tên đi làm cho một trại gà ở tiểu bang Maryland, gần biển Ðại Tây Dương. Ông Ronald đã quảng cáo rằng nơi ấy vào mùa hè rất náo nhiệt và vui nhộn vì đó là nơi người ta đi tắm biển. Có lúc Thu cũng đã muốn ghi tên đi nhưng nàng lại sợ không biết chốn khỉ ho cò gáy ấy có đủ phương tiện để nàng lo cho con không nên thôi.
Vài hôm sau, trong một chuyến đi viếng thăm ngôi chùa Việt Nam cách nơi nàng tạm trú khoảng hai cây số, Thu gặp một người đàn bà Việt Nam rất tốt bụng. Bà giới thiệu Thu vào nấu bếp chung với bà ta trong một nhà hàng Việt Nam khá lớn ngay giữa trung tâm phố cổ Georgetown. Sau khi cảm ơn ông  Ronald  và  Hội IRC, Thu cùng hai con dọn đến một căn apartment cũng do chính người đàn bà tốt bụng ấy đứng ra mướn cho nàng. Căn phòng tuy nhỏ nhưng khá xinh, nằm trên lầu ba của một cao ốc ở một thành phố nhỏ bên kia dòng Potomac.
Sau khi nơi ăn chốn ở đã tạm yên, nàng lập tức viết thư về cho cha mẹ chồng. Trong thâm tâm nàng luôn nghĩ rằng cho dù Nghĩa có thực đã chết, cha mẹ Nghĩa vẫn là cha mẹ nàng và mãi sẽ là cha mẹ nàng cho đến cuối cuộc đời. Còn hơn tháng nữa là đến Tết ta. Nàng bùi ngùi không biết ba mẹ chồng sẽ ăn Tết như thế nào trong hoàn cảnh đơn chiếc tột cùng, con thì sống chết không biết thế nào mà dâu thì cũng nghìn trùng xa cách. Nghĩ đến Tết chỉ làm cho lòng chùng xuống vì nàng bây giờ như con chim lẻ bạn, bên cạnh đó đất trời Bắc Mỹ lại càng không có vẻ gì là Tết. Mùa đông thật nghiệt ngã với những ngày lạnh dưới không độ và những lần tuyết rơi như không bao giờ dứt. Người Việt thì ở rải rác gần như tản mác khắp nơi, ít ai gặp ai. Cũng may bà người Việt tốt bụng cũng ở chung cao ốc với nàng và gần đó, phía cuối đường có vài cửa hàng Việt Nam để nàng đến đấy tìm chút hương vị quê hương giữa lòng đất khách. Mấy ngày hôm nay người ta cũng đã bắt đầu trang hoàng cửa tiệm để tự tạo ra khung cảnh Tết. Nàng định kỳ lãnh lương sau sẽ mua vài cây thuốc lá và dăm xấp vải Tây gửi về cho ba mẹ chồng đem bán lấy tiền tiêu Tết. Dù sao thì cũng còn hơn tháng nữa và như thế hy vọng hai ông bà sẽ nhận được quà trước khi Tết đến.
Nghĩ về Tết lại càng làm Thu buồn thêm khi nhớ đến những cái Tết ngắn ngủi hai vợ chồng bên nhau. Miền Nam thất thủ mở đầu cho những cái Tết cô đơn trong túng quẫn và gian truân vô hạn. Từ sau tháng Tư năm bảy mươi lăm, Tết đã thực sự chết trong lòng Thu và cả trong lòng những người đồng cảnh ngộ. Tết có lẽ đã chỉ đến với những người chiến thắng. Khi có ý định bảo vợ dắt con đi vượt biên, Nghĩa cũng đã vẽ ra viễn ảnh của một cái Tết tương lai, khi mà cả gia đình không còn sống trong không khí ngột ngạt của chế độ. Nghĩa đặt hy vọng thật nhiều vào chuyến đi của Thu. Theo ước nguyện của Nghĩa, Thu đã đi và đã đến, vượt qua không biết bao nhiêu gian nguy hiểm trở. Càng may mắn hơn, nàng và các con đã không bị tàu Liên Xô trả về Việt Nam. May mắn tột cùng. Nhưng may mắn để rồi được gì khi Nghĩa đã không còn. Ðược gì chăng nếu không có hai đứa con yêu thơ dại để nàng nhìn vào như cứu cánh và niềm vui cuối cùng.
Ngày mồng một Tết đến với những chùm hoa tuyết dầy đặc rơi liên tiếp trên các cành cây giơ xương trơ trụi. Tuyết đã bắt đầu rơi từ tối hôm qua, đêm giao thừa, và rơi liên tục cho đến sáng nay. Tuyết đã phủ kín bãi đậu xe và vỡ vụn lầy nhầy trên mặt đường dưới vòng bánh của những chiếc xe hơi. Ðốt nhang xong, Thu ngồi nhìn qua khung kính mà lòng buồn vô hạn. Thêm một cái Tết lại đến. Cái Tết đầu tiên trong đời tỵ nạn. Cái Tết đầu tiên làm người góa phụ trẻ với gánh nặng trên tay. Chỉ mới hai mươi lăm tuổi đời, Thu hãy còn trẻ, còn quá trẻ. Với nhiều người con gái bằng tuổi khác, cuộc đời họ mới chỉ bắt đầu. Nhưng với Thu, nàng thấy mình như đang đi dần vào đoạn cuối.
Mở máy truyền hình lên cho hai con xem, Thu khoác áo xuống tầng trệt để lấy thư. Tuyết vẫn rơi đều  nhưng không vì thế mà cuộc sống của người ta ngừng lại. Dòng đời tuy chậm nhưng vẫn cứ trôi. Thu mở khóa lấy thư và bước nhanh lên cầu thang trở về phòng.
Hai đứa con nàng vẫn dán mắt vào chiếc máy truyền hình nhỏ do người đàn bà tốt bụng mang đến cho ngày Thu dọn về đây. Chúng đang say sưa theo dõi phim hoạt họa anh mèo và chú chuột. Ngồi phịch xuống giường, Thu bóc phong thư có in sọc chéo xanh đỏ ra xem trước. Nàng nghĩ chắc lại là thư Việt Nam, những cánh thư đong đầy nước mắt. Nhìn kỹ lại, nàng thấy có cái gì khác lạ. Nét chữ bên ngoài bì thư rất quen thuộc, và ở góc trái phía trên bao thư tên người gửi không ai khác hơn lại là tên chồng nàng, Lê Trung Nghĩa. Ðúng rồi, không còn ngờ vực gì nữa. Nhưng sao địa chỉ người gửi lại là một địa chỉ mà Thu đã dùng chỉ mới cách đây mấy tháng thôi. Lê Trung Nghĩa, Room 10, Jose Fabella Center, Manila, Philippines. Chính là địa chỉ trại tỵ nạn mà Thu đã ở trong gần sáu tháng. Thu áp tay vào ngực như để tự trấn an. Nàng không tin những gì mình đang thấy là sự thật. Nàng tự hỏi, chẳng lẽ, chẳng lẽ… Hít một hơi dài, Thu nín thở, xé thư ra đọc. Những dòng chữ rất quen chạy nhanh dưới mắt nàng:

“Manila ngày…tháng…năm…”

      “Em thương,
Chắc em rất ngạc nhiên khi nhận được thư này. Em và hai con của chúng ta đều bình an cả chứ? Anh nhớ em và hai con nhiều lắm.
 Chắc em đã nghe ba mẹ nói anh trốn trại. Sau hơn mấy tháng lẫn tránh trong rừng và nhiều nơi khác nhau, anh trở về nhà ngay vào lúc ba mẹ đã tuyệt vọng đến nỗi hai người đang làm bàn thờ cho anh. Ba mẹ cho biết em đã đến Mỹ và cho anh xem thư em gửi về từ Mỹ. Anh mừng rỡ vô cùng, tạ ơn Phật Trời đã phù hộ cho gia đình mình.     Anh không dám ở lại nhà lâu vì sợ bị lộ tung tích. Ngay đêm đó, anh rời ba mẹ cùng một người bạn đi ra Ninh Hòa và móc nối được với một nhóm người đang tổ chức vượt biên. Sau hai ngày trên biển, thuyền chết máy và bọn anh may mắn được một chiếc tàu chiến thuộc Ðệ Thất Hạm Ðội Mỹ vớt. Họ đưa anh đến căn cứ hải quân Mỹ tại Subic Bay và sau khi làm xong mọi thủ tục giấy tờ, bọn anh được chuyển sang trại tị nạn Mandaluyong.
Vì được tàu Mỹ vớt và hơn nữa anh đã khai với giới chức thẩm quyền rằng vợ con hiện đang ở Mỹ, người ta nói anh sẽ được rời trại đi định cư nội trong tháng tới. Anh cũng đã nghĩ đến chuyện sẽ tìm cách đưa ba mẹ sang với chúng ta, nhưng việc ấy sẽ tính sau.
Chuyện còn rất dài, anh sẽ kể hết cho em nghe ngày chúng mình đoàn tụ. Ở đây, khi anh ngồi viết thư này cho em, bà con đang chuẩn bị ăn Tết. Anh không ngờ đây là cái Tết đầu tiên trong đời lưu vong của cả hai vợ chồng mình.
 Khi em nhận được thư này chắc có lẽ Tết đã qua. Anh chúc mẹ con em một cái Tết thật vui. Anh nhớ mẹ con em nhiều lắm.
Hẹn gặp lại.”
Chồng của em,
 Nghĩa

 Thu đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần, cứ tưởng mình đang nằm mơ. Hai đứa trẻ vẫn mãi mê xem phim hoạt họa. Nàng hớn hở gọi tên con:
– Xuân, Nhân! Mẹ nhận được thư của ba đây. Ba các con hiện đang ở Phi Luật Tân. Ba nói tháng sau ba sẽ sang đây với mẹ con mình. Các con vui không?
Hai đứa bé nghe nói, nhìn chằm chặp vào mặt mẹ như không tin. Thu vẫn còn lâng lâng như người vừa uống một chung rượu mạnh, nàng nhắm mắt lại để tận hưởng những giây phút rung động tuyệt vời. Bên ngoài tuyết đã ngừng rơi.  Những cụm hoa tuyết trắng muốt trên nhánh cây khô đẹp rực rỡ dưới ánh nắng thủy tinh của mặt trời lúc này vừa chui ra khỏi mấy vầng mây xám. Thu nghe như có mùi trầm hương ngạt ngào phảng phất và tiếng nhạc rộn ràng vang lên từ đâu đó, “…anh cho em mùa Xuân…” ¨

Vĩnh Du

Back to top button